1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

18 716 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 38,45 KB

Nội dung

NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước tiếp cận và mở rộng thị phần các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá, tận dụng các lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tham gia vào sự phân công lao động quốc tế của Việt Nam. Mở rộng thị trường xuất khẩu hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thương mại Việt Nam và người thực hiện nhiệm vụ này không ai khác chính là các doanh nghiệp. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu, cơ cấu thị trường cân đối, hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế, ổn định mức tăng trưởng ngoại thương, góp phần giữ mức tăng trưởng ổn định cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện vẫn là các hàng nông sản, nguyên liệu thô, các mặt hàng chưa qua chế biến… Yếu tố tư bản vốn, hàm lượng tri thức và công nghệ trong các sản phẩm này không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, do đó chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại không hoàn toàn mang thương hiệu Việt nam, ví dụ như dệt, may vì làm gia công chế biến cho nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng và thu nhập thấp và do đó khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường quốc tế không cao. Bảng: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam STT Mặt hàng Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 1 Gạo Triệu tấn 3,7 3,2 3,8 4,1 4,5 2 Cà phê Nghìn tấn 931 722 749 975 850 3 Cao su Nghìn tấn 308 455 432 513 520 4 Dây điện và dây cáp điện Triệu USD 181 188 292 389 500 1 ước thực hiện 5 Chè Nghìn tấn 68 75 59 99 80 6 Hàng rau quả Triệu USD 344 221 151 179 230 7 Hạt điều Triệu USD 152 210 277 436 534 8 Hạt tiêu Triệu USD 91 110 105 153 131 9 Hàng thuỷ sản Triệu USD 1816 2036 2200 2401 2650 10 Hàng dệt may Triệu USD 1975 2732 3609 4386 4800 11 Hàng giầy dép Triệu USD 1587 1875 2261 2692 3000 12 Hàng điện tử và linh kiện Triệu USD 709 605 855 1075 1400 13 Dầu thô Triệu tấn 16,7 16,9 17,1 19,5 18,8 14 Than đá Triệu tấn 4,3 6,0 7,3 11,6 14 15 Sản phẩm gỗ Triệu USD 324 431 567 956 1450 Nguồn: MPI Như vậy, với thực trạng về sản phẩm của doanh nghiệp nêu trên có thể nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu như không có sự thay đổi về mẫu mã, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với thị trường trong quá trình hội nhập là cả một vấn đề không đơn giản. Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Ở nhiều doanh nghiệp, tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH, HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn : - Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường. - Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Điều này có thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, thị trường nội địa sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn do hàng hoá từ các nước tràn vào. Nếu trước đây, hàng Trung Quốc vào Việt Nam phải chịu thuế 40% thì nay chỉ còn 15% và sẽ tiến tới 0%. Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi tình trạng phá sản đối với một số doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, thậm chí kể cả DN lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi khi cánh cửa thị trường thế giới mở rộng. "Vòng kim cô" quota dệt may từ thị trường lớn nhất, tiềm năng nhất là Mỹ sẽ được tháo bỏ. Một số thị trường ở Nam Mỹ như Brazil, Uruguay, Paraguay . đang áp mức thuế cao đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ phải giảm thuế. Việc mở cửa thị trường thế giới sẽ mang lại nhiều lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tăng tốc. Như phân tích ở trên, khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chúng ta sẽ phải đối phó với những thách thức, bất lợi khi gia nhập WTO như thế nào? Là một nước nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của ta rất đa dạng, phong phú. Thế nhưng, sự thật trớ trêu là có đến 70% mặt hàng rau quả tại các khách sạn, nhà hàng trên đất nước ta có xuất xứ từ ngoại quốc. Còn tại thị trường các thành phố lớn, rau quả ngoại quốc đang chiếm 20 - 30%! Chúng ta chưa vào WTO mà nhiều sản phẩm nông nghiệp đã quá yếu thế trên sân nhà. Vậy, khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam thật sự gặp rất nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều để thích ứng Song điều đáng nói ở đây chính là những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ nước ngoài thường có tiềm lực tài chính mạnh hơn, có hàng hoá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, có công nghệ phân phối, tiếp thị tốt hơn. Do đó, trong cuộc cạnh tranh để cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh hơn sẽ dễ "thắng" được các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường trong nước, "thua" ngay trên "sân nhà" là có thật. Tình trạng này xảy ra sớm hay muộn, xảy ra phổ biến hay không tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh, chống đỡ của doanh nghiệp trong nước. Khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế quan trở nên minh bạch hơn. Do đó, khả năng tiên liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể lập kế hoạch đầu tư và phát triển dài hạn cho doanh nghiệp của mình. Khi hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc đầu tiên Việt Nam (cũng như bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào muốn gia nhập WTO) phải làm chính là đàm phán với các thành viên của WTO về cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá của các thành viên WTO thâm nhập vào. Để thực hiện các cam kết khi đàm phán gia nhập WTO, hàng rào thuế quan phải hạ thấp xuống, đồng thời các biện pháp phi thuế như cấm nhập, hạn chế số lượng nhập khẩu, quy định phải có giấy phép . cũng không được áp dụng nữa. Lúc này, thị trường được "mở cửa", doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hoá như doanh nghiệp trong nước mà không bị phân biệt đối xử. Hàng hoá từ các nước khác sẽ vào Việt Nam dễ dàng. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp trong nước sẽ lâm vào tình trạng bị cạnh tranh bởi thị trường sẽ có thêm nhiều người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Hộp: Một số sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ sẽ được giảm thuế nhập khẩu Việt Nam cam kết giảm thuế cho 80% các sản phẩm hóa chất - chiếm đa số trong số các sản phẩm hóa chất Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam - xuống đến mức hài hũa theo quy định của Hiệp định về hài hũa thuế trong lĩnh vực húa chất. Mức thuế giảm bỡnh quõn trong lĩnh vực mỹ phẩm từ 44% xuống 17,9%. Thuế đối với dược phẩm sẽ ở mức bỡnh quõn là 2,5% trong vũng 5 năm sau khi thực thi. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, hiện Việt Nam áp dụng mức thuế là 27%. Theo thỏa thuận, mức thuế đối với 3/4 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam sẽ cũn 15% hoặc thấp hơn. Các sản phẩm này bao gồm: sợi cotton, thịt bũ khụng xương, nho, nho khô, táo . Nguồn: Theo Thanh Niờn Online, ngày 01/06/2006 Theo các chuyên gia kinh tế, khi chưa là thành viên của WTO, thuế suất áp dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường có thể lên tới 30 - 40%; thậm chí nếu bị cáo buộc bán phá giá, có khi lên tới 50 - 70%. Nhưng, khi đã là thành viên của WTO, mức thuế này sẽ hạ xuống còn 0 - 5% (nếu không có tranh chấp thương mại). Như vậy, có thể thấy rằng, gia nhập WTO làm cánh cửa xuất khẩu rộng mở đối với các doanh nghiệp Việt Nam, không những thế, các doanh nghiệp còn được bảo vệ bởi các quy chế của WTO nếu xảy ra tranh chấp thương mại. Tất cả các lĩnh vực từ văn bản pháp quy, bộ máy hành chính, tổ chức doanh nghiệp… cũng phải cải thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn mà WTO đưa ra. Rõ ràng, xét về góc độ nào đó, chúng ta sẽ được hưởng lợi rất nhiều do WTO mang lại, rõ nét nhất là khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước vì doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra cả quá trình sản xuất và tiêu thụ, quá trình cung - cầu, quá trình mua - bán. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp là người đầu tiên tham gia và đóng vai trò là cầu nối gắn kết các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, qua đó góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm của đất nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để tồn tại và phát triển khi tham gia hội nhập thì khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với những thay đổi là một trong những yếu tố quan trọng, khả năng thích ứng này được thể hiện qua nhiều mặt, khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản lý, hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu văn hoá… của doanh nghiệp. 1. Khả năng thích ứng về vốn Nội lực các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn rất hạn chế. Muốn tăng cường xuất khẩu, hàng hoá của doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh của hàng hoá là nội lực, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệpViệt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%), số doanh nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh nghiệp có vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm O,81%), số doanh nghiệp cọ vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48% tổng số). Như vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các nước trong khu vực đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn, nhất là trong các tầng lớp dân cư và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh . Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân, của các tổ choc kinh tế nước ngoài. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. 2. Khả năng thích ứng của nguồn nhân lực Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì khả năng thích ứng của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam đối với môi trường làm việc mới có tác động rất lớn tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường. Nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn và đạt kim ngạch cao của Việt Nam chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh về lực lượng lao động, chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn như dệt-may, giày, dép… Những mặt hàng này, hiện nay đang có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là do giá nhân công rẻ và sự khéo léo của đội ngũ công nhân. Hiện nay, giá lao động của công nhân Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực. Giá lao động rẻ là một yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong dây chuyền. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lắp rắp điện tử, dệt-may…. cũng đang được phát triển dựa trên lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động khéo tay, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lao động không qua đào tạo, bù lại, đại đa số lao động là lao động trẻ, có sức khoẻ. Thực tế cho they các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực, sản phẩm có tỷ trọng tư bản vốn thấp, hàm lượng chất xám không cao, thích hợp với hướng hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều lao động thủ công, nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chi phí lao động thấp, v.v… Tuy nhiên, nhìn ở góc độ dài hạn, điều đó sẽ làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Khả năng thích ứng về công nghệ Việc đầu tư, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm, trình độ công nghệ lạc hậu, nhất là chậm ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hoá trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Về trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, mức thay thế sức lao động phổ thông bằng máy móc thiết bị còn thấp, trong khi bản thân những máy móc, thiết bị cũng cũ kỹ, lạc hậu. Có thể nói rằng. phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). Nhìn chung, thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là lạc hậu so với các nước. Ví dụ như trong nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng thiết bị và công nghệ của Liên xô, Trung Quốc như chè, dệt… ; ngành dệt - may, da giày chủ yếu là gia công, trong ngành dệt còn sử dụng thiết bị của Trung Quốc từ những năm 60….; ngành điện tử và tin học, mặc dù là ngành mới và có tốc độ phát triển nhanh (khoảng 20%/năm), có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới nhưng trình độ công nghệ vẫn còn thấp, chủ yếu là lắp ráp CKD, chưa làm chủ được “kỹ thuật nguồn”. Theo các chuyên gia đánh giá thì công nghệ trong lĩnh vực này lạc hậu so với các nước trong khu vực khoảng 10 năm và một thế hệ 20 năm so với các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù nhiều doanh nghiệp cũng đã cố gắng đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ cũng như nhận chuyển giao nhiều công nghệ mới nhưng mới ở từng phần, từng công đoạn chứ chưa đồng bộ. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn, thêm vào đó cơ chế cho vay vốn chưa phù hợp với đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu như điều kiện thế chấp, mức lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn…. điều này dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng đổi mới công nghệ, thiết bị một cách đồng bộ và toàn diện. Đánh giá chung thì trình độ công nghệ của của Việt Nam còn ở mức trung bình thấp, có nhiều lĩnh vực công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với thế giới. Các nhà máy có quy mô nhỏ, sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín nhưng thiếu sự phân công hợp tác, chuyên môn hoá sản xuất giữa các doanh nghiệp. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc có trình độ công nghệ cao từ các nước tiên tiến tuy tạo khả năng cho các doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp của Việt Nam nói chung, nâng cao chất lượng, năng lực và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, nhưng cùng với khả năng hạn chế về trình độ sử dụng của đội ngũ công nhân và nguồn vốn còn hạn hẹp của các doanh nghiệp Việt Nam thì cũng có thể sẽ tạo nguy cơ gia tăng khả năng lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài của Việt Nam. Và gánh nặng trả nợ vốn vay của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Đặc biệt, nếu sản phẩm sản xuất ra mà không giành được thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế thì không ít doanh nghiệp Việt Nam sẽ sa vào nguy cơ bị phá sản. 4. Khả năng thích ứng về quản lý và điều hành doanh nghiệp Theo kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại , có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hoá sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% doanh nghiệp đã quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ cơ quan chủ quản, nhưng hiện vẫn đang có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Việc phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức "tăng cường quản lý", công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp hoạt động. Cơ chế "bộ chủ quản", "cấp chủ quản" đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phân chia "quốc doanh trung ương", "quốc doanh địa phương' đã tạo nhiều bất hợp lý, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp nhà nước, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp ngoài nhà nước; nhiều ban, bệ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà chưa được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, với phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh kém. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, đây là một trong những tồn tại lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Biên chế bộ máy quản lý của doanh nghiệp nhà nước gấp tới 2-3 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước cùng ngành nghề và quy mô, cùng có số tài sản cố định như nhau, và doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. 5. Khả năng thích ứng về nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số doanh nghiệp là thường xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đì thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệpnhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có. Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí. Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập được họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn. [...]... được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tiêu diệt trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của thế kỷ 2l Tóm lại, từ những nhận định trên, có thể nêu ra đây một cách tổng quát về khả năng thích của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên thị trường trong và quốc tế còn thấp, nguyên nhân là do: (1) Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo... vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu (5) Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng còn ít (6) Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp (7) Chi phí kinh. .. Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanhkhả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu, (8) Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp không xây... nghiệp cố gắng luận chứng để Nhà nước tăng cường các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và thị phần 6 Khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị... quả điều tra doanh nghiệp năm 2005 cho thấy một tỉ lệ khá cao các doanh nghiệp được khảo sát đó cú những đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với 89% doanh nghiệp đó kết nối và sử dụng Internet Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL chiếm trên 70% năm 2005 tăng hơn hẳn 54% so với năm 2004 Trong số các doanh nghiệp được khảo sát có tới 46,2% doanh nghiệp đó thiết lập website Cỏc doanh nghiệp được... với công việc hàng ngày, chưa thấy được yêu cầu của quản lý hiện đại nên chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển 9 Khẳ năng thích ứng với môi trường kinh tế đa văn hoá Những cách biệt về văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế đã được đề cập nhiều trong các tài liệu, các nghiên cứu về hội nhập Văn hoá, nhất là văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ... các doanh nghiệp, cho dù ở các nước phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn Khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là phát huy lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh nhằm giành được phần thắng trong hội nhập cạnh tranh Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tạo dựng được khả năng thích ứng tốt... của doanh nghiệp trên toàn quốc ở mức 50% - 60% Với gần 160.000 doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, số lượng thuê bao Internet của khối doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng sẽ vào khoảng 90.000-100.000, chiếm trên dưới 5% tổng số thuê bao quy đổi do VNNIC thống kê vào tháng 12/2004 (2.012.926 thuê bao cho mọi đối tượng khách hàng) Đây là một bước tiến lớn về trỡnh độ tiếp cận CNTT của doanh. .. kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu (2) Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ) Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm... độ tiếp cận CNTT của doanh nghiệp trong năm 2003-2004 so với năm 2002, khi chỉ khoảng 30% doanh nghiệp được kết nối Internet và không đến 10% doanh nghiệp có website riêng giới thiệu về dịch vụ và các hoạt động của doanh nghiệp mỡnh Việc quảng cáo thông qua các Công ty quảng cáo ở nước ngoài hầu như không được các doanh nghiệp sử dụng, hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng tài chính và chưa được . NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải từng. động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. 2. Khả năng thích ứng của nguồn nhân lực Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì khả năng thích ứng của đội ngũ

Ngày đăng: 02/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam STTMặt hàngĐơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 - NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ng Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam STTMặt hàngĐơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w