1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận định thương hiệu Việt nam hiện nay và đề xuất giá trị thương hiệu pot

106 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 767,43 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Với định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mía đường Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, và đặc biệt từ sau “chương trình một triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ” đã giúp ngành mía đường Việt Nam nói chung và Công Ty cổ phần đường Biên Hòa nói riêng phát triển mạnh mẽ. Từ một nước nhập khẩu đường, sau 5 năm thực hiện chương trình đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước và tiến đến xuất khẩu. Công Ty cổ phần đường Biên Hòa là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam, tự hào với trọng trách là người tiên phong, Công Ty đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của AFTA, rồi WTO với những luật chơi cũng đã đặt ra cho tất cả các đơn vị trong ngành mía đường Việt Nam áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó Công Ty cổ phần đường Biên Hòa cần tìm ra một hướng đi riêng, để có thể tồn tại và phát triển trên tầm cao mới. Một khái niệm đặt ra cho các công ty, doanh nghiệp nước ta đó là thương hiệu, một khái niệm tuy không mới mẽ gì đối với các công ty mà chính là cách định nghĩa của họ, sự quan tâm đối với thương hiệu còn hời hợt và chưa có sự đầu tư hiệu quả. Mặt khác, với những doanh nghiệp đã có một chút tiếng tăm,nổi tiếng trong nước cũng chưa có một quá trình đánh giá giá trị thương hiệu của công ty mình để trả lời những câu hỏi như: Thương hiệu của ta mạnh hay yếu? Mức độ mạnh của Thương hiệu bao nhiêu? Làm thế nào để làm cho thương hiệu mạnh hơn các đối thủ khác? Đó chính là việc định giá thương hiệu chưa thực sự coi trọng khi mà ở các nước phát triển, việc đánh giá giá trị thương hiệu được xem như là một chìa khoá quan trọng cho sự thành công của họ. Trên cơ sở tiếp cận một số thông tin hiện có, được tham gia thực tập tại Chi Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hòa tại Đà Nẵng; bản thân em đã lựa chọn cho mình đề tài: “Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu đường Biên Hòa”. Đề tài này như là một sự khơi mào cho việc nhận thức tầm quan trọng của đánh giá giá trị thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng hội nhập và hình thành căn bản phương pháp đo lường giá trị thương hiệu theo cảm nhận khách hàng. Hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần vào quá trình nhận diện việc định giá thương hiệu và phát triển một phương pháp đo lường thích hợp cho thương hiệu Việt Nam có thể nhận biết và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thị trường. Đề tài của em được chia thành 3 phần: - Phần I: Cơ sở lý luận – lý thuyết về giá trị thương hiệu và đo lường giá trị thương hiệu - Phần II: Giới thiệu Chi Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hòa tại Đà Nẵng. - Phần III: Đo lường giá trị thương hiệu và các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu đường Biên Hòa Do có nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu, cũng như khả năng xử lý thông tin, dữ liệu và điều kiện khác. Nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để em có thể hoàn thành đề tài này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN A - LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU I. KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU Chưa bao giờ thương hiệu lại trở thành một vấn đề thời sự và được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Mặc dù vậy, với nhiều doanh nghiệp trong nước, việc tạo dựng và quản lý thương hiệu vẫn còn là một vấn đề xa lạ và mới mẻ. không ít doanh nghiệp chỉ chăm chút sản xuất sản phẩm mà chưa khai thác thương hiệu một cách hiệu quả. Một số doanh nghiệp quan niệm đơn giản tạo dựng thương hiệu chỉ thuần tuý là đặt cho sản phẩm một cái tên, không nhận thức đầy đủ để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ,với những nổ lực liên tục và cần được đầu tư bởi những phương pháp và kỹ năng chuyên biệt. Chính vì vậy mà định nghĩa thương hiệu và giá trị thương hiệu là một điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty và xa hơn nữa là cho cả một đất nước. 1. Thương hiệu: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về định nghĩa này. Đối với đề tài này, em chọn một định nghĩa về thương hiệu như sau: “Thương hiệu là một tập hợp những giá trị liên tưởng gắn liền với tâm tư, tình cảm, niềm tin của người tiêu dùng. Nó không tồn tại ở dạng vật chất mà chỉ là những khái niệm nằm trong tiềm thức của người tiêu dùng.” Cần phân biệt rõ hai định nghĩa đó là “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”. Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng hoặc tên gọi của một sản phẩm dùng để nhận biết và phân biệt trên thị trường THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU Thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng và người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng trên thị trường Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký với cơ quan chức năng và được luật pháp bảo vệ quyền sử dụng trên thị trường Khái niệm trừu tượng và tài sản vô hình Giá trị cụ thể và tài sản hữu hình Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trên văn bản pháp lý Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng công nhận Xây dụng do hệ thống tổ chức công ty Xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia Là phần linh hồn của doanh nghiệp Là phần thân thể của doanh nghiệp 2. Giá trị thương hiệu: “Sản phẩm là một vật gì đó được sản xuất tại một nhà máy, thương hiệu là một cái gì đó được mua bởi khách hàng. Một sản phẩm có thể sao chép bởi một đối thủ cạnh tranh, một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng, thành công của một thương hiệu là vô tận.” (Theo Stephen King, nhóm WWWP, Lon don). Về cơ bản ,khái niệm tài sản thương hiệu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò thương hiệu trong các chiến lược marketing. Khái niệm tài sản thương hiệu rõ ràng đã xây dựng nên nhiều nguyên lý về quản trị thương hiệu. Nguyên do là nó thích ứng với các tiến bộ về lý thuyết và nghiên cứu hiện tại, nhắm vào những thách thức mới của quản trị thương hiệu tạo ra bởi môt trường Marketing thay đổi, tuy nhiên khái niệm tài sản thương hiệu có khả năng đem lại nhiều sáng tỏ mới và hữu ích. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá tri thương hiệu (tài sản thương hiệu), với đề tài nghiên cứu này em xin đưa ra một khái niệm về giá trị thương hiệu của David Aker: “Giá trị thương hiệu là một tập hợp nhãn hiệu, những tài sản liên quan đến nhãn hiệu, đó là tên và biểu tượng (hay ký hiệu), cái đó được thêm vào hay trừ đi từ việc cung cấp giá trị bởi sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc khách hàng của nhà sản xuất. Cho những tài sản hoặc tiền nợ nằm dưới giá trị thương hiệu, chúng phải được liên kết với tên và biểu tượng của thương hiệu. Nếu tên và biểu tượng cần thay đổi, thì một ít hoặc tất cả các tài sản hoặc tiền nợ có thể bị ảnh hưởng hoặc thậm chí mất, mặc dù có thể thay đổi bởi một tên hoặc biểu tượng mới”. 2.1. Những yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu có thể được nhóm vào trong 5 yếu tố cấu thành:  Sự trung thành đối với thương hiệu.  Sự nhận biết tên.  Sự nhận thức về chất lượng của khách hàng.  Sự liên tưởng của khách hàng về thương hiệu.  Những tài sản khác của thương hiệu như: phát minh sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, quan hệ kênh phân phối… Giá trị thương hiệu được tổng kết trong hình dưới đây Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu (Aaker) Biểu đồ cũng cho thấy giá trị thương hiệu đó tạo ra những giá trị cho việc đánh giá của khách hàng và nhà sản xuất. 2.2 Những lợi ích của giá trị thương hiệu:  Cung cấp giá trị cho khách hàng: Tài sản thương hiệu nhìn chung là cộng thêm hoặc trừ đi vào giá trị đối với khách hàng. Thương hiệu hộ trợ việc diễn giải, xử lý thông tin và tích luỹ khối lượng lớn thông tin về sản phẩm và thương hiệu. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến niềm rin của khách hàng trong quyết định mua (nhờ vào những kinh nghiệm sử dụng trong quá khứ hay sự quen thuộc với sản phẩm hay thương hiệu và đặc tính của nó). Một cách tiềm tàng, điều quan trọng hơn là chất lượng cảm nhận và liên tưởng thương hiệu có thể gia tăng sự thoả mãn của khách hàng với kinh nghiệm sử dụng trong quá khứ.  Cung cấp giá trị cho nhà sản xuất: Ngoài vai trò đem lại giá trị cho khách hàng, giá trị thương hiệu còn tăng thêm giá trị cho công ty bằng cách tạo ra các khoản ngân quỹ biên theo nhiều cách khác nhau. - Thứ nhất, nó tăng cường các chương trình thu hút khách hàng mới và lưu giữ khách hàng cũ. Chẳng hạn, một chương trình cổ động theo sự khích lệ thử hương vị mới hay cách sử dụng mới hữu hiệu hơn nếu thương hiệu là quen thuộc, và nếu không cần chống lại sự hoài nghi của khách hàng về chất lượng thương hiệu. - Thứ hai, bốn yếu tố của giá trị thương hiệu cuối cùng có thể gia tăng lòng trung thành đối với thương hiệu. Chất lượng cảm nhận, những liên tưởng, tên thương hiệu nổi tiếng đem lại lý do mua sản phẩm và ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Thậm chí ngay cả khi nó không phải là yếu tố then chốt để lựa chọn thương hiệu, nó cũng có thể đảm bảo việc giảm đi sự khích lệ để chọn thương hiệu khác. Lòng trung thành với thương hiệu đặc biệt quan trọng trong việc mua tại thời điểm mà đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm mới và có được các lợi thế về sản phẩm. Lưu ý rằng lòng trung thành đối với thương hiệu vừa là một trong những tiêu thức của tài sản thương hiệu, vừa là kết quả của tài sản thương hiệu. Ảnh hưởng tiềm tàng của các tiêu thức khác đến lòng trung thành đủ để chỉ ra một cách rõ ràng đó là giá trị mà tài sản thương hiệu đem lại cho công ty - Thứ ba, tài sản thương hiệu cho phép đem lại giá trị thặng sư cao hơn thông qua việc đạt được mức giá cao hơn và ít nhờ cậy đến cổ động hơn. Trong nhiều tình huống, các yếu tố của giá trị thương hiệu hỗ trợ tạo ra mức giá cao hơn. Hơn nữa, một thương hiệu với những bất lợi về tài sản thương hiệu sẽ phải đầu tư nhiều hơn trong hoạt động cổ động, đôi khi chỉ là để duy trì vị trí của nó trong kênh phân phối. - Thứ tư, giá trị thương hiệu cung cấp một nền tảng tăng trưởng thông qua mở rộng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu. - Thứ năm, giá trị thương hiệu như là đòn bẩy trong kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các trung gian phân phối sẽ có sự tin tưởng nhiều hơn đối với những tên thương hiệu đã có những nhận biết là liên tưởng nhất định. Một thương hiệu mạnh sẽ có lợi thế trong việc dành được việc trưng bày trên quầy hàng và sự hợp tác của các trung gian trong thực hiện các chương trình marketing. - Cuối cùng, giá trị thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. II. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 1. Sự trung thành đối với thương hiệu: Lòng trung thành được định nghĩa là sự gắn bó của khách hàng với một thương hiệu trong một chủng loại sản phẩm nào đó qua thời gian. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải tốn kém rất nhiều nguồn lực và chi phí để tìm kiếm được những khách hàng mới so với việc duy trì khách hàng hiện tại. Trong nhiều thị trường, khi giá ít thay đổi thì sự thay đổi của khách hàng trong hành vi mua cũng tương đối ít. Tuy nhiên, việc cam kết của khách hàng hiện tại với thương hiệu là kém bền vững. Một phần của lòng trung thành đối với thương hiệu đến khách hàng cũ, chính những người này tạo ra sự cam kết và ảnh hưởng tới những khách hàng mới của công ty đối với thương hiệu; tạo nên lòng trung thành thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài. Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác. Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty. Hình 1.2: Cấp độ của lòng trung thành thương hiệu Hình trên là một số cấp độ về lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Mỗi mức độ tương ứng với một cách thức marketing khác nhau, tuỳ vào những loại hình kinh doanh khác nhau. Nó không hoàn toàn đại diện cho các lớp sản phẩm đặc biệt hoặc là thị trường. Sự trung thành đối với thương hiệu là cơ sở để giảm sự thiệt hại đối với hoạt động cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh có thể bị nản từ việc tiêu thụ nguồn lực để thu hút sự thoả mãn của khách hàng. Hơn nữa, lòng trung thành có ý nghĩa đòn bẩy thương mại lớn hơn, từ những khách hàng mong đợi thương hiệu luôn sẵn có. Hình 1.3: Lợi ích của sự trung thành thương hiệu Và những nguyên tắc cơ bản được đưa ra để duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu: Hình 1.4: Cách thức tạo nên sự trung thành thương hiệu. Đối xử tốt với khách hàng SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU Giữ chân khách hàng Đo lường/quản lý sự thoả mãn khách hàng. Cung cấp thêm cho khách hàng Tạo ra sự thay đổi về giá [...]... lường giá trị thương hiệu: eij = aij + nij Trong đó: e i j- Giá trị thương hiệu j cho cá nhân i Ai j – Giá trị thương hiệu ei j với yếu tố dựa vào vật tượng trưng Sự chấp nhận thương hiệu dựa trên cơ sở đánh giá những đặc điểm của sản phẩm Ni j Giá trị thương hiệu ei j với yếu tố dựa vào không có vật tượng trưng Giải thích tác động thặng dư của thương hiệu về sự ưa thích, tin tưởng vào thương hiệu bỏ... của giá trị thương hiệu: 10 yếu tố giá trị thương hiệu này tạo nên một nhóm đo lường trong 5 thành tố cấu thành của giá trị thương hiệu 3.4.1 Lòng trung thành: Lòng trung thành đó là một mức độ quan trọng của giá trị thương hiệu bạn thường xuyên vi phạm điều quan trọng này bởi nó là kết nối đối với thương hiệu và sự quan tâm của chúng.Do đó, những sai lầm của giá trị thương hiệu đó đến với cảm nhận của... Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu Thứ hai, giá trị tài chính là giá trị công ty, trong đó một số yếu tố tài chính (giá cả, doanh số…)có được... tưởng thương hiệu được hình thành và dẫn đường bởi đặc tính của thương hiệu – Đó chính là cái mà công ty muốn thương hiệu đại diện trong tâm trí khách hàng Do đó, một trong những chìa khoá cho sự tạo dựng một thương hiệu mạnh là việc hình thành và phát triển đặc tính thương hiệu 4.1 Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu: Hình 1.7: Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu Thông qua đặc tính của thương hiệu, ... hàng đối với thương hiệu Hình 1.5: Cấp độ sự nhận biết thương hiệu Hình trên thể hiện mức độ khác nhau của sự nhận biết về thương hiệu Những lợi ích mà sự nhận biết thương hiệu mang lại: Hình 1.6: Lợi ích sự nhận biết thương hiệu 3 Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu Một thương hiệu sẽ có được nhận thức về chất lượng toàn diện đối với khách hàng mà không cần thiết phải dựa vào kiến thức với những... được công khai minh bạch và còn mang giá trị sổ sách nên việc phân tích qua phương pháp thứ nhất không có ý nghĩa Phương pháp đo lường phù hợp nhất đối với thương hiệu tại Việt Nam hiện nay đó là đo lường cảm nhận khách hàng đối với thương hiệu. Vì vậy, trong đề tài này, Em chỉ tiến hành tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các công cụ đo lường giá trị thương hiệu bằng cảm nhận của khách hàng CÁC... chất lượng  Những dấu hiệu của chất lượng cao  Giá như một khẩu hiệu chất lượng  Làm cho cảm nhận thực tế phù hợp với chất lượng 4 Sự liên tưởng đến thương hiệu: Một trong những thành phần đóng góp nhiều nhất vào giá trị thương hiệu đó là các liên hệ thương hiệu, đó là cách để khách hàng sử dụng một thương hiệu Các liên tưởng thương hiệu mà khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá có thể là các thuộc... cảm nhận của khách hàng 3 Phương pháp đo lường giá trị thương hiệu của David Aaker 3.1 Phát triển hệ thống đo lường giá trị thương hiệu có tính hiệu lực: Những thách thức đối với một số thương hiệu đó là phát triển sự tin cậy và đo lường cảm nhận của sức mạnh thương hiệu, tại đó cách thức đo lường này sẽ bổ sung những đo lường tài chính với đo lường tài sản thương hiệu Khi những mục tiêu của thương hiệu. .. đánh giá và kiểm tra giá trị thương hiệu trên những thị trường khác nhau Có 4 tiêu chuẩn được cung cấp để giải quyết: Thứ nhất, những đo lường phải phản ánh được đối tượng đang được đo lường như tên, giá trị thương hiệu khái niệm và cấu trúc của giá trị thương hiệu phải chỉ ra được sự phát triển của bộ đo lường Một mục tiêu phải rút ra được toàn bộ lĩnh vực của giá trị thương hiệu, bao gồm sự nhận. .. tài chính Theo định nghĩa, cả thuật ngữ DCF lẫn lợi nhuận khi qui về giá trị hiện tại ròng sẽ có giá trị tương tự nhau Như vậy, hiện tại có hai cách đo lường giá trị thương hiệu: - Đo lường giá trị thương hiệu đối với công ty Thông qua các thông số tài chính của công ty như: Doanh thu, lợi nhuận kỳ vọng,…… - Đo lường giá trị thương hiệu đối với khách hàng.Thông qua việc nghiên cứu cảm nhận của khách . thành giá trị thương hiệu (Aaker) Biểu đồ cũng cho thấy giá trị thương hiệu đó tạo ra những giá trị cho việc đánh giá của khách hàng và nhà sản xuất. 2.2 Những lợi ích của giá trị thương hiệu: . thuyết về giá trị thương hiệu và đo lường giá trị thương hiệu - Phần II: Giới thiệu Chi Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hòa tại Đà Nẵng. - Phần III: Đo lường giá trị thương hiệu và các giải. rộng thương hiệu. Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng

Ngày đăng: 05/08/2014, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị Marketing Khác
2. Giáo trình Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng Khác
3. Giáo trình Quản trị thương hiệu của khoa Quản Trị Kinh Doanh Khác
4. Thương Hiệu với nhà quản lý - Nguyễn Quốc Thịnh; Nguyễn Thành Trung 5. Những nguyên lý tiêp thị (I & II) – Philip Kotler Khác
6. Strategic Brand Management – Kevin Lane Keller 7. Managing brand Equity – David Aaker Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3: Lợi ích của sự trung thành thương hiệu - Nhận định thương hiệu Việt nam hiện nay và đề xuất giá trị thương hiệu pot
Hình 1.3 Lợi ích của sự trung thành thương hiệu (Trang 10)
SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM - Nhận định thương hiệu Việt nam hiện nay và đề xuất giá trị thương hiệu pot
SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM (Trang 53)
BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU - Nhận định thương hiệu Việt nam hiện nay và đề xuất giá trị thương hiệu pot
BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w