Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
618,5 KB
Nội dung
Tµi liÖu tËp huÊn båi dìng gi¸o viªn d¹y tin häc tù chän líp 8 1 PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GD PHỔ THÔNG 1. Căn cứ pháp lý a) Luật Giáo dục 2005 Điều 29 mục II : “ Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”. Vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá, cách xây dựng chương trình từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật vvà đổi mới những hoạt động quản lý của toàn bộ quá trình này. b) Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để 2 tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồidưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.” c) Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học, nêu rõ các yêu cầu, các công việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn a) Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được của người học sau một quá trình đào tạo. Nói chung đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. b) Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình, sách giáo khoa phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy, phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà 3 tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tựhọc và tự giáo dục sau này. Chương trình và sách giáo khoa phải góp phần tích cực trong việc thực hiện yêu cầu đó. c) Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục. Những kết quả nghiên cứu tâm-sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi lớn trong sự phát triển tâm-sinh lý. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh bậc trung học. Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Chương trình và đặc biệt là sách giáo khoa có một vai trò hết sức quan trọng. d) Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt là các bối cảnh thế giới hiện nay với xu thế hoà nhập. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và triển khai cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách chương trình và sách giáo khoa. Chương trình của các nước 4 đều hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh, tình trạng giáo dục thoát ly đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ giữa các địa phương và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội. Trào lưu cải cách giáo dục lần thứ 3 của thế kỷ XX đang hướng vào việc khắc phục những biểu hiện nói trên để chuẩn bị cho thế hệ trẻ ở các quốc gia bước vào thế kỷ XXI. Từ tinh thần trên, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các nước thường theo các xu thế sau: - Quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện yêu cầu bình đẳng và công bằng về cơ hội giáo dục. - Nhấn mạnh việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. - Giúp trẻ em phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả năng tư duy phê phán và kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Các yêu cầu được ưu tiên phát triển là: các kỹ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới đã coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung chương trình thường tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Hình thức tổ chức dạyhọc rất đa dạng. Chương trình và cách thực hiện chương trình như trên đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, cách sử dụng sách giáo khoa. Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự 5 chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Các thông tin trong sách giáo khoa thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, SGK PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM a) Quán triệt mục tiêu giáo dục Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục qui định trong Luật giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng chắc chắn với mức độ phù hợp với đối tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm được như vậy thì chương trình và sách giáo khoa mới đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và sách giáo khoa phải quan tâm đúng mức đến “dạy chữ” và “dạy người", định hướng nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại. b) Đảm bảo tính khoa học và sư phạm Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế- xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh. Chương trình mới sẽ tích hợp nội dung để tiến đến giảm số môn học, đặc biệt ở các cấp học dưới, tinh giản nội dung và tăng cường mối liên hệ giữa các nội dung, chuyển một số nội dung thành hoạt động giáo dục để góp phần giảm nhẹ gánh nặng học tập ở các cấp học mà không giảm trình độ của chương trình. c) Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạyhọc 6 Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạyhọc dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồidưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạyhọc mới. Đổi mới phương pháp dạyhọc luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạyhọc để phù hợp giữa dạyhọc cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạyhọc ở trong phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh. d) Đảm bảo tính thống nhất Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp . từ bậc tiểu học qua trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa phải áp dụng thống nhất trong cả nước, đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong giáo dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các cấp, bậc học phổ cập giáo dục. Tính thống nhất của chương trình và sách giáo khoa thể hiện ở: - Mục tiêu giáo dục. - Quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học, các cấp bậc học. - Trình độ chuẩn của chương trình trong dạyhọc và kiểm tra, đánh giá. Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng học sinh nên phải có các giải pháp thích hợp và linh hoạt về các bước đi, về thời lượng, về điều kiện thực hiện chương trình theo từng vùng, miền, 7 từng loại đối tượng học sinh; giải quyết một cách hợp lí giữa yêu cầu của tính thống nhất với sự đa dạng về điều kiện học tập của học sinh. e) Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh Chương trình và sách giáo khoa tạo cơ sở quan trọng để : - Phát triển trình độ giáo dục cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đủ khả năng hợp tác, cạnh tranh quốc tế. - Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, góp phần phát hiện và bồidưỡng các tài năng tương lai của đất nước bằng phương thức dạyhọc cá nhân hoá, thực hiện dạyhọc các nội dung tựchọn không bắt buộc ngay từ tiểu học và phân hoá theo năng lực, sở trường ngày càng đậm nét qua các hình thức thích hợp. Chương trình và sách giáo khoa phải giúp cho mỗi học sinh với sự cố gắng đúng mức của mình để có thể đạt được kết quả trong học tập, phát triển năng lực và sở trường của bản thân. g) Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn chương trình và sách giáo khoa - Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạyhọc mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạyhọc và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp. - Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Chương trình và sách giáo khoa được thể chế hoá theo Luật Giáo dục và được quản lý, chỉ đạo đánh giá theo yêu cầu cụ thể của giai đoạn phát triển mới của đất nước, cố gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng 8 cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học. h) Đảm bảo tính khả thi Chương trình và sách giáo khoa không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của số đông giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, tính khả thi của Chương trình và sách giáo khoa phải đặt trong mối tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tới. III. MỘT SỐ CÔNG VĂN HƯỚNG DẤN LIÊN QUAN MÔN TINHỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 5488/GDTrH V/v: Tổ chức dạyhọc môn Tinhọc ở bậc Trung học. Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2004 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Để đẩy mạnh việc đưa Tinhọc vào trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổ chức thực hiện việc dạyhọc môn Tinhọc ở bậc trung học như sau: 1. Những nơi có điều kiện về giáo viên, về thiết bị dạyhọc cần tổ chức dạyhọc chính khoá môn Tinhọc ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông từ năm học 2004-2005. 2. Những nơi chưa có đủ điều kiện cần có kế hoạch đầu tư, chuẩn bị để có điều kiện tiến hành dạyhọc môn Tinhọc cho những năm học sau. 3. Chương trình, nội dung, thời lượng, kiểm tra, đánh giá dạy học: Thực hiện theo hướng dẫn dạyhọc môn Tinhọc được gửi kèm theo công văn này. 4. Các Sở Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn dạyhọc môn Tinhọc của Bộ, tổ chức xây dựng chương trình, phân phối chương trình, bố trí tiết học, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá cụ thể cho tất cả các lớphọc của bậc Trung học, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 9 Nhận được công văn này các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị để có thể triển khai thực hiện ngay việc dạyhọc môn Tinhọctừ năm học 2004-2005 và báo cáo về Bộ. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn gì hoặc cần góp ý đề nghị các Sở phản ánh kịp thời với Bộ bằng văn bản và gửi về địa chỉ: Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như trên, - Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển Đã kí - Vụ Pháp chế, HƯỚNG DẪN DẠYHỌC MÔN TINHỌC BẬC TRUNG HỌC (Kèm theo công văn số: 5488 /GDTrH, ngày 5 tháng 7 năm 2004 của Bộ GD&ĐT) I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản nhất ở mức phổ thông về Tinhọc là một ngành khoa học với những đặc thù riêng, các kiến thức về hệ thống, về giải thuật - ngôn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu và ý nghĩa của Tinhọc với đời sống. 2. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp với con người của thời đại Tin học: Ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, cẩn thận trong công việc, hợp tác tốt với bè bạn. Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của máy tính trong xã hội cũng như những vấn đề đạo đức nảy sinh liên quan đến việc sử dụng máy tính. 3. Kĩ năng: Biết được các chức năng cơ bản của phần cứng máy tính, biết sử dụng máy tính, biết chọn lựa và sử dụng các phần mềm ứng dụng như soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm đồ hoạ. Khai thác được các phần mềm thông dụng, Internet phục vụ học tập, đời sống. Biết lập trình và giải một số bài toán, khai thác và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu. Biết phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống và học tập của mình theo phương pháp công nghệ. 10 [...]... tất cả các lớphọc của cấp Trung học cơ sở dạyhọc theo chương trình mới Học sinh đã chọnhọc môn tựchọnTinhọc ở lớp 6 sẽ tiếp tục học môn tựchọnTinhọc ở các lớp 7, 8 và 9 Dưới đây xin trích nội dung công văn số 784 5/BGDĐT-GDTrH ngày 28/ 8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạyhọc môn tựchọnTinhọclớp 6 năm học 2006-2007: - Từ năm học 2006-2007, Tinhọc là môn họctựchọn của... Tiểu học, THCS không có chủ đề tựchọn (vì ở TH và THCS tinhọc là môn tự chọn) Có 2 loại chủ đề tự chọn: Bám sát và nâng cao Tựchọn (môn tinhọc ở cấp THCS là tự chọn) : Học sinh hoặc là chọnhọc môn Tinhọc hoặc chọnhọc môn học khác Theo cách hiểu đúng về dạyhọctựchọnTinhọc ở THCS thì nếu đã lựa chọnhọc môn Tinhọc thì học sinh sẽ học trong 4 năm từlớp 6 đến hết lớp 9 Việc kiểm tra, cho điểm,... dấu Lê Quán Tần I TỔ CHỨC DẠYHỌC 1 Ba hình thức dạy học tinhọc Ba hình thức dạy học Tin học: chính khoá, môn tựchọn và chủ đề tựchọnHọc với hình thức là môn chính khoá, học sinh học tinhọc là môn học bắt buộc (giống các môn học khác như toán, văn) Tinhọc ở THPT là môn học chính khoá Môn họctự chọn, có hai loại: Tựchọn không bắt buộc (Môn Tinhọc ở cấp Tiểu học là tựchọn không bắt buộc): Các... lượng dạyhọc môn Tinhọctựchọn được lấy từ số tiết họctựchọn qui định trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS 2 Từ năm học 2006-2007, những nơi có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất cần tổ chức dạyhọc môn Tinhọctựchọn nếu học sinh có nguyện vọng bắt đầu từlớp 6 Các trường thực hiện dạyhọc môn Tinhọctựchọn ở lớp 6 năm học 2006-2007, phải có kế hoạch để tiếp tục dạyhọc môn Tinhọctự chọn. .. giáo viên và học sinh có nguyện vọng thì tổ chức dạy học Tinhọc cho học sinh Chủ đề tự chọn: Trong kế hoạch dạy học, mỗi tuần học sinh còn có từ 1 đến 2 tiết để học theo chủ đề tựchọnHọc sinh có thể lựa chọn để học một số chủ đề Các môn học chính khoá đều có một số chủ đề để lựa chọn Điều đó 22 có nghĩa là có chủ đề tựchọn môn Tinhọc ở THPT (vì ở THPT tinhọc là môn chính khoá), ở Tiểu học, THCS... Bộ GD&ĐT III NỘI DUNG DẠYHỌC 1 Kế hoạch dạyhọc - Thời lượng dạy học: Môn Tinhọc được dạyhọc ở tất cả các lớp của bậc trung học với thời lượng từ 1- 3 tiết/tuần Những nơi tổ chức dạy chính khoá môn Tin học, nếu không sắp xếp được tiết học cho môn Tinhọc trong kế hoạch dạyhọc chung do Bộ qui định, thì bố trí thêm số tiết học (1-3 tiết/tuần) cho môn Tinhọc ngoài kế hoạch dạyhọc chung của Bộ Ngoài... 7092/BGDĐT, ngày 10 /8/ 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạyhọctựchọn ở cấp THCS và THPT từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT hướng dẫn cụ thể việc tổ chức dạyhọc môn Tinhọctựchọn ở cấp THCS bắt đầu từlớp 6, năm học 2006-2007 như sau: 1 Từ năm học 2006-2007, tinhọc ở cấp THCS là môn họctựchọn cho những trường có điều kiện Thời lượng dạyhọc là 2 tiết/tuần ở tất cả các lớp của cấp học Khi triển... tài liệu dạyhọc của 02 Sở GD&ĐT được Bộ cho phép triển khai thí điểm dạy học Tinhọc ở trường phổ thông là Tp Hồ Chí Minh và Thừa Thiên-Huế - Riêng năm học 2004-2005 có thể triển khai dạyhọc môn Tinhọc bắt đầu từ tất cả các lớp của bậc Trung học Tuy nhiên, các Sở GD&ĐT phải có kế hoạch để từ năm học sau chỉ bắt đầu dạyTinhọctừ các lớp đầu cấp (lớp 6 và lớp 10) - Kết quả học tập môn Tinhọc là điều... dạyhọc là 2 tiết/tuần ở tất cả các lớp của cấp học, được bố trí trong thời lượng dạyhọctựchọn trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS Từ năm học này, những nơi có điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nguyện vọng thì cần tổ chức dạy môn Tinhọctựchọntừlớp 6 Các trường này 23 cần phải có kế hoạch dạy tiếp ở các lớp 7, 8 và 9 trong những năm học tiếp theo - Tài liệu dạyhọc môn Tin. .. dụng-phần Tinhọc cơ bản là lựa chọn bắt buộc và cần được giảng dạy ở kì học đầu tiên của môn Tinhọc Các modul từ modul 10 đến modul 18 là tuỳ chọn - Việc lựa chọn chương trình dạyhọc môn Tinhọc cụ thể phải đảm bảo tính xuyên suốt cho tất cả các lớphọc của bậc Trung học; Phải đảm bảo tính thống nhất, kế thừa giữa các cấp học Chương trình dạyhọc cần linh hoạt vừa đáp ứng cho đối tượng học sinh đã được học . hiện dạy học môn Tin học tự chọn ở lớp 6 năm học 2006-2007, phải có kế hoạch để tiếp tục dạy học môn Tin học tự chọn ở các lớp 7, 8 và 9 cho những năm học. chức dạy học môn Tin học tự chọn ở cấp THCS bắt đầu từ lớp 6, năm học 2006-2007 như sau: 1. Từ năm học 2006-2007, tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn