Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở báo chí và các bài nghiên cứu về ĐCTT nói chung, các nghiên cứu có tính khái quát về quá trình ra đời, đặc trưng, giá trị của nghệ thuậtĐCTT như “Lối ca Huế và lối nhạc Tài tử của Trần Văn Khê”, “Góp phần nghiên cứuĐờn ca tài tử Nam Bộ của Nguyễn Thị Mỹ Liêm”, “Cấu trúc và âm điệu trong cáclòng bản nhạc Tài tử Nam Bộ của Bùi Thiên Hoàng Quân”, “Đờn ca tài tử Nam Bộ:khảo và luận của Nguyễn Phúc An”,… nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu cònnhiều ý kiến, nhận định khác nhau về ĐCTT. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tậptrung giải quyết các vấn đề về tên gọi, nguồn gốc, đặc trưng, giá trị cũng như các giảipháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ. Đáng lưu ý, một số tham luận đãquan tâm nghiên cứu nghệ thuật ĐCTT trong bối cảnh xã hội đương đại.