1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHAI THÁC GIÁ TRỊ văn hóa ẩm THỰC xứ HUẾ PHỤC vụ DU LỊCH (nghiên cứu trong trường hợp các món bánh huế)

46 3,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 4,68 MB

Nội dung

Thông qua nghiên cứu về bánh Huế đưa ra một số định hướng, giải phápnhằm góp phần vào việc bảo tồn, phục hồi, phát huy các giá trị ẩm thực Huế để bánh Huế nói riêng và ẩm thực Huế nói ch

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ÐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM

THỰC XỨ HUẾ PHỤC VỤ DU LỊCH

(Nghiên cứu trong trường hợp các món bánh Huế)

Giáo viên hướng dẫn : Lê Thanh Tùng

Đơn vị : Khoa quản trị kinh doanh

Sinh viên : Vũ Thị Nhài

Trang 2

Hải Phòng, tháng 05 năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Lê ThanhTùng đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt thời gian em làm khóa luận tốtnghiệp này

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy côtrong khoa Quản Trị Kinh Doanh các phòng ban đã giúp đỡ và tạo điều kiệncho em trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận

Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡtrong quá trình thực hiện đề tài

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Vũ Thị Nhài

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục khóa luận 6

Chương 1:Cơ sở lý luận về văn hoá và văn hoá ẩm thực 7

1.1.Một số khái niệm 7

1.2.Tổng quan về bánh 10

1.3 Vị trí,vai trò của bánh trong ẩm thực người Việt 11

Chương 2: Tổng quan về Huế và bánh Huế 12

2.1 Tổng quan về Huế 12

2.2 Phân loại bánh Huế và đặc trưng của bánh Huế 16

2.3 Giá trị của bánh Huế 21

2.4 Ý nghĩa của bánh Huế trong ẩm thực và trong du lịch Huế 22

Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị một số loại bánh Huế phục vụ du lịch 24 3.1 Thực trạng khai thác bánh Huế trong hoạt động du lịch 24

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác giá trị các loại bánh Huế vào phục vụ du lịch 29

3.3 Kiến nghị 37

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, các quốc giatrên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì vấn đề văn hóa dân tộc ngàycàng nhận được sự quan tâm đặc biệt Văn hóa đan xen vào tất cả các lĩnh vựccủa

đời sống xã hội và ẩm thực là một lĩnh vực của văn hóa

Trong những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâmnhiều hơn, nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với vănhóa ăn uống đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

Khi đến thăm các địa điểm du lịch, du khách không chỉ được tìm hiểu,khám phá và thưởng thức vẻ đẹp phong cảnh,mà còn thưởng thức những món

ăn bặc biệt, mang đậm sắc thái vùng

Đến với Huế, du khách sẽ được thưởng thức và tiếp xúc với một nền ẩmthực vô cùng phong phú,hấp dẫn Ẩm thực Huế có những nét riêng biệt, tạocho Huế một phong cách không thể lẫn với bất cứ một địa phương nào

Nói đến ẩm thực Huế chúng ta không thể không nhắc đến một số món ăntruyền thống mang hương vị đặc trưng của xứ Huế như: cơm hến, bún bò…

Và những loại bánh Huế cũng là một trong những món không thể bỏ qua

Có thể nói ẩm thực là thế mạnh riêng của Huế Ẩm thực Huế có mộtchiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch,nhẹ nhàng và tùng tiệm Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ,ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực,nhãn thực và tâm thực "Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãnthực" là thưởng thức bằng mắt và "tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lòngmình.Khai thác các giá trị của bánh Huế nói riêng và ẩm thực Huế nói chungvào phục vụ du lịch là một vấn đề mang tính thực tiễn cao Ngoài ý nghĩakinh tế nó còn là một cách lưu giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa Huế

Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài “Khai thác giá trị văn hoá

ẩm thực xứ Huế phục vụ du lịch” (Nghiên cứu trong trường hợp các món bánh Huế).

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này nhằm khái quát về bánh, các giá trị của bánhHuế, vai trò của nó trong ẩm thực Huế, nguồn gốc, ý nghĩa của bánh Huếcũng như vai trò của bánh Huế trong phát triển du lịch

Thông qua nghiên cứu về bánh Huế đưa ra một số định hướng, giải phápnhằm góp phần vào việc bảo tồn, phục hồi, phát huy các giá trị ẩm thực Huế

để bánh Huế nói riêng và ẩm thực Huế nói chung trở thành nét đẹp và mộtphần không thể thiếu trong văn hóa người Việt

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến văn hóa ẩmthực Huế nói chung và bánh Huế nói riêng trên cơ sở đó đưa ra nhận định vềgiá trị, ý nghĩa cũng như vai trò của nó trong ẩm thực Huế và trong phát triển

du lịch

Tìm hiểu về bánh Huế đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp đểbánh Huế phát huy vai trò của mình trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống và phát triển du lịch

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá trị văn hoá ẩm thực xức Huế phục vụ

du lịch.(Nghiên cứu trong trường hợp các món bánh Huế).

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các loại bánh đã có ở Huế và phục vụ

du lịch từ trước tới nay

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận này, em sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:

- Tư liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóaluận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí,…

- Internet: Các bài viết được đăng tải trên internet qua các website điện

tử, các bài viết của cá nhân giới thiệu về Huế, các loại bánh Huế

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phântích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan giúp chủ thể khái quát hóa, môhình hóa các vấn đề đạt được mục tiêu đề ra.

- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiềunguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tàiliệu đó cần được thống kê lại và sử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu đạt dược kết quả cao

- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy đượccác số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểmnghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục

- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi liên quan đến nguồngốc, ý nghĩa của các loại bánh Huế với những người có thâm niên, đặc biệt lànhững người làm bánh gia truyền Đồng thời đưa ra những câu hỏi cho kháchtham quan, cán bộ văn hóa, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin

- Phương pháp điền dã: người viết đã đi thực tế và thưởng thức

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài đượcchia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá và văn hoá ẩm thực

Chương 2: Tổng quan về Huế và bánh Huế

Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị bánh Huế phục

vụ du lịch

Trang 8

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ

ẨM THỰC 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Theo các chuyên gia tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma

năm 1963 thì “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt

động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo pháp lệnh du lịch, 2/1999 thì :“Du lịch là hoạt động của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.2 Khái niệm về văn hóa và văn hóa du lịch

Khái niệm về văn hóa

- Theo UNESCO, văn hóa được hiểu như sau:

Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện

mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng "

Theo nghĩa hẹp: “ Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)

chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến công đồng đó có đặc thù riêng”.

Theo Trần Ngọc Thêm (trong sách cơ sở văn hóa Việt Nam): “Văn hóa là

một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn”.

- Văn hóa là tổng thể sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân vàcộng đồng) đã diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thànhmột hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đótừng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình

Trang 9

- “Văn hoá du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hoá và du lịch

mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh thần và vật chất dotác động tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hoá và tình cảm tinhthần của chủ thể du lịch (du khách), nội dung và giá trị văn hoá của kháchthể du lịch (là tài nguyên du lịch có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần vàvật chất của người du lịch), ý thức và tố chất văn hoá của người môi giớiphục vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm,nhân viên phục vụ…) sản sinh ra” Bất cứ một trong 3 yếu tố này đều khôngthể đơn độc tạo thành văn hoá du lịch Nếu tách khỏi khách thể du lịch, thì

du khách sẽ mất đối tượng tham quan thưởng thức, không thực hiện đượckhát vọng văn hoá Không có môi giới du lịch thì chủ thể và khách thể dulịch không thể gặp nhau, không thể thực hiện được du lịch, mà không có dulịch thì đương nhiên sẽ không thể nảy sinh ra văn hoá du lịch Nếu không có

du khách và khách thể du lịch thì ngành du lịch lập ra chỉ có danh, thì khôngsản sinh ra văn hoá du lịch mới, ngay cả thành phần văn hoá du lịch vốn cócũng không thể thể hiện ra được

- Như vậy, văn hoá du lịch tức là nội dung văn hoá do du lịch thể hiện ra

- là văn hoá do du khách và người làm công tác du lịch tích luỹ và sáng tạo

ra trong hoạt động du lịch Văn hoá du lịch được sinh ra và phát triển lêncùng với hoạt động du lịch Văn hóa của du lịch là dấu ấn riêng, độc đáo, tạonên bản sắc của văn hóa mỗi cộng đồng Đó là yếu tố quan trọng làm nênsức hấp dẫn đối với khách du lịch Ứng xử có văn hóa của người làm du lịchquyết định khả năng thu hút khách du lịch Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vàonhững sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả phongtục, tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa từ khắp nơitrên thế giới

1.1.3 Khái niệm về ẩm thực và văn hóa ẩm thực

Khái niệm về ẩm thực

Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phốitrộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung Ẩm thực là một phần vănhóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinhthần, tri thức, tình cảm khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của cộng đồng,gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia Nó chi phối một phần không nhỏ

Trang 10

trong cách ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộngđồng ấy

Khái niệm về văn hóa ẩm thực

- Xét theo nghĩa rộng thì “văn hoá ẩm thực” là một phần văn hoá nằmtrong tổng thể,phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất,tinh thần,trithức,tình cảm…khắc hoạ một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng,giađình,làng xóm…Nó chi phối một phần không nhỏ trong các quy tắc ứng xử vàgiao tiếp của một cộng đồng,tạo nên nét đặc thù của cộng đồng ấy

- Xét theo nghĩa hẹp thì “văn hoá ẩm thực” là những tập quán và khẩu vịcủa con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tụckiêng kị trong ăn uống, phương thức chế biến,bày biện món ăn…

- Như vậy,văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn

là văn hóa về tinh thần Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trímón ăn sao cho đẹp mắt, món ăn dậy mùi thơm kích thích vị giác ẩm thựckhách Nét văn hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp,ứng xử giữa conngười trong bữa cơm, những nguyên tắc, chuẩn mực, phong tục ăn

1.1.4 Vai trò của ẩm thực trong phục vụ du lịch

Trong thực tế, văn hóa ẩm thực có những vai trò nhất định và góp phầntạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến, làm tăng hiệu quả của hoạt độngxúc tiến du lịch Vai trò đó được thể hiện qua những điểm sau:

- Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền

để thu hút khách du lịch

Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng vàcách thức ăn uống tiêu biểu là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiếnquảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trảinghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi

du lịch của khách

- Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng

Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơnthuần mà cần phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống cáchoạt động mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò vàkích cầu khách du lịch tiềm năng

Trang 11

- Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động xúc tiến du lịch

Bên cạnh nhiều hoạt động , du khách còn có cơ hội tham gia chế biến vàthưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc

Khách du lịch có thể hiểu được về phong tục, tập quán, lối sống, lốihành xử cũng như văn hóa của nơi đó Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹpcho du khách, làm cho họ cảm thấy chuyến đi của mình ý nghĩa Đây cũng cóthể coi như là một yếu tố thu hút khách, tạo thành những sản phẩm du lịch đặcbiệt, là sự hấp dẫn trong chuyến đi Việc thưởng thức các món ăn ngon cũng

là dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn đểthưởng thức những đặc sắc trong chương trình du lịch

1.2 Tổng quan về bánh

1.2.1 Khái niệm về bánh

Theo từ điển tiếng Việt: “Bánh là món ăn chín có hình khối nhất định,

chế biến bằng bột hoặc gạo, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo”.

Như vậy, khái niệm trên chỉ dừng lại ở việc đưa ra định nghĩa dựa trênđặc tính bên ngoài và cấu tạo của bánh Từ xưa đến nay, thực tế đã chứngminh rằng bánh là một loại thức ăn phổ biến khắp thế giới và bản thân nó tồntại nhiều ý nghĩa mang tính nhân văn chứ không dừng lại ở các định nghĩamang tính sinh học như trên Mỗi quốc gia đều có một cách chế biến riêng đểtạo nên những loại bánh đặc thù cho dân tộc mình và với sự phát triển củanghệ thuật nấu nướng, ngày càng nhiều các loại bánh mới được các đầu bếpsáng tạo ra Các giá trị của bánh ngày càng được tôn vinh để xứng tầm vớinhững giá trị vốn có

1.2.2 Phân loại bánh

Dựa vào việc quan sát thực tế về đặc điểm của các loại bánh, cách thứcchế biến cũng như nguồn gốc có thể chia bánh của người Việt ra thành nhữngnhóm cơ bản sau:

Phân chia theo nguồn gốc:

- Bánh cung đình

- Bánh dân gian

Phân chia theo cách thức chế biến:

Trang 12

- Bánh lá: bao gồm các loại bánh gói như: bánh phu thê, bánh ít gai,bánh nậm, bánh tét

- Bánh trần: bánh xèo, bánh đúc,

Phân chia theo thành phần cấu tạo:

- Bánh mặn: bánh khoái, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc

- Bánh ngọt: bánh bò, bánh xoài,

Phân theo nguyên liệu chế biến:

- Bánh bột gạo: bánh khoái, bánh bèo, bánh xèo, bánh nậm

- Bánh bột lọc: bánh lọc,

- Bánh làm từ bột huỳnh tinh: bánh phu thê,

- Bánh bột đậu xanh, đậu quyên, đậu ván

Bánh ngoài mang những ý nghĩa về vật chất cũng chứa đựng những ýnghĩa sâu sắc về tinh thần Nó mang tính thẩm mỹ cao và thể hiện tính trừutượng và tư duy của con người, thể hiện rõ nét yếu tố văn hóa dân tộc

1.3 Vị trí, vai trò của bánh trong ẩm thực người Việt

Đã từ lâu bánh được xem như một phần không thể thiếu trong văn hóaViệt Nó hiện hữu và tồn tại trong tâm thức những con người từng sinh sốngmột thời trên mảnh đất này Nó chứa đựng nhiều ý nghĩa về tinh thần chứkhông đơn thuần mang ý nghĩa của một thứ vật chất tầm thường Nó biểutrưng cho nền văn hóa của một dân tộc- văn hóa ẩm thực thậm chí là văn hoátâm linh, là thành quả của sự lao động và sáng tạo của con người

Chúng ta từng nghe sự tích bánh chưng, bánh giày từ thời các vua Hùng,từng nghe đến Lang Liêu lấy bánh làm lễ vật cúng tế trời đất Bánh đã có từbuổi đầu ấy của dân tộc Trên bàn thờ tổ tiên vào những ngày lễ Tết Có lẽkhông ai quên đặt trên bàn thờ chiếc bánh chưng và song hành là chiếc bánhgiày như một biểu tượng âm dương, sự hài hòa của tạo hóa

Những chiếc bánh trở thành một phần của văn hóa, niềm tự hào của mộtdân tộc Cùng với thời gian, những nét văn hóa tốt đẹp một thời có thể bị maimột dần nhưng những giá trị của nó được lịch sử ghi nhận, đánh giá thì tồn tạimãi

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUẾ VÀ BÁNH HUẾ

2.1 Tổng quan về Huế

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội

2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí: Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao

gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông có diện tích5.010 km² Phía Bắc, Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giápthành phố Đà Nẵng, phía Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vàodãy Trường Sơn chính là biên giới Việt - Lào, phía Đông giáp với biển Đông.Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam,trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 ThừaThiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triểnnhất nước ta, cách Hà Nội 660 km và thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km

Địa hình: Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt Địa

hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đếnthành phố Đà Nẵng Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ caophần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phầnlớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét Đồng bằng Thừa Thiên Huếđiển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá Diện tíchvùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km²

Thủy văn: Hầu hết các sông lớn ở Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy

núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển nhưsông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai Trong đósông Hương là con sông lớn nhất có diện tích lưu vực 300 km²

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và Vịnh Chân Mây với độ sâu 18

- 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sâu Sân bay Phú Bài nằm trênđường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy lục tỉnh Giao thông đường

bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy đều thuận lợi

Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết

diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùathu dịu dàng và mùa đông gió rét Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ

Trang 14

nắng cả năm là 2000 giờ Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Lịch sử hình thành

Thừa Thiên Huế là một vùng đất cổ Vào thế kỷ XIII vùng đất thơ mộngnày đã hòa nhập vào Đại Việt bởi là quà tặng của Vua Chiêm Thành khi cướicông chúa Huyền Trân nhà Trần

Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở tạo cho Huế có một vị trí đặc biệttrong lịch sử Việt Nam Nơi đây đã được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm Kinh

Đô xứ Đàng Trong (1558), vua Quang Trung chọn làm Kinh Đô triều đại TâySơn (1788 - 1802), vua Gia Long chọn làm Kinh Đô triều Nguyễn (1802 -1945)

Thời Nguyễn, Thừa Thiên là phủ Thời thuộc Pháp được đổi thành tỉnhThừa Thiên Năm 1976, tỉnh Thừa Thiên sáp nhập với tỉnh Quảng Bình vàtỉnh Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên

Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốchội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lạiđược tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới:Thừa Thiên Huế

Đặc điểm kinh tế- xã hội

Nằm trên dải đất miền Trung, Huế là nơi duy nhất trong nước vẫn còngiữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúccủa một nền quân chủ Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá, lưu giữnhiều giá trị về văn hóa, lịch sử của đất nước ta

Về kinh tế - xã hội, Huế có những điểm cơ bản sau:

Thừa Thiên Huế có dân số là 1.078.900 người, sinh sống trên 9 đơn vịhành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế và các huyện: Phong Điền, QuảngĐiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông Các dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn bao gồm Việt (Kinh), Tà ôi,

Cà Tu, Bru - Vân Kiều, Hoa Trong đó, người Kinh sinh sống đa số trongtỉnh, ngoài ra là một số đồng bào Thượng sắc tộc Pacoh và Khatu Tôn giáochính là đạo Phật, Thiên Chúa, thờ cúng Tổ Tiên và Thần Linh

Trang 15

Kinh tế và thương mại của Huế tập trung vào những sinh hoạt buôn bánbình thường, không có gì quan trọng Đất để trồng trọt rất ít, thường dùng đểtrồng cây ăn trái Nhãn Huế ngon nổi tiếng

Tiểu thủ công nghệ của Huế nổi tiếng tinh xảo, nhất là các nghề chạm trổđiêu khắc Ngoài ra, nói đến Huế là nói đến nghề làm nón Huế còn nổi tiếng

vì các món ăn, món quà đặc thù của địa phương Khu chợ Đông Ba nổi tiếngvới nhiều hàng quán tấp nập người mua bán

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoávật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồncủa dân tộc Việt Nam Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến nhữngthành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăngtẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích dothiên nhiên khéo tạo

Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiếtchế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, từng là thủ phủ của Phật giáo mộtthời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữhàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang

vu u tịch

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loạihình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trênnhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tậpquán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp…

Trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóaĐông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế

kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt Chăm Bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác cácnước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây

-Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Huế

đã góp sức mình cùng cả nước, xây đắp nên truyền thống “tiến công, nổi dậy,anh dũng, kiên cường”, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố anh hùng” màNhà nước đã phong tặng

Bởi những giá trị trên, tháng 12 năm 1993, Huế trở thành thành phố đầutiên của Việt Nam có quần thể kiến trúc được UNESCO công nhận là di sản

Trang 16

văn hóa thế giới Mười năm sau, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCOcông nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loạiđầu tiên ở Việt Nam Với tất cả những giá trị đó, ta có thể thấy Huế có mộttiềm năng về du lịch rất lớn và sự phát triển du lịch Huế với tốc độ nhanh vàbền vững là điều hoàn toàn có cơ sở.

2.1.2 Các giá trị văn hóa đặc trưng của ẩm thực Huế

Từ thuở xa xưa đến giờ người Huế vẫn thường thích khám phá, tìm tòinhững cái cầu kỳ trong ăn uống để khẳng định sắc thái riêng của mình Do đó

mà ẩm thực xứ Huế khó lẫn với ẩm thực các vùng miền khác Nói đến nghệthuật ẩm thực Huế, ta phải kể đến nghệ thuật nêm nấu, pha chế, nghệ thuậtthưởng thức tinh tế, ẩn chứa những triết lý xâu xa trong bản sắc văn hóa ẩmthực Việt Nam

Sự đậm đà tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn Huế

Món ăn Huế rất chú trọng về hình thức, nói cách khác món ăn Huế là tổng thể về màu sắc, mùi vị Những món ăn Huế bao giờ cũng yêu cầu cao vềyếu tố thẩm mỹ, phải đẹp mắt, người Huế gọi là phải khéo Hình thức món ănHuế thể hiện trong sự trang trí món ăn Món ăn có được trang trí đẹp mắt thìmới tăng thêm sự hấp dẫn cho người ăn Về mùi, trong ẩm thực Huế khôngphải tất cả các món nước đều được Huế nêm ruốc và nước mắm Muốn đạtđến trình độ cao, người nội trợ phải có kiến thức và tay nghề trong kỹ thuậtchế biến món ăn để tạo ra mùi đặc trưng cho mỗi món ăn

Các món ăn Huế được chia làm hai loại: Món ăn cung đình và món ănDân gian Ngoài ra có hàng chục loại mắm và cũng ngần ấy loại muối

Là một địa danh nổi tiếng về văn hóa ẩm thực nên dù Huế có hàng trămmón ăn Huế đều có phong vị riêng, gây ấn tượng cho nhiều du khách cả trong

và ngoài nước

2.2 Phân loại bánh Huế và đặc trưng của bánh Huế

2.2.1 Phân loại bánh và một số loại bánh Huế tiêu biểu

2.2.1.1 Phân loại bánh

Bánh Huế xuất phát từ hai nguồn là dân gian và cung đình, được chialàm hai dòng là: bánh lá và bánh trần Thật ra, bánh cung đình cũng là bánhdân gian được nâng cao lên và đến lượt bánh cung đình ảnh hưởng trở lại làm

Trang 17

thay đổi chất lượng và hình thức của bánh dân gian bởi đầu bếp cung đìnhcũng là những người khéo léo tuyển mộ từ dân gian.

2.2.1.2 Một số loại bánh Huế tiêu biểu

Bánh bột lọc ở Huế có 2 loại: bánh bột lọc luộc gói bằng lá chuối vàbánh bột lọc trần

Giống như các món bánh Huế, bánh bột lọc chỉ ăn với nước chấm màkhông cần ăn kèm rau như các món mặn khác Tại Huế, bánh bột lọc thườngđược dùng kèm nước mắm nhĩ từ mắm ruốc, rất thơm ngon đặc trưng hoặc cóthể dùng với mắm ớt loãng thật cay Tuy nhiên, một số hàng cũng có làm sẵnnhiều loại rau thơm, rau mùi ngò, rau húng… trộn lẫn, nếu như khách có nhucầu ăn kèm thêm

Bánh bèo

Ai đã một lần đến thăm sông Hương đều không thể quên món bánh bèotôm chấy – món bánh giản dị nhưng gói trọn tình cảm của người dân xứ Huếmộng mơ Miếng bột mỏng mảnh, trắng ngần đựng trong từng chén nhỏ nhưnhững cánh bèo thanh cao, tô điểm nhụy hồng tôm chấy phi mỡ hành, bánh

mì xắt nhỏ rán giòn Hương vị món bánh tăng thêm phần thơm ngon nhờnước chấm được pha từ nước luộc tôm tươi hòa thêm nước mắm, đường, tỏi,

ớt Vị dẻo của bột, vị thơm của nhân tôm chấy và nước mắm đặc sản vừa có

vị ngọt vừa béo ngậy vừa thơm cay tạo nên vị rất riêng cho món bánh

Bánh bèo đúng nghĩa với chữ bèo bởi mỗi chiếc bánh nhỏ tròn như mỗicánh bèo, làm bằng bột gạo, rắc thêm tôm chấy, ăn với nước mắm ngọt

Chiếc bánh bèo tôm chấy đã bao đời làm nên tinh thần ẩm thực của xứHuế Từng chiếc bánh bột lọc hình chữ nhật nhỏ bằng hai đầu ngón tay đượcgói cẩn thận trong lá chuối xanh Vỏ bánh màu trắng đục có độ dai dai, sầnsựt của bột sắn hòa trộn cùng vị mặn đậm đà của nhân tôm thịt Nhưng đểthưởng thức được trọn vẹn hương vị của bánh bột lọc thì nên dùng tay bóc lá,

Trang 18

cầm miếng bánh chấm vào chén nước nắm có vị ngọt từ nước luộc tôm, vị caynồng của ớt xanh xắt nhỏ Tất cả tạo nên một vị thanh mát, cay cay nơi đầulưỡi, ăn hoài mà vẫn không ngấy.

Bánh nậm

Nói đến món bánh lá xứ Huế mà không nói đến bánh nậm quả là điềuthiếu sốt Bánh nậm - nguyên liệu chính làm từ bột gạo pha thêm chút bộtnăng, nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím,sau đó quết bột bánh và nhân vào lá dong hoặc lá chuối hấp trong khoảng 20phút

Bánh nậm khi chín có sắc hồng của tôm chấy vị mặn ngọt nằm gọn trongphần bột gạo màu trắng và được gói bởi chiếc lá dong hình chữ nhật Người

ta vẫn thưởng thức bánh bằng tay và để nguyên bánh trong lá gói, múc nướcmắm sống cay mặn tưới đều lên bánh, gấp thành miếng vuông vức, bỏ vàomiệng, đừng nhai vội mà thưởng thức cảm giác bột gạo tan đều, thấm sâu, béongậy và thơm lừng

Bánh ướt thịt nướng

Bánh ướt làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn Thịt đểnướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vịhương, mè Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồngcho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm,giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt Bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon,hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàngchế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt như một bí quyếtđược lưu truyền qua nhiều thế hệ

Bánh khoái

Chất liệu chính của bánh khoái là một loại bột tổng hợp mà chỉ có nhữngngười trong gia đình này nắm giữ công thức pha chế Nhân bánh gồm tôm,chả, thịt nạc, giá tươi, trứng gà, hành lá

Tuy nhiên, cái chính làm nên món bánh khoái Huế đó chính là dĩa rausống và chén nước lèo mà bất cứ ở đâu cũng không thể có hương vị đặc biệtnày Rau sống ngoài các loại rau phổ thông còn có chuối chát, vả, rau thơm…

là ba thứ đặc trưng không thể thiếu Nước lèo cũng là một bí quyết pha chế

Trang 19

thức, thực khách có thể nhận diện được một số nguyên liệu và gia vị gồm: bộtgạo dáo nhuyễn, nước tương truyền thống, mè rang và gan lợn băm nhỏ.

Bánh ướt

Món ăn bữa lỡ - bình dân – thanh cảnh của người Huế là bánh ướt, chếbiến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ, thông thường một ổbánh khoảng 100 cái mềm mại, bởi bánh tráng quá mỏng nên rất dễ rách, dovậy người làm phải hết sức chỉnh chu khéo léo

Bánh ướt Huế là loại bánh được chế biến thành nhiều kiểu nhất Baogồm: bánh ướt thị nướng, bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thị heo, ánh ướt tômchua Trong các quán bán bánh hay các gánh bán bánh rong mỗi chiều củaHuế: bánh bèo, nậm, lọc, bánh ướt – chúng chung sống với nhau trong mộtgia đình bánh, như chị - em vậy Mỗi loại bánh ướt với nguyên liệu khác nhaulại mang đến cho thực khách một cảm nhận, một sự thú vị riêng

Ngoài các loại bánh kể trên, chúng ta có thể kể ra rất nhiều các loại bánhnhư: bánh ram ít, bánh xèo cá kình, Bánh tét Làng Chuồn, bánh chưng Nhật

Lệ, bánh phu thê, và mỗi bánh đều mang cho mình một hương vị đặc trưngcực kỳ hấp dẫn

2.2.2 Đặc trưng của bánh Huế

- Về nguyên liệu chế biến

Trong các loại bánh Huế ta có thể thấy nguyên liệu chính và nổi bật làbột và đường, chúng được chế biến rất đa dạng Tùy theo từng loại bánh mà

có gia vị và thực phẩm khác đi kèm

Đường là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh và là nguyênliệu được tiêu thụ rất lớn trong bánh Huế cũng như so với các món ăn Huếkhác Chỉ riêng nguyên liệu đường đã có hàng chục loại, mỗi loại là mỗi côngdụng cho một món bánh khác nhau

Ngoài các loại đường phèn, đường phổi, mạch nha còn có các loại đườngkhác như đường cát, đường thẻ Đường có rất nhiều màu khác nhau, từ đậmđến nhạt tùy thuộc vào quy trình và nguyên liệu chế biến Thông thường trongdân gian, người ta có thói quen dùng đường vàng hay đường thẻ tức đườngnguyên chất không qua xử lý để chế biến thức ăn

Trong các nguyên liệu chế biến bánh Huế, ngoài đường thì bột cũng lànguyên liệu chính Các món bánh ở Huế đều được làm từ những loại bột rất

Trang 20

cơ bản trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam, đó là: bột gạo, bột năng haycòn gọi là bột lọc Cùng các loại bột khác, người ta chế biến ra hàng trăm thứbánh rất phong phú.

Những món bánh Huế, đặc biệt là bánh nậm đều có duyên với lá dong,

nó khác với người Quảng Nam, Đà Nẵng gói bằng lá chuối Một phần bởi ládong lành và một phần bởi lá dong khi nhúng qua lửa, trầm mình trong nướcsôi vẫn giữ nguyên được màu lá xanh óng, bột trắng trong, nhân vàng rực.Nhân bánh cũng hết sức đa dạng và bình dân: dăm con tôm, vài miếngthịt mỡ hoặc đơn giản hơn là đậu xanh, dừa nạo… Bánh mặn thì gồm có:bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh khoái, bánh ướt và bánh ít trắng

Xứ Huế nằm ở dải đất miền Trung, gối đầu lên biển và sở hữu hệ đầmphá Tam Giang- Cầu Hải nổi tiếng với diện tích lớn nhất cả vùng Đông Nam

Á Chính vùng sông nước mênh mông này là nguồn cung cấp thủy sản vô hạncho Huế và giải thích cho câu hỏi vì sao ẩm thực cố đô lại mang phong vịmặn mòi của những sản vật vùng sông nước và nguyên do con tôm gắn vớibánh Huế như là duyên là nợ

- Cách thức chế biến

Tùy vào cách ngâm ủ bột, cách pha chế, cách quấy mà từng loại bánh cóhương vị khác nhau Có thể nói, mỗi loại bánh đều có cách thức chế biếnriêng, không loại nào giống loại nào

Người Huế thường sử dụng chất béo trong bánh Huế làm chất trunggian, để khi chế biến bánh không dính chảo, không dính vào lá Vị mặn được

sử dụng vừa phải, ngọt thì ngọt thanh, món bánh mặn thì không thêm đường

Vị cay là chủ đạo trong nhiều món ăn Huế, chẳng hạn như, nếu bún bò phải

có ớt khô trên mặt nồi nước dùng thì nước mắm ăn với bánh bèo, bánh lọcphải có vài trái ớt xanh bẻ đôi cho vào

Một trong những bí quyết để tạo nên tiếng vang cho các món bánh Huếnói chung và bánh bèo Huế chính là nước chấm Thứ nước chấm chắt lọcđược phần tinh túy nhất của tôm

Bát nước chấm trong veo, ánh màu cánh gián, thơm nức mùi tôm đượcđiểm xuyết những lát ớt xanh dập dền trông thật bắt mắt Vào bất cứ quánbánh Huế nào, bạn cũng dễ dàng nhận ra ba loại bánh: bèo, nậm, lọc thường

Trang 21

với nước chấm riêng Nước chấm chính là một trong những yếu tố tạo nên nétđặc trưng của văn hóa ẩm thực Huế

Trong quá trình chế biến bánh Huế, người làm bánh còn chú ý rất nhiềuyếu tố như gia vị, lửa Bên cạnh đó, người làm bánh phải có cái duyên vớinghề thì mới tạo nên những chiếc bánh mà khi ăn chúng người thưởng thứccảm nhận được cái ngon thật sự

- Cách thức thưởng thức bánh Huế

Nếu có dịp đến Huế, du khách thường được thết đãi một bữa tiệc bánhthịnh soạn nhớ đời Tiệc dọn theo thứ tự từng loại bánh với loại nước chấmđặc hiệu (thứ nước chấm nào cũng có ớt cay) và que ăn, đũa, muỗng NgườiHuế ăn bánh gì cũng phải hít hà, xuýt xoa mới khoáy cái miệng Người tathích ăn nóng các loại bánh nên vừa làm vừa ăn, dọn từng món để đảm bảo độnóng và hương vị đậm đà Cũng giống như những đặc trưng cơ bản của ẩmthực Huế, một bữa tiệc bánh đòi hỏi đầy cả nghệ thuật nêm, nấu, lẫn rình bàykhéo léo, đẹp đẽ, sang trọng

Người Huế ăn trong những bát nhỏ, mỗi thứ một ít Chính sự ít ỏi, nhỏnhoi đã tạo cho người ăn có cảm giác thòm thèm, muốn được ăn thêm chútnữa Sở dĩ người ta làm bánh nhỏ để khi dọn ra mâm người ăn bao giờ cũng

có cảm giác thấy nó ít và sẽ ăn hết, thậm chí ăn được vài ba cái mà vẫn khôngthấy ngán Tức là món ăn không áp đảo, chế ngự con người Đó là nghệ thuật,

là triết lý hài hòa của ẩm thực Huế

Chén bát dùng cho các món bánh cũng phải phù hợp Nếu cơm hến dùng

tô sành đất nung và dao tre, xôi vắt bằng tay, lớ bắp xúc bằng lá mít, nemchua không dọn sẵn ra đĩa mà vừa lột vừa ăn, chè hột sen không dùng ly màdùng bát sứ thì chén, đĩa dùng để đựng bánh Huế cũng phải khác Bánh bèoHuế phải đặt trong những chiếc chén nhỏ bằng đất, tráng men, trang trí hoavăn đơn giản, chứ không cầu kì, kiểu cách, từ đó làm nổi bậc màu trắng trongcủa bánh, màu vàng của nhân tôm

Chỗ ngồi ăn bánh Huế cũng đúng thức, đúng điệu mới gọi là người sành

ăn Tác giả Châu Nhật Nam có nói về món ăn và chỗ ngồi như sau: “Ăn mồng

năm, đoan ngọ phải ngồi chiếu trải Cháo môn, chè bắp ngồi bàn độc Khoai nướng phải ngồi cạnh bếp trấu hoặc dưới đụn rơm Chè hạt sen ngồi trên tràng kỉ, chè hạt sen bọc nhãn ngồi trên sạp gụ, bún bò, bánh gói, bánh khoái

Trang 22

ngồi ở quán, còn bánh đúc, bánh bèo ngồi chõng ” Nhìn chung, món ăn

cũng như những loại bánh sang trọng thì ngồi bàn, ngồi chiếu, món ăn haybánh càng dân dã thì cách đứng, ngồi càng thoải mái, không có nghi thức gìràng buộc

Bánh Huế là những tác phẩm vừa cầu kỳ sang trọng vừa dân dã làng quê, nhưmột điểm nhấn trong nghệ thuật làm bếp của người nội trợ xứ Huế Nhữngmón bánh Huế ngọt ngào, thơm nồng, đậm đà chất Huế như tấm lòng hiếukhách của con người đất văn vật cố đô

2.3 Giá trị của bánh Huế

- Giá trị dinh dưỡng

Chúng ta không thể xếp bánh Huế ngang hàng với các loại ẩm thực kháctrong dân gian hay các món sơn hào hải vị chốn cung đình về giá trị dinhdưỡng vì bản chất của bánh vốn chỉ là “món ăn chơi” Thế những khi phântích các đặc trưng và giá trị của bánh thì ta có thể nhận ra rằng với nhữngnguyên liệu, cách thức chế biến và thưởng thức thì bánh hoàn toàn có giá trịdinh dưỡng thậm chí có tác dụng chữa bệnh xét trên phương diện khoa học.Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món bánh Huế rất phong phú, đadạng và đều là sản vật của thiên nhiên như các loại thủy, hải sản được lấy từđịa phương Rau, củ, quả, hạt có quanh năm và ở mọi vùng Các loại bánhHuế cung cấp tinh bột, cung cấp đạm, chất béo và các chất cần thiết khác cho

cơ thể

Bên cạnh đó, những gia vị để tạo ra các món bánh cũng rất đa dạng, từcác loại rau (thơm, húng, tía tô, hành v.v), các loại củ (gừng, riềng), các loạiquả (thảo quả, me, xoài, v.v) có tác dụng tăng sức hấp dẫn đồng thời đánhthức vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn, đến các loại nước chấm(tương, nước mắm, v.v) đã tạo ra tính độc đáo của món bánh Huế

Nhiều món ăn của Huế có tác dụng chữa một số bệnh của thời đại như:béo phì, gút, tiểu đường, mỡ trong máu và bánh Huế cũng vậy

- Giá trị thẩm mỹ:

Với sự phong phú về chủng loại, hương vị, màu sắc… mỗi loại bánh lạimang trên mình nguồn gốc xuất xứ, một ý nghĩa và giá trị riêng Vì vậy,thưởng thức bánh không đơn thuần là “ăn” cho khỏi đói mà là cảm nhận

Trang 23

bởi bàn tay tài hoa của con người Để làm được điều đó, bánh Huế đã trải quamột giai đoạn dài, được người phụ nữ Huế trau chuốt, nhào nặn dưới sự laođộng miệt mài, sự am hiểu về đặc điểm ẩm thực, sự phong phú về sản vật địaphương và tình yêu với Huế.

Người Huế làm bánh không phải để ăn cho no, mà để thưởng thức hương

vị Các loại bánh Huế dù ở thời nào cũng khiến cho bao người dẫu chỉ thưởngthức qua một lần đều nhớ mãi Bánh ngũ sắc Huế là một trong hững đặc sắcấyMặc dù phải đảm bảo tính thẩm mỹ thế nhưng người Huế không lạm dụngviệc trang trí để làm mất vệ sinh, cũng đề cao việc sử dụng nhũng nguyên liệu

từ thiên nhiên trong việc tạo màu cho bánh, đảm bảo sự hài hòa về màu sắc vàlàm nổi bậc chủ đề chính là những nguyên tác cơ bản trong việc tạo nên yếu

tố thẩm mỹ cho bánh Huế

2.4 Ý nghĩa của bánh trong ẩm thực và trong du lịch Huế

Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch tại nhiều địa phươngtrong đó có Huế Phần lớn trong quá trình thực hiện cuộc hành trình đi du lịchcủa mình, mỗi thực khách khi đến Huế thường phải chi trả hơn 50% cho hoạtđộng lưu trú, ăn uống thường chiếm khoảng 19,6%, số còn lại dành cho muasắm hàng lưu niệm, lữ hành vận chuyển và các dịch vụ khác

Như vậy, ẩm thực nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong kinhdoanh du lịch Bánh Huế trở thành một phần không thể thiếu trong phần quantrọng ấy Mặc dù hiện nay, bánh Huế vẫn chưa được khai thác hết giá trị vốn

có của mình nhưng theo đánh giá chung hơn 90% số lượng khách (phiếu điềutra) trả lời rằng họ sẽ tiếp tục thưởng thức hương vị của bánh Huế khi có dịptrở lại Huế một lần nữa

Mỗi món ăn Huế dù có nguồn gốc cung đình hay dân gian đều trở thànhniềm tự hào của người dân cố đô và bất cứ người Việt nào Nó không chỉdừng lại ở giá trị vật thể mà đã vươn cao hơn, thể hiện được trình độ, bản sắccủa một cộng đồng dân cư và như thế nó trở thành đối tượng để thu hútkhách du lịch

Nếu ai đó đến với Huế và thưởng thức bánh Huế sẽ cảm nhận được gầnnhư đầy đủ những giá trị của văn hóa ẩm thực Huế và một phần của văn hóaHuế, văn hóa của cố đô hoa lệ từng nổi tiếng một thời trong lịch sử dân tộc

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w