Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
86,69 KB
Nội dung
Giáo án GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 19 - bài 9: CON NGƯƠ ̀ I LA ̀ CHU ̉ THÊ ̉ CU ̉ A LI ̣ CH SƯ ̉ , LA ̀ MU ̣ C TIÊU PHA ́ T TRIÊ ̉ N CU ̉ A XA ̃ HÔ ̣ I I. Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c: 1/ Về kiến thức: Hs cần đạt - Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người. - Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội. - Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. 2/ Về kỹ năng: - Lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ lao động đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. - Chứng minh được con người là chủ nhân các giá trị vật chất và tinh thần. 3/ Về thái độ: - Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng xã hội. II. Tài liệu – phương tiện: - Sách giáo viên, sách giáo khoa, câu chuyện, hình ảnh. - Ti vi ma ́ y chiê ́ u III. Tiến trình dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ 2/ Giới thiệu bài mới Gv: Các nhà duy tâm quan niệm như thế nào về sự ra đời và phát triển của con người và xã hội? Hs: trả lời: thần linh, thượng đế tạo ra và quyết định. Gv: Nhưng kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ba ̀ i ho ̣ c Hoạt động 1: Gv: thảo luận nhóm + Nhóm 1: Mô tả quá trình tiến hóa của con người. người tối cổ và tinh khôn chế tạo được công cụ gì? + Nhóm 2: Công cụ lao động có liên quan gì với việc chuyển hóa vượn cổ thành người? 1/ Con người là chủ thể của lịch sử: a/ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 + Nhóm 3: Xã hội loài người phát triển qua mấy chế độ? (vẽ sơ đồ) Công cụ lao động qua từng chế độ. + Nhóm 4: Công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội. Hs thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm. Gv liệt kê các ý kiến, lớp trao đổi bổ sung. Gv nhận xét và rút ra kết luận. Chuyển ý: việc cải tiến công cụ lao động làm cho lao động phát triển kéo theo thương mại, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật ra đời và phát triển. Hoạt động 2: Gv: phát vấn + Vì sao con người sáng tạo các giá trị vật chất? lấy ví dụ chứng minh. Hs thảo luận và trình bày. Con người tạo ra các giá trị vật chất: - nuôi sống bản thân - đảm bảo tồn tại xã hội - thúc đẩy xã hội phát triển. ví dụ: ăn, mặc, ở, phương tiện… + Con người sáng tạo các giá trị tinh thần trên cơ sở nào? lấy ví dụ chứng minh. - đời sống sinh hoạt hàng ngày. - kinh nghiệm trong lao động, trong đấu tranh. - Ví dụ: Nhật kí trong tù, Bình Ngô đại cáo… Hoạt động 3: Gv: nhận xét về cuộc sống của người nông dân trong chế độ phong kiến(điển hình Việt Nam) Hs: trả lời Gv: trong tình cảnh đó, nông dân phải làm gì? Hs: đấu tranh để giải phóng con người khỏi số phận bất hạnh, lầm than. Gv: Liệt kê các cuộc cách mạng tiêu biểu. - Chế tạo và sử dụng công cụ lao động giúp con người tách khỏi giới tự nhiên, hình thành xã hội loài người. b/ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội: - Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng lao động tạo ra của cải vật chất. - Lao động sản xuất là đặc trưng chỉ có ở con người. - Con người là chủ nhân các công trình khoa học, văn học, hội họa… c/ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội: - Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh cải tạo xã hội. → CMXH. Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Hs: CMTS Pháp (1789), CM T.10 Nga, CMT.8… Gv: Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. - Bản chất của các cuộc CMXH? Ví dụ. → thay quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. → phương thức sản xuất mới xuất hiện. Vd: đấu tranh nô lệ - chủ nô: quan hệ sản xuất phong kiến thay QHSX CHNL. Đấu tranh tư sản và nông dân – địa chủ, quý tộc: QHSX TBCN thay QHSX PK. Gv: Sự khác nhau giữa lịch sử phát triển của tự nhiên và xã hội loài người? Hs: trả lời 4/ Luyện tập – củng cố: Gv: Liệt kê các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận. Di sản nào thuộc về tự nhiên, vật chất và tinh thần? Hs: Phong Nha – Kẽ Bàng, Vịnh Hạ Long Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên Gv: 7 kỳ quan thế giới 5/ Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị tiết tiếp theo Tìm hiểu chuyện: Đămsan, Prômêtê. IV_ Gợi ý – kiểm tra – đánh giá: - Chứng minh con người là chủ thể của lịch sử. - Tiết học này cho em bài học gì trong việc nắm bắt cơ hội trong cuộc sống? Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20 - bài 9: CON NGƯƠ ̀ I LA ̀ CHU ̉ THÊ ̉ CU ̉ A LI ̣ CH SƯ ̉ , LA ̀ MU ̣ C TIÊU PHA ́ T TRIÊ ̉ N CU ̉ A XA ̃ HÔ ̣ I I_ Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c: 1/ Về kiến thức: Hs cần đạt - Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. - Con người giữ vị trí trung tâm. 2/ Về kỹ năng: - Chứng minh được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. - Nắm được các thông tin và chứng minh được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển toàn diện của con người. 3/ Về thái độ: - Có ý thức vận dụng các quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày. II_ Tài liệu – phương tiện: - Sách giáo viên, sách giáo khoa, câu chuyện, hình ảnh. - Ti vi ma ́ y chiê ́ u III_ Tiến trình dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ Chứng minh con người là chủ thể của lịch sử. 2/ Giới thiệu bài mới Để tồn tại và phát triển, con người phải ở vị trí trung tâm, là mục tiêu phát triển của xã hội. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ba ̀ i ho ̣ c Hoạt động 1: Gv: phát vấn - Phân tích và nhận xét về hình tượng Đăm san và Prômêtê. (Gv kể) Hs: trao đổi và trả lời. Gv kết luận: ngay từ thời vừa thoát khỏi thế giới động vật, con người luôn muốn vươn tới một cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để đạt được điều đó. - Hãy kể những nhu cầu của bản thân mà em mong muốn gia đình và xã hội đem lại. - Em muốn sống trong một xã hội như thế nào? 2/ Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội: a/ Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Hs trả lời cá nhân Gv liệt kê ý: nhu cầu con người là vô tận → thúc đẩy XH phát triển → XH phát triển phục vụ cho con người. Gv: nêu một số phát minh quan trọng giúp con người có cuộc sống tiện nghi hơn? hs: bóng đèn điện, ô tô, máy vi tính, tivi… Gv: Nhưng tiến bộ xã hội cũng đặt con người trước những tai họa. Nêu những vấn đề mà nhân loại đang quan tâm? Hs trả lời: khủng bố, bệnh dịch, chiến tranh, ô nhiễm, thất nghiệp …. Gv: Để ngăn chặn những nguy cơ trên. Con người lập ra các tổ chức vì lợi ích con người. Kể tên các tổ chức đó? Hs: Tổ chức dân số thế giới Tổ chức y tế thế giới Tổ chức bà mẹ và trẻ em Gv: kể tên các tổ chức, chương trình ở Việt Nam. Hs: Ngôi nhà mơ ước, Chung tay vì cộng đồng, Vượt lên chính mình… Gv: Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? - Các quyền chính đáng của con người? → quyền sống, học tập, công dân… Hoạt động 2: Gv: Loài người trải qua các chế độ nào? Hs: CXNT → CHNL → PK → CHTB → CNXH GV: hướng dẫn HS thấy được tính ưu việt của CNXH so với các chế độ khác, đặc biệt là chế độ TBCN. - Em có thích sống ở các nước Pháp, Mỹ hay không? Vì sao? Các nước này có ưu điểm gì? Có gì chưa tốt? → hs: kinh tế rất phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật rất cao. Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn thuộc về bản chất, thể hiện: Con người là chủ thể của lịch sử nên còn người cần phải được tôn trọng, được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu của mọi sự tiến bộ xã hội. Xét cho cùng, tiến bộ xã hội là vì hạnh phúc của con người. b/ CNXH với sự phát triển toàn diện của con người: Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 tệ nạn xã hội, đấu tranh giai cấp… Gv: vì những đặc điểm trên, nhân loại không thể dừng lại ở chế độ TBCN mà hướng tới một chế độ mới ưu việt hơn. Gv: nêu đặc điểm cơ bản của xã hội XHCN? Hs: không có áp bức bóc lột + Thống nhất giữa văn minh và nhân đạo + Mọi người được sống tự do, hạnh phúc. Gv: Mục tiêu của CNXH? Mục tiêu đó có thể hoàn thành sớm hay không? Hs: trả lời Gv: liên hệ Việt Nam - Hãy nêu những thành tựu của đất nước ta trong những năm qua? - Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nào nhằm phát triển toàn diện con người? - ở địa phương em, chính quyền có những chính sách cụ thể nào? Hs: phổ cập giáo dục, xây nhà tình thương, xóa đói giảm nghèo… Gv: Việt Nam là một nước nghèo, đang quá độ lên CNXH nên vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Nhưng, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong quá trình phát triển, Đảng luôn đặt con người ở vị trí trung tâm. minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của CNXH. 4/ Luyện tập – củng cố: Suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện An – phơ – nét Noben. 5/ Hoạt động tiếp nối: Học bài cũ, chuẩn bị bài 10 IV_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá - Chứng minh con người là mục tiêu củ sự phát triển xã hội. Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 21 - bài 10: QUAN NIÊ ̣ M VÊ ̀ ĐA ̣ O ĐƯ ́ C I. Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c 1/ Về kiến thức: Hs cần đạt - Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng lịch sử. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán. - Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. 2/ Về kỹ năng: - Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử. - Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của HS. 3/ Về thái độ: - Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng. - Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới. II_ Tài liệu – phương tiện: - Sách giáo viên, sách giáo khoa, câu chuyện, hình ảnh, ca dao, tục ngữ… - Ti vi ma ́ y chiê ́ u III_ Tiến trình dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ Chứng minh con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. 2/ Giới thiệu bài mới Bác Hồ từng nói: đạo đức là gốc của con người. Tại sao Bác lại đánh giá vai trò của đạo đức lớn như vậy? Đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Gv: đưa ra tình huống + Trên đường đi học về, em thấy một cụ già muốn qua đường. Em sẽ làm gì? Vì sao? + Một bạn trong lớp nhà nghèo nên phải nghỉ học. các em sẽ làm gì? Vì sao? Hs: trả lời Gv: + Tự điều chỉnh hành vi là bắt buộc hay tự giác? + Hành vi đó có cần phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội không? Hs trao đổi và trả lời. 1/ Quan niệm về đạo đức: a/ Đạo đức là gì? Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Gv: chốt ý và rút ra khái niệm đạo đức: những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải phù hợp với lợi ích xã hội, ngược lại, nếu bất chấp lợi ích của cộng đồng xã hội là một hành vi thiếu đạo đức và sẽ bị xã hội đào thải. Gv: nêu một số chuẩn mực đạo đức? Hs: hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, nhân đạo… Gv: những chuẩn mực đạo đức có thay đổi theo sự phát triển của xã hội không? Nó bị chi phối bởi yếu tố nào?Ví dụ? Hs: Các chuẩn mực đạo đức bị chi phối bởi tư tưởng của giai cấp thống trị. Vd: thời PK: “ trung” : với vua vô điều kiện “ hiếu”: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. XHCN: “trung”: với lợi ích của Đảng, của dân. “ hiếu”: tôn trọng bố mẹ nhưng có quyền lựa chọn và quyết định hạnh phúc riêng. Hoạt động 2: Gv: thảo luận nhóm (thời gian 2 phút) Nhóm 1: Nội dung điều chỉnh của đạo đức? ví dụ. Nhóm 2: Nội dung điều chỉnh của pháp luật? ví dụ. Nhóm 3: Nội dung điều chỉnh của phong tục tập quán? Ví dụ. Hs thảo luận và điền vào bảng so sánh - Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đống và xã hội. - Các chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi theo sự phát triển của lịch sự. b/ Phân biệt đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán trong việc điều chỉnh hành vi của con người: BẢNG SO SÁNH Phương thức điều chỉnh hành vi Nội dung Ví dụ Đạo đức - Thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra. - Tự giác thực hiện - Không thực hiện: XH lên án, lương tâm cắn rứt. - Tôn sư trọng đạo - Anh em hòa thuận Pháp luật - Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra. - Bắt buộc phải thực hiện - Không thực hiện: xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước. - Đội mũ bảo hiểm - Đèn đỏ dừng lại Phong tục tập quán - Tuân theo những nề nếp, thói quen từ lâu đời. - Thờ cúng Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10- PTTQ tiến bộ → giữ gìn và phát huy. - PTTQ lạc hậu → xóa bỏ tổ tiên - Lì xì Gv: trong thực tế có những trường hợp, hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng vẫn có thể bị lên án về mặt đạo đức. Ví dụ: Hoạt động 3: Gv: thảo luận nhóm (2 phút) Nhóm 1: vai trò của đạo đức đối với cá nhân? theo em giữa đức và tài, cái nào cần thiết hơn? Vì sao? Ví dụ Nhóm 2: vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em, hạnh phúc gia đình là nhờ tiền tài, danh vọng hay tình cảm đạo đức? vì sao? Ví dụ Nhóm 3: vai trò của đạo đức đối với xã hội? ví dụ. Hs thảo luận và trả lời. Gv: để sống tốt, sống đẹp, mỗi cá nhân phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình. 2/ Vai trò của đạo đức: a/ vai trò của đạo đức đối với cá nhân: - Góp phần hoàn thiện nhân cách. - Có ý thức và năng lực sống thiện. - Giáo dục lòng nhân ái, vị tha. b/ Vai trò của đạo đức đối với gia đình: - Là nền tảng của gia đình. - Tạo nên sự ổn định, vững chắc cho gia đình. - Nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc. c/ Vai trò của đạo đức đối với xã hội: - Đạo đức là sức khỏe của xã hội. 4/ Củng cố: tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức, phong tục tập quán, pháp luật. 5/ Hoạt động tiếp nối: Hs học bài cũ, kiểm tra 15’. IV_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá: Đạo đức là gì? Phân biệt đạo đức, pháp luật với phong tục tập quán? Ví dụ. Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giáo án GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 22 - bài 11: MÔ ̣ T SÔ ́ PHA ̣ M TRU ̀ CƠ BA ̉ N CU ̉ A ĐA ̣ O ĐƯ ́ C HO ̣ C I_ Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c: 1/ Về kiến thức: Hs cần đạt - Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới. 2/ Về kỹ năng: - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội. - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 3/ Về thái độ: - Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ. - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuẩn mực ấy trong cuộc sống. II_ Tài liệu – phương tiện: - Sách giáo viên, sách giáo khoa, câu chuyện, ca dao, tục ngữ… - Ti vi ma ́ y chiê ́ u III_ Tiến trình dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15’ Đề 1: 1/ Phân biệt đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán trong việc điều chỉnh hành vi con người? ví dụ. (7 đ) 2/ Ý nghĩa câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn” (3đ) Đề 2: 1/ Khái niệm đạo đức? Chứng minh các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo sự phát triển của lịch sử. 2/ Ý nghĩa câu: “ Đạo đức là gốc của con người” (3đ) Đáp án: Đề 1: 1/ Phương thức điều chỉnh hành vi Nội dung Ví dụ Đạo đức - Thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra. - Tự giác thực hiện - Không thực hiện: XH lên án, lương tâm cắn rứt - Tôn sư trọng đạo - Anh em hòa thuận Pháp luật - Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà - Đội mũ bảo Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm [...]... á n GDCD10 nước đặt ra hiểm - Bắt buộc phải thực hiện - Đèn đỏ dừng - Không thực hiện: xử lý bằng sức mạnh lại của Nhà nước Phong tục tập quán - Tuân theo những nề nếp, thói quen từ - Thờ cúng tổ lâu đời tiên - PTTQ tiến bộ → giữ gìn và phát huy - Lì xì - PTTQ lạc hậu → xóa bỏ Câu 2: đề cao việc học hành lễ nghĩa và rèn luyện đạo đức Bên cạnh đạo đức phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, ki n... học bài 9, 10, 11, 12 chuẩn bị ki m tra 1 tiết IV_ Gợi ý, ki m tra, đánh giá: Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giá o á n GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 27 - bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG I_ Mục tiêu bài ho ̣c: 1/ Về ki n thức: - Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác - Nêu được... tập 2, 3 / SGK/ 94 Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giá o á n GDCD10 Tiết 28 - bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG I_ Mục tiêu bài ho ̣c: 1/ Về ki n thức: - Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người - Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác - Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác -. .. nơi ở II_ Nội dung: Gv cần làm rõ: - Khái niệm cộng đồng - Phân tích vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người - Nhân nghĩa, biểu hiện của nhân nghĩa III_ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, tình huống, câu chuyện… IV_ Tài liệu – phương tiện: - SGK 10, SGV 10, câu chuyện, ca dao tục ngữ… - Ti vi máy chiế u V_ Tiến trình dạy học: 1/ Ki m tra bài cũ: 2/ Giới thiệu bài mới: Muốn duy trì... á n GDCD10 4/ Củng cố - luyện tập: Làm bài tập 1 và 2 SGK/ 86 5/ Hoạt động tiếp nối: Hs học bài cũ và sưu tầm những câu ca dao tục ngữ, câu chuyện về hôn nhân gia đình và các mối quan hệ trong gia đình IV_ Gợi ý – Ki m tra – đánh giá: - Khái niệm tình yêu? ca dao tục ngữ, thơ ca về tình yêu - Những điều cần tránh trong tình yêu Giáo viên: Vương Thị Huế Trường THPT Đoàn Thị Điểm Giá o á n GDCD10. .. chân chính - Nội dung của chế độ hôn nhân ở nước ta? + Cá nhân được tự do kết hôn theo - Thế nào là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ? luật định - Thế nào là tự do kết hôn? Ví dụ + Bảo đảm về mặt pháp lý (đăng - Chỉ có tình yêu thì đã đủ điều ki n để tạo ra cuộc ký kết hôn) sống lứa đôi hạnh phúc chưa? + Đảm bảo quyền li hôn - Theo em, gia đình và người thân có vai trò gì trong - Hôn nhân 1 vợ - 1 chồng,... sinh sản và giáo dục dân số Gv đưa ra các số liệu: 20 04: theo cục thống kê có: 57 ,2% HS không có ki n thức về biện pháp tránh thai; 13, 2% HS có người yêu, 3 ,2 % HS có quan hệ tình dục 70.000 lượt phá thai ở tuổi vị thành niên (thống kê được) và đang có xu hướng gia tăng Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ dưới 18 tuổi cao gấp 2 lần so với những bà mẹ 20 – 24 tuổi Qua đó HS có thể thấy được hậu quả của việc... Giá o á n GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 23 – bài11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I_ Mục tiêu ba ̣i ho ̣c: 1/ Về ki n thức: Hs cần đạt - Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới 2/ Về kỹ năng: - Đánh giá... Giá o á n GDCD10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 25 - bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH I_ Mục tiêu bài ho ̣c: 1/ Về ki n thức: HS cần đạt: - Nắm được những điều cơ bản nhất về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay - Khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình cùng với trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình 2/ Về kỹ năng: - Có khả năng lí giải, nhận xét, đánh giá,... Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, tình huống, câu chuyện… IV_ Tài liệu – phương tiện: - SGK 10, SGV 10, câu chuyện, ca dao tục ngữ… - Ti vi máy chiế u V_ Tiến trình dạy học: 1/ Ki m tra bài cũ: - Nêu khái niệm cộng đồng Ví dụ phân tích vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người - Phân tích nhân nghĩa 2/ Giới thiệu bài mới: Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên . Giáo án GDCD 10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 21 - bài 10: QUAN NIÊ ̣ M VÊ ̀ ĐA ̣ O ĐƯ ́ C I. Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c 1/ Về ki n thức: Hs cần đạt - Hiểu rõ. án GDCD 10 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 22 - bài 11: MÔ ̣ T SÔ ́ PHA ̣ M TRU ̀ CƠ BA ̉ N CU ̉ A ĐA ̣ O ĐƯ ́ C HO ̣ C I_ Mục tiêu ba ̀ i ho ̣ c: 1/ Về ki n