1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

91 743 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

“Nhất sĩ nhì nôngHết gạo chạy rong

Nhất nông nhì sĩ”

Câu châm ngôn xưa đã phần nào nói lên mối quan hệ tác động qua lại giữangười nông dân và người trí thức Ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng chặt chẽhơn, thể hiện ở việc nông dân và cán bộ nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp đã dầnrút ngắn khoảng cách Nhà nghiên cứu thì tìm ra các nguyên lý, các biện phápkhoa học để phục vụ cho nông dân, còn nông dân là người thực nghiệm, là ngườikiểm chứng các kết quả đó

Trước xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việcđô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp làm giảm diện tíchcanh tác ở một số vùng trong cả nước Do đó, để duy trì mức sản lượng nông sảnđặc biệt là lúa gạo thì các nước sản xuất nông nghiệp trong đó có Việt Nam đềuxem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong nhữnggiải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang được rấtnhiều nông dân quan tâm và thực hiện, bởi lẻ nó mang lại lợi ích cho chính ngườisản xuất Tuy nhiên, cùng áp dụng một mô hình khoa học kỹ thuật nhưng hiệuquả sản xuất của mỗi nông hộ được nhìn nhận là khác nhau Điều đó cho thấymức độ áp dụng của các hộ là khác nhau Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi nônghộ khác nhau cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này Nếunông hộ biết tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc ứngdụng các mô hình khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả caođồng thời cũng nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân Xuất phát từ thực tế đó,

em thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa họckỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh SócTrăng” để thấy tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ

thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập ròngcủa nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Trang 2

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứngdụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuậnlợi, khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liênquan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địaphương.

2 Mục tiêu cụ thể

– Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan đến các nguồn lực sẵn có– Phân tích những yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới vàosản xuất lúa

– Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi ứng dụng các mô hình khoahọc kỹ thuật riêng lẻ và khi ứng dụng kết hợp các mô hình khoa học kỹ thuật

– Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất hiện tạịcũng như những cơ hội và nguy cơ trong thời gian tới

– Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạnchế trong quá trình triển khai ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ và chính quyềnđịa phương

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Phương pháp thu thập số liệu

1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuấtlúa của nông dân; Niên giám thống kê huyện Mỹ Tú năm 2004; Báo cáo tổng kếttình hình kinh tế, xã hội, sản xuất nông nghiệp của xã Phú Tâm và huyện Mỹ Tútrong 3 năm (2003 – 2005); Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế củahuyện Mỹ Tú giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch 2006 – 2010; Các kế hoạch, dựán có liên quan đến mô hình; Những nghiên cứu về nông nghiệp đã được thựchiện ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ hai nguồn:

– Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lí trong lĩnh vựcnông nghiệp và kinh tế cấp xã, huyện.

Trang 3

– Thu thập thông tin trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộtrong vùng nghiên cứu (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng).

Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng các mô hình khoahọc kỹ thuật Sau khi tiếp xúc với cán bộ xã để nắm tình hình ứng dụng khoa họckỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại xã Phú Tâm, sau đó phân các hộ điềutra thành 3 nhóm: nhóm hộ chỉ ứng dụng mô hình giống mới; ứng dụng mô hìnhgiống mới kết hợp IPM; ứng dụng cả 3 mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3tăng; còn các mô hình như sạ hàng, lúa – màu, lúa - thủy sản… ít được nông hộứng dụng.

Toàn xã có 10 ấp, trong đó có 4 ấp có diện tích sản xuất lúa lớn nhất Dogiới hạn của đề tài nên chỉ chọn 3 ấp làm đại diện là ấp Phú Thành A, Phú ThànhB và Phú Bình với cỡ mẫu là 60.

Do yêu cầu đặt ra là điều tra 3 nhóm hộ như trên nên ở đây dùng phươngpháp chọn mẫu phán đoán Vì áp dụng phương pháp này nên phải dựa trên sựnhận định của cán bộ xã để chọn ra thành phần nông hộ có triển vọng tốt, có khảnăng cung cấp dữ liệu chính xác Tóm lại, khi dùng phương pháp này là dựa vàomục đích nghiên cứu để chọn ra thành phần, đối tượng trả lời đúng và phù hợp.Phương pháp này giúp ta chọn mẫu nhanh nhưng sai số lớn.

2 Phương pháp phân tích số liệu

– Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số để mô tả nguồnlực của nông hộ, phân tích yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuậtmới

– Phân tích hồi qui tương quan để xem xét mức độ ảnh hưởng của việc ápdụng các mô hình khoa học kỹ thuật đến thu nhập ròng

– Dùng phương pháp kiểm định giả thuyết để kiểm định có hay không có sựliên hệ giữa diện tích và năng suất (kiểm định Chi-Square, kiểm định Mann –Whitney); giữa việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau với năngsuất (kiểm định Kruskal Wallis), kiểm định trung bình giữa hai mẫu phụ thuộc(mẫu từng cặp) để xem xét sự khác biệt của chi phí, thu nhập ròng trước và saukhi áp dụng khoa học kỹ thuật, sự khác biệt của thu nhập ròng khi áp dụng cácmô hình khoa học kỹ thuật khác nhau có ý nghĩa hay không.

Trang 4

– Mô tả mối liên hệ giữa diện tích và năng suất khi phân nhóm 2 yếu tố nàybằng phương pháp phân tích bảng chéo.

– Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; thu nhập ròng/chi phí;thu nhập/thu nhập ròng; thu nhập ròng/ngày công để làm cơ sở so sánh hiệu quảkinh tế.

– Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉtiêu hiệu quả sản xuất, và các tỷ số tài chính.

– Phân tích những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất;phân tích cơ hội và mối đe dọa của sản xuất lúa từ đó đưa ra một số giải phápnhằm khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, nắm bắt cơ hội và hạn chếnhững nguy cơ.

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006 Sốliệu sơ cấp về thu nhập, các loại chi phí sản xuất chỉ được thu thập vào một vụlúa Đông Xuân (khoảng tháng 11 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006) khi nông hộđã áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vụ lúa Đông Xuâncác năm trước khi nông hộ chưa ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất.

Về không gian: Số liệu sơ cấp được thu thập ở 3 ấp của một xã thuộc huyệnMỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nên tính đại diện chưa cao.

Do phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phán đoán, lựa chọn những hộ cóứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và việc chọn hộ điều tra phụ thuộc vàocán bộ địa phương chọn ra những hộ sản xuất điển hình trong 3 ấp của xã PhúTâm nên năng suất đạt được trong vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 của nhữnghộ được điều tra cao hơn năng suất trung bình của xã Kết quả được phân tích từsố liệu điều tra chỉ đúng cho những hộ được điều tra nhằm đánh giá hiệu quả khinhững hộ này ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau vào sản xuấtlúa.

Ngoài ra, đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa, không nghiên cứu cácthu nhập từ hoạt động nông nghiệp khác như: hoa màu, chăn nuôi, thủy sản… màcác nguồn thu nhập này có thể có được từ áp dụng khoa học kỹ thuật thông quaviệc sản xuất theo mô hình kết hợp.

Trang 5

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

I CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT1 Khoa học

Khoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện tượngtự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khảdĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.

Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh rakiến thức.

Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởibiên giới quốc gia Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu.Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng Mục đích củakhoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội.Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức,quy luật tự nhiên (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).

2 Kỹ thuật

Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống câytrồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể hiện ởkhâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu Tiến bộ công nghệ đã trởthành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nôngdân.

Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn cóhoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầura bằng vật chất nhất định Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức saocho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với sốlượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào íthơn Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động(do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai.

Trang 6

Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năngđạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng caohơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạora hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môitrường.

* Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:– Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế

– Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụngtrong sản xuất

– Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào

* Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng trong sảnxuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên tục Nhữngthuộc tính kỹ thuật mới được nông dân quan tâm là những công nghệ có thể đượcchia nhỏ (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).

* Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có mangtính địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của đasố nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, xã hội, thị trường…cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.

3 Hiệu quả

3.1 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mậtthiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.

– Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt đượcvà lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếptới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Mộtphương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinhtế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chiphí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất vàphát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinhthần của mọi thành viên trong xã hội.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không

Trang 7

thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của laođộng Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng,phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn củađiều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu) Con người chỉ tác động tạo ranhững điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứkhông thể thay đổi theo ý muốn chủ quan

– Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổngchi phí bỏ ra.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất(Viện kinh tế nông nghiệp,1995).

3.2 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinhdoanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sảnxuất trên một đơn vị diện tích

3.3 Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quảkinh tế – xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quảsử dụng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện của khí hậu – thời tiết, gắn liềnvới việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuậttiến bộ vào sản xuất.

Trang 8

Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sungtrên một đơn vị diện tích Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượngcao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụngtrước đó Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng vàchất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bốtrí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn.

Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sảnphẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:

– Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên– Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống– Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân– Cải thiện đời sống cho người lao động– Cải tạo mô trường, môi sinh

Các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố rất đa dạngvà phức tạp Ngay trong từng yếu tố, tính phong phú và phức tạp cũng lớn, việclựa chọn những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp cần phải được cânnhắc kỹ.

4 Sản xuất theo kiểu độc canh

Độc canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loạicây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt Sản xuất độc canhthường gây ra những rủi ro sau:

– Dịch bệnh dễ phá hoại và kháng thuốc đối với sâu bệnh– Giảm sút năng suất cây trồng

– Rủi ro về kinh tế lớn

– Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, gây tác động xấu đến môi trường

5 Sản xuất theo kiểu luân canh

Luân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trêncùng một diện tích canh tác Lợi ích của việc luân canh là:

– Duy trì độ phì nhiêu của đất đai

– Khắc phục được tình trạng kháng thuốc của sâu bệnh

– Đa dạng hóa sản phẩm của nông hộ góp phần tăng thu nhập

Trang 9

Tuy nhiên, khi lựa chọn luân canh phải nghiên cứu kỹ cây trồng về:

 Mức độ tiêu thụ dinh dưỡng: có nghĩa là sau một loại cây trồngcần dinh dưỡng cao thì trồng một loại cây trồng cần ít dinh dưỡng xếp theo mứcđộ dinh dưỡng từ thấp đến cao theo thứ tự cây họ đậu, cây lấy củ, cây rau, cây ănquả, cây ngũ cốc… cây có mức độ tiêu thụ dinh dưỡng thấp nhất được đưa vàotrồng, đưa cây họ đậu vào luân canh cho đất là biện pháp thích hợp nhất.

Tính chất chịu được bệnh hại: xếp theo tính chất chịu được bệnh hại củacây từ thấp đến cao là cây lấy củ, cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây rau, cây ăn trái.

Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quảkinh doanh với chi phí để đạt được kết quả đó

6 Số liệu

6.1 Số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc được nhà nghiên cứu thu thập cho một mụcđích cụ thể về một vấn đề nghiên cứu nào đó Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thuthập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ ở xã Phú Tâm (60 hộ) thông quabảng câu hỏi và phỏng vấn cán bộ nông nghiệp xã Phú Tâm và cán bộ nôngnghiệp huyện Mỹ Tú một số vấn đề liên quan đến đề tài.

6.2 Số liệu thứ cấp

Số liệu sơ cấp là các nguồn thông tin có liên quan đến vùng và vấn đềnghiên cứu Thông tin này gồm: các báo cáo, thống kê, bản đồ, các kết quảnghiên cứu trước đây…

7 Lịch thời vụ

Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuậnlợi trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ Nó giúp xác định những thángkhó khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác độngđến cuộc sống của người dân địa phương.

8 Nguồn lực nông hộ

Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹthuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quátrình sản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộtận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sảnxuất

Trang 10

II CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA ĐANGĐƯỢC NÔNG HỘ ỨNG DỤNG

1 Mô hình giống mới

Năm 1999, nông dân đã bắt đầu sản xuất lúa 2 vụ, nhưng các giống lúa sửdụng đại trà đang bị thoái hóa, lẫn tạp làm năng suất thấp (dưới 4 tấn/ha), phẩmchất gạo kém nên việc đổi mới cơ cấu giống lúa đã được thực hiện nhằm đưanăng suất và chất lượng gạo cao hơn, có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao.

Mô hình được thực hiện do Trung tâm giống cây trồng và Viện lúa ĐồngBằng Sông Cửu Long kết hợp Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thựchiện năm 1999 với nội dung của mô hình là cung cấp và nhân một số giốngnguyên chủng hiện đã được thử nghiệm trên quy mô nhỏ có kết quả tốt tại xã PhúTâm như giống IR64, DS20, CMF1 Đồng thời đưa thêm một số giống mới đượcsản xuất ở nhiều nơi có năng suất và chất lượng cao như: OM1633, OM1723,OM 1490.

Những năm sau đó, nhiều giống lúa mới đã được cung cấp và sử dụng rộngrãi như giống: OM2517, OM2693, OM3242, OM2507, OM2717, OM2718,MTL341, MTL325, đặc biệt là giống lúa cao sản, đặc sản ST3, ST5 Các giốnglúa này đã đạt năng suất từ 7 – 9 tấn/ha, hạt dài, gạo đẹp, thời gian sinh trưởngcủa một số giống như OM2517, OM4495 chỉ còn khoảng 95 ngày.

2 Mô hình IPM

Những đối tượng dịch hại gây ra không chỉ riêng đối với cây lúa Để giảiquyết một đối tượng gây hại giải pháp trước mắt thường là xịt lại nhiều lần cácloại thuốc nông dược.

Quan điểm kiểm soát dịch hại đã được thay đổi cùng với việc phát minh ranhững loại nông dược tổng hợp tiên tiến Những loại thuốc này không mắc tiềnvà dễ sử dụng, cho kết quả ngay Suốt kỷ nguyên nông dược này quan điểm vềviệc xử lý dịch hại có nghĩa là trừ tận gốc, phát hiện để diệt hết các dịch hại.

Quan điểm loại trừ triệt để nay đã được thay thế bằng quan điểm kiểm soáthợp lý, mục đích là làm giảm mật số dịch hại đến mức độ nếu xử lý tiếp tục sẽkhông đem lại hiệu quả kinh tế Mật số dịch hại thấp có thể chấp nhận được Từquan điểm này đã được nghiên cứu, hình thành kỹ thuật IPM (Integrated PestManagement) hay còn gọi là biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại.

Trang 11

Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại là một chiến lược kế hoạch sử dụngnhiều dạng chiến thuật hoặc biện pháp kiểm soát – kỹ thuật canh tác, sức đềkháng của cây, biện pháp hóa học hoặc sinh học – một cách hài hòa Những côngtác xử lý được căn cứ trên công tác kiểm tra dịch bệnh thường xuyên.

Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại dựa vào những chiến lược sinh tháicó tính kỷ luật cao để cân nhắc hiệu quả của từng chiến thuật, như là một phầncủa hệ canh tác nông nghiệp, trong việc làm giảm ít nhất thiệt hại năng suất và sựxáo trộn trong sản xuất

Không có chiến lược phòng trừ dịch hại nào làm gia tăng tiềm năng năngsuất Những chiến lược như thế chỉ có thể khẳng định rằng năng suất sinh học tốiđa có thể đạt được trong một mùa và ở trên một cánh đồng đặc biệt sẽ không bịgiảm năng suất đáng kể do dịch hại.

Các khái niệm thường sử dụng trong biện pháp này là:

– Mức độ thiệt hại kinh tế: mật số dịch hại lớn đủ để có thể gây mất mùa Ởmật số này mức tổn thất cao hơn chi phí xử lý.

– Ngưỡng kinh tế: mật số dịch hại đến mức các biện pháp xử lý nên đượcáp dụng để ngăn không cho số lượng dịch hại đạt đến mức thiệt hại kinh tế.

3 Sạ hàng

Mô hình sạ lúa theo hàng do phòng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Mỹ Tú tổ chức trình diễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy sạhàng bằng động cơ KubotaL2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạhàng bằng công cụ kéo tay:

– Tiết kiệm được trên 50% hạt giống– Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha)– Ruộng bằng phẳng hơn

– Không có dấu chân người như sạ tay

– Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày,cao hơn sạ tay 10 lần

Trang 12

4 Mô hình 3 giảm 3 tăng

Ba giảm: Ba giảm bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệthực vật.

* Giảm giống:

Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giốngkhông bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ… có sức nẩymầm tốt (trên 85%) Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ langvới mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha Lợi ích của cách làm này là ít hao giống, ít tốnphân, ít bị sâu bệnh… tiết kiệm được chi phí

Nếu giữ theo tập quán cũ như phần lớn nông dân sử dụng lúa thương phẩmlàm giống với mật độ sạ duy trì ở mức khá cao (200 – 250 kg/ha), tỷ lệ lẫn tạpcao dẫn tới năng suất và chất lượng giảm thì rõ ràng sẽ tốn nhiều giống dễ đổngã, tốn nhiều phân, dễ bị sâu bệnh tấn công… tốn nhiều chi phí.

* Giảm phân:

Theo đánh giá của các nhà khoa học có sự biến động rất lớn về nguồn đạmđược bổ sung trong đất ruộng nông dân, mức bón đạm theo qui trình nông dâncũng thay đổi rất lớn tùy từng ruộng Sự thay đổi mức đạm bón vào và N đượccung cấp cũng thay đổi rất lớn từ vụ này sang vụ khác, rõ ràng là nông dân chỉchú trọng vào phân đạm (bón đạm rất cao 100 – 135 kg/ha) vì nó là yếu tố dễthấy trong khi đó thường xem nhẹ vai trò của lân và kali cùng các nguyên tố vilượng khác mà quên rằng hàng năm cây lúa lấy đi từ đất một lượng rất lớn cácchất dinh dưỡng trong đất Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suythoái đất trầm trọng hiện nay và ngày càng nghiêm trọng hơn khi đất trồng lúasản xuất 3 vụ/năm rất phổ biến

Một thực tế nữa là khả năng hấp thu đạm vào ruộng nông dân chỉ đạt 30 – 40% so với tổng số đạm bón vào đất Điều này đồng nghĩa với việc hàng nămlượng phân đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu… nên lãng phí rất lớn

Cũng như các cây trồng khác, cây lúa cần 16 chất trong không khí, nước,đất, nhưng bắt buộc phải trả lại cho đất: Đạm (N), lân (P), kali (K) Nông dânthấy bón Ure là lúa xanh nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba tác hại:

- Đất bị huy động hết P và K nên mùa này bón 120 kg/ha thì mùa sau phảibón bù 140 kg/ha lúa mới xanh

Trang 13

- Bón nhiều Ure thì tán lá xanh tốt nhưng thân mảnh khảnh, chống bệnhyếu, còn dễ bị đổ ngã, ngã thì dưỡng chất đi lên bị trở ngại, hạt gạo dễ bị bạcbụng

- Tán lá to thì có những chồi ăn hại không trổ bông nhưng cũng tham gia ănphân

Thêm vào đó, nếu bón N với liều lượng cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩmđộ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá lúa.

Vấn đề mấu chốt ở đây chính là điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theokhả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất là yếu tố then chốt để đạt năng suất cao vàổn định Trên quan điểm đó 3 giảm 3 tăng khuyến cáo rằng:

– Bón cân đối phân lân và phân kali theo từng mùa vụ và loại đất

– Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bóncho lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ

* Giảm thuốc:

Thông thường ngay từ đầu quy trình kỹ thuật sản xuất người nông dân đã sạvới mật độ cao, bón phân nhiều nên cây lúa yếu (sức đề kháng kém), sâu bệnhcũng nhiều theo về mật số và mức độ cũng như tính chất gây hại nghiêm trọngcủa nó.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ

thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu chính

là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong thời giannày cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra Lợi íchcủa việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích)để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trườngvà giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và antoàn cho người tiêu dùng.

Ba tăng: ba tăng gồm tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng lợinhuận.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và bà con nông dân, nếu áp dụng tốtchương trình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa, trước tiên sẽ giảm từ 30 – 50%lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần phun thuốcbảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1 tháng

Trang 14

đầu sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất,sau cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho ngườitiêu dùng.

5 Mô hình lúa – màu

Mô hình lúa – màu là hình thức luân canh màu và cây lúa Mô hình này cóthể ứng dụng 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu 1 vụ lúa Mô hình này vừa manglại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo cho việc phục hồi tài nguyên đất sau các vụlúa hoặc có thể do thời tiết mà thời điểm đó không phù hợp với cây lúa nên năngsuất không cao (Công ty bảo vệ thực vật An Giang, 2000).

III CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG KHOAHỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1 Hiệu quả xã hội

Xem xét việc ứng dụng khoa học kỹ thuật có mang lại một số kết quả sau:– Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân

– Tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn chế tệnạn xã hội trong nhân dân

2 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được xem xét thông qua:– Tính lâu dài và bền vững của môi trường

– Môi trường sinh thái có được cân bằng trong mô hình khoa học kỹ thuậtmới không

– Chất lượng nguồn nước trong vùng

– Lượng thuốc hóa học được người dân sử dụng trong vùng

– Thu nhập ròng: là khoảng chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí Thu nhập ròng = Thu nhập – Tổng chi phí

Trang 15

– Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuấtbỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng đơnvị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau:

– Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầutư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số TN/CP nhỏhơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1người sản xuất mới có lời.

– Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồngchi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận NếuTNR/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.

– Thu nhập ròng/ngày (TNR/Ngày): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngàysẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng Số ngày là khoảng thời gian củachu kì sản xuất Đa số nông dân trong vùng đều sống bằng nghề sản xuất lúa nênchỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của nông hộ, chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếutố: hiệu quả sản xuất, diện tích đất sản xuất

Thu nhập ròngTNR/NC =

Ngày công lao động gia đình Thu nhập ròng

TNR/TN =

Thu nhập Thu nhập TN/CP =

Chi phí

Thu nhập ròngTNR/CP =

Chi phí

Trang 16

III CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bày viết được thao tác trêncác phần mềm Excel và SPSS Các phương pháp phân tích được sử dụng trongbài viết bao gồm:

1 Phân tích thống kê mô tả

Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thuthập làm cơ sở để phân tích và kết luận Các đại lượng thống kê mô tả chỉ đượctính với các biến định lượng.

2 Phân tích tần số

Kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, bảng nàytrình bày với tất cả các biến kiểu số (định tính và định lượng) Việc xác định tầnsố của mỗi giá trị được thực hiện bằng cách đếm số quan sát rơi vào giá trị đó.Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìntổng quan về các quan sát.

3 Phân tích hồi qui tương quan

Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liênhệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc(biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tốnguyên nhân) Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế đểphân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được

giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giảithích).

Phương trình hồi qui tương quan có dạng:Y = a + b1x1 + b2x2 + + bixiTrong đó:

Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)

a: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến x1,x2, xi bằng 0.

x1, x2, xi: là các biến độc lập (biến được giải thích) Thu nhập ròng

TNR/Ngày =

Ngày

Trang 17

b1, b2, bi: gọi là hệ số hồi qui riêng Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởngtừng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lạiđược giữ cố định.

b1, b2,… bi cho biết khi biến x1, x2… xi tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trungbình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện cácbiến khác không đổi.

Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt

chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi).

Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa

như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởicác biến độc lập xi.

Kiểm định phương trình hồi qui:

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui:

Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình vớinhững mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tốtrong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậycủa từng nhân tố đến phương trình.

4 Phân tích bảng chéo (Crosstab)

Định nghĩa: Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay babiến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có sốlượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt

Phân tích bảng chéo 2 biến: còn gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứađựng sự kết hợp phân loại của 2 biến

Trang 18

Kiểm định Chi–Square (Chi–Square Test of Independence) trong phân tíchbảng chéo: Kiểm định này được sử dụng để kiểm tra xem có mối quan hệ giữa 2yếu tố nghiên cứu trong tổng thể Kiểm định này còn gọi là kiểm định độc lập.

Kiểm định này phù hợp khi 2 yếu tố nghiên cứu là biến định tính hay địnhlượng rời rạc

5 Kiểm định phi tham số

Kiểm định phi tham số là kiểm định ít đòi hỏi các giả thuyết về phân phốicủa dữ kiện Kiểm định phi tham số phù hợp nhất trong các trường hợp ta khôngthể sử dụng các kiểm định tham số Ta có thể xác định các mức ý nghĩa đối vớikiểm định phi tham số bất chấp hình dạng phân phối của tổng thể bởi vì các kiểmđịnh phi tham số thường dựa vào hạng của dữ kiện Hai dạng kiểm định phi thamsố được sử dụng trong bài viết là: Kiểm định Mann – Whitney và kiểm địnhKruskal Wallis hai mẫu độc lập.

Kiểm định Mann – Whitney hai mẫu độc lập: dùng để kiểm định các giảthuyết về hai mẫu độc lập có xuất phát từ hai tổng thể có phân phối không giốngnhau Kiểm định này được dùng khi dữ liệu được phân thành 2 nhóm

Kiểm định Kruskal Wallis hai mẫu độc lập: cũng giống như kiểm địnhMann – Whitney hai mẫu độc lập nhưng kiểm định này cho phép phân dữ liệu từ3 nhóm trở lên.

Kiểm định phi tham số 2 mẫu độc lập:Đặt giả thuyết

H0: nhân tố a không ảnh hưởng đến nhân tố bH1: nhân tố a ảnh hưởng đến nhân tố b

Với độ tin cậy 95%, nguyên tắc quyết định là:Bác bỏ giả thuyết H0 nếu: Sig.F < 0,05

Trang 19

Chấp nhận giả thuyết H0 nếu: Sig.F  0,05

6 Kiểm định trung bình hai mẫu phụ thuộc (từng cặp)

Kiểm định này cho ta biết có hay không có sự khác biệt giữa từng cặp biếnsố liệu với nhau và có thể ước lượng được trung bình của sự khác biệt đó giữa 2tổng thể.

7 Phân tích so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạtđộng kinh tế, phương pháp này đỏi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tínhso sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinhtế Có 3 phương pháp so sánh:

– So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trịcủa một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

– So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉtiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên haygiảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian

– So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhấtvề mặt lượng của các đơn vị bằng cách sang bằng mọi chênh lệch trị số giữa cácđơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay mộttổng thể các hiện tượng có cùng tính chất

Trang 20

Dân số toàn tỉnh đến năm 2004 là 1.264.600 người Dân số thành thị chiếm18,44% dân số, thấp hơn trung bình cả nước (21%) Dân tộc Kinh chiếm 65,28%,dân tộc Khmer chiếm 28,85%, dân tộc Hoa chiếm 5,86% Gia tăng dân số trongnhững năm qua chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên Mật độ dân số hiện nay là386 người/km2 gần bằng mức trung bình Đồng Bằng Sông Cửu Long (401người/km2) Dân số của tỉnh phân bố không đều, dân cư tập trung đông ở nhữngvùng ven trục lộ giao thông, ven sông, kênh, rạch và các giồng cát do có điềukiện thuận tiện cho giao lưu kinh tế.

Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cónhiều lợi thế phát triển, nhất là về nông nghiệp Đất đang sử dụng vào nôngnghiệp của tỉnh là 249.831 ha, chiếm 81,85% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao 83,85%trong đó đất trồng lúa chiếm 75,5% nói lên thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnhSóc Trăng là cây lúa (Tổng hợp từ website: http://www.soctrang.gov.vn).

Mỹ Tú là một trong 6 Huyện của tỉnh Sóc Trăng với diện tích tự nhiên là60.435,16 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng,2006) gồm có 15 xã và một thị trấn Huyện Mỹ Tú nằm ở phía Tây sông Hậu,tiếp giáp giữa vùng mặm và vùng ngọt Toàn huyện nằm trên tọa độ địa lý 9052 –9078 vĩ độ Bắc và 105074 – 1060 kinh Đông, giáp ranh với 7 huyện, thị khác nhautrong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trang 21

- Phía Đông tiếp giáp với thị xã Sóc Trăng và huyện Kế Sách

- Phía Tây tiếp giáp với huyện Thạnh Trị và huyện Long Mỹ (thuộc tỉnhHậu Giang)

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Mỹ Xuyên và huyện Thạnh Trị

- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Kế Sách và huyện Phụng Hiệp (thuộc tỉnhHậu Giang)

Dân số toàn huyện là 208.351 người (Niên giám thống kê huyện Mỹ Tú,tỉnh Sóc Trăng, 2004), trong đó thành thị chiếm 3,25%, dân tộc Kinh chiếm64,58%, Hoa chiếm 2,70%, Khmer chiếm 37,27% Dân số phân bố không đồngđều, tập trung nhiều trong khu vực nông thôn chiếm 96,75% Thu nhập bình quânđầu người đạt 299USD/người/năm, thu nhập trung bình khoảng 7,44 triệuđồng/lao động/năm.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tập trung nhiều ở khu vực I (khu vực nông, lâm,ngư nghiệp) chiếm 72,23% Đất sử dụng cho nông nghệp của huyện Mỹ Tú là49.163,81 ha (trong đó đất trồng lúa chiếm 39.733,08 ha), đất lâm nghiệp chiếm5.472,20 ha, đất chuyên dùng chiếm 3.219,81 ha, đất chưa sử dụng chiếm 269,87ha (Phòng Tài nguyên và môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2005) Tàinguyên đất của huyện Mỹ Tú có độ màu mỡ cao, ruộng đồng phì nhiêu, thíchhợp cho việc phát triển cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, bắp, cácloại rau màu… và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng, bưởi…

II GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU XÃ PHÚ TÂM, HUYỆN MỸTÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

1 Điề kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú Tâm

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý, khí hậua Vị trí địa lý

Xã Phú Tâm nằm dọc theo tỉnh lộ, gồm 10 ấp: Phú Thành A, Phú Thành B,Phú Hữu, Phú Bình, Thọ Hòa Đông A, Thọ Hòa Đông B, Phú Hòa A, Phú HòaB, Giồng Cát, Sóc Tháo Xã Phú Tâm nằm cách thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa 20km về phía Nam.

Trang 22

– Phía Đông giáp với xã Trường Khánh (huyện Long Phú)

– Phía Tây giáp với xã Hồ Đắc Kiện (huyện Mỹ Tú) và xã Kế An (huyệnKế Sách)

– Phía Nam giáp với xã Phú Tân, xã Thuận Hòa (huyện Mỹ Tú)– Phía Bắc giáp với xã An Mỹ, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách)

Bản đồ 1 Bản đồ vị trí đất đai huyện Mỹ Tú

b Khí hậu

Xã Phú Tâm thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, trung tâm xã cách tỉnhSóc Trăng khoảng 15 km do đó lấy số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh SócTrăng để phân tích và xem đó là đặc trưng thời tiết, khí hậu của xã Phú Tâm.

Trang 23

Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, có 2 mùa gió chính là:– Gió mùa Tây Nam được hình thàng từ tháng 4 đến tháng 10

– Gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình: 26,7 0C

Nhiệt độ cao tối đa trung bình: 31,10CNhiệt độ thấp tối đa trung bình: 23,80CNhiệt độ thấp tuyệt đối: 16,20C

Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4, khoảng 31,70, tháng cónhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1, khoảng 26,40.

Tổng tích ôn 9,3200C, nhiệt độ này là điều kiện rất thuận lợi cho việc sinhtrưởng và phát triển của các loại cây trồng.

* Độ ẩm: xã Phú Tâm có ẩm độ khá cao với ẩm độ trung bình là 83,4%.

Mùa khô có ẩm độ thấp, khoảng 51% vào tháng 4, mùa mưa có gió mùa ĐôngBắc làm ẩm độ tăng lên khoảng 88% Lượng nước bốc hơi hàng năm là 1.215mm, tháng có lượng nước bốc hơi cao nhất là tháng 3 đạt 165 mm, tháng cólượng nước bốc hơi thấp nhất là tháng 10 khoảng 55 mm Lượng bốc hơi nướcphân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm.

* Lượng mưa: mưa là điều kiện lớn cần thiết cho cây trồng nhưng lượngmưa phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu vào các tháng 8 đến tháng 10hàng năm, những tháng trong mùa khô (tháng 12 năm trước đến tháng 3 nămsau) lượng mưa không đáng kể Lượng mưa trung bình là 1.840 mm, cao nhất2.611mm (năm 1929), thấp nhất 1.150mm (năm 1957).

* Chế độ nắng: Bình quân cả năm mỗi ngày có 6,5 giờ nắng, từ tháng 2 đếntháng 4 lên đến 9,2 giờ và tháng có số giờ nắng thấp nhất trong ngày là tháng 9chỉ có 4,6 giờ nắmg Tổng số giờ nắng trong năm là 2.372 giờ.

1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước và thủy văn

– Đặc điểm địa hình:

Địa hình xã Phú Tâm không phức tạp, cao ở phía Đông và thấp dần ở phíaTây, cao tương đối +0,6 đến +0,7 Địa hình nằm ven sông khá thuận lợi cho việctận dụng thủy triều tuới tiêu tự chảy vào các tháng mùa khô, còn cách xa sông thìviệc tưới tiêu khó khăn hơn.

Trang 24

– Đặc điểm thổ nhưỡng: xã Phú Tâm có 4 loại đất cụ thể phân chia như sau: Đất phù sa không bị nhiễm mặm, phèn: có 3.235,28 ha chiếm 80% diệntích đất tự nhiên của xã, phân bố tập trung nhiều ở ấp Phú Hòa A, Phú Hòa B,Phú Thành A và một phần ở Phú Hữu Đất này được khai thác từ lâu, hàng nămkhông bị ngập nước, có hàm lượng phù sa lớn Đất này được sử dụng để: canhtác lúa 3 vụ, trồng rau màu trên đất ruộng và cây ăn trái Loại đất này còn có rấtnhiều tiềm năng, thích nghi cao trong việc sản xuất nông nghiệp chuyên canh quymô lớn.

 Đất phèn hoạt động (nông, sâu): có 17 ha, chiếm 0,2% diện tích đất tựnhiên, tập trung nhiều ở Sóc Tháo nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nôngnghiệp Vì vậy trong việc sử dụng đất cần tăng cường bón phân lân, đồng thờichủ động luân canh cây trồng hợp lý, tránh độc canh.

 Đất xáo trộn (đất lên líp, thổ cư): loại đất này có 540 ha, chiếm 13,4%diện tích đất tự nhiên, tập trung ở ấp Giồng Cát, Thọ Hòa Đông A, Thọ HòaĐông B Đây là đất được hình thành từ việc thi công các công trình trủy lợi, giaothông, là quỹ đất rất quý cho trồng cây lâu năm.

– Đặc điểm nguồn nước:

Do ảnh hưởng của chế độ bán thủy triều biển Đông, hệ thống kênh Quản LộPhụng Hiệp, sông Sóc Trăng và sông Nhu Gia và các công trình thủy lợi điều tiếttưới nước của Huyện được xây dựng trong những năm gần đây nên nhìn chungnguồn nước tại xa Phú Tâm khá dồi dào, lưu lượng lớn rất thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp và trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

– Đặc điểm thủy văn:

Do tác động của chế độ bán thủy triều nên tình hình thủy văn của xã PhúTâm diễn ra khá phức tạp Trong năm ngập 2 lần, thường diễn ra vào tháng 10,11 với diện tích bị ngập khoảng 750 ha, chiếm 21% diện tích đấ phù sa không bịnhiễm mặn, phèn, tập trung vào 6 ấp trong 10 ấp của xã.

Trang 25

2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Phú Tâm

2.1 Phát triển kinh tế

Nền kinh tế của xã phát triển với tốc độ cao và tương đối ổn định Tuynhiên, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng khu vực Inhiều hơn (từ 67,78% năm 1996 lên 72,25% năm 2002), khu vực II và khu vựcIII mặc dù có phát triển nhưng với tốc độ không cao và không ổn định và có xuhướng giảm dần từ 16,8% năm 1996 xuống còn 13,33% năm 2002 (khu vực II)

Có thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung là do ngânsách của xã còn hạn chế, sự quan tâm đầu tư chưa đúng mức đến cơ sở hạ tầngnông thôn của huyện, tỉnh cũng như Trung ương đối với xã còn yếu và khôngliên tục.

Việc xây dựng cơ bản của xã chủ yếu là do nguồn vốn của người dân nênđây là điều khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng của xã Đối với người dân, đặcbiệt là người dân sống ở nông thôn luôn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất.Vì trách nhiệm và đôi lúc bị thúc ép nên người dân phải góp vốn vào việc xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn làm cho cuộc sống của người dân càng khó khănhơn Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tếđịa phương phát triển, cuộc sống người dân thoải mái hơn và tạo điều kiện thuậnlợi cho việc vận chuyển cũng như đi lại của người dân.

2.2 Dân số và lao động

2.2.1 Dân số

Theo số liệu điều tra của Ban dân số xã, tính đến tháng 3 năm 2006 dân sốcủa toàn xã có gần 18.000 dân với khoảng 4.000 hộ, đông nhất trong 15 xã vàmột thị trấn của huyện Mỹ Tú Tốc độ tăng dân số tự nhiên tương đối thấp và cókhuynh hướng giảm từ 1,8% năm 1998 còn 1,55% năm 2002 và hiện nay là1,3% Xã Phú Tâm có 4 dân tộc: dân tộc Kinh, dân tộc Khmer (34,74%), dân tộcHoa, và dân tộc Ấn, phần lớn dân tộc Hoa đều sống tập trung ở thị trấn, trungtâm xã Tình hình phân bổ dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vựcnông thôn, một bộ phận ít sống ở thành thị

Xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đô thị hóa, chợ nôngthôn, hiện xã có một chợ Phú Tâm rất phát triển và sung túc Xã có lực lượng laođộng trẻ dồi dào – đây là nguồn lao động quý cung cấp cho nông nghiệp khi vào

Trang 26

vụ thu hoạch và cho các cơ sở ngành nghề nông thôn Theo số liệu điều tra05/10/2004 xã có 401 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… trongđó có 1 cơ sở hợp đồng xuất khẩu bánh Pía ra nước ngoài Tuy nhiên tốc độ đôthị hóa ở Phú Tâm còn chậm, dân số ở nông thôn chiếm 90% dân số của xã.

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông thôn cần phải tập

trung đầu tư nhiều hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn, giải quyết tốt hơnnhững vấn đề bức thiết, khó khăn của người dân trong sản xuất như: vốn, thịtrường đầu ra… từ đó mới đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở xã Phú Tâm

2.2.2 Lao động

Dân số của toàn xã tính đến năm 2005 là 16.890 người, trung bình mỗi nămtăng 0,94% trong giai đoạn 2001 – 2005 Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng chuyển dịch laođộng mạnh vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Bảng 1 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực

Chỉ tiêu Năm20012002200320042005

Dân số (người) 16.056 16.271 16.491 16.670 16.8901 Dân số trong độ tuổi lao động

2 Cơ cấu lao động (%)

Nguồn: Ủy Ban nhân dân xã Phú Tâm, 2006

Tỷ lệ lao động trong dân số của xã chiếm khá cao (58,63% năm 2005) và cóxu hướng tăng dần, tuy nhiên nếu tính trên đầu người thì lao động chưa có việclàm đặc biệt là lao động nông thôn thì con số này không nhỏ.

Xã Phú Tâm có nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ nên việc chuyển dịch cơ cấulao động trong toàn xã có xu hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong nông, lâm, ngưnghiệp và tăng dần tỷ lệ lao động trong thương mại, dich vụ (từ 5% năm 2001 lên14,54% năm 2005) đây là một tín hiệu tốt cho việc thúc đẩy phát triển kinh tếthương mại, dịch vụ cũng như công nghiệp, xây dựng trong toàn xã góp phần hỗ

Trang 27

trợ trong quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư một cách hiệu quả hơn, tạo thêmcông ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân trong xã.

Theo kết quả điều tra 60 hộ thì trình độ văn hóa còn thấp (trung bình lớp 6)nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn cónhiều mặt hạn chế Tuy nhiên những năm gần đây thì trình độ nhận thức củanông dân trong xã đã được nâng lên đáng kể, họ biết kết hợp kinh nghiệm đượctích lũy của bản thân và những kiến thức được truyền đạt về kỹ thuật để áp dụngvào sản xuất nên hiệu quả sản xuất cũng được nâng lên.

III THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ PHÚ TÂM1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Phú Tâm

Diện tích đất nông nghiệp của xã Phú Tâm là 3.748,97 ha, chiếm 91,13%tổng diện tích tự nhiên của xã và đứng thứ 4 so với các xã và thị trấn của huyệnMỹ Tú, trong đó diện tích đất sản xuất lúa là 3.338,36 ha đứng thứ 2

Diện tích tự nhiên của xã Phú Tâm chiếm 6,81% diện tích của huyện MỹTú Cơ cấu đất trồng lúa của xã là 81,15%, cao hơn cơ cấu đất trồng lúa trungbình của toàn huyện (65,74%) Với cơ cấu diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ trọngcao trong nông nghiệp nên đa số nông dân của xã đều sản xuất lúa Trong 5 nămqua, công tác khai thác đất đai của xã đã thu được một số kết quả sau:

– Đất chưa sử dụng đã thu hẹp từ 116,39 ha (năm 1995) xuống còn 83,51 ha(năm 2000) và hiện nay chỉ còn 7,23 ha, từ năm 1995 đến năm 2005 giảm tuyệtđối 93,89% Trong đó diện tích đất bằng giảm từ 23 ha năm 1995 xuống còn 7,23ha năm 2005, diện tích mặt nước 11 ha năm 1995 hiện nay đã được khai thác hết.Sử dụng đúng nguồn tài nguyên đất đai góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội choxã ngày càng nhiều.

– Diện tích đất nông nghiệp tăng nhưng không đáng kể từ 3.683,98 ha năm2000 lên 3.748,97 ha năm 2005.

– Đất chuyên dùng bao gồm: đất xây dựng công trình, đất giao thông, đấtthủy lợi, đất tín ngưỡng, tôn giáo, đất nghĩa trang và các đất khác cũng tăng khámạnh, từ 224,51 ha năm 2000 lên 312,03 ha năm 2005 (tăng 38,98%), đánh dấusự gia tăng tốc độ đô thị hóa cũng như hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng nông thôn.

Diện tích gieo trồng của xã tăng dần theo hướng tăng vụ và đa dạng hóa cáchình thức sử dụng đất Diện tích đất trồng lúa 3 vụ tăng từ 6.466 ha năm 1996 lên

Trang 28

8.180 ha năm 2002 và lên đến 8.778 trong năm 2005, tăng tuyệt đối 2.312 ha,bình quân mỗi năm tăng 256,89 ha.

Bảng 2 Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Tâm

Mục đích sử dụng đất

Huyện Mỹ TúXã Phú TâmTổng DT

Cơ cấu(%)

Tổng DT(ha)

Cơ cấu(%)

Tỷ lệ % sovới huyệnTổng diện tích tự nhiên60.435,16 4.114,03 6,81

I Đất nông nghiệp54.775,76 90,64 3.748,97 91,13 6,84

1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.163,81 81,35 3.748,97 91,13 7,63 Đất trồng cây hàng năm 42.635,57 70,55 3.343,97 81,28 7,84 Đất trồng lúa 39.733,08 65,74 3.338,36 81,15 8,40

Đất trồng cây hàng năm khác 2.901,97 4,80 5,61 0,14 0,19 Đất trồng cây lâu năm 6.528,24 10,80 405,00 9,84 6,20

Trang 29

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc khai thác, sử dụng đất cũngcòn những hạn chế và các vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hơn nữa hiệuquả sử dụng đất đai trong thời gian tới:

 Mức độ thâm canh tăng năng suất trong sử dụng đất nông nghiệp,ngư nghiệp chưa cao

Chưa khai thác tốt về các lợi thế không bị ngập lũ để từ đó bố trí sử dụngđất nông nghiệp tốt hơn

 Việc cải tạo và nâng cấp độ phì nhiêu của đất chưa được quan tâm,phần lớn sản xuất lúa 3 vụ nhưng nông dân chưa quan tâm đến việc môi trườngđất bị ô nhiễm, độ phì nhiêu của đất bị cạn kiệt làm giảm năng suất cây trồng…càng gây bất lợi trong việc sử dụng đất lâu dài

2 Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm

Trước những năm 1975, nông dân ở đây chỉ sản xuất được một vụ lúa/năm,thời gian còn lại hầu như là thời gian nông nhàn, vì trong thời gian này cơ sở hạtầng của xã chưa phát triển, ngoài sản xuất nông nghiệp nông dân khó có thể làmthêm việc gì để tạo thu nhập nên đời sống rất khó khăn Những năm sau đó, xã đã

nạo vét kênh mương tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa 2 vụ và có một phần

nhỏ sản xuất lúa 3 vụ

Năm 2000, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtđược thực hiện ở xã Phú Tâm Đến năm 2002 thì nông dân bắt đầu sản xuất lúa 3vụ theo hướng tự phát, và cũng có hộ luân canh lúa – màu Kể từ đó, thu nhậpcủa nông dân trong xã được nâng lên đáng kể, đời sống được cải thiện và vì thếhọ chuyên tâm vào sản xuất để đạt hiệu quả ngày càng cao hơn Trong thời giannày, Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú mở lớp tậphuấn kỹ thuật: IPM, sạ hàng, kỹ thuật canh tác một số giống lúa như ST3, ST5 vàgiới thiệu mô hình 3 giảm 3 tăng cho nông dân và chuyển một phần diện tích lúa3 vụ ở ấp Phú Thành A, Phú Thành B sang 2 vụ lúa – 1 vụ màu

Ta thấy quá trình chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của xã Phú Tâmdiễn ra với tốc độ tương đối nhanh và đồng bộ qua từng thời kì theo hướng tậptrung vào tăng vụ, thâm canh lúa và các loại cây màu có giá trị, thích nghi caovới điều kiện tại địa phương với những loại giống có năng suất cao, phẩm chấttốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường (Bảng 3).

Trang 30

Bảng 3 Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm

Trước 1975 Sản xuất lúa 1 vụ, bên cạnh có một phần diện tích đất thuầnnông

1976 Có kênh nội đồng

1977 Sản xuất lúa IR36 cặp kênh nội đồng1979 Hình thành tập đoàn sản xuất nông nghiệp1981 Có Kênh đào 30/4 (Kênh 18)

1982 Phát động trồng 2 vụ lúa cao sản, hạn chế trồng lúa – màu, giaiđoạn này trồng màu chủ yếu là: dưa hấu, bí đỏ trên ruộng lúa1989–1990 Nghị quyết 10 được ban hành trả lại ruộng cho chủ cũ, giai

đoạn này lúa 2 vụ cao sản phát triển mạnh1992 Rầy nâu xuất hiện trên lúa cao sản

1998 Bắt đầu xuất hiện lúa 3 vụ do giá lúa cao, nông dân trồng theotự phát

1999–2000 - Mở rộng kênh trục chính tạo điều kiện vận chuyển lúa thuậntiện, nông dân bán lúa tươi sau khi thu hoạch

- Chính quyền địa phương khuyến khích trồng 2 vụ lúa – 1 vụmàu (bắp lai giống 888) nhưng năng suất thấp, khó tiêu thụ2000 Cán bộ xã được Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật

huyện Mỹ Tú giới thiệu mô hình IPM, sạ hàng

2001 Triển khai mô hình IPM, sạ hàng đến nông dân và có một số hộứng dụng 2 mô hình này

2002 Diện tích trồng lúa 3 vụ xuất hiện chiếm 50% diện tích trồnglúa của xã do lúa có giá như giống lúa ST3, CS20, Tài nguyênđột biến, Hàm Trâu

2003 – 2004 - Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Túmở lớp tập huấn kỹ thuật IPM, sạ hàng, kỹ thuật canh tác mộtsố giống lúa như ST3, ST5 và giới thiệu mô hình 3 giảm 3 tăngcho nông dân

- Chuyển đổi 90 ha đất lúa và vườn tạp sang trồng rau màu vàđã đưa được 55 ha màu xuống chân ruộng

2005 Diện tích lúa 3 vụ chiếm diện tích trồng lúa của xã Các giốnglúa chủ yếu là Tài nguyên đột biến, OM2717, OM 2718, và mộtphần ST3

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ xã Phú Tâm, 04/2006

3 Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa

3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2001 – 2005

Trang 31

Tổng diện tích gieo trồng của toàn xã có xu hướng tăng lên, tăng cao nhấtvào năm 2004 do nông dân bắt đầu thâm canh tăng vụ, nhưng sau đó đã giảmxuống vào năm 2005 Sản lượng cũng có xu hướng tăng, nhưng trong năm 2004do mới bắt đầu thâm canh tăng vụ mạnh, nông dân chưa có kinh nghiệm sản xuấtvụ Thu Đông nên năng suất vụ này giảm làm năng suất năm 2004 giảm 6,67% sovới năm 2003 nhưng qua năm 2005 lại tăng lên 5,67 tấn/ha, tăng 15,95% so vớinăm 2004 Năng suất và diện tích gieo trồng tăng nên sản lượng đạt được qua cácnăm cũng tăng lên.

Bảng 4 Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa xã Phú Tâm

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2006

Diện tích gieo trồng của xã có xu hướng tăng qua các năm Ta thấy, từ năm2001 đến năm 2003 diện tích gieo trồng vụ Thu Đông rất ít vì thời gian này nôngdân còn sản xuất lúa 2 vụ, đến năm 2004 – 2005 thì diện tích gieo trồng vụ nàytăng lên rất cao Từ năm 2004 – 2005 thì diện tích gieo trồng phân bổ tương đốiđồng đều cho 3 vụ là Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông.

Trang 32

Năng suất đạt được cũng không giống nhau giữa các vụ phần lớn là do điềukiện thời tiết Sơ bộ thì vụ Đông Xuân qua các năm đều có năng suất cao nhất(trên 5 tấn/ha), còn các vụ khác thì năng suất không cao bằng Nhìn chung thìnăng suất của cả 3 vụ trong năm 2005 là cao nhất từ trước đến nay.

Do cơ cấu mùa vụ có thay đổi nên từ năm 2001 – 2003 thì sản lượng vụ HèThu đạt được cao nhất sau đó là vụ Đông Xuân, vụ Thu Đông Năm 2004 – 2005thì cơ cấu mùa vụ thay đổi làm cho diện tích gieo trồng thay đổi nên sản lượngvụ Đông Xuân đã tăng lên và cao hơn vụ Hè Thu, và sản lượng vụ Hè Thu caohơn sản lượng vụ Thu Đông

3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa kế hoạch 2006 – 2010

Từ thực tế đạt được qua các năm gần đây, xã Phú Tâm đặt ra kế hoạch gieotrồng cũng như năng suất, sản lượng cho đến năm 2010 như bảng sau.

Bảng 5 Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của xã Phú Tâm

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2006

Diện tích trồng lúa của xã sẽ giảm dần do chủ trương của xã là thực hiệnmô hình 2 vụ lúa, 1 vụ màu vào vụ Thu Đông Khi thực hiện mô hình này thì

Trang 33

diện tích lúa 2 vụ sẽ cho năng suất cao hơn, diện tích gieo trồng lúa 3 vụ năngsuất cũng tăng hơn trước nên diện tích gieo trồng giảm nhưng không làm cho sảnlượng giảm Nói chung, trong giai đoạn 2006 – 2010 thì cơ cấu đất trồng câyhàng năm sẽ thay đổi theo hướng 2 lúa – 1 màu và sản xuất lúa theo hướng giảmdiện tích, tăng năng suất.

4 Hiện trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của cácmô hình khoa học kỹ thuật của xã Phú Tâm

4 1 Các mô hình khoa học kỹ thuật hiện nay của xã

Xã Phú Tâm có diện tích gieo trồng lúa chiếm 81,25% tổng diện tích sảnxuất của toàn xã nên đa số nông dân đều sống bằng nghề làm ruộng Nông dân ởxã hiện đang ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật trên cây lúa như sau:

– Áp dụng các giống mới đặc sản, cao sản chất lượng cao như: Tài nguyênmùa, OM2717, OM2718, ST3.

– Ứng dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất lúa đã mang lại một số kết quả tốt,nông dân biết cách chăm sóc cho cây lúa, đến ngưỡng mới phun xịt thuốc, diệttrừ được sâu hại mà cũng tiết kiệm được chi phí, lúa càng đạt chuẩn lúa sạch hơn.– Ứng dụng biện pháp sạ hàng: biện pháp này hiện nay ít được sử dụng donông dân nhận thấy hiệu quả không cao vì năng suất không đạt.

– Mô hình 3 giảm 3 tăng: hiện nay được nông hộ ứng dụng vì cần xác địnhgiảm những chi phí không cần thiết vào sản xuất theo kỹ thuật này như bón phânquá liều, phun những loại thuốc không có tác dụng đối với một số bệnh của lúa…và một phần vì hiện nay giá phân bón, vật tư nông nghiệp trên thị trường ngàymột tăng cao.

– Mô hình lúa – màu: sau cây lúa là hoa màu mà chủ yếu là dưa hấu và bírợ, bắp, dưa leo Một số hộ đã đưa màu xuống chân ruộng, mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn độc canh lúa Tuy nhiên, không phải vùng nào trong xã cũng ứngdụng được mô hình này vì còn phải phụ thuộc vào điều kiện đất đai.

Trang 34

4.2 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng khoa họckỹ thuật

4.2.1 Đối với nông dân

Đối với nông dân, thuận lợi của họ là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuấtnên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng dễ dàng và được cán bộ nông nghiệp,cán bộ khuyến nông tận tình chỉ dẫn trong việc triển khai ứng dụng các mô hìnhkhoa học kỹ thuật.

Trong quá trình tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nôngdân cũng gặp một số khó khăn như sau:

– Thời tiết là yếu tố gây trở ngại lớn nhất trong quá trình ứng dụng theođúng kỹ thuật của các mô hình khoa học kỹ thuật

– Nông dân chưa nắm rõ hết nội dung của các mô hình

– Những nông dân khác xung quanh cũng ứng dụng cùng mô hình, nhưngmỗi người làm theo mỗi cách khác nhau nên không biết cách nào đúng

4.3 Xu hướng phát triển của các mô hình khoa học kỹ thuật

Trong thời gian tới, loại cây chủ lực của xã vẫn là cây lúa Đồng thời cán bộxã cùng cán bộ khuyến nông, cán bộ của Chi cụ Bảo vệ thực vật tiếp tục vậnđộng, tập huấn kỹ thuật IPM, 3 giảm 3 tăng, giống lúa mới cho những nông dânchưa có điều kiện tham gia tập huấn và kể cả những nông dân đã tham dự tậphuấn để nông dân có thể ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật rộng rãi hơn vàosản xuất.

Trong thời gian tới, xã sẽ quy hoạch một số vùng có điều kiện đất đai phùhợp để chuyển sang mô hình lúa – màu (2 lúa - 1 màu hoặc 2 màu - 1 lúa) vì mô

Trang 35

hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh lúa, và một số vùngkhông phù hợp để sản xuất lúa 3 vụ nên năng suất không cao.

5 Nhận định và đánh giá một số chính sách hỗ trợ cho nông dân trongsản xuất nông nghiệp

5.1 Định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Tú

Trong định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Tú, huyện hìnhthành các vùng sản xuất tập trung như các vùng lúa cao sản, đặc sản xuất khẩu cóchất lượng cao; vùng trồng màu, rau an toàn; vùng chuyên canh thủy sản… nângcao sức cạnh tranh trong thị trường trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho nôngdân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất Gắn sản xuấtnông nghiệp với công nghệ chế biến nông sản, thủy sản, gắn sản xuất với thịtrường tiêu thụ sản phẩm, hình thành liên kết nông nghiệp – công nghiệp – dịchvụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn, phát triển ngành nghề và cơ sở hạtầng nông thôn

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật canhtác mới đến tận nông dân để họ nắm bắt và ứng dụng trong sản xuất.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa công tác giống các loại như giống nhưgiống lúa, giống cây ăn quả, giống thủy sản…

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước giảm chiphí sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập.

Củng cố loại hình hoạt động kinh tế trang trại, hợp tác xã để nông dân cókhả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

Từ định hướng chung đó, huyện cũng đã xác định giải pháp cho cây lúa là:

– Thứ nhất, tập trung chuyển đổi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá

trị sản phẩm bằng chuyển từ canh tác lúa cao sản thường sang canh tác các giốnglúa cao sản xuất khẩu và đặc sản chất lượng cao như Tài nguyên mùa, các loạinếp, ST3, ST5, OM2717, OM2718, OM2490… Mỗi xã phải quy hoạch vùngphát triển lúa Quy hoạch vùng sản xuất lúa đặc sản ở những vùng chuyên sảnxuất lúa, gắn kết với tiêu thụ để bán được giá cao Vùng lúa cao sản xuất khẩucanh tác ở những vùng lúa kết hợp thủy sản hoặc màu Những vùng đất còn khókhăn thì sản xuất lúa cao sản thường Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giống đểcung ứng lúa giống cho các vùng quy hoạch, mở rộng cánh đồng 3 giảm 3 tăng.

Trang 36

Mỗi xã phải tổ chức cho các doanh nghiệp địa phương hợp đồng sản xuất, tiêuthụ lúa cho nông dân, nhất là lúa đặc sản

– Thứ hai, canh tác 2 vụ lúa kết hợp với nuôi thủy sản ở vùng thấp (xã Hồ

Đắc Kiện, Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Phước, thị trấn Huỳnh HữuNghĩa), loài thủy sản chủ yếu là tôm càng xanh, và các loại cá đồng.

– Thứ ba, canh tác 2 vụ lúa kết hợp trồng màu ở các vùng đất cao (xã Phú

Tân, Phú Tâm, An Hiệp, An Ninh, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Phú Mỹ, ThuậnHoà, Thiện Mỹ, Mỹ Hương), hoa màu chủ yếu là: đậu nhành, bắp, bí đỏ, bắp cải,dưa hấu, xà lách và một số loại khác như hành lá, bồn bồn, sen củ, nấm rơm…

5.2 Các chương trình, chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất lúa ở xã Phú Tâm

5.2.1 Việc triển khai, thực hiện

Từ những định hướng chung của huyện, công tác chuyển giao khoa học kỹthuật trong sản xuất lúa được triển khai đến xã Phú Tâm như sau:

– Trong năm 2003, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã kết hợp với Trạm bảovệ thực vật huyện Mỹ Tú đã triển khai hướng dẫn 4 đợt về kỹ thuật sản xuất,chăn nuôi, trong đó có 2 đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa ST3.

Trung tâm khuyến nông hỗ trợ cho 3.928 kg lúa giống ST3 và 1.880 kgphân bón phục vụ cho việc nhân giống ST3 của xã Đồng thời trợ giá, trợ cướclúa giống ST3 là 7 tấn cho 54 hộ sản xuất vụ Đông Xuân 350 ha.

Trong năm 2003 xã còn mở 1 lớp tập huấn 12 tuần về kỹ thuật sản xuất lúacao sản ST3 với 25 học viên và 2 lớp IPM có 60 học viên.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã còn kết hợp với Chi cụ bảo vệ thực vật chocác đại lý vật tư nông nghiệp trong xã tổ chức 21 cuộc hội thảo có 1.986 nôngdân tham dự nhằm giúp cho nông dân nắm bắt kịp thời ứng dụng của khoa họckỹ thuật vào sản xuất giảm chi phí, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, môi sinh.

Ban nông nghiệp xã thành lập 2 điểm hướng dẫn nông dân cách quản lý đạidịch tổng hợp.

Trong năm 2003, xã Phú Tâm thành lập một Câu lạc bộ khuyến nông ở ấpPhú Thành B.

Trang 37

– Năm 2004: mở thêm 2 lớp tập huấn kỹ thuật IPM có 60 người tham dự.Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện mở 5 lớp tập huấn kỹ thuật sảnxuất, chăn nuôi có 300 người dân tham dự.

Trong năm 2004, xã còn cho phép các đại lý vật tư nông nghiệp mở 16 lớptập huấn kỹ thuật bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, có 1.280 người tham dự.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Năm 2003 đến nay đã chuyển đổi 90 hađất lúa, đất vườn tạp trồng màu và đã đưa 55 ha màu xuống chân ruộng chủ yếulà bí đỏ ở ấp Phú Thành A, Phú Thành B, và hiện nay Ủy ban nhân dân xã đangchỉ đạo ấp Thọ Hòa Đông A đưa bắp lai xuống chân ruộng 150 ha sau khi thuhoạch xong vụ lúa Đông Xuân sớm.

5.2.2 Đánh giá các chính sách hỗ trợ việc triển khai ứng dụng khoa họckỹ thuật của xã Phú Tâm

Các chính sách hỗ trợ cho nông trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trêncòn có nhiều mặt hạn chế:

– Thực hiện chương trình nhân giống cộng đồng đã hoàn thành khá tốt,nông dân có thể sử dụng các loại giống mới với giá chỉ bằng một nửa so với muagiống của trung tâm giống Tuy nhiên, giống lúa thuần mới chỉ được hỗ trợ 1 lầnnhưng đã qua nhiều mùa vụ, nhiều lần nhân giống nên chất lượng hạt giống bịgiảm dần nhưng vẫn chưa có chính sách mới.

– Việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật IPM còn ít và số lượng nông dân thamdự không nhiều nên việc triển khai kỹ thuật này mới chỉ được một bộ phận nhỏnông hộ tiếp cận.

– Xã chưa có tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật 3 giảm 3 tăng một cách chuyênbiệt, chỉ mới lồng ghép chung vào các lớp IPM nên nông dân còn mơ hồ vềphương pháp này.

– Các lớp tập huấn kỹ thuật bón phân, phun thuốc của các đại lý thuốc nôngdược rất tốt, giúp cho nông dân nắm được kỹ thuật cơ bản trong việc sử dụngphân bón, thuốc đúng cách nhưng nó vẫn còn mang tính chủ quan, quyền chủđộng thuộc về các đại lý này.

– Từ cấp huyện đặt ra yêu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng và mạng lưới thủy lợiphục vụ cho sản xuất, nhưng nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là các nguồn quỹcủa xã và của nông dân đóng góp, cấp huyện, cấp tỉnh chưa hỗ trợ được nhiều.

Trang 38

– Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã có thực hiện nhưng quá chậmchạp do không có biện pháp nào hỗ trợ, động viên nên nông dân không mạnhdạng chuyển đổi.

Nhìn chung, các cơ quan ban ngành nên đầu tư nhiều hơn nữa cho xã Phú

Tâm trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới thủy lợi và tăng cường côngtác chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người dân để xứng với những đóng góp vềsản lượng nông sản đặc biệt là cây lúa cho ngành nông nghiệp của toàn huyện

Trang 39

1 Các nguồn lực của quá trình sản xuất của nông hộ

Các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của nông hộ bao gồm vốn,đất đai, lao động và kỹ thuật sản xuất Tổng hợp kết quả điều tra 60 hộ tại địa bànnghiên cứu ta có được các kết quả như phân tích sau đây.

Độ lệchchuẩn

Số thành viên trong gia đình (người) 2 8 5 1,277

Thời gian sống tại địa phương (năm) 12 75 45,58 12,436

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)1.1.1 Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là5 người (30%), ít nhất là 2 người (3,3%), cao nhất là 8 người (1,7%) và đa số cáchộ có khoảng 4 đến 6 người (Phụ lục 2, Bảng 28), và các hộ đã sống tại địaphương khá lâu, trung bình 46 năm (Bảng 6) Trong tổng số hộ được phỏng vấndân tộc Kinh chiếm 71,7%, cao hơn tỷ lệ dân tộc Kinh của tỉnh Sóc Trăng

Trang 40

(65,28%); dân tộc Khmer chiếm 18,3%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của tỉnh(28,85%); dân tộc Hoa chiếm 10%, cao hơn tỷ lệ dân tộc Hoa của tỉnh (5,86%),và dân tộc này chủ yếu sống bằng nghề mua bán nên góp phần phát triển kinh tếcủa xã (Bảng 7)

Bảng 8 Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất

Lao động trực tiếp (người)Số hộ Tỷ lệ (%)

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Do đặc điểm của ngành sản xuất lúa không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưngngười trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ thuật để nhận diện các loạibệnh của lúa cũng như thời kì tăng trưởng để phun các loại thuốc, bón các loạiphân thích hợp, đúng lúc, đúng liều lượng Ngành này còn đòi hỏi khá nhiều laođộng khi chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy, phun thuốc, bón phân và cả khâu thu hoạchnhưng lượng lao động này người sản xuất có thể thuê bên ngoài tại địa phươngtùy thuộc vào diện tích đất ít hay nhiều nên số lao động trực tiếp tham gia vàosản xuất trung bình là 1 người (63,3%), 2 người chiếm 30%, tỷ lệ còn lại có sốlao động trực tiếp sản xuất là 3 – 4 người và cao nhất là 5 người.

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực (Trang 26)
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Tâm (Trang 28)
Bảng 3. Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 3. Những thay đổi chính trong sản xuất lúa của xã Phú Tâm (Trang 30)
Bảng 4. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa xã Phú Tâm (Trang 31)
Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của xã Phú Tâm - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của xã Phú Tâm (Trang 32)
3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa kế hoạch 2006 – 2010 - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa kế hoạch 2006 – 2010 (Trang 32)
Bảng 6. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 6. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất (Trang 39)
Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc (Trang 40)
Bảng 8. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 8. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất (Trang 40)
Tổng hợp số liệu điều tra 60 hộ, ta có bảng sau: - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
ng hợp số liệu điều tra 60 hộ, ta có bảng sau: (Trang 41)
Bảng 11. Tổng diện tích đất sản xuất, diện tích đất trồng lúa - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 11. Tổng diện tích đất sản xuất, diện tích đất trồng lúa (Trang 43)
Bảng 13 phản ánh nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 13 phản ánh nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ (Trang 44)
Bảng 15. Tỷ lệ (%) đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 15. Tỷ lệ (%) đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật (Trang 45)
Bảng 16. Đánh giá về các buổi tập huấn kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 16. Đánh giá về các buổi tập huấn kỹ thuật (Trang 46)
1.4.4. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
1.4.4. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Trang 47)
Bảng 18. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Mô hình khoa học kỹ thuậtSố hộTỷ lệ (%) - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 18. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Mô hình khoa học kỹ thuậtSố hộTỷ lệ (%) (Trang 49)
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ (Trang 51)
Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật (Trang 52)
lại Bảng 20 ta thấy diện tích dưới 1,5 ha thì tỷ lệ cho năng suất trên 80 tạ/ha là 24,14%; nhóm diện tích từ 1,5 – 3 ha thì tỷ lệ có năng suất trên 80 tạ/ha là 47,83%,  đối với nhóm có diện tích lớn hơn 3 ha thì con số này là 87,5% - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
l ại Bảng 20 ta thấy diện tích dưới 1,5 ha thì tỷ lệ cho năng suất trên 80 tạ/ha là 24,14%; nhóm diện tích từ 1,5 – 3 ha thì tỷ lệ có năng suất trên 80 tạ/ha là 47,83%, đối với nhóm có diện tích lớn hơn 3 ha thì con số này là 87,5% (Trang 54)
Bảng 21. Chi phí và thu nhập trên một ha vụ Đông Xuân 2005 - 2006 - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 21. Chi phí và thu nhập trên một ha vụ Đông Xuân 2005 - 2006 (Trang 57)
Bảng 22. So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 22. So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật (Trang 59)
Bảng 23. Chi phí, thu nhập của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 23. Chi phí, thu nhập của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ (Trang 61)
Khi nông dân ứng dụng mô hình IPM thì hai khoản chi phí trên có ít hơn so với 2 mô hình còn lại, chi phí phân bón ít hơn 216.400 đồng/ha so với mô hình  giống mới và 148.250 đồng/ha so với mô hình 3 giảm 3 tăng; chi phí thuốc trừ sâu,  thuốc diệt cỏ cũng  - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
hi nông dân ứng dụng mô hình IPM thì hai khoản chi phí trên có ít hơn so với 2 mô hình còn lại, chi phí phân bón ít hơn 216.400 đồng/ha so với mô hình giống mới và 148.250 đồng/ha so với mô hình 3 giảm 3 tăng; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng (Trang 62)
Các chỉ tiêu Mô hình giống mới Mô hình IPM - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
c chỉ tiêu Mô hình giống mới Mô hình IPM (Trang 63)
Đồ thị 4. Hiệu quả sản xuất/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
th ị 4. Hiệu quả sản xuất/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ (Trang 64)
Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp (Trang 66)
Đồ thị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
th ị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật (Trang 67)
Đồ thị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
th ị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật (Trang 69)
Từ kết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau: - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
k ết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau: (Trang 71)
Bảng 27. Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình - PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Bảng 27. Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w