Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng khi nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 70 - 76)

IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI NÔNG HỘ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng khi nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến thu nhập ròng khi nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ta phân tích mối tương quan của các nhân tố này đến thu nhập ròng.

Gọi Y là thu nhập ròng (1.000 đồng/ha) X1 là chi phí giống (1.000 đồng/ha) X2:chi phí phân bón (1.000 đồng/ha)

X3: chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (1.000 đồng/ha) X4: chi phí chuẩn bị đất (cày, xới đất) (1.000 đồng/ha) X5: chi phí gieo sạ, cấy (1.000 đồng/ha)

X6: chi phí chăm sóc (bón phân, xịt thuốc) (1.000 đồng/ha) X7: chi phí nhiên liệu, năng lượng (1.000 đồng/ha)

X8: chi phí vận chuyển trong sản xuất (1.000 đồng/ha) X9: chi phí lãi vay (1.000 đồng/ha)

X10: chi phí thuê đất (1.000 đồng/ha) X11: thuế, phí (1.000 đồng/ha)

X12: chi phí thu hoạch (1.000 đồng/ha) X13: năng suất (kg/ha)

X14: giá bán (1.000 đồng/kg)

Sau khi chạy phần mềm SPSS loại bỏ nhân tố thuế, phí (X11) không ảnh hưởng đến mô hình phân tích ở độ tin cậy 95%, còn lại các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng là: là chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chuẩn bị đất ; chi phí gieo sạ, cấy ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển; chi phí lãi vay; chi phí thuê đất; chi phí thu hoạch; năng suất; giá bán.

Các nhân tố trên là nhân tố nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập ròng nên giữa thu nhập ròng và các nhân tố này có mối tương quan rất chặt chẽ, 99,9% sự thay đổi của thu nhập ròng là do các nhân tố trên, còn lại 0,1% là do các nhân tố khác chưa được đưa vào mô hình (Phụ lục 2, Bảng 42). Khi cố định các yếu tố

khác thì các nhân tố trên ảnh hưởng đến thu nhập ròng với độ tin cậy 95% (Phụ lục 2, Bảng 43).

Từ kết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau:

Bảng 26. Hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng

Biến Hệ số Chỉ số t

Hằng số -14.790,125 * -59,101

Chi phí giống -1,079 * -9,591

Chi phí phân bón -1,000 * -53,310

Chi phí thuốc hóa học -0,947 * -28,514

Chi phí chuẩn bị đất -1,103 * -9,456

Chi phí gieo sạ -0,508 * -2,197

Chi phí chăm sóc -1,229 ** -12,675

Chi phí nhiên liệu -0,995 * -13,209

Chi phí vận chuyển -1,003 * -3,868

Chi phí lãi vay -1,022 * -17,196

Chi phí thuê đất -1,577 * -3,154

Chi phí thu hoạch -0,976 * -11,569

Năng suất 1,808 * 104,140

Giá bán 8.134,231 * 69,603

Số quan sát 60

R2 0,998

Chỉ số F 2.322,774

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 42 - 44

Từ bảng 26, ta có phương trình hồi qui:

Y = –14.790,125 –1,079X1 –X2 –0,947X3 –1,103X4 –0,508X5 –1,229X6 – 0,995X7 – 1,003X8 – 1,022X9 – 1,577X10 – 0,976X12 + 1,808X13 + 8.134,231X14 0,995X7 – 1,003X8 – 1,022X9 – 1,577X10 – 0,976X12 + 1,808X13 + 8.134,231X14

Ta thấy gần như từng nhân tố nội sinh được đề cập trong mô hình phân tích ảnh hưởng đến thu nhập ròng mức ý nghĩa 1%, chỉ có chi phí chăm sóc ảnh hưởng đến thu nhập ròng ở mức ý nghĩa 5%.

Các nhân tố ảnh hưởng lớn làm giảm thu nhập ròng/ha là: chi phí giống, phân bón, chuẩn bị đất, chăm sóc, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, năng suất, giá bán. Cụ thể, khi cố định các yếu tố khác chi phí giống tăng 1.000 đồng/ha thì thu nhập ròng giảm 1.079 đồng/ha, chi phí phân bón tăng bao nhiêu thì thu nhập ròng/ha giảm bấy nhiêu, chi phí chuẩn bị đất tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.103 đồng/ha, chi phí vận chuyển tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.003 đồng/ha, chi phí lãi vay tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.022 đồng/ha, chi phí thuê đất tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.577 đồng/ha, (với mức ý nghĩa 1%). Chi phí chăm sóc tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.229 đồng/ha (với mức ý nghĩa 5%), còn lại các chi phí khác ảnh hưởng đến thu nhập ròng với mức độ ít hơn. Ngoài ra, khi cố định các yếu tố trên thì các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình phân tích làm thu nhập ròng/ha giảm một lượng là 14.790,125 đồng.

Nhìn chung, những nhân tố trên ảnh hưởng đến thu nhập ròng/ha với độ tin

cậy rất cao. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập ròng theo thứ tự: chi phí thuê đất, chi phí chăm sóc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, 3 chi phí này tăng làm thu nhập ròng giảm nhiều nhất, tuy nhiên những loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên trên thực tế ít ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Chi phí phân bón; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao nên khi tăng các chi phí này làm giảm thu nhập ròng rất nhiều. Năng suất tăng 1 kg/ha làm thu nhập ròng tăng 1.808 đồng/ha, giá bán tăng 1.000 đồng/kg thu nhập ròng tăng 8.134,231 đồng/ha. Vì vậy, ngoài việc cắt giảm chi phí để tăng thu nhập ròng thì vấn đề tăng năng suất và giá bán cũng cần được quan tâm để nông dân đạt hiệu quả sản xuất ngày càng cao.

Từng loại chi phí ảnh hưởng đến thu nhập ròng ở những mức độ khác nhau, đối với những mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau được nông hộ ứng dụng thì mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng khác nhau. Kết quả phân tích hồi qui tương quan của các nhân tố nội sinh được đề cập đến thu nhập khi nông dân ứng dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng được tổng hợp như trong Bảng 27.

Bảng 27. Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình

Nhân tố Mô hình

Mô hình giống mới Mô hình giống mới – IPM Mô hình giống mới–IPM–3 giảm 3 tăng Hệ số Tỷ trọng chi phí (%) Hệ số Tỷ trọng chi phí (%) Hệ số Tỷ trọng chi phí (%) Hằng số –14.152,652* –15.079,344* –15.531,031* Chi phí giống –0,955* 7,51 – 7,78 –1,778* 8,03 Chi phí phân bón –1,003* 41,34 –1,229* 40,25 – 41,05

Chi phí thuốc hóa học –0,993* 20,48 –0,904* 19,06 –,652* 20,28

Chi phí chuẩn bị đất –1,156* 5,66 – 5,90 –2,389* 5,29

Chi phí gieo sạ –0,867** 0,81 – 0,89 –4,123* 1,23

Chi phí chăm sóc –1,063* 1,78 –2,297** 2,22 –2,068* 2,13

Chi phí nhiên liệu –0,972* 3,61 –1,025* 4,53 –5,384* 3,55

Chi phí vận chuyển –1,163* 0,20 –2,204** 0,10 –0,331* 0,31

Chi phí lãi suất –1,032* 1,33 –1,105* 1,26 –,714* 1,01

Chi phí thuê đất – 0,07 – 0,00 –,677* 0,18

Thuế – phí –1,253* 0,84 –1,256* 0,80 –2,700* 0,77

Chi phí thu hoạch –1,049* 16,37 – 17,21 –2,101* 16,17

Năng suất 1,811* 1,759* 1,571*

Giá bán 7.884,450* 7.391,610* 9.047,880*

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 45 - 49

Bảng 27 cho thấy:

Đối với mô hình giống mới thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất (41,34%), tuy nhiên khi tăng 1.000 đồng/ha chi phí phân bón thì thu nhập ròng/ha giảm 1.003 đồng – ít hơn so với mô hình giống mới – IPM (giảm 1.229 đồng/ha), và chi phí phân bón không ảnh hưởng đến mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng.

Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ của mô hình giống mới chiếm tỷ trọng cao hơn 2 mô hình còn lại và nếu tăng 1.000 đồng/ha chi phí này thì thu nhập ròng của mô hình giống mới bị giảm nhiều nhất (993 đồng/ha), còn đối với mô hình giống mới – IPM chỉ giảm 904 đồng/ha, đối với mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng chỉ giảm 652 đồng/ha.

Tỷ trọng chi phí thu hoạch của mô hình giống mới – IPM cao hơn 2 mô hình còn lại, nhưng chi phí thu hoạch không ảnh hưởng đến mô hình này. Nếu tăng 1.000 đồng/ha chi phí thu hoạch thì thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng giảm 2.101 đồng/ha, đối với mô hình giống mới giảm 1.049 đồng/ha.

Đối với cả 3 mô hình thì năng suất tăng 1 kg/ha sẽ làm thu nhập ròng tăng rất nhiều, năng suất tăng 1 kg thì thu nhập ròng của mô hình giống mới sẽ tăng với mức độ cao hơn 2 mô hình kia (tăng 1.811 đồng/ha).

Giá bán ảnh hưởng rất lớn làm tăng thu nhập ròng của nông hộ, ở mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì giá bán tăng làm thu nhập ròng tăng cao hơn so với 2 mô hình còn lại.

Nhìn chung, các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến thu nhập ròng với mức độ

khác nhau. Nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật (không phân biệt mô hình nào) 3 loại chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất nên tăng các khoản chi phí này sẽ làm cho thu nhập ròng giảm rất nhiều. Nhưng đối chi phí thu hoạch thì khó tiết giảm vì nó phụ thuộc vào giá thuê lao động ở từng thời điểm, riêng đối với chi phí phân bón, chi phí thuốc hóa học thì nông hộ có thể tiết giảm bằng cách ứng dụng đúng các mô hình khoa học kỹ thuật như IPM, 3 giảm 3 tăng và sử dụng các loại giống mới có năng suất cao sẽ góp phần tăng thu nhập ròng đáng kể. Năng suất và giá bán thì tỷ lệ thuận với thu nhập, vì vậy việc tăng năng suất bằng cách sử dụng các loại giống phù hợp

với điều kiện đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm giảm tỷ lệ thất thoát do sâu bệnh, thời tiết… và tìm đầu ra để bán được với giá cao là vấn đề cần được quan tâm để đạt được hiệu quả sản xuất ngày càng cao, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân chuyên sản xuất lúa.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w