Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 51 - 55)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚ

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

1.1. Lịch thời vụ

Theo kết quả nghiên cứu có đến 96,7% hộ được điều tra và nhìn chung toàn xã đều sản xuất lúa 3 vụ, thời gian gieo trồng và thu hoạch từ năm 2004 đến nay như sau:

– Vụ Đông Xuân: thời gian gieo trồng vụ Đông Xuân ở xã không đồng loạt, thường bắt đầu gieo trồng vào tháng 11, kéo dài đến giữa tháng 12 và thu hoạch trong tháng 3.

– Vụ Hè Thu: bắt đầu vào khoảng 15 ngày cuối tháng 4 và thu hoạch vào khoảng 10 ngày cuối tháng 7 và kéo dài đến 10 ngày cuối tháng 8.

– Vụ Thu Đông: gieo trồng đầu tháng 8 và kết thúc trong khoảng 15 ngày đầu tháng 11. Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Vụ Đông Xuân HT G T Vụ Hè Thu G T T H Vụ Thu Đông G T T H

Chú thích GT: gieo trồng, TH: thu hoạch

Sơ đồ 1. Sơ đồ lịch thời vụ

Tùy điều kiện và tình hình sản xuất của vụ trước đó mà người sản xuất quyết định thời điểm gieo trồng, nhưng thường rơi các các khoảng thời gian như trên.

Trung bình một vụ kéo dài 95 đến 100 ngày. Khi kết thúc một vụ thì các hộ mất trung bình 15 ngày để chuẩn bị giống và chuẩn bị đất để xuống giống vụ tiếp theo. Vào các thời điểm như cuối tháng 3, cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 và đầu tháng 11 nông dân thu hoạch gần như liên tiếp nên trong thời gian này rất khan hiếm lao động làm cho giá thuê lao động tăng cao vì hiện nay trong khâu cắt thì nông dân chỉ cắt thủ công nên hao tốn rất nhiều lao động.

1.2. Năng suất và sản lượng

1.2.1. Năng suất

Vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 khi nông hộ đã áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì năng suất bình quân đạt được là 81,667 tạ/ha, tăng 6,73% so với vụ Đông Xuân trước khi áp dụng kỹ thuật mới (76,515 tạ/ha).

Diện tích gieo trồng bình quân của vụ Đông Xuân là 19.359 m2/hộ, với diện tích đó thì năng suất đạt được là 81,667 tạ/ha. Ta phân diện tích và năng suất ra làm 3 nhóm chủ yếu, và xem xét chúng có mối liên hệ với năng suất hay không. Kết quả phân tích bảng chéo như sau:

Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất

Chỉ iêu

Năng suất (tạ/ha)

< 70 70 – 80 > 80

Trước Sau Trước Sau Trước Sau

> 3 ha Số hộ 1 1 4 0 3 7 % 1,67 1,67 6,67 0 5,00 11,67 1,5 – 3 ha Số hộ 2 0 17 12 5 11 % 3,33 0 28,33 20,00 8,33 11,33 < 1,5 ha Số hộ 2 1 24 21 2 7 % 3,33 1,67 40,00 35,00 3,33 11,67

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Từ bảng trên ta thấy sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì năng suất tăng lên. Cụ thể:

– Diện tích dưới 1,5 ha thì năng suất dưới 70 tạ/ha giảm 1 hộ, từ 70 – 80 tạ/ha giảm 3 hộ, còn năng suất trên 80 tạ/ha tăng 5 hộ.

– Diện tích từ 1,5 đến 3 ha thì năng suất dưới 70 tạ/ha giảm 2 hộ, từ 70 – 80 tạ/ha giảm 5 hộ, còn năng suất trên 80 tạ/ha tăng 6 hộ.

– Diện tích trên 3 ha thì năng suất dưới 70 tạ/ha không thay đổi, từ 70 – 80 tạ/hạ giảm 4 hộ, và năng suất trên 80 tạ/ha tăng 4 hộ.

Ta thấy có sự chênh lệch về năng suất với những nhóm diện tích gieo trồng khác nhau vì vậy ta sẽ kiểm định xem diện tích gieo trồng có ảnh hưởng đến năng suất hay không.

Kết quả kiểm định Chi-Square trong phân tích bảng chéo cho ta kết luận sau: Khi cố định các yếu tố khác thì diện tích gieo trồng khi phân theo 3 nhóm của các hộ được điều tra có mối liên hệ với năng suất trung bình khi năng suất này phân cũng được phân thành 3 nhóm như trên với độ tin cậy 95% (Phụ lục 2, Bảng 33).

Theo kết quả thống kê, hộ có năng suất bình quân trên 80 tạ/ha (ứng với diện tích > 3 ha) cao hơn năng suất bình quân của hộ có diện tích dưới 1,5 ha một lượng trung bình là 81,1 kg/công (với mức ý nghĩa 1%) và hộ có diện tích 1,5 – 3 ha một lượng trung bình 57,5 kg/công (với mức ý nghĩa 10%); Hộ có năng suất bình quân 70 – 80 tạ/ha (diện tích 1,5 – 3 ha) cao hơn năng suất bình quân của hộ có diện tích < 1,5 ha một lượng 23,6 kg/công nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (Phụ lục 2, Bảng 34 và 35). Ta thấy, sự chênh lệch về diện tích lớn thì sự chênh lệch về năng suất trung bình cao hơn và với độ tin cậy cũng cao hơn. Đối với 60 hộ được điều tra, hộ có diện tích sản xuất càng lớn thì càng có khả năng đạt được năng suất cao.

Tuy nhiên, điều đó chỉ cho thấy diện tích có mối liên hệ với năng suất trung bình khi cả 2 yếu tố này được phân thành các nhóm cụ thể. Để thấy rõ diện tích có ảnh hưởng đến năng suất hay không ta kiểm định 2 yếu tố này.

Kiểm định sự ảnh hưởng của diện tích và năng suất phân theo nhóm: Ta tiến hành phân năng suất thành 2 nhóm (cơ sở để phân nhóm trong trường hợp này là phân tích tần số, ta lấy phần trăm tích lũy của các mức năng suất từ thấp đến cao đến khi phần trăm tích lũy này nhỏ hơn hoặc bằng 50%). Kiểm định 2 mức năng suất này với bất kì diện tích gieo trồng nào.

Kết quả kiểm định Mann – Whitney giữa năng suất và diện tích cho ta kết luận: Khi cố định các yếu tố khác thì diện tích gieo trồng có ảnh hưởng đến năng suất đạt được với độ tin cậy 95% (Phụ lục 2, Bảng 36). Từ kết luận này kiểm tra

lại Bảng 20 ta thấy diện tích dưới 1,5 ha thì tỷ lệ cho năng suất trên 80 tạ/ha là 24,14%; nhóm diện tích từ 1,5 – 3 ha thì tỷ lệ có năng suất trên 80 tạ/ha là 47,83%, đối với nhóm có diện tích lớn hơn 3 ha thì con số này là 87,5%. Từ đó ta thấy, diện tích gieo trồng càng lớn thì có nhiều khả năng đạt được năng suất cao hơn. Ta thấy rõ hơn mối liên hệ này qua đồ thị dưới đây.

70.060.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 1000 900 800 700

Đồ thị 1. Mối liên hệ giữa năng suất và diện tích

1.2.2. Sản lượng

Sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì tổng sản lượng của các hộ được điều tra trong vụ Đông Xuân 2005 – 2006 là tấn 935,521 tấn, tăng 4,4% (896,13 tấn), diện tích gieo trồng 113,08 ha, giảm 2,72% so với vụ Đông Xuân trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật (116,155 ha). Sản lượng tăng nhưng diện tích gieo trồng giảm, điều đó cho thấy sản lượng tăng là do năng suất tăng.

N ăn g su ất Diện tích 1.000m2 kg

1.3. Tình hình tiêu thụ

Theo kết quả thu thập được thì 100% nông dân bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch cho thương lái (kể cả trước và sau khi áp dụng kỹ thuật mới) vì hiện nay tại xã không có một cá nhân hoặc tổ chức nào bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Giá bán không chênh lệch nhiều giữa các loại giống mà nông dân sử dụng. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá bán là thời điểm thu hoạch, nếu nông dân thu hoạch ngay đợt mưa thì giá bán thấp hơn bình thường. Trước khi áp dụng kỹ thuật mới, nông dân bán lúa với giá trung bình 1.601,7 đồng/kg và 1.772,4 đồng/kg sau khi áp dụng kỹ thuật mới. Giá bán tăng do giá cả thị trường tăng và nông dân sử dụng giống mới nên chất lượng gạo cao hơn.

Bán theo hình thức này nông dân rất dễ bị ép giá nhưng họ vẫn chọn vì không có điều kiện về vốn để dự trữ chờ giá cao, cần bán ngay để thu tiền trả tiền phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chi phí thu hoạch; nông dân không có sân phơi mà số lượng lò sấy tại địa phương rất ít, không có kho trữ lúa nếu gặp trời mưa hay thời tiết ẩm lúa rất dễ bị hư hỏng; tại xã chỉ có 7 nhà máy xay xát nhưng công suất thấp, nếu chở tới nhà máy để bán hay xay gạo bán thì tốn thêm rất nhiều chi phí… tính ra thì lợi nhuận sẽ thấp hơn nếu bán lúa tại ruộng ngay sau khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 51 - 55)