Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 55 - 60)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚ

2. Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ

2.1. Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích

Để phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ta cần xác định các loại chi phí trong sản xuất:

– Chi phí chuẩn bị đất: trước khi xuống giống (không phân biệt vụ mùa) nông dân phải cày, xới lại đất cho đất tơi xốp và họ thường thuê khoán cho người chủ máy cày đất với mức giá trung bình 46.000 đồng/1.000 m2.

– Chi phí giống: là chi phí mua giống để lúa giống. Các giống lúa các hộ

đang sử dụng là Tài nguyên mùa, Tài nguyên 2717 (OM2717), Tài nguyên 2718 (OM2718), và một ít hộ sử dụng giống ST3.

– Chi phí gieo sạ, cấy: hiện nay hầu như các hộ đều dùng biện pháp sạ lang, nếu các hộ có diện tích canh tác ít thì thường sạ công nhà, nếu diện tích lớn thì phải thuê mướn thêm lao động. Sau khi sạ xong, nếu do thời tiết hay nguyên nhân nào đó làm ngã cây thì phải cấy lại, và chi phí cấy này rất cao nên các hộ đã cố gắng canh thời điểm gieo sạ để giảm bớt rủi ro này.

– Chi phí phân bón: phân bón chủ yếu cho cây lúa mà nông hộ sử dụng là đạm, lân, kaki và một số hộ sử dụng phân bón hỗn hợp.

– Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ: trong quá trình canh tác thường xuất hiện các loại sâu bệnh hoặc cỏ dại, chi phí này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất.

– Chi phí chăm sóc: trung bình một vụ thì các hộ phải phun, xịt thuốc 6 – 7 lần, nếu sâu bệnh nhiều thì số lần tăng lên. Nếu diện tích ít thì nông dân tự làm, nếu diện tích lớn phải thuê thêm người.

– Chi phí nhiên liệu, năng lượng: các hộ phải bơm nước vào ruộng bằng máy bơm dầu hay xăng. Có hộ đất thuộc vùng hơi cao hoặc xa kênh thì chi phí này càng lớn, cũng có hộ không tốn chi phí này do ruộng của họ thông với kênh mương, hoặc nông hộ khác bơm chuyền nước nên nước phải vào ruộng của họ trước khi vào ruộng của người muốn bơm nước.

– Chi phí vận chuyển trong sản xuất: phần chi phí này rất ít vì nông dân được các đại lý chuyên chở hàng vật tư nông nghiệp đến tận nơi, và khi họ thuê lao động để gieo sạ, cấy, bón phân… thì những lao động này đã thực hiện luôn khâu vận chuyển, một số hộ do điều kiện không thuận lợi nên phải chuyển lúa ra lộ hoặc cặp bờ kênh cho thương lái nên tốn khoản chi phí này.

– Chi phí lãi vay: một số hộ thiếu vốn sản xuất và phải vay từ Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng của xã, qua điều tra chỉ có 38,33% hộ vay vốn nên chi phí dành cho khoản mục này ít.

– Chi phí thuê đất: đa số các hộ đều sản xuất bằng đất nhà, một số hộ thuê thêm để sản xuất nên chi phí này không đáng kể.

– Các loại thuế, phí: thường các hộ phải đóng thủy lợi phí cho mỗi vụ sản xuất. Tùy các ấp khác nhau mà chi phí này dao động từ 23.000 đến 25.000 đồng/công/vụ.

– Chi phí khác: Bao gồm chi phí thu hoạch và các khoản chi phí khác ngoài danh mục chi phí trên.

– Lao động gia đình: là số ngày công mà lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho ruộng lúa của mình.

Ta tổng hợp các loại chi phí trên trên một đơn vị diện tích của vụ lúa Đông Xuân năm 2005 – 2006 như sau.

Bảng 21. Chi phí và thu nhập trên một ha vụ Đông Xuân 2005 - 2006 Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha Các chỉ tiêu Thấp nhấp Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí chuẩn bị đất 173,10 650,00 417,22 98,62 Chi phí giống 537,50 884,62 553,67 89,48

Chi phí gieo sạ, cấy 0,00 333,33 59,56 61,39

Chi phí phân bón 2.380,00 4.307,69 3.065,13 600,32 Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 2.307,70 3.000,00 1.509,07 360,47

Chi phí chăm sóc 0,00 415,38 131,40 106,09

Chi phí nhiên liệu, năng lượng 0,00 1.000,00 265,62 174,95 Chi phí vận chuyển trong sản xuất 0,00 253,46 14,81 47,39

Chi phí lãi vay 0,00 874,49 97,87 170,69

Chi phí thuê đất 0,00 178,39 4,89 23,03

Các loại thuế, phí 0,00 100,00 61,54 31,22

Chi phí thu hoạch 692,31 1.214,98 1.205,80 155,74 Lao động gia đình (ngày công) 19,00 75,00 34,10 11,74

Tổng chi phí 4.073,37 9.282,53 7.386,58 965,79

Năng suất (tạ/ha) 69,20 102,00 81,70 6,69

Giá bán (1.000 đ/kg) 1,600 2,000 1,772 0,092

Thu nhập 1.176,40 1.950,00 1.447,43 147,68

Thu nhập ròng 4.250,44 11.093,87 7.087,75 1.582,72

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Một số hộ không thuê mướn lao động trong khâu gieo sạ, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc; không vay vốn để sản xuất; không phải bơm nước vào ruộng nên nên không tốn chi phí cho các khoản này.

Ta thấy, trên 1 ha đất chi phí cho phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí (41,5%), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ít hơn (20,43%), chi phí thu hoạch cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (16,32%), còn lại là các loại chi phí khác. Trung bình 1 ha ruộng thì nông dân bỏ ra 34,1 ngày công lao động trên một vụ. Chi phí sản xuất lúa trung bình một ha là 7.386.580 đồng, thấp nhất là 4.073.370 đồng, cao nhất là 9.285.530 đồng. Giá bán lúa trung bình là 1.772 đồng/kg, trung

Giống Phân bón

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ Chi phí thu hoạch Chi phí khác 16,32%

20,43% 41,5%

7,5%14,25% 14,25%

Đồ thị 2. Cơ cấu chi phí trên một đơn vị diện tích

2.2. So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi nông dân ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất thuật mới vào sản xuất

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Ta so sánh các chỉ tiêu kinh tế trước và sau khi ứng dụng khoa học kỹ thuật của nông dân trong vùng nghiên cứu từ số liệu điều tra các loại chi phí, năng suất, sản lượng và giá bán của vụ lúa Đông Xuân năm 2005 – 2006 và vụ lúa Đông Xuân trung bình cách đây 3 năm như sau.

Sau khi áp dụng kỹ thuật mới thì chi phí trung bình/ha tăng từ 6.705.710 đồng lên 7.386.580 đồng/ha (tăng 6,33%). Năng suất tăng lên một lượng là 5,2 tạ/ha, tăng tuyệt đối 6,73%. Ta thấy tỷ lệ tăng năng suất cao hơn tỷ lệ tăng chi phí nên chi phí tăng lên này không ảnh hưởng đến thu nhập ròng của nông hộ. Giá bán theo giá thị trường tăng lên 10,66% và năng suất tăng 6,73% nên thu nhập/ha tăng 18,11% và thu nhập ròng tăng 33,52%.

Bảng 22. So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật Chỉ tiêu Sau khi áp dụng KHKT (1) Trước khi áp dụng KHKT (2) Chênh lệch (1)-(2)

Chi phí trung bình/ha (1.000 đ) 7.386,58 6.705,71* -439,89

Năng suất (tạ/ha) 81,70 76,50* 5,15

Giá bán (1.000 đ/kg) 1,772 1,602* 0,171 Thu nhập (1.000đ/ha) 14.474,33 12.255,15 2.219,18 Thu nhập ròng (1.000đ/ha) 7.087,75 5.308,46 * 1.779,29 Thu nhập/chi phí (lần) 1,96 1,76 0,20 Thu nhập ròng/chi phí (lần) 0,96 0,76 0,20 Thu nhập ròng/thu nhập (lần) 0,49 0,43 0,06

Thu nhập ròng/ngày công

(1.000đ/ha) 207,85 151,67 56,18

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) *: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính

Nhìn chung, khi áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa thì hiệu quả kinh tế cao hơn không áp dụng kỹ thuật mới. Để thấy rõ thêm hiệu quả trên, ta phân tích, so sánh các tỷ số tài chính.

Ta thấy, có sự khác biệt giữa thu nhập ròng trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật (với mức ý nghĩa 5%). Thu nhập ròng tăng là do tổng chi phí bình quân tăng lên, và năng suất cũng tăng nhưng với tốc độ cao hơn chi phí nên góp phần làm thu nhập ròng tăng, còn giá bán có tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập ròng (với mức ý nghĩa 5%) (Phụ lục 2, Bảng 38). Sự khác biệt về thu nhập ròng trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật là có ý nghĩa nên ta có đánh giá về các tỷ số tài chính như sau:

– Trước khi áp dụng kỹ thuật mới thì mỗi đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,76 đồng thu nhập và 0,76 đồng thu nhập ròng, mỗi đồng thu nhập mang lại 0,43 đồng thu nhập ròng. Trung bình nông dân bỏ ra 35 ngày công để chăm sóc, tính trung bình thì mỗi ngày công người trực tiếp sản xuất thu được 151.670 đồng/ha. Khi sử dụng các loại giống cũ thì một vụ thường kéo dài khoảng 110 ngày, nếu hộ nào có

1 ha đất sản xuất lúa thì trung bình một ngày thu nhập từ việc sản xuất lúa của hộ khoảng 48.259 đồng.

– Sau khi áp dụng kỹ thuật mới thì mỗi đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,96 đồng thu nhập (tăng 11,07%) và 0,96 đồng thu nhập ròng (tăng 25,57%), mỗi đồng thu nhập mang lại 0,49 đồng thu nhập ròng (tăng 13,05%). Nông dân bỏ ra 34,1 ngày công để chăm sóc, tính trung bình thì mỗi ngày công người trực tiếp sản xuất thu được 207.850 đồng/ha (tăng 37,04%). Khi sử dụng các loại giống mới thi một vụ chỉ kéo dài khoảng 100 ngày, nếu hộ nào có 1 ha đất sản xuất lúa thì trung bình một ngày thu nhập từ việc sản xuất lúa của hộ khoảng 70.8776 đồng.

Vậy, khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hơn trướcc khi áp dụng khoa

học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy chi phí và giá bán cao hơn trước (do giá cả thị trường thay đổi, do thay đổi chi cơ cấu chi phí…) nhưng năng suất đạt được cao hơn trước khi áp dụng kỹ thuật mới. Hiệu quả đó được thấy rõ hơn ở chỗ thu nhập ròng và thu nhập trung bình/ngày công trực tiếp sản xuất tăng lên, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân.

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 55 - 60)