Nhận định và đánh giá một số chính sách hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 35 - 39)

II. Đất phi nông nghiệp 5.389,53 8,92 357,83 8,70 6,

5. Nhận định và đánh giá một số chính sách hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

sản xuất nông nghiệp

5.1. Định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Tú

Trong định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Tú, huyện hình thành các vùng sản xuất tập trung như các vùng lúa cao sản, đặc sản xuất khẩu có chất lượng cao; vùng trồng màu, rau an toàn; vùng chuyên canh thủy sản… nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho nông dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ chế biến nông sản, thủy sản, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành liên kết nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn, phát triển ngành nghề và cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật canh tác mới đến tận nông dân để họ nắm bắt và ứng dụng trong sản xuất.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa công tác giống các loại như giống như giống lúa, giống cây ăn quả, giống thủy sản…

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập.

Củng cố loại hình hoạt động kinh tế trang trại, hợp tác xã để nông dân có khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

Từ định hướng chung đó, huyện cũng đã xác định giải pháp cho cây lúa là:

– Thứ nhất, tập trung chuyển đổi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá

trị sản phẩm bằng chuyển từ canh tác lúa cao sản thường sang canh tác các giống lúa cao sản xuất khẩu và đặc sản chất lượng cao như Tài nguyên mùa, các loại nếp, ST3, ST5, OM2717, OM2718, OM2490… Mỗi xã phải quy hoạch vùng phát triển lúa. Quy hoạch vùng sản xuất lúa đặc sản ở những vùng chuyên sản xuất lúa, gắn kết với tiêu thụ để bán được giá cao. Vùng lúa cao sản xuất khẩu canh tác ở những vùng lúa kết hợp thủy sản hoặc màu. Những vùng đất còn khó khăn thì sản xuất lúa cao sản thường. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giống để cung ứng lúa giống cho các vùng quy hoạch, mở rộng cánh đồng 3 giảm 3 tăng. Mỗi xã phải tổ chức cho các doanh nghiệp địa phương hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân, nhất là lúa đặc sản.

– Thứ hai, canh tác 2 vụ lúa kết hợp với nuôi thủy sản ở vùng thấp (xã Hồ

Đắc Kiện, Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Phước, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa), loài thủy sản chủ yếu là tôm càng xanh, và các loại cá đồng.

– Thứ ba, canh tác 2 vụ lúa kết hợp trồng màu ở các vùng đất cao (xã Phú

Tân, Phú Tâm, An Hiệp, An Ninh, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Phú Mỹ, Thuận Hoà, Thiện Mỹ, Mỹ Hương), hoa màu chủ yếu là: đậu nhành, bắp, bí đỏ, bắp cải, dưa hấu, xà lách và một số loại khác như hành lá, bồn bồn, sen củ, nấm rơm…

5.2. Các chương trình, chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa ở xã Phú Tâm thuật vào sản xuất lúa ở xã Phú Tâm

5.2.1. Việc triển khai, thực hiện

Từ những định hướng chung của huyện, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa được triển khai đến xã Phú Tâm như sau:

– Trong năm 2003, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã kết hợp với Trạm bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú đã triển khai hướng dẫn 4 đợt về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trong đó có 2 đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa ST3.

Trung tâm khuyến nông hỗ trợ cho 3.928 kg lúa giống ST3 và 1.880 kg phân bón phục vụ cho việc nhân giống ST3 của xã. Đồng thời trợ giá, trợ cước lúa giống ST3 là 7 tấn cho 54 hộ sản xuất vụ Đông Xuân 350 ha.

Trong năm 2003 xã còn mở 1 lớp tập huấn 12 tuần về kỹ thuật sản xuất lúa cao sản ST3 với 25 học viên và 2 lớp IPM có 60 học viên.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã còn kết hợp với Chi cụ bảo vệ thực vật cho các đại lý vật tư nông nghiệp trong xã tổ chức 21 cuộc hội thảo có 1.986 nông dân tham dự nhằm giúp cho nông dân nắm bắt kịp thời ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất giảm chi phí, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, môi sinh.

Ban nông nghiệp xã thành lập 2 điểm hướng dẫn nông dân cách quản lý đại dịch tổng hợp.

Trong năm 2003, xã Phú Tâm thành lập một Câu lạc bộ khuyến nông ở ấp Phú Thành B.

– Năm 2004: mở thêm 2 lớp tập huấn kỹ thuật IPM có 60 người tham dự. Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện mở 5 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi có 300 người dân tham dự.

Trong năm 2004, xã còn cho phép các đại lý vật tư nông nghiệp mở 16 lớp tập huấn kỹ thuật bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, có 1.280 người tham dự.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Năm 2003 đến nay đã chuyển đổi 90 ha đất lúa, đất vườn tạp trồng màu và đã đưa 55 ha màu xuống chân ruộng chủ yếu là bí đỏ ở ấp Phú Thành A, Phú Thành B, và hiện nay Ủy ban nhân dân xã đang chỉ đạo ấp Thọ Hòa Đông A đưa bắp lai xuống chân ruộng 150 ha sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân sớm.

5.2.2. Đánh giá các chính sách hỗ trợ việc triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật của xã Phú Tâm

Các chính sách hỗ trợ cho nông trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trên còn có nhiều mặt hạn chế:

– Thực hiện chương trình nhân giống cộng đồng đã hoàn thành khá tốt, nông dân có thể sử dụng các loại giống mới với giá chỉ bằng một nửa so với mua giống của trung tâm giống. Tuy nhiên, giống lúa thuần mới chỉ được hỗ trợ 1 lần nhưng đã qua nhiều mùa vụ, nhiều lần nhân giống nên chất lượng hạt giống bị giảm dần nhưng vẫn chưa có chính sách mới.

– Việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật IPM còn ít và số lượng nông dân tham dự không nhiều nên việc triển khai kỹ thuật này mới chỉ được một bộ phận nhỏ nông hộ tiếp cận.

– Xã chưa có tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật 3 giảm 3 tăng một cách chuyên biệt, chỉ mới lồng ghép chung vào các lớp IPM nên nông dân còn mơ hồ về phương pháp này.

– Các lớp tập huấn kỹ thuật bón phân, phun thuốc của các đại lý thuốc nông dược rất tốt, giúp cho nông dân nắm được kỹ thuật cơ bản trong việc sử dụng phân bón, thuốc đúng cách nhưng nó vẫn còn mang tính chủ quan, quyền chủ động thuộc về các đại lý này.

– Từ cấp huyện đặt ra yêu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng và mạng lưới thủy lợi phục vụ cho sản xuất, nhưng nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là các nguồn quỹ của xã và của nông dân đóng góp, cấp huyện, cấp tỉnh chưa hỗ trợ được nhiều.

– Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã có thực hiện nhưng quá chậm chạp do không có biện pháp nào hỗ trợ, động viên nên nông dân không mạnh dạng chuyển đổi.

Nhìn chung, các cơ quan ban ngành nên đầu tư nhiều hơn nữa cho xã Phú

Tâm trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới thủy lợi và tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người dân để xứng với những đóng góp về sản lượng nông sản đặc biệt là cây lúa cho ngành nông nghiệp của toàn huyện.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w