Nguồn lực vốn

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 41 - 43)

I. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ

1. Các nguồn lực của quá trình sản xuất của nông hộ

1.2. Nguồn lực vốn

Tổng hợp số liệu điều tra 60 hộ, ta có bảng sau:

Bảng 9. Nhu cầu vốn, lượng tiền vay, lãi suất, thời hạn vay

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Nhu cầu vốn sản xuất một vụ (1.000 đồng) 1.000 22.000 3.443 3.241,2 Lượng tiền một lần vay (1.000 đồng) 4.000 20.000 8.952 4.950

Lãi suất (%/tháng) 1,10 1,35 1,2674 0,0748

Thời hạn vay (tháng) 4 12 9,220 3,288

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) 1.2.1. Nhu cầu vốn sản xuất

Hiện nay có rất nhiều đại lý bán phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kể cả các đại lý xăng dầu tại địa phương đều bán chịu cho nông dân đến khi thu hoạch mới thanh toán một lần nếu như nông dân có nhu cầu. Chi phí vật tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất mà có đến 98,3% nông hộ được phỏng vấn mua vật tư nông nghiệp theo hình thức này nên nhu cầu vốn trung bình

một vụ khoảng 3,4 triệu đồng; nhu cầu vốn thấp nhất là 1 triệu đồng/vụ vì hộ có diện tích sản xuất ít và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu; nhu cầu vốn cao nhất là 22 triệu đồng/vụ vì hộ có diện tích sản xuất lớn và chi trả 50% giá trị vật tư nông nghiệp khi mua, số còn lại được thanh toán vào cuối vụ (Bảng 9).

1.2.2. Vay vốn để sản xuất

Do được mua chịu phân bón, vật tư nông nghiệp nên nhu cầu vốn cho một vụ không cao lắm nên có đến 37 hộ (61,7%) đủ vốn để sản xuất, còn lại 23 hộ (38,3%) thiếu vốn để sản xuất nên phải tìm đến nguồn vốn vay (Bảng 10). Lượng tiền trung bình một lần nông dân vay được là 8,95 triệu đồng, lượng tiền một lần vay cao nhất là 20 triệu đồng, thấp nhất là 4 triệu đồng (Bảng 9).

Bảng 10. Tỷ lệ (%) hộ có vay vốn để sản xuất

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Không vay vốn 37 61,7

Có vay vốn 23 38,3

Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Nông dân vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Chi nhánh 2) trực tiếp hoặc thông qua bộ phận tín dụng xã Phú Tâm với lãi suất trung bình là 1,27%/tháng, thời hạn vay là 4 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

Tất cả các hộ đều vay với hình thức thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trung bình 1.000m2 đất nông nghiệp cụ thể là đất để sản xuất lúa có thể vay từ 400.000 đến 500.000 đồng. Nông dân có thể mua thiếu vật tư nông nghiệp nên 100% các hộ vay vốn đều được đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất (Phụ lục 2, Bảng 31).

Một phần của tài liệu PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 41 - 43)