1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực cho người lao động tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

114 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1.Tính cấp thiết của đề tài Con người luôn là tài nguyên quan trọng nhất của xã hội và cũng là tài sản giá trị nhất của bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào, đơn giản vì con người là nguồn lực của mọi nguồn lực khác. Chính vì thế khi xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường tạo lên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải có đủ sức mạnh và nguồn lực nhằm đảm bảo sức mạnh trên thị trường. Để làm được điều đó không thể thiếu bàn tay và trí tuệ của con người. “Làm thế nào để khuyến khích người lao động làm việc hăng say, sáng tạo?” hay “Làm thế nào tạo động lực cho người lao động?” là những câu hỏi mà các nhà quản lý luôn trăn trở và phải tìm câu trả lời. Người lao động làm việc vì nhiều lý do khác nhau, một số người muốn làm việc để có thu nhập cao, một số người muốn công việc thử thách, một số người muốn có quyền lực. Những điều mà mỗi cá nhân muốn khi làm việc trong tổ chức đóng vai trò như là những yếu tố quyết định động cơ làm việc của họ. Động lực lao động là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong công tác quản trị nhân lực, bởi đây chính là nguồn gốc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng được thành lập từ năm 2003 Trong suốt những năm qua Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng không ngừng phát triển về mọi mặt, sau 15 năm thành lập đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng có 1 trụ sở chính và 12 Phòng Giao dịch trực thuộc. Kéo theo đó là quy mô nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng cũng tăng lên tương ứng, tính đến thời điểm 31/12/2018, chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 162 người. Tuy nhiên, tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng chưa được chú trọng nhiều, chưa khuyến khích tính tích cực và nhiệt huyết gắn bó của người lao động với chi nhánh, vẫn còn có hiện tượng người lao động rời bỏ Chi nhánh. Có thể thấy rằng, nghiên cứu tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng đã và đang là điều vô cùng cần thiết. Trước thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng” là đề tài luận văn. 2.Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy động lực cho người lao động tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu mục tiêu cụ thể được đặt ra là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc cho NLĐ. - Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Ngân hàng Chính sách xã hội , trên cơ sở đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của việc tạo động lực, nguyên nhân của những hạn chế này. - Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho NLĐ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho NLĐ tại ngân hàng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng thông qua các công cụ khuyến khích vật chất và tinh thần tại ngân hàng. + Về không gian: Luận văn được thực hiện nghiên cứu tạo động lực cho người lao động đang làm việc tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. + Về thời gian: nghiên cứu tạo động lực tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2016 – 2018, định hướng giải pháp đến 2025. 4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho đề tài luận văn sử dụng các phương pháp định tính và định lượng ngoài ra - Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề lý luận về tạo động lực cho NLĐ tại ngân hàng chính sách xã hội. - Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm phân tích, đánh giá, so sánh tình hình tạo động lực cho NLĐ tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. - Phương pháp thống kê, mô hình hóa để rút ra những kết luận có tính khoa học và khái quát cao trong việc đánh giá thực trạng tạo động lực cho NLĐ tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. - Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức các buổi tọa đàm khoa học để thu thập ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về hiện trạng, động thái tạo động lực cho NLĐ tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu của Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp của Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) tỉnh Cao Bằng . Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài sử dụng cho luận văn bao gồm báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh tỉnh Cao Bằng, các Tạp chí kinh tế… Bên cạnh đó luận văn còn sửa dụng giáo trình, tài liệu liên quan đến tạo động lực cho người lao động của trường Đại học kinh tế Quốc dân, các báo và tạp chí chuyên ngành viết về nội dung này. - Dữ liệu sơ cấp: Luận văn thu thập dữ liệu từ các cán bộ, công nhân viên của VBSP tỉnh Cao Bằng thông qua sử dụng phương pháp điều tra khảo sát. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập để đánh giá về sự mong đợi và mức độ đáp ứng của tạo động lực cho người lao động tại VBSP tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu sau khi tiến hành điều tra khảo sát là cơ sở để tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động. Phương pháp xử lý dữ liệu - Đối với đữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, bảng biểu. - Đối với dữ liệu sơ cấp: Để thực hiện các nội dung nghiên cứu học viên đã thiết lập các câu hỏi liên quan đến nội dung đề tài gồm các vấn đề liên quan đế tạo động lực cho người lao động về vật chất và tinh thần. Với 1 mẫu phiếu điều tra cho các đối tượng là: cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng (xem phụ lực 1). Tổng số phiếu được phát ra để điều ra là 77 phiếu, số phiếu thu về là 66 phiếu đạt tỷ lệ 85%. Trên cơ sở số phiếu thu về học viên đã làm sạch phiếu theo đúng quy định và tiến nhành xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Các kết quả xử lý được sử dụng trong phân tích đánh giá ở chương 2 của luận văn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong ngân hàng. Chương 2: Tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. Chương 3: Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng.

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:54

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNHBẢNG

    Khái niệm và sự cần thiết tạo động lực cho người lao động:

    Nội dung tạo động lực cho người lao động:

    Một số nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động:

    Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

    Đánh giá chung về công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

    Kết quả đạt được

    Phương hướng tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

    Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w