1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

121 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lý do lựa chọn đề tài Trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta, chính quyền phường là đơn vị hành chính ở cơ sở, nơi cư trú và sinh sống của tuyệt đại nhân dân. Chính quyền phường có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quán triệt, triển khai, cụ thể hóa và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường. Đồng thời đơn vị hành chính phường cũng là nơi trực tiếp tiếp thu và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền để xem xét hoàn thiện chính sách, pháp luật; là cầu nối giữa nhân dân địa phương với Đảng, Nhà nước. Trong đó lực lượng đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành bại trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trên là đội ngũ công chức phường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" (cấp xã được nhắc đến trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm xã, phường, thị trấn). Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Qua lý luận và thực tiễn đã chứng minh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền phường nói riêng và hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức phường. Bởi vậy xây dựng đội ngũ công chức phường có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, trí tuệ là một trong những nhân tố quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2014 đến nay Thành phố Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức các phường như: Tập trung quan tâm công tác tuyển dụng; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, …. Các giải pháp này đã góp phần từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng, năng lực công chức xã, phường. Tuy nhiên một số giải pháp mới chỉ dừng lại ở giải pháp trước mắt, thiếu cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, nên sự tác động, sức lan tỏa và tính bền vững trong việc nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức phường chưa cao; vẫn còn một bộ phận công chức phường trình độ, năng lực hạn chế, tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân chưa cao. Bởi vây, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực công chức phường, nhằm xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, sớm xây dựng Thành phố Lai Châu đạt các tiêu chí đô thị loại II, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền của Thành phố quan tâm. Nhận thức được yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu” làm Luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn là nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học để nâng cao năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến năm 2025. 2.Các nghiên cứu liên quan Công chức xã, phường có vị trí quan trọng trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở, bởi vậy đây là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khảo sát của nhiều nhà khoa học, quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết được công bố liên quan đến vấn đề này dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau, như: Đề tài khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” của TS. Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ năm 2017. Đề tài nghiên cứu đã nêu ra những vấn đề cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Thực trạng pháp luật về cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, trong đó tập trung đi sâu về đánh giá về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; thực trạng công tác quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và những vấn đề đặt ra đối với việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở nước ta. Từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Trương Cộng Hòa, Giám đốc cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2017. Đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực của cán bộ, công chức cấp xã; khái quát thực trạng năng lực của cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Báo Nhân dâncuối tuần, ngày 22/12/2018 của tác giả Khúc Hồng Thiện về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Bài viết đã đề cập về vai trò, tầm quan trọng của cán bộ ở cấp cơ sở, sự cần thiết phải đỏi mới, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Từ đó định hướng khái quát giải pháp hướng tới tính chuyen nghiệp của của cán bộ ở cơ sở. Ngoài ra, còn có một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Cộng sản như: Bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh” của tác giả Đoàn Văn Tình, Đại học Nội vụ Hà Nội được đăng trên tạp chí điện tử tổ chức nhà nước ngày 18/3/2015; Bài viết: “Xác định năng lực của công chức cấp xã trong thực thi công vụ” của Ths. Vũ Thúy Hiền, Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đăng trên tạp chí điện tử tổ chức nhà nước ngày 29/3/2016; chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị của tác giả thạc sĩ Trần Thị Hạnh Trường Đại học Nội vụ, … Nhìn chung các bài viết đều đề cập tới tầm quan trọng của chính quyền cấp xã mà ở đó đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giữ vai trò nòng cốt; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức để thấy rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thị xã Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Ban Mai, bảo vệ năm 2015. Ở luận văn này nghiên cứu thừa hưởng các giải pháp, thực trạng ở một địa phương cụ thể. Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Mỹ Hạnh Trường Đại học Lao động - Xã hội, bảo vệ năm 2016. Luận văn đã đề cập những vấn đề lý luận về công chức cấp xã và nâng cao chất lượng công chức cấp xã; thực trạng nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở địa phương này. Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lượng tài tỉnh bắc Ninh giai đoạn 2015-2020, của tác giả Phạm Thi Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ năm 2015. Ở luận văn này, tác giả trên đã đề cập những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta, đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương mình. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương mình trong thời gian tới. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về chính quyền cơ sở, cán bộ, công chức cấp xã của các tác giả trên đã đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương, công chức nhà nước nói chung và công chức ở xã, phường, thị trấn nói riêng; đồng thời đã phân tích, đánh giá khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên các công trình, bài viết đã nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề dưới góc độ phương pháp luận, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của vấn đề; trong khuôn khổ có hạn, nên các tác giả chỉ đưa ra một số vấn đề chung nhất về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luận chứng một cách toàn diện cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp để nâng cao năng lực của công chức phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Vì vậy, việc nghiên cứu Năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung lý thuyết cho nghiên cứu về năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Phản ánh được thực trạng về năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2018; Xác định được điểm mạnh, hạn chế về năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến năm 2025. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi cơ bản sau: - Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức phường, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá năng lực của công chức phường?. - Thực trạng năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu trong những năm vừa qua (giai đoạn 2014-2018) ra sao?. - Để nâng cao năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến năm 2025 cần phải tập trung vào những giải pháp nào? 4.Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất đạo đức công vụ của công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại 05 phường thuộc Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2014-2018, điều tra tiến hành vào tháng 11/2018. Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất cho chính quyền Thành phố và các phường đến năm 2025. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Luận văn xây dựng khung nghiên cứu năng lực công chức các phường thuộc Thành phố Lai Châu tập trung vào các nội dung: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức phường; phân tích đánh giá thực trạng về năng lực công chức phường, xác định yêu cầu về năng lực công chức phường trong thời gian tới. Trên cơ sở khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng năng lực công chức phường để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực công chức phường nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:52

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w