MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Đối với một tổ chức, một cơ quan đoàn thể thì cán bộ quản lý tổ chức và bộ máy nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí là hàng đầu. Bởi vì người lãnh đạo là đầu tàu, là người đưa đường dẫn lối cho toàn bộ hoạt động của một tổ chức, cơ quan ấy. Con tàu có đi được đúng hướng, đúng đích hay không chính là do người lãnh đạo và cách điều hành làm sao để những thành viên, cấp dưới của mình đồng tâm hiệp lực, góp tâm, trí, lực để cùng nhau đưa chiếc tàu của mình tới nơi mình mong muốn. Đó chính là cái tài, cái đức, cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo. Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội) là một cơ quan hành chính trực thuộc Trung Ương_ là cơ quan chuyên môn ngang Sở, là bộ máy giúp việc của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội (UBND Thành phố Hà Nội). Cơ quan này giúp tham mưu, tổng hợp để UBND Thành phố Hà Nội xây dựng, quản lý chương trình công tác của UBND Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; Theo dõi,đôn đốc các Sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện, phường, xã trực thuộc thành phố. Cơ quan này là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Xây dựng, trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương trình công tác cả năm cũng như hàng tháng, hàng quý chi tiết. Vì thế mà năng lực quản lý của cán bộ quản lý của đơn vị là một yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển thành công vươt bậc của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Với nhiều vai trò như vậy của cơ quan Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, các cán bộ quản lý với tư cách là những người quản lý cơ quan công quyền đầu não của Thành phố cần có những phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, có đạo đức để gánh vác những trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.” Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, vai trò nhiệm vụ của các cán bộ lãnh đạo ngày càng trở nên nặng nề và quan trọng , đòi hỏi những người được lựa chọn phải có đầy đủ những yếu tố để có khả năng “chèo lái”. Thời gian qua, việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên do có sự thuyên chuyển cán bộ, điều động và được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên năng lực quản lý của cán bộ quản lý còn gặp nhiều vấn đề bất cập: thiếu tính đồng bộ, đồng đều về năng lực, chưa được đào tạo chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, xử lý công việc từ kinh nghiệm xử lý trong công tác trước. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội . Chính vì những yếu tố về năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý có tính quyết định vô cùng quan trọng tới tổ chức, đơn vị và những lý do như trên cho nên tác giả muốn đi sâu nghiên cứu những yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực của cán bộ quản lý và chọn đề tài: “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội”. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực của cán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước nói chung và của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội nói riêng nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu như Hồ Chủ Tịch cũng như nhân dân đất nước Việt Nam hằng mong muốn. 2.Tổng quan nghiên cứu Về lĩnh vực nghiên cứu năng lực quản lý cán bộ quản lý cũng đã có một số nghiên cứu về các đối tượng, phạm vi khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu như sau: - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An của tác giả Lê Đình Lý năm 2006 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học trường Kinh tế Quốc dân do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền hướng dẫn. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ chính quyền cơ sở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2010 của PGS, TS Nguyễn Hữu Khiển. - Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cục tại Ban dân vận Trung Ương của tác giả Vũ Kiều Oanh năm 2015 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học trường Kinh tế Quốc dân. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Bùi Luyện ở Đại Học Quốc Gia tỉnh Hà Tĩnh. - Năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo tại Ủy ban xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La của tác giả Lò Hồng Khuyên năm 2017 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học trường Kinh tế Quốc dân. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu tập trung vào việc đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý như trình độ học vấn, chuyên môn....chưa đánh giá sâu sắc tới kỹ năng toàn diện của cán bộ quản lý hoặc có đánh giá nhưng chưa gắn với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện mọi yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của cán bộ quản lý. Cho nên tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu về đề tài này với mong muốn từ những kiến thức các thầy cô giáo trường Kinh tế Quốc Dân đã truyền đạt, của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã hướng dẫn chỉ bảo và kiến thức của bản thân sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc đưa ra thêm những đề xuất, giải pháp để góp phần xây dựng nước nhà thêm giàu mạnh. 3.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản như sau: - Xác định khung lý thuyết nhằm nghiên cứu năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. - Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội; Xác định được, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: - Những yếu tố nào cấu thành nên năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. -Yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. -Đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. -Giải pháp trọng tâm nào nhằm nâng cao nặng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. 4.Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội - Về nội dung: năng lực quản lý của cán bộ quản lý là một chủ đề nghiên cứu rộng lớn, song phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các khía cạnh nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội với những yếu tố cơ bản: + Về kiến thức chuyên môn. + Về kỹ năng quản lý. + Về phẩm chất cá nhân, đạo đức. + Về học hỏi, sáng tạo. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về cán bộ quản lý cấp phòng thực tiễn tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2015-2017; điều tra dữ liệu sơ cấp vào tháng 6/2018; Các giải pháp được đề xuất đến năm 2023. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1.1 bên dưới. Khung nghiên cứu này xuyên suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra.
Trang 1ĐÀO THỊ THU HỒNG
NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Trang 3Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TSNguyễn Thị Ngọc Huyền là người trực tiếp hướng dẫn tác giả trongquá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này Nếu không nhậnđược sự chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tỉ mỉ, kịp thời đúng lúc cùngnhững tài liệu phục vụ nghiên cứu quý giá cũng như các phươngpháp tiếp cận khoa học trong quá trình thực hiện luận văn củaPGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền thì luận văn khó có thể hoànthành Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn chânthành đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoakhoa học quản lý _Viện sau Đại học trường Kinh tế Quốc Dân đãcung cấp cho tác giả những kiến thức, những phương pháp tiếpcận toàn diện về vấn đề quản lý công tạo tiền đề cho việc nghiêncứu của tác giả về đề tài đã lựa chọn được sâu rộng hơn
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ quản lýcấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ nhiệttình, trả lời phỏng vấn, điền nội dung vào phiếu điều tra phục vụcho mục đích nghiên cứu của luận văn
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu luận văn không nhiều nênnội dung của luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè vànhững người quan tâm tới đề tài nghiên cứu này
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9 năm
2018
Người thực hiện luận văn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN
BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠO VĂN PHÒNG UBND CẤP TỈNH 8 1.1 Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 8
1.1.1 Tổng quan về Văn phòng UBND cấp tỉnh 81.1.2 Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 131.1.3 Vai trò của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBNDcấp tỉnh 141.1.4 Chức năng quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Vănphòng UBND cấp tỉnh 15
1.2 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 17
1.2.1 Khái niệm năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòngtại Văn phòng UBND cấp tỉnh 17
1.2.2 Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấpphòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 18
1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của các cán bộquản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 21
Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG UBND THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 27 2.1 Giới thiệu về Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 27
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòngUBND Thành phố Hà Nội 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 32
2.1.3 Kết quả hoạt động của Văn phòng UBND Thành phố HàNội 33
Trang 62.2.1 Số lượng cán bộ quản lý cấp phòng và cơ cấu tổ chức củacán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố HàNội 55
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ quản lý cấp phòngtại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 59
2.2.3 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Vănphòng UBND Thành phố Hà Nội 96
2.2.4 Kết quả hoạt động của cán bộ quản lý cấp phòng tại Vănphòng UBND Thành phố Hà Nội 104
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI 112 3.1 Định hướng nâng cao, phát triển năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội 112
3.1.1 Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng tạiVăn phòng UBND Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướngđến năm 2025 112
3.1.2 Phương hướng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 113
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
1143.2.1 Hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo khung năng lực .114
3.2.2 Đổi mới quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng cán
bộ quản lý cấp phòng theo khung năng lực 114
3.2.3 Hoàn thiện, đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấpphòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 117
3.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo khung năng lực
123
3.2.5 Tăng cường động lực cho cán bộ quản lý cấp phòng tại
Trang 73.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp 127
3.3.1 Kiến nghị đối với Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 127
3.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước Trung Ương 128
3.3.3 Khuyến nghị với cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội 128
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
PHỤ LỤC 131
Trang 8UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
CBCC : Cán bộ Công chức
QLNN : Quản lý nhà nước
Trang 9Bảng 2.1 Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành Phố 57Bảng 2.2 Khung năng lực đối với cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND
Thành phố Hà Nội 99Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá 101Bảng 2.4 Yêu cầu về năng lực quản lý đôi với cán bộ quản lý cấp phòng Văn
phòng UBND Thành phố Hà Nội 101Bảng 3.1 .Sự cần thiết của các nội dung đào tạo đối với Cán bộ quản lý cấp phòng
tại Văn phòng UBND TP Hà Nội 122
HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phòng UBND thành phố Hà Nội 33Hình 2.2 Năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố 97Hình 3.1 Sơ đồ mô hình lựa chọn, bố trí cán bộ 117
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với một tổ chức, một cơ quan đoàn thể thì cán bộ quản lý
tổ chức và bộ máy nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng,thậm chí là hàng đầu Bởi vì người lãnh đạo là đầu tàu, là ngườiđưa đường dẫn lối cho toàn bộ hoạt động của một tổ chức, cơ quan
ấy Con tàu có đi được đúng hướng, đúng đích hay không chính là
do người lãnh đạo và cách điều hành làm sao để những thành viên,cấp dưới của mình đồng tâm hiệp lực, góp tâm, trí, lực để cùngnhau đưa chiếc tàu của mình tới nơi mình mong muốn Đó chính làcái tài, cái đức, cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo
Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (Văn phòngUBND Thành phố Hà Nội) là một cơ quan hành chính trực thuộcTrung Ương_ là cơ quan chuyên môn ngang Sở, là bộ máy giúpviệc của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội (UBND Thành phố HàNội) Cơ quan này giúp tham mưu, tổng hợp để UBND Thành phố
Hà Nội xây dựng, quản lý chương trình công tác của UBND Thànhphố Hà Nội theo quy định của pháp luật; Theo dõi,đôn đốc các Sở,
cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc UBND Thành phố Hà Nội, UBNDquận, huyện, phường, xã trực thuộc thành phố Cơ quan này là cơquan tham mưu, tổng hợp giúp Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.Xây dựng, trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt và đôn đốcthực hiện chương trình công tác cả năm cũng như hàng tháng,hàng quý chi tiết
Vì thế mà năng lực quản lý của cán bộ quản lý của đơn vị làmột yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển thành công vươt bậccủa tổ chức, cơ quan, đơn vị đó
Với nhiều vai trò như vậy của cơ quan Văn phòngỦy Ban
Trang 11Nhân Dân Thành phố Hà Nội, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị,các cán bộ quản lý với tư cách là những người quản lý cơ quancông quyền đầu não của Thành phố cần có những phẩm chấtchính trị vững vàng, có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn,
có đạo đức để gánh vác những trọng trách mà Đảng, Nhà nước vàNhân dân giao phó
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọicông việc Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII cũngkhẳng định: “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ,
là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, vaitrò nhiệm vụ của các cán bộ lãnh đạo ngày càng trở nên nặng nề
và quan trọng , đòi hỏi những người được lựa chọn phải có đầy đủnhững yếu tố để có khả năng “chèo lái”
Thời gian qua, việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộquản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã đạt được nhữngthành tựu nhất định, tuy nhiên do có sự thuyên chuyển cán bộ,điều động và được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên nănglực quản lý của cán bộ quản lý còn gặp nhiều vấn đề bất cập: thiếutính đồng bộ, đồng đều về năng lực, chưa được đào tạo chuyênsâu về nhiều lĩnh vực, xử lý công việc từ kinh nghiệm xử lý trongcông tác trước
Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình cụ thể nào nghiêncứu cung cấp cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản lý của cán
bộ quản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
Chính vì những yếu tố về năng lực, phẩm chất đạo đức củacán bộ quản lý có tính quyết định vô cùng quan trọng tới tổ chức,
Trang 12đơn vị và những lý do như trên cho nên tác giả muốn đi sâu nghiêncứu những yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực của cán bộ quản lý
và chọn đề tài: “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội”.
Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực củacán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước nói chung và của Vănphòng UBND Thành phố Hà Nội nói riêng nhằm đưa đất nước ngàycàng phát triển giàu mạnh, sánh vai các cường quốc năm châunhư Hồ Chủ Tịch cũng như nhân dân đất nước Việt Nam hằngmong muốn
2 Tổng quan nghiên cứu
Về lĩnh vực nghiên cứu năng lực quản lý cán bộ quản lý cũng
đã có một số nghiên cứu về các đối tượng, phạm vi khác nhau,cách tiếp cận khác nhau Có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu nhưsau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đápứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An của tác giả LêĐình Lý năm 2006 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại họctrường Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền hướngdẫn
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ chínhquyền cơ sở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2010 của PGS, TSNguyễn Hữu Khiển
- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cục tạiBan dân vận Trung Ương của tác giả Vũ Kiều Oanh năm 2015 bảo
vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học trường Kinh tế Quốc dân
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chứcchính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Bùi Luyện ở Đại HọcQuốc Gia tỉnh Hà Tĩnh
Trang 13- Năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo tại Ủy ban xã, phườngtrên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La của tác giả Lò HồngKhuyên năm 2017 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại họctrường Kinh tế Quốc dân.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủyếu tập trung vào việc đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý nhưtrình độ học vấn, chuyên môn chưa đánh giá sâu sắc tới kỹ năngtoàn diện của cán bộ quản lý hoặc có đánh giá nhưng chưa gắn vớihiệu quả phát triển kinh tế - xã hội Việc nghiên cứu năng lực quản
lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện mọi yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý củacán bộ quản lý Cho nên tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu về đềtài này với mong muốn từ những kiến thức các thầy cô giáo trườngKinh tế Quốc Dân đã truyền đạt, của PGS.TS Nguyễn Thị NgọcHuyền đã hướng dẫn chỉ bảo và kiến thức của bản thân sẽ góp mộtphần nhỏ bé vào việc đưa ra thêm những đề xuất, giải pháp đểgóp phần xây dựng nước nhà thêm giàu mạnh
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản như sau:
- Xác định khung lý thuyết nhằm nghiên cứu năng lực quản lýcủa cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố HàNội
Trang 14- Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tạiVăn phòng UBND Thành phố Hà Nội; Xác định được, đánh giá đượcđiểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấpphòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lýcủa cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố HàNội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Những yếu tố nào cấu thành nên năng lực quản lý của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
-Yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
-Đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
-Giải pháp trọng tâm nào nhằm nâng cao nặng lực quản lýcủa cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố HàNội
+ Về kiến thức chuyên môn
+ Về kỹ năng quản lý
+ Về phẩm chất cá nhân, đạo đức
+ Về học hỏi, sáng tạo
Trang 15- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về cán bộ quản
lý cấp phòng thực tiễn tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2015-2017;điều tra dữ liệu sơ cấp vào tháng 6/2018; Các giải pháp được đềxuất đến năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1.1 bên dưới.Khung nghiên cứu này xuyên suốt các nội dung trong việc phântích, so sánh, điều tra
Trang 16lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
- Về kiến thức chuyên môn
- Về kỹ năng quản lý
- Về phẩm chất
cá nhân, đạo đức
-Về học hỏi, sáng tạo
Thực trạng về năng lực quản
lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
- Về kiến thức chuyên môn
- Về kỹ năng quản lý
- Về phẩm chất
cá nhân, đạo đức
-Về học hỏi,sáng tạo
Khoảng cách giữa các yêu cầu với thực trạng về năng lực quản lý của cán
bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán
bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh đáp ứng được yêu cầu
Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết của luận văn
Trang 17Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:phương pháp lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, so sánh thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa,khái quát hóa, điều tra xã hội học và qua thực tế tác giả làm việctại cơ quan Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
Đề tài cũng dựa trên những văn kiện của Đảng, văn bản quản
lý Nhà nước ở Trung Ương và địa phương
5.2 Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của luận văn, quá trình nghiên cứuđược thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về năng lực quản
lý Sau khi nghiên cứu các mô hình lý thuyết, tác giả sẽ xác địnhkhung lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu về năng lực của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp làm rõ yêu cầu năng lực củacán bộ quản lý của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội thông qua:khung lý thuyết về năng lực của cán bộ quản lý, số liệu thống kê,phỏng vấn cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thànhphố Hà Nội để làm rõ yêu cầu năng lực đối với cán bộ quản lý, mức
độ quan trọng của từng tiêu chí trong khung năng lực
Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra: các tiêu chí đưa ra dựa trênkhung lý thuyết về năng lực của cán bộ quản lý tại Văn phòngUBND Thành phố Hà Nội nhằm đánh giá và xác định mức độ yêucầu về năng lực quản lý của các tiêu chí đối với cán bộ quản lý
Bước 4: Xác định thực trạng năng lực quản lý của cán bộ cấpphòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội thông qua việc tiếnhành khảo sát, phát phiếu, thu thập điều tra Dự kiến phiếu điềutra sẽ được phát cho 11 đồng chí trưởng phòng và 15 đồng chí phóphòng Câu hỏi được sử dụng là câu hỏi đóng được thiết kế trên
Trang 18thang điểm 5
Bước 5: Xác định khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng vềnăng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòngUBND Thành phố Hà Nội qua phân tích số liệu, kết quả điều trađược tập hợp ở các bảng so sánh với các tiêu chí khác nhau làmcăn cứ đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý tại Văn phòngUBND Thành phố Hà Nội Từ đó xác định được điểm yếu về nănglực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng và tìm ra nguyên nhâncủa điểm yếu đó
Khi đã xác định được mức độ của từng năng lực và mức độnăng lực hiện tại, sẽ có thể xác định khoảng cách giữa hai mức độnày Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lýcấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội nhằm xác địnhnguyên nhân điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lýcấp phòng để làm cơ sở cho các giải pháp nhầm nâng cao năng lựcquản lý của cán bộ tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
Bước 6: Đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực quản
lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội với các cơ quan quản lý nhà nước
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Chương 2: Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấpphòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chocán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
Trang 191.1.1 Tổng quan về Văn phòng UBND cấp tỉnh
1.1.1.1 Khái niệm về Văn phòng UBND cấp tỉnh
Muốn tìm hiểu về Văn phòng UBND cấp tỉnh chúng ta sẽ cùngnhau tìm hiểu khái niệm về cơ quan này như thế nào
Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh trực thuộc Trung ương
là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng thammưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạchcông tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức vềhoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tinhành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ cáchoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lývăn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng
Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân,con dấu và tài khoản riêng
1.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng UBND cấp tỉnh
Đối với một cơ quan giúp việc, tham mưu cho cơ quan công
Trang 20quyền đầu não là Ủy ban nhân dân tỉnh thì rõ ràng Văn phòngUBND cấp tỉnh phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.Song song với nhiệm vụ thì cơ quan này có những quyền hạn nhấtđịnh để có đủ thẩm quyền giải quyết các công việc liên quan.Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem Văn phòng UBND cấp tỉnh
có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào
Trang 21Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Văn phòng UBND cấptỉnh như sau:
1.Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấphuyện);
d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danhTrưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân cấp huyện
2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn
vị thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh
3 Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kếhoạch công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quanthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Ủy bannhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vàochương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉđạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng
đề án, dự án, dự thảo văn bản;
c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
Trang 22dân cấp tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạchcông tác;
d) Theo dõi, đôn đốc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các
cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch côngtác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghịgiải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch côngtác;
e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch côngtác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
4 Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bịchương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhândân cấp tỉnh;
b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làmviệc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của phápluật
5 Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Trang 23đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộmáy hành chính nhà nước ở địa phương.
6 Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan,
tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến):
a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quantrình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuậttrình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyềnquyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhândân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vấn đề liên quan,
đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa raphiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấythêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện cácnhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy ban nhândân cấp tỉnh
Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn
ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan đểtrao đổi trước khi trình;
b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơquan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chứccác điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung vănbản đến
7 Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình,
Trang 24kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh:
a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện vănbản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ
rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo sựđồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩmquyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính Vănphòngtrong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấptỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòngChínhphủ;
d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
8 Thực hiện chế độ thông tin:
a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo,điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh;
b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của CổngThông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tửchỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh;
c) Xuất bản, phát hành Công báo cấp tỉnh;
d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
9 Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:
a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
Trang 25của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủyban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
10 Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng
Chủ trì, phối hợp với Văn phòngĐoàn Đại biểu Quốc hội vàHội đồng nhân dân cấp tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn,nghiệp vụ hành chính Văn phòngđối với Văn phòngcác Sở, VănphòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, côngchức Văn phòng- Thống kê xã, phường, thị trấn
11 Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơquan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạtđộng của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửiVăn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành và quản lý văn bảntheo quy định;
c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phâncông hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh;
d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cảicách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạchcông chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộcphạm vi quản lý của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
Trang 26g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản
lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quyđịnh;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định củapháp luật
1.1.2 Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Khái niệm cán bộ quản lý tại Văn phòng UBND cấp tỉnh: Cán
bộ quản lý là những công dân Việt Nam trong biên chế; đượchưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầugiữu chức vụ trưởng phòng, phó phòng của phòng chuyên mônhoặc một ban chuyên trách theo từng chwucs năng, nhiệm vụ củatừng phòng, ban Họ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo , điều hànhthực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND cấp tỉnhtheo quy định của Hiến pháp và pháp luật
* Lãnh đạo Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
1 Lãnh đạo Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh gồm cóChánh Văn phòngvà không quá 03 Phó Chánh Văn phòng
Riêng Văn phòngỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội và VănphòngỦy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04Phó Chánh Văn phòng
2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Chánh Vănphòng, Phó Chánh Văn phòngtheo quy định của pháp luật
* Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND cấp tỉnh bao gồm cácphòng ban như sau:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kinh tế;
Trang 27c) Phòng Khoa giáo - Văn xã;
Đối với địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,chưa đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc thì thành lập Phòng Dântộc hoặc bố trí công chức chuyên trách làm công tác dân tộc thuộcVăn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
i) Ngoài các Phòng nói trên, Văn phòngỦy ban nhân dân cấptỉnh được thành lập thêm không quá 02 Phòng; riêng Văn phòngỦyban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòngỦy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh được thành lập thêm không quá 03 Phòng
1.1.3 Vai trò của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Trong quá trình điều hành và phát triển đất nước hiện nayvấn đề cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng Nếu không
có cán bộ quản lý thì không có một tổ chức nào hoàn thành đượcnhiệm vụ của mình Hệ thống cán bộ quản lý giống như một bộ rễ
để nuôi cây phát triển Cây có phát triển tốt hay không, có ra hoakết trái ngọt hay không đều nhờ vào bộ rễ Hoạt động của cán bộquản lý thực hiện 3 vai trò: vai trò liên kết con người, vai trò thôngtin và vai trò ra quyết định
Vai trò liên kết con người liên quan tới mối quan hệ với nhữngngười trong Văn phòng UBND cấp tỉnh và với những người đến làm
Trang 28việc với Văn phòng UBND cấp tỉnh Có 3 vai trò mà người làm cán
bộ quản lý phải đảm đương: thứ 1 là người đại diện, thứ 2 là ngườilãnh đạo và thứ ba là người liên lạc Vai trò đại diện là đứng ra chịutrách nhiệm, có đủ quyền hạn, thẩm quyền đế thực hiện nhiệm vụkhi làm việc với những người bên ngoài Văn phòng UBND cấp tỉnh
và là người chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của phòng mìnhđược giao quyền quản lý với lãnh đạo Văn phòng UBND cấp tỉnh
Vai trò thông tin của các cán bộ quản lý cấp phòng là họ chịutrách nhiệm, đảm bảo được người cấp dưới, nhân viên thuộc cấp của
họ phải nhận được thông tin đầy đủ khi có chủ trương, kế hoạch củacác lãnh đạo Văn phòng UBND cấp tỉnh giao Khi có đầy đủ thông tincần thiết, rõ ràng, mạch lạc nhân viên thuộc cấp sẽ thực hiện đượccác nhiệm vụ, những chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng UBND cấp tỉnh
có hiệu quả Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp phòng còn đại diệncho cơ quan Văn phòng UBND cấp tỉnh làm việc với các cơ quanngang Văn phòngnhư các sở, ban, ngành, quận, huyện và nhân dânđến làm việc với cơ quan nên vai trò thông tin cần sự chính xác,đúng luật Nếu phát ngôn sai thì hậu quả ảnh hưởng rất khôn lường
vì cơ quan Văn phòng UBND cấp tỉnh là cơ quan công quyền đầu nãocủa địa phương đó
Vai trò quyết định của cán bộ quản lý cấp phòng là vai tròquan trọng vì nó alf điều kiện tiên quyết quyết định bộ phận của
họ có hoàn thành tốt được nhiệm vụ không Tất cả đều phụ thuộcvào năng lực của cấp trưởng, cấp phó của cán bộ lãnh đạo phòng
đó Họ biết phân bổ nguồn lực đúng người, đúng việc, biết phân bổthời gian, nhân lực, tài lực, vật lực và những nguồn lực khác nhằmđạt được hiệu quả công việc như mong muốn
1.1.4 Chức năng quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Trang 29Phân loại cán bộ quản lý :
- Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm ranhững chiến lược quyết định hoặc có những ảnh hưởng lớn tới cácquyết định chiến lược, đề ra các chính sách chỉ đạo quan hệ giữacác tổ chức và môi trường Đây là những người chịu trách nhiệmtoàn diện đối với hoạt động của tổ chức
- Cán bộ quản lý cấp trung: là người điều hành thực hiện raquyết định, các chính sách đưa ra bởi cấp cao Thiết lập mối quan
hệ giữa đòi hỏi của nhà quản lý năng lực của nhân viên Họ thường
là những người phụ trách các phân hệ, các bộ phận trong tổ chức
- Cán bộ quản lý cấp thấp: là những người chịu trách nhiệm
về công việc của các nhân viên là những người lao động trực tiếp.Chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của người lao động
Cán bộ quản lý cấp phòng sẽ được xếp vào 2 loại cán bộquản lý cấp trung và cấp thấp Cán bộ quản lý trưởng phòng đượcxếp vào cấp trung và cán bộ quản lý phó phòng được xếp vào cán
bộ quản lý cấp thấp
Cán bộ quản lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cơcấu tổ chức của bộ máy nhà nước Chức năng của các cán bộ quản
lý được phân thành hai góc tiếp cận của nhà quản lý như sau:
Chức năng quản lý theo quá trình quản lý
- Lập kế hoạch: Mục đích của lập kế hoạch là đảm bảo thựchiện mục tiêu của dự án và chỉ ra phương pháp để đạt mục tiêunhanh nhất Cán bộ quản lý cần phải biết quyết định cái gì cầnlàm, mục tiêu, công cụ thực hiện trong phạm vi giới hạn về quyềnlực Họ phải xác định được đầu ra của mục tiêu của tổ chức Từ đónhận định, phân tích thực trạng, mặt mạnh, mạnh yếu của các đầu
ra kỳ vọng Họ phải xây dựng được chi tiết các nội dung của kếhoạch gồm các hoạt động, thời gian, địa điểm, người chịu trách
Trang 30nhiệm và kinh phí Khi có kế hoạch cụ thể sẽ tiến tới bước đưa vàotriển khai, thực hiện có hiệu quả.
- Tổ chức: là quá trình xây dựng và đảm bảo những phươngthức, những hính thái cơ bản một cách hiệu quả để đạt được mụctiêu đề ra
- Lãnh đạo: Đây là quá trình cán bộ quản lý cần vận dụngkhả năng lãnh đạo của mình, dùng nhân lực, vật lực, tài lực chochính xác để công việc đạt được như mong muốn
- Kiểm tra: là quá trình giám sát và điều chỉnh các hoạt độngtrong kế hoạch đề ra diễn ra theo đúng yêu cầu nhằm đảm bảo kếhoạch đề ra được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng
Chức năng quản lý theo các hoạt động
- Quản lý nhân lực: là phân công, bố trí, sắp xếp công việc ởcác vị trí khác nhau phù hợp với trình độ chuyên môn của cấpdưới Trong quá trình lao động, cán bộ quản lý quan sát, theo dõi
và khích lê, động viên khen thưởng, tăng lương trước thời hạn hoặc
kỷ luật khi có sai phạm đới với nhân viên
- Quản lý tình hình chính trị, tình hình phát triển kinh tế- xãhội theo địa bàn mình được lãnh đạo phụ trách, quản lý
- Quản lý công tác vệ sinh môi trường tránh để tình trạngcấp dưới làm việc trong môi trường lộn xộn hay có những hànhđộng hủy hại tới môi trường xung quanh
- Quản lý tài sản cố định của Văn phòng UBND tỉnh Cán bộquản lý có trrách nhiệm giám sát việc sử dụng vật tư theo đúngquy định cũng như yêu cầu nhân viên thuộc cấp có tinh thần, tráchnhiệm sử dụng tài sản tiết kiệm, hợp lý
1.2 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
1.2.1 Khái niệm năng lực quản lý của cán bộ quản lý
Trang 31cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổnghợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêucầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo chohoạt động đó đạt hiệu quả cao Các năng lực hình thành trên cơ sởcủa các tư chất tự nhiên của cá nhân Năng lực con người khôngphải hoàn toàn tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện
mà có
Năng lực là khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giaocủa một đối tượng nhất định
Năng lực bao gồm kỹ năng tích lũy được, kiến thức, cách cư
xử và thái độ của một cá nhân áp dụng để hoàn thành công việcnào đó là quan điểm của Benard Wynne và David Stringer
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn
có để thực hiện một hoạt động nào đó như năng lực tư duy, nănglực tài chính hoặc là phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyênmôn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt độngnào đó với chất lượng cao như năng lực chuyên môn, năng lực lãnhđạo
Năng lực bao gồm: kiến thức, kỹ năng, khả năng và nhữngđặc điểm khác như giá trị, động cơ, sáng kiến và khả năng tự kiểmsoát bản thân
Khái niệm năng lực có nhiều khái niệm khác nhau tuy nhiênkhi nghiên cứu năng lực làm việc cần xem xét năng lực của mộtđối tượng cụ thể trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể Bởi vì nănglực có được phát huy tối đa hay không còn phụ thuộc vào môitrường, điều kiện hoạt động cụ thể Năng lực có thể thay đổi thôngqua hoạt động Khi có điều kiện đầy đủ hoặc động lực to lớn người
ta có thể chủ động tạo ra và phát triển năng lực của bản thân
Trang 32Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểmsoát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhầm đạtđược mục đích của hệ thống với hiệu lực, hiệu quả cao một cáchbền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động
Năng lực quản lý của cán bộ quản lý là khả năng đáp ứngđược mcuj tiêu quản lý của tổ chức Năng lực quản lý bao gồm kiếnthức quản lý, kỹ năng quản lý, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp,tiềm năng phát triển, khả năng học hỏi sáng tạo khi thực hiện hoạtđộng quản lý
Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Vănphòng UBND cấp tỉnh được hình thành bởi nhiều yếu tố Đó là kiếnthức quản lý, kỹ năng quản lý, tố chất và khả năng quản lý đơn vịnhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu mà cơ quan đó đề ra
1.2.2 Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nói chung và năng lựcquản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấptỉnh nói riêng thường được đánh giá trên 4 nhóm yếu tố như sau:
( vẽ hình trang 13)
1.Về kiến thức quản lý:
+ Kiến thức quản lý yêu cầu các cán bộ quản lý cần phải có
Trang 33những kiến thức như: Nắm rõ và chắc được chức năng, nhiệm vụcủa Văn phòng UBND cấp tỉnh; các quy định quản lý, nắm rõ luậtpháp, hiểu rõ về truyền thống văn hóa, các đặc trưng về kinh tế,văn hóa của tỉnh, nắm vững các nghị định của Chính phủ về quản
lý cán bộ công chức, có kiến thức về quản lý nhà nước sâu rộng
+ Về kiến thức chuyên môn thì rõ ràng cán bộ quản lý phảinắm được chắc về các kiến thức kinh tế- xã hội và nhất là kiếnthức trong lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách là điều kiện tiênquyết trong công tác quản lý
+ Kỹ năng tổ chức: các cán bộ quản lý phải có sự điều tiếthợp lý đối với từng cá nhân cấp dưới của mình để họ hoàn thànhcông việc đúng thời hạn, hiệu quả cao Họ cũng là người hiểu rõnhững nhân viên cấp dưới của mình có năng lực như thế nào, trình
độ chuyên môn, đạo đức, lối sống ra sao để đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ cho cấp dưới phát triển
+ Kỹ năng lãnh đạo: Theo Bnet kỹ năng lãnh đạo là “khảnăng định hướng, tạo ảnh hưởng và điều phối mọi người cùnghướng về một mục tiêu, là khả năng động viên và thúc đẩy mọingười tự hành động cũng như chịu trách nhiệm với chính hànhđộng đó.” Hoặc theo Martin Chemers: “ là quá trình tương tác xãhội mà trong đó một người có thể nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ
Trang 34từ những người khác để hoàn thành công việc chung” Cán bộquản lý sẽ phải hướng dẫn, tạo ảnh hưởng tới cách làm việc và môitrường, thúc đẩy cấp dưới nâng cao tinh thần và năng lượng làmviệc, nhanh chóng đạt được mục tiêu của phòng ban đó đề ra Bêncạnh đó, cán bộ quản lý phải động viên, khích lệ tinh thần làm việccủa nhân viên cấp dưới để họ có động lực phấn đấu trong côngviệc
+ Kỹ năng kiểm soát: cán bộ quản lý phải thường xuyên giámsát toàn bộ hoạt động của nhân viên cấp dưới và kịp thời điềuchỉnh, thay đổi các giải pháp để đảm bảo nhiệm vụ được hoànthành tốt
3.Phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp
+ Yêu thích công việc: bất kể một công việc nào chứ khôngchỉ riêng việc quản lý đều đòi hỏi và cần người đó phải yêu thíchcông việc mình đang làm Có yêu thích công việc đó họ mới có sựhưng phấn trong công việc, họ sẽ làm việc không biết mệt mỏi chỉ
để đạt được mục tiêu cuối cùng là hoàn thành công việc đó mộtcách xuất sắc nhất Đối với cán bộ quản lý họ sẽ coi những thửthách trong công việc là thách thức, cơ hội để rèn luyện bản thân
và là minh chứng cho năng lực của bản thân Họ sẽ luôn tìm cáchđổi mới bản thân, học hỏi những công nghệ tiên tiến mới, học hỏinhững kiến thức mới để theo kịp với xu hướng của thời đại
+ Ứng xử với đồng nghiệp trong Văn phòng UBND cấp tỉnh:Cán bộ quản lý cấp phòng sẽ phải làm việc thường xuyên với haicấp Đó là cấp trên quản lý mình và cấp dưới mình quản lý Bêncạnh đó, họ phải phối hợp với các phòng ban khác trong cơ quan
để đạt được nhiệm vụ chung của lãnh đạo cấp trên giao cho Chính
vì vậy mà họ luôn phải có thái độ , ứng xử đúng mực, hòa nhã bảođảm tính đoàn kết nội bộ được duy trì cao và có thái độ hợp tác,
Trang 35tạo điều kiện cho các phòng ban khác khi làm việc chung
+ Ứng xử với nhân dân đến làm việc với Văn phòng UBNDcấp tỉnh, với UBND cấp tỉnh: Cán bộ quản lý luôn phải có thái độ cư
xử đúng mực, cầu thị đối với nhân dân tới làm việc tại cơ quan.Đặc biệt là cán bộ quản lý cấp phòng khi tiếp dân phải tôn trọng
và tạo điều kiện, xử lý đơn thư theo quy định của luật pháp chongười dân Hoặc tại nơi tiếp nhận hồ sơ một cửa cũng phải tránhnhững nhiễu, thủ tục phiền hà, tránh chậm trễ cho người dân
+ Ứng xử với các cán bộ của các sở, ban, ngành, quận,huyện tới làm việc với Văn phòng UBND cấp tỉnh: Cơ quan Vănphòng UBND cấp tỉnh là cơ quan đầu não hành chính của tỉnh Vìthế mà việc kết hợp làm việc với các sở, ban, ngành, quận, huyệntrong tỉnh là việc thường xuyên Cán bộ quản lý luôn phải nắm rõcác quy định của pháp luật để công việc được thực thi theo đúngluật định
4.Học hỏi, sáng tạo
+ Học hỏi và phát triển bản thân: việc học hỏi những kiếnthức mới, cập nhật những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại luôn làviệc cán bộ quản lý phải thực hiện thường xuyên Các nghị quyết,các quy định theo Hiến pháp luôn phải cập nhật đầy đủ và phảinắm vững Cán bộ quản lý luôn phải trau dồi các kỹ năng quảnlý,nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức, phẩm chất của bản thân.Bên cạnh đó còn phải học hỏi của đồng nghiệp các cấp trên, cấpdưới và học hỏi các tỉnh bạn, các sở ban ngành trong quá trình hợptác, làm việc
+ Sáng tạo trong công việc: Khi đã có những kiến thức sâurộng cộng với niềm đam mê, yêu thích công việc, cán bộ quản lý
sẽ luôn có cảm hứng, có sự phấn đấu cao trong công việc Nhờ đó
mà cán bộ quản lý sẽ có những sáng tạo mới trong công việc Từ
Trang 36việc sắp xếp công việc khoa học cho tới vận dụng những kiến thứcbiến chúng trở thành công cụ để chinh phục những nấc thang mới,những đỉnh cao mới trong công việc
1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của các cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Năng lực quản lý của các cán bộ quản lý cấp phòng tại Vănphòng UBND cấp tỉnh không chỉ được đánh giá qua bằng cấp màphải được đánh giá qua quá trình làm việc, kết quả làm việc Kếtquả của việc thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả cao chính là kết quảnăng lực quản lý của họ Trình độ quản lý, trình độ chuyên môncủa họ vững chắc thì khi xử lý công việc chắc chắn sẽ đạt được kếtquả xuất sắc Muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì họphải tự hoàn thiện năng lực quản lý của mình Vậy những yếu tốcấu thành nên năng lực quản lý của họ là gì Chúng ta hãy cũngnhau nghiên cứu các yếu tố tạo nên năng lực quản lý của cán bộquản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh
Những nhóm yếu tố cấu thành nên năng lực của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh như sau:
Trang 37môn sâu rộng thì cán bộ quản lý phải học tập, học hỏi và phải cómột quá trình dài, họ mới tích lũy được những kiến thức cần và đủcho công việc của mình Tùy thuộc vào từng mảng, khối công việcchuyên môn đòi hỏi người quản lý phải có những kiến thứcchuyên môn khác nhau Cán bộ quản lý muốn thực hiện tốt vaitrò, nhiệm vụ của mình thì phải trau dồi hai nhóm kiến thức cơbản là: kiến thức về quản lý và kiến thức về chuyên môn.
+ Nhóm kiến thức về quản lý: Cán bộ quản lý muốn thực
hiện tốt vai trò của mình trong bộ máy Văn phòng UBND cấp tỉnh
họ phải đạt được các tiêu chí như sau:
- Nắm vững được chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBNDcấp tỉnh
- Các quy định về quản lý của Văn phòng UBND cấp tỉnh
- Nắm vững các nghị định của Chính phủ về quản lý cán bộcông chức
- Nắm vững về các nghị quyết, quy định về luật của Hiếnpháp để thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật
- Kiến thức về quản lý nhà nước
+ Nhóm kiến thức về chuyên môn: Cán bộ quản lý phải là
người nắm chắc kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã phân mảng
mà mình được cấp trên giao phó Song song với kiến thức chuyênmôn, nghiệp vụ họ phảo nắm bắt được vững kiến thức về kinh tế,
xã hội, đặc thù văn hóa của tỉnh mình để có hướng giải quyết côngviệc cho phù hợp
1.2.3.2 Năng lực quản lý
Năng lực quản lý là một trong những yếu tố vô cùng quantrọng thậm chí quyết định cán bộ quản lý có thể được tín nhiệmđặt vào vị trí quản lý hay không bởi năng lực này
+ Năng lực lập kế hoạch
Trang 38Lập kế hoạc là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác địnhcác nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện cá mực tiêu
đề ra Khi các cán bộ quản lý cấp phòng làm tốt chức năng này sẽlàm tốt các chức năng để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất Lập kếhoạch là một quá trình diễn ra và phản ánh những mục tiêu mà cơquan đang cần thực hiện và là kim chỉ nam để các bộ phận cùng
có định hướng, tổ chức thực hiện Vì vậy mà lập kế hoạch là một kỹnăng vô cùng quan trọng, là mắt xích trọng yếu đối với cán bộquản lý Để làm tốt được chức năng này, cán bộ quản lý cấp phòngcần:
- Xác định rõ các công việc cần làm trong tháng, quý, năm
- Có kế hoạch rõ ràng và giải pháp, công cụ phù hợp để đạtđược mục tiêu đã đề ra
- Có các kế hoạch dự trù khi có những việc bất ngờ xảy ra và
có các công cụ, nguồn nhân lực giải quyết vấn đề khi kế hoạch cóthay đổi
+ Năng lực tổ chức
Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc,giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của cơ quan sao chochúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả cao vào mụctiêu chung của cơ quan Đây là quá trình gắn liền với nhân lực, làquá trính sắp xếp con người làm việc với con người để họ gắn kếtvới nhau, đoàn kết và hợp tác để cùng đạt được mục tiêu, kếhoạch của cơ quan Tổ chức là công việc phân chia công việc, sắpxếp các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch được thành công.Muốn các kế hoạch được thực hiện hoàn thành xuất sắc thì các cán
bộ quản lý cấp phòng cần thực hiện được các tiêu chí như sau:
- Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, quyền hạn, trình
độ chuyên môn của từng nhân viên cấp dưới
Trang 39- Yêu cầu nhân viên cấp dưới hoàn thành công việc đúng thờihạn, chất lượng, hiệu quả công việc tốt.
- Sắp xếp nhân sự giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên từcấp bách tới không cấp bách, từ quan trọng tới chưa quan trọng
- Đề xuất, đề cử để nhân viên cấp dưới được đào tạo, đượchọc tập chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết xãhội
+ Năng lực lãnh đạo
Cán bộ quản lý phải là người truyền cảm hứng làm việc chonhân viên cấp dưới để họ luôn có động lực, càm hứng phấn đấutrong công việc Cho dù cán bộ quản lý có lập kế hoạch tốt tới đâu
mà nhân viên cấp dưới của họ không xử lý công việc tốt thì kếhoạch cũng sẽ dẫn tới thất bại Người lãnh đạo tài năng luôn làngười tiên phong, dẫn đầu và làm cho nhân viên cấp dưới củamình tin tưởng vào họ, đi theo con đường, kế hoạch họ vạch ra Đểthực hiện được tốt kỹ năng này, cán bộ quản lý cần phải:
- Tạo động lực cho cán bộ nhân viên cấp dưới có ý chí, tưtưởng phấn đấu trong công việc
- Quan tâm, hiểu rõ năng lực của từng cán bộ cấp dưới đểsắp xếp họ vào đúng việc, đúng người cũng như nắm bắt được tâm
lý, tâm tư, tình cảm của từng nhân viên cấp dưới mình quản lý
- Người cán bộ quản lý phải là cầu nối tính đoàn kết, yêuthương nhau của các nhân viên cấp dưới để tạo dựng một nềntảng, một khối những con người đồng tâm hiệp lực, dám làm, dámnói, dám thực hiện Vì mỗi cá nhân là một cá thể độc lập và ngườicán bộ quản lý muốn công việc của mình đạt được thành côngxuất sắc họ bắt buộc phải là chiếc cầu nối, xâu chuỗi tất cả mọinguồn lực mình có
- Cán bộ quản lý cũng phải có tầm nhìn xa và rộng để nhìn
Trang 40nhận sớm, chính xác vấn đề của tổ chức từ đó có thể giải quyếtnhững mâu thuẫn có tình, có lý trong quá trình làm việc của họ vớinhân viên cấp dưới cũng như nhân viên với nhân viên
- Họ cũng là người có tài thuyết phục, có khả năng hùng biệntốt, là người biết lắng nghe những tâm tư tình cảm của nhân viêncấp dưới cũng như cấp trên hay những người đồng nghiệp ngangvới chức năng, nhiệm vụ của mình
+ Năng lực kiểm soát
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điềuchỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch Kiểmsoát gắn liền với giám sát nhưng cũng là hoạt động phát hiện ranhững sai lệch của kế hoạch để cán bộ quản lý có phương hướngnhằm khắc phục hiệu quả những sai lệch trong quá trình thực hiệncông việc đó Để thực hiện tốt chức năng này, cán bộ quản lý cần:
- Thường xuyên giám sát mọi hoạt động của nhân viên cấpdưới để kịp thời xử lý những sai lệch không đáng có
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các lĩnh vực chuyênmôn mình quản lý
- Điều chỉnh, thay đổi các biện pháp kịp thời khi có cácbiến động trong công việc
1.2.3.3 Phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp
Phẩm chất là điều tạo nên sự khác biệt của mỗi cá nhân conngười Khi cán bộ quản lý có phẩm chất tốt họ sẽ luôn tạo dựng đượcniềm tin đối với nhân viên cấp trên cũng như cấp dưới của mình.Phẩm chất làm nên giá trị của con người Đạo đức là tập hợp nhữngnguyên tắc, chuẩn mực của xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành
vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ con người với conngười, với xã hội
Cán bộ quản lý phải là người có phẩm chất, đạo đức cao đẹp,