Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

58 475 0
Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết : 01 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2010 Tuần: 01 Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Phân biệt được các cấp tổ chức của vật chất sống từ thấp đến cao, trong đó cấp cơ bản là: Tế bào…. hệ sinh thái. - Thấy được các cấp tổ chức sau bao giờ cũng có tổ chức cao hơn cấp trước đó. Mỗi cấp tổ chức sống đều có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng. - Chứng minh được mỗi cấp của hệ thống sống đều là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và tiến hoá. - Giải thích được vì sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Hiểu được ý nghĩa của sự đa dạng sinh học với môi trường và tác động của môi trường đến sự sống của các sinh vật sống. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện tư duy lôgic có hệ thống, rèn luyện kỹ năng hoạt động học tập và tính khoa học, lôgíc khi tìm hiểu về các cấp tổ chức sống. - Hệ thống hoá và khái quát hoá kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh về tính lôgic trong thực tiễn, từ đó có những ứng dụng vào thực tiễn nhất là phương pháp học tập. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án - Tranh phóng to hình 1.1 sgk - Phiếu học tập 1, 2, 3, 4(nội dung phiếu chuẩn bị riêng). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách vở, bút viết, đọc trước nội dung bài học. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu về các phương pháp học tập đối với bộ môn và những yêu cầu trong quá trình dạy và học. 3. Nội dung bài mới: - GV giới thiệu: Sách sinh 10 theo chương trình chuẩn gồm có 3 nội dung cơ bản như sau: + Phần 1: giới thiệu về thế giới sống. + Phần 2: sinh học tế bào. + Phần 3: Sinh học vi sinh vật => Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá về nội dung phần I: Thế giới sống là một hệ thống vô cùng đa dạng và khác với hệ không sống ở nhiều đặc điểm, chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Hệ sống là hệ mở, tự điều chỉnh và cân bằng động, có khả năng thích ứng với môi trường HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC - Yêu cầu học sinh trả lời câu lệnh sgk: + Em hãy cho biết các cấp tổ chức của thế giới sống? + Trình bày các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? => Nhận xét. - Hỏi thêm: + Mọi hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở đâu? + Tại sao xem tế bào là tổ chức cơ bản của thế giới sống? + Yêu cầu học sinh giải thích câu lệnh cuối (trang 6). => Nhận xét, kết luận. - Lồng ghép GDMT: + Từ sự đa dạng của các cấp tổ chức sống đã cho em thấy được điều gì? => Nhận xét. + Vậy để bảo vệ sự đa dạng sinh học ta cần phải làm gì? => Nhận xet và kết luận. - Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời vào phiếu: + Nhóm 1 và nhóm 2: Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống. + Vận dụng thông tin sgk + Trình bày được cấp tổ chức sống cơ bản: cấp tế bào(cấp thấp nhất) v.v ->cấp cao nhất là cấp hệ sinh thái. + Trả lời + Trả lời + Đại diện trả lời, HS khác nhận xét hoặc bổ sung. + Đại diện trả lời, HS khác nhận xét. + Nhóm 1,và 2 tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV. . Cử đại diện trình bày . Các nhóm còn lại bổ sung. I. Các cấp tổ chức của thế giới sống: - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao rất chặt chẽ gồm các cấp tổ chức sống cơ bản: Tế bào-> cơ thể-> quần thể-> quần xã và hệ sinh thái. - Trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. * Vai trò với môi trường: + Đa dạng của các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật, cũng chính là đa dạng sinh học. + Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: => Nhận xét, kết luận. + Nhóm 3 và nhóm 4: Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? => Nhận xét, kết luận. + Nhóm 5 và nhóm 6: Câu hỏi: Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng(uống rượu nhiều)? => Nhận xét, bổ sung: Cơ thể là hệ thống mở và tự điều chỉnh nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể lúc nào cũng luôn được giữ ổn định nhờ cơ chế tự điều chỉnh. - GV yêu cầu nhóm 7, 8 trả lời và trình bày kết quả. Câu hỏi: + Tại sao nói thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú? => Nhận xét, bổ sung: Từ 1 + Thảo luận và cử đại diện trình bày. -> Nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Nhóm thảo luận và trình bày + Đại diện nhóm trình bày(, nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Trả lời - Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên: Bào quan-> Mô-> Cơ quan-> Cơ thể… VD: sgk. - Đặc tính nổi trội: Ngoài những đặc điểm có ở tổ chức sống cấp dưới thì tổ chức sống cấp trên còn có những đặc tính mà tổ chức sống cấp dưới không có gọi là đặc tính nổi trội. VD: Một tế bào thần kinh không có được đặc điểm của một hệ thần kinh… 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Hệ thống tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động trong hệ thống(cân bằng nội môi) để tồn tại, sinh trưởng và phát triển… VD: Trời nóng hay mưa => da người co hay giãn để toả nhiệt và giữ nhiệt cho cơ thể… 3. Thế giới sống liên tục tiến hoá: nguồn gốc chung với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, sự phát sinh biến dị tổ hợp đã tác động các sinh vật sống. Cho nên để thích nghi thì các sinh vật sống đã phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và trải qua thời gian dài tiến hoá đã tạo nên sự đa dạng của sinh vật sống ngày nay. Mặt khác, nhờ sự di truyền các thông tin từ tế bào này sang tế bào khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác cho nên mới có sự phong phú của các loài sinh vật ngày nay. + Tại sao nói cơ thể là một thể thống nhất? VD? => Bổ sung: Trong cơ thể luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong một hệ và giữa các hệ cơ quan với nhau. VD: khi ta vận động, hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất cặn bã, tim đập nhanh để vận chuyển nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, hô hấp tăng để tăng oxy cho hệ tuần hoàn và tất cả đều được điều khiển bằng hệ thần kinh. - Kết luận. - Liên hệ GDMT vào kiến thức trong cuộc sống: + Các sinh vật sống với môi trường có mối quan hệ như thé nào? Vì sao? + Chúng ta cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi + Trả lời + Trả lời. + Trả lời. - Nhờ thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung. - Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng, phong phú. * Vai trò với môi trường: + Sinh vật và môi trường có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống trường? => Nhận xét và kết luận. tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường sống bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các tổ chức sống trong môi trường. + Chống lại các hoạt động, hành vi gây biến đổi, ô nhiễm môi trường. 4. Củng cố: - Hệ sống là hệ có tổ chức theo cấp bậc tương tác từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp gồm tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Trong đó tế bào là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. Khi chúng ta xem xét nghiên cứu hệ sống cần xem xét chúng như một thể thống nhất tự điều chỉnh trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ sống với môi trường và hệ sống luôn tiến hóa. - Cho học sinh đọc kết luận sgk. 5. Dặn dò: - Học bài, kết luận sgk - Đọc trước nội dung bài mới. Tiêt : 02 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ ./ 2010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2010 Tuần:02 Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải: - Nêu được khái niệm về giới. - Nêu được 5 giới( Giới khởi sinh, giới ngyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật) và đặc điểm của từng giới. - Hiểu được vai trò của các sinh vật thể hiện qua sự đa dạng của sinh vật trong các giới đã đóng góp vào chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng, góp phần cân bằng hệ sinh thái. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng: - Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ. - Hoạt động tích cực. - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong thực tế có khoa học. - Tích cực trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, có thái độ đứng đắn trong việc bảo tồn và khai thác tài nguyên rừng, cũng như động vật quý hiếm…. 3. Thái độ: - Tích cực trong học tập - Nâng cao ý thức tự giác trong bảo tồn đa dạng sinh học. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, sgk - Đồ dùng dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh: - Kiến thức nội dung bài mới về: Khái niệm, hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm mỗi giới. - Các bậc phân loại và cách đặt tên. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 2-3 HS ). + Trình bày các cấp tổ chức của thế giới sống và GDMT? + Trình bày nguyên tắc thứ bâc, hệ thống mở- tự điều chỉnh của các cấp tổ chức sống? VD? + Trình bày thê giới sống liên tục tiến hoá? GDMT? 3. Nội dung bài mới: Các em có nhận xét như thế nào về thế giới sinh vật xung quanh chúng ta? Chúng có đa dạng không? Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú, để nghiên cứu và sử dụng sinh vật vào mục đích sản xuất và đời sống cần phài phân loại chúng, phải sắp xếp chúng vào các bậc phân loại. Sinh vật được phân loại và sắp xếp như thế nào? Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta đi vào bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG KIẾN THỨC + Giới là gì? Có bao nhiêu giới? - Nhận xét và bổ sung: Giới (Regnum) được xem như đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Có bao nhiêu giới sinh vật? Đó là câu hỏi khó trả lời chính xác. Vào thế kỉ XVIII ông tổ của ngành phân loại học Cac Linê chia tất cả sinh vật thành 2 giới là: giới Thực vật và Động vật. Giới Thực vật bao gồm những sinh vật mà tế bào của chúng có thành xenlulôzơ, sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định. Giới Động vật bao gồm những sinh vật mà tế bào của chúng không có thành xenlulôzơ, sống dị dưỡng, có đời sống di chuyển. Đến thể kí XIX, vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, tảo được xếp vào giới Thực vật, còn động vật nguyên sinh được xếp vào giới Động vật + Sinh giới được chia làm mấy giới? Hệ thống phân loại này do ai đề nghị? - Cung cấp thông tin: Đến thế kỉ XX Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) đề nghị xếp các + N/c sgk trư lời. - Chú ý lắng nghe và ghi nhớ thông tin. + Thảo luận nhanh và trả lời - Tiếp thu thông tin. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1. Khái niệm giới: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2. Hệ thống phân loại 5 giới: sinh vật vào 5 giới là giới Khởi sinh (Monera) gồm vi khuẩn; giới Nguyên sinh (Protista) gồm động vật nguyên sinh (còn gọi là động vật đơn bào), tảo và nấm nhầy; giới Nấm (Fungi), giới Thực vật (Plantae) và giới Động vật(Animalia). Sự phân chia sinh vật thành 5 giới là tương đối hợp lí và được công nhận rộng rãi trong thời gian dài. - Yêu cầu HS rút kết luận. - Phân nhóm HS để thảo luận câu hỏi: * Nhóm 1: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới khởi sinh? => Nhận xét và kết luận. * Nhóm 2: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm? => Đánh giá, kết luận. - Kêt luận kiến thức. - Ổn định nhóm và thảo luận -> đại diện trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét hoặc bổ sung. - Thảo luận, trình bày -> Nhóm khác nhận xét. - Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật(trong đó: giới khởi sinh- thuộc nhóm tế bào nhân sơ. Còn các giới còn lại thuộc nhóm tế bào nhân thực). II. Đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật: 1.Giới khởi sinh(Monera): - Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5 µm) - Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật - Hình thức sống: tự dưỡng dị dưỡng, hoại sinh và kí sinh. 2.Giới nguyên sinh (Prôtíta): - Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh. - Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào. Đại diện: Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,… - Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh. 3. Giới nấm(Fungi): - Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi. Đại diện: nấm rơm, nấm mốc, * Liên hệ GDMT: + Giới khởi sinh và giới nguyên sinh đã có những ảnh hưởng gì cho môi trường? VD? => Nhận xét và kết luận. * Nhóm 3: + Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới thực vật? Nêu một số đại diện? + Thực vật có vai trò gì đối vớ môi trường? => Nhận xét, kết luận - Bổ sung(liên hệ tới môi trường): Thực vật có nhiều vai trò quan trọng đối với ác sinh vật và môi trường sống. Điển hình là với con người, khí hậu…. * Nhóm 4: Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật? => Đánh giá, kết luận + Vận dụng kiến thức và hiểu biết để thảo luận, trả lời. -> 1- 3 học sinh trả lời -> Các học sinh còn lại nhận xét. - Hoạt động nhóm + Đại diện nhóm trình bày kết quả + Các nhóm khác nhận xét. - Thảo luận và trình bày kết luận -> Các nhóm khác nhận xét. nấm men,… - Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. * GDMT: Giới khởi sinh và nguyên sinh đã có ảnh hưởng tích cực tới môi trường như: - Đa dạng sinh học thể hiện sự đa dạng sinh vật qua các giới sinh vật. - Giới khởi sinh và nguyên sinh đã góp phần tuần hoàn chu trình vật chất. 4. Giới thực vật(Plantae): - Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành Xenlulôzơ. - Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm . - Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. - Vai trò: + Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu. + Điều hòa khí hậu, hạn chế sói mòn- lũ lụt- hạn hán… giữ nguồn nước ngầm,… cho nhiều sinh vật và con người. + Là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn. 5. Giới động vật (Animalia): - Cơ thể đa bào, nhân thực. - Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh. - Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật có xương sống. - Vai trò: + Là mắt xích thức ăn, đảm bảo sự tuần hoà vật chất và năng lượng, góp phần cân bằng hệ sinh thái. + Mỗi cá nhân cần có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng, bảo vệ động vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, lên án các hành động săn bắn, giết thịt động vật hoang dã. 4. Củng cố: - Điểm khác nhau giữa giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm? - Điểm khác nhau giữa giới Thực vật và giới Động vật ? 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Làm bài tập cuối bài trang 12. - Đọc trước bài 3 trang 15, SGK sinh học 10. [...]... bộ máy gôngi trong tế bào? 5 Dặn dò: - Học thuộc bài đã học, chuẩn bị làm bài kiểm tra giữa kì - Đọc trước bài 9, 10 trang 40 - 43, SGK Sinh học 10 Tiêt : 08 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần:08 Bài 9 + 10 : TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo) I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể... xương tế bào? - Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? 5 Dặn dò: - Học thuộc bài đã học - Đọc trước bài đã 11 trang 47, SGK sinh học 10 Tiêt : 09 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần:09 Bài 11 : VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Trình bày được kiểu vận chuyển thụ động và kiểu vận chuyển... Làm bài tập cuối bài (trang 22, SGK Sinh học 10 ) - Xem trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 10 Tiêt : 05 (Theo PPCT) Tuần:05 Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Bài 5+ 6: PRÔTÊIN V À AXITNUCL ÊIC I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Phân biệt được các mức độ cấu trúc của phân tử Prôtêin : cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 - Nêu được chức năng của... phải thường xuyên vẩy nước vào rau ? 5 Dặn dò: - Học thuộc bài đã học - Đọc bài thực hành, chuẩn bị mẫu vật theo yêu cầu Tiêt : 10 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần :10 Bài 12 : THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản kính hiển... tin -> khái quát kiến thức 3 Thái độ: - Tích cực, tự giác trong học tập - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh trong ăn uống II Chuẩn bị: - Hình 11 .1, 11 .2 và hình 11 .3 SGK Sinh học 10 phóng to - Phiếu học tập III Tiến trình bài soạn lên lớp: 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm tra bài cũ: - Mô tả cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào? - Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? 3 Nội dung bài... phong phú như ngày nay hay không? 5 Dặn dò: - Học thuộc bài đã học - Xem mục: Em có biết - Đọc trước bài 7 trang 31, SGK Sinh học 10 Tiêt : 06 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần:06 Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ - Giải thích được... thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh? 4 Củng cố: Nhấn mạnh lại nội dung chính của các bài tập 5 Dặn dò: ôn bài kĩ để giờ sau kiểm tra 1 tiết Tiết: 12 ( theo PPCT ) Ngày soạn: …/… / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày:…./…./ 2 010 ... tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì? 5 Dặn dò: - Học thuộc bài đã học - Xem mục: Em có biết - Đọc trước bài 8 trang 36, SGK Sinh học 10 Tiêt : 07 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần:07 Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Mô tả được cấu trúc và chức năng... : Câu 1: Vẽ các tế bào đang ở trạng thái phản co nguyên sinh quan sát được dưới kính hiển vi Câu 2: Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở ra trở lại ? IV Tổng kết: GV nhận xét thái độ học tập của HS trong giờ thực hành, biểu dương nhóm và cá nhân có biểu hiện tốt V Dặn dò: - Viết bài thu hạch và nộp vào tuần sau - Đọc trước nội dung bài 13 Tiêt : 11 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy...Tiêt : 03 Tuần:03 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / / 2 010 Phần 2: SINH HỌC TÊ BÀO Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I Mục tiêu: 1 Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào - Biết được vai trò của các nguyên . Tiết : 01 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ / 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần: 01 Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Bài 1: CÁC. bài trang 12 . - Đọc trước bài 3 trang 15 , SGK sinh học 10 . Tiêt : 03 (Theo PPCT) Ngày soạn:…./ ./ 2 010 Lớp 10 C dạy ngày : / ./ 2 010 Tuần:03

Ngày đăng: 27/10/2013, 14:11

Hình ảnh liên quan

- Hình thức sống: tự dưỡng dị dưỡng, hoại sinh và kí sinh. 2.Giới nguyên sinh (Prôtíta): - Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

Hình th.

ức sống: tự dưỡng dị dưỡng, hoại sinh và kí sinh. 2.Giới nguyên sinh (Prôtíta): - Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

Hình th.

ức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh Xem tại trang 9 của tài liệu.
+ Hình 4.1 và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to. + Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,… III - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

Hình 4.1.

và hình 4.2 SGK Sinh học 10 phóng to. + Mẫu vật : lá cây, hoa quả có nhiều đường,… III Xem tại trang 14 của tài liệu.
2. Chức năng của ADN:       - ADN có chức năng mang, - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

2..

Chức năng của ADN: - ADN có chức năng mang, Xem tại trang 18 của tài liệu.
- Ren kỹ năng tư duy phát biểu kiến thức từ hình vẽ, phân tích để mở rộng kiến thức. - Tích cực trong hoạt động nhóm - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

en.

kỹ năng tư duy phát biểu kiến thức từ hình vẽ, phân tích để mở rộng kiến thức. - Tích cực trong hoạt động nhóm Xem tại trang 20 của tài liệu.
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

h.

ức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn Xem tại trang 21 của tài liệu.
+ Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp lưới nội chất hạt. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

h.

ệ thống xoang hình ống nối tiếp lưới nội chất hạt Xem tại trang 23 của tài liệu.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, tích cực trong hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

n.

luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, tích cực trong hoạt động nhóm 3. Thái độ: Xem tại trang 25 của tài liệu.
- Dựa vào tranh hình, giảng giải thêm:  - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

a.

vào tranh hình, giảng giải thêm: Xem tại trang 27 của tài liệu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.2 phóng   to   hoặc   trong   sgk   kết   hợp nghiên cứu thông tin - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

y.

êu cầu HS quan sát hình 13.2 phóng to hoặc trong sgk kết hợp nghiên cứu thông tin Xem tại trang 41 của tài liệu.
Rèn luyện tính tư duy độc lập, lôgic và có hệ thống, biết quan sát tranh hình để khám phá và nắm bắt kiến thức. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

n.

luyện tính tư duy độc lập, lôgic và có hệ thống, biết quan sát tranh hình để khám phá và nắm bắt kiến thức Xem tại trang 43 của tài liệu.
- Cấu hình của trung tâm hoạt động   phải   tương   thích   với   cấu hình không gian của cơ chất - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

u.

hình của trung tâm hoạt động phải tương thích với cấu hình không gian của cơ chất Xem tại trang 44 của tài liệu.
. Hình 14.2: Chuyển hoá bằng ức chế ngược. - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

Hình 14.2.

Chuyển hoá bằng ức chế ngược Xem tại trang 45 của tài liệu.
1. Phương tiện dạy học: - Hình 16.1;16.2 và 16.3 SGK sinh học 10, - Phiếu học tập - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

1..

Phương tiện dạy học: - Hình 16.1;16.2 và 16.3 SGK sinh học 10, - Phiếu học tập Xem tại trang 49 của tài liệu.
- GV treo tranh hình 16.1 yêu   cầu   HS   quan   sát   và nêu câu hỏi: - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

treo.

tranh hình 16.1 yêu cầu HS quan sát và nêu câu hỏi: Xem tại trang 50 của tài liệu.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình, phân tích. - Hình thành kỹ năng tư duy lôgic và tổng hợp kiến thức - Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10

n.

luyện kỹ năng quan sát tranh hình, phân tích. - Hình thành kỹ năng tư duy lôgic và tổng hợp kiến thức Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan