Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT.

Một phần của tài liệu Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10 (Trang 40 - 47)

- Cho biết cách sào để rau không bị quắt và vẫn xanh? Giải thích?

Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT.

VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa. - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.

- Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất. 2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực, lôgic trong hoạt động độc lập cũng như trong hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Có ý thức tích cực trong học tập, hăng hái, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đồng thời từ kiến thức đã học, biết vận dụng vào trong thực tiễn để giải thích các hiện tượng và ăn uống hợp lý cũng như giữ gìn sức khỏe của bản thân.

II. Phương tiện và phương pháp: 1. Phương tiện: - Giáo án, sgk. - Tranh phong to hình 13: 1,2. 2. Phương pháp: - Vấn đáp - Minh hoạ. - Thảo luận. III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp(kiểm tra sĩ số): 2. Kiểm tra bài cũ:

+ Phân biệt phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động ?

+ Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau ? 3. Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV cho học sinh trả lời câu hỏi in ngiêng trong sgk:

+ Nêu ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào?

+ Năng lượng là gì?

- GV làm thí nghiệm với súng cao su: Giả sử 2 tay dương súng cao su

- HS n/c câu hỏi suy nghĩ để trả lời. + Suy nghĩ và nêu ví dụ. + HS trả lời-> rút khái niệm. - Quan sát GV biểu diễn thí nghiệm-> I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào: 1.Khái niệm năng lượng: - Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

ngắm đích để bắn => Yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi.

+ Thí nghiệm biểu diễn thể hiện được mấy dạng tồn tại của năng lượng?

+ Thế nào là động năng, thế năng? - Nhận xét.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

+ Trong tế bào, năng lượng được tồn tại ở những dạng nào?

- Nhận xét và yêu cầu học sinh tự kết luận.

- GV tiếp tục yêu cầu thảo luận nhóm ngồi cùng bàn theo câu hỏi: + Trình bày thành phần hóa học và chức năng của phân tử ATP ?

+ Căn cứ vào đặc điểm nào của thành phần hoá học mà phân tử ATP giải phóng ra năng lượng? - GV đánh giá, tổng kết, yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

- GV cung cấp thêm thông tin về: quá trình hình thành NL ATP và quá trình giải phóng NL, cũng như các tế bào ở các mô, các cơ quan bộ phận khác nhau thì tiêu tốn nguồn NL như thế nào…

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.2 phóng to hoặc trong sgk kết hợp nghiên cứu thông tin.

+ Chuyển hóa vật chất là gì ?

- Yêu cầu học sinh trả lời và tự rút kết luận về khái niệm.

thảo luận theo nhóm ngồi cùng bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trả lời câu hỏi(có 2 dạng).

+ Trả lời.

- Cá nhân n/c thông tin sgk.

+ Nêu lên được: trong tb tồn tại 3 dạng(hoá năng, điện năng, nhiệt năng).

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến:

+ Đại diện trình bày -> Lớp nhận xét. + Đại diện trình bày -> Lớp nhận xét - Kết luận

- Lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát hình, tham khảo thông tin sgk và nghe câu hỏi. + Trả lời-> rút khái niệm.

* Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng :

+ Động năng: là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.

+ Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.

* Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng : hóa năng, điện năng, nhiệt năng, …

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào:

a. Thành phần hóa học: Gồm 3 thành phần gồm:

+ 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.

+ 1 phân tử đường Ribôzơ. + 3 nhóm phôtphat.

* Các nhóm phôtphat mang điện tích âm nên có xu hướng đẩy nhau, làm cho 2 nhóm phôtphat ngoài cùng dễ bị phá vỡ giải phóng năng lượng. b. Vai trò của ATP trong tế bào:

+ Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng.

+ Sinh công cơ học. II. Chuyển hóa vật chất:

- Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào và luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

+ Chuyển hoá vật chất bao gồm những quá trình nào? Phân biệt mối quan hệ giữa 2 quá trình?

- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. Yêu cầu học sinh rút kết luâbj vấn đề.

+ Trả lời trên tranh vẽ.. -> Nhận xét hoặc bổ sung. - Từ phần tổng kết nhận xét của GV, học sinh rút kết luận hai quá trình: + Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

+ Dị hóa: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. 4. Củng cố:

- Kiểm tra kĩ năng tiếp thu kiến thức của học sinh bằng việc gọi 1-3 học sinh yêu, kém nhắc lại:

+ Năng lượng là gì? Sự chuyển hóa vật chất gồm những quá trình nào?

+ Mô tả cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP? - Nhận xét và hệ thống lại lần nữa.

5. Dặn dò:

- Học thuộc bài đã học, - Đọc phần (Em có biết?) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đọc trước bài 14 trang 57, sgk Sinh học 10.

Tiết: 14 ( theo PPCT ) Ngày soạn:…../.…./ 2010 Lớp 10A dạy ngày:…./…./ 2010

Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim. - Trình bày được các cơ chế tác động của enzim.

- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim. - Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim. 2. Kỹ năng:

Rèn luyện tính tư duy độc lập, lôgic và có hệ thống, biết quan sát tranh hình để khám phá và nắm bắt kiến thức.

Phân tích kiến thức và tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ:

Qua bài học, học sinh luôn nâng cao ý thức trong vệ sinh ăn uống và giữ gìn sức khỏe của bản thân.

II. Chuẩn bị: 1. Phương tiện:

- Giáo án, sgk.

- Tranh và sơ đồ hình 14: 1,2 phóng to và các hình minh hoạ khác. - Đồ dùng trình bày bảng.

2. Phương pháp:

Đàm thoại, minh họa và Thảo luận nhóm. III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp(kiểm tra sĩ số): 2. Kiểm tra bài cũ:

+ Phân biệt phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động ?

+ Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau? 3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

+ Enzim là gì? Hãy kể tên một vài loại enzim mà em biết?

- Nhận xét.

+ Đặc điểm của enzim?

- HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK.

+ Vận dụng kiến thức để trả lời.

+ Trả lời( làm tăng tốc độ của p/ứ mà không bị biến đổi sau p/ứ).

I. Enzim:

- Khái niệm: Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.

- Đặc điểm: làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.

- Vậy enzim có cấu trúc như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các nội dung sau. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trình bày thành phần hóa học và đặc điểm của trung tâm hoạt động của enzim? GV nhận xét, kết luận.

- GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu đối với HS.

- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.

+ Nêu cơ chế tác động của enzim?

+ Vì sao mỗi enzim chỉ xúc tác cho một p/ứ?

+ Hoạt tính của enzim là gì ? + Những yếu tố ngoại cảnh nào có ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?

- GV giảng giải thêm:

. Khi chưa đạt tới nhiệt độ của enzim thì tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của p/ứ.

. Khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ p/ứ hay enzim mất hoạt tính.

=> tương tự như vậy, GV tiếp tục giảng giải về nồng độ cơ chất,nồng độ enzim độ pH và chất ức chê-hoạt hoá enzim. - GV kết luận.

- HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK.

+ Thảo luận theo nhóm ngồi cùng bàn đê để thống nhất đáp án

+ Đại diện trả lời câu hỏi - Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- N/c thông tin sgk.

+ Vtin dụng thông tin trả lời.

+ Trả lời(Vì trung tâm hoạt động có cấu trúc không gian phù hợp với cấu trúc không gian của cơ chất, Sau khi liênkết với cơ chất thì enzim phải hoạt hoá được các liên kết trong cơ chất). + HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời. + HS tự nghiên cứu SGK trả lời.

- HS chú ý lắng nghe.

1. Cấu trúc:

- Thành phần: chỉ gồm Prôtêin hoặc Prôtêin kết hợp với một chất không phải prôtêin.

- Cấu trúc hóa học: có một vùng chuyên biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là một chỗ lõm hoặc khe hở nhỏ trên bề mặt enzim

- Cấu hình của trung tâm hoạt động phải tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. 2. Cơ chế tác động:

Gồm các bước:

+ Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất. + Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.

+ Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn. => Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:

- Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

- Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính của enzim:

+ Nhiệt độ. + Độ pH.

+ Nồng độ cơ chất. + Nồng độ enzim.

+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

+ Enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hoá vật chất?

+ Tế bào điều chỉnh chuyển hoá vật chất bằng cách nào? + Chất ức chế và hoạt hoá có tác động như thế nào đối với enzim?

=> Nhận xét, bổ sung:

. Chất ức chế làm enzim không liên kết với cơ chất. . Chất hoạ hoá làm tăng hoạt tính của enzim.

. Hình 14.2: Chuyển hoá bằng ức chế ngược.

- Bổ sung thông tin:

. Tế bào là hệ thống mở, tự điều chỉnh nên tế bào và cơ chất chỉ phân giải chất cần thiết.

. Vai trò xúc tác của enzim rất quan trọng.

. Khi enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì sản phẩm không tạo thành và cơ chất của enzim đó cũng sẽ tích luỹ gây độc cho tế bào hay gây các triệu trứng bệnh lý.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập mục ▼ sgk trang 59. -> Đánh giá.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực té:

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhanh. + Trả lời -> Các HS khác nhận xét, bổ sung. + Trả lời + Trả lời:

- Ghi nhớ thông tin.

- Tiếp thu thông tin.

- N/c bài tập. + Trả lời đáp án.

II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất:

- Enzim xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Nếu tế bào không có enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì và tốc độ phản ứng xảy ra quá chậm.

- Tế bào tự điều chỉnh sự chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.

- Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chât ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.

4. Củng cố:

+ Enzim là gì? Trình bày cơ chế tác động của enzim?

5. Dặn dò:

- Học thuộc bài đã học, - Xem phần Em có biết?

- Đọc trước bài Thực hành trang 60, SGK Sinh học 10.

Tiết: 15 ( theo PPCT ) Ngày soạn:…/…./2010 Lớp 10C dạy ngày:…./…./ 2010

Một phần của tài liệu Tiết 1 đến tiết 18 SHoc 10 (Trang 40 - 47)