1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa

47 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 7,5 MB

Nội dung

Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là nghề đã và đang phát triển mạnh ởnhiều nước trên thế giới Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào,sản phẩm thu được dễ tiêu thụ và có giá trị xuất khẩu cao là các yếu tố kích thíchnghề nuôi tôm ngày càng phát triển ở Việt Nam, trong đó có Khánh Hòa Nhữngnăm 90 nghề nuôi tôm Sú đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việclàm cho nông dân và sự tăng trưởng kinh tế đất nước

Tuy nhiên nghề nuôi tôm ở nước ta nói chung, Khánh Hòa nói riêng đã và đangngày càng phát triển, thiếu quy hoạch [49] Kiến thức về môi trường, biện pháp kỹthuật sản xuất của các nông hộ nuôi tôm còn nhiều hạn chế nên kỹ năng quản lýchất lượng nước ao nuôi kém, sản lượng nuôi chưa cao và không ổn định Ngoài ravới sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng lãnh thổ (Bắc, Trung, Nam), nhiềubiện pháp kỹ thuật và quản lý chăm sóc ao nuôi tôm được sử dụng gây ra sự phứctạp cho việc duy trì sự ổn định (một cách tương đối) của hệ sinh thái ao nuôi tômthương phẩm ở nước ta.

Trong hệ sinh thái tự nhiên hay trong các ao nuôi trồng thủy sản (trong đó có aonuôi tôm) thực vật nổi là một trong những yếu tố hữu sinh đóng vai trò hết sức quantrọng trong trao đổi vật chất và năng lượng của hệ Chúng là cơ sở thức ăn tự nhiên,tác nhân lọc sinh học và là nguồn tạo oxy hoà tan trong nước (lớn hơn nhiều so vớilượng oxy hòa tan từ không khí), đặc biệt là ở các ao nuôi bán thâm canh và thâmcanh Thực vật nổi phản ứng rất nhanh với nguồn dinh dưỡng bổ sung vào môitrường nước, bởi vậy được xem là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ dinh dưỡngcủa các ao nuôi Sinh khối và tốc độ phát triển của thực vật nổi thay đổi theo mùavà phù thuộc vào các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, muối dinhdưỡng …) Nhưng mức độ biến động của TVN (khi chúng phát triển quá nhiều hayquá ít) lại là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao Trong các aonuôi với một số loài hay mật độ của chúng trong khoảng cho phép sẽ có lợi hoặc ítnhất là vô hại với các đối tượng nuôi, nhưng khi chúng phát triển quá mạnh, kèm

Trang 2

theo đó là tàn lụi và sự lắng đọng cũng như sự phân hủy của chúng trong ao sẽ lànguyên nhân làm chậm sự phát triển của vật nuôi, gián tiếp ảnh hưởng đến năngsuất nuôi trồng Không những thế, một số thực vật nổi có thể gây hại đối với các đốitượng nuôi (sinh vật bám, tiết độc tố …)

Để ổn định và phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm không những chúng tacần nghiên cứu hoàn thiện các quy trình nuôi mà còn phải quan tâm đến việc quảnlý các yếu tố môi trường ao nuôi, trong đó có thực vật nổi Điều quan trọng là phảitìm ra được những thành phần nào, yếu tố nào cũng như thời gian nào ảnh hưởngđến tốc độ sinh trưởng và tạo sinh khối của thực vật nổi để đề ra các biện pháp cầnthiết điều khiển thực vật nổi trong ao nuôi Song ở nước ta, các công trình nghiêncứu về thực vật nổi và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố lý, hóa học trong aonuôi tôm còn quá ít, chưa đồng bộ và chưa liên tục Vì thế chưa đánh giá đúng mứcvề sự phát triển cũng như vai trò của thực vật nổi trong hệ sinh thái ao nuôi, gây khókhăn cho việc quản lý chất lượng nước trong ao.

Nhằm đóng góp tư liệu khoa học về khu hệ thực vật nổi của các thủy vực venbờ Việt Nam cũng như việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, chúng tôi thực hiện đề

tài: “Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sútại Khánh Hòa”

Mục tiêu của đề tài:

- Xác định một số đặc điểm cơ bản của quần xã thực vật nổi trong 3 hệ thống aonuôi tôm ở Khánh Hòa làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật ổn định và nâng cao chấtlượng nước ao nuôi.

- Cung cấp các dẫn liệu cơ bản về TVN cho lĩnh vực nghiên cứu sinh vật nổitrong ao NTTS.

Trang 3

Để đạt mục tiêu của đề tài, các nội dung nghiên cứu sau đây được tiếnhành:

1 - Xác định thành phần loài, số lượng tế bào thực vật nổi và biến động củachúng theo thời gian của chu kỳ nuôi tôm.

2 - Tác động của kỹ thuật nuôi tôm đến sự phát triển của thực vật nổi ở hệthống ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC).

3 - Thử nghiệm quản lý (điều chỉnh) sự phát triển của thực vật nổi trong một sốao nuôi tôm Sú thâm canh.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

- Luận án góp phần làm rõ đặc điểm và vai trò của thực vật nổi trong ao nuôitôm thương phẩm (đặc biệt là hệ thống ao nuôi bán thâm canh và thâm canh).

- Xác định mối quan hệ giữa thực vật nổi với một số yếu tố lý, hóa học củanước trong ao nuôi cũng như với một số loại hóa chất thường được sử dụng trongnuôi tôm…

- Cung cấp những dữ liệu khoa học giúp các nhà quản lý NTTS, cán bộ kỹ thuậtcũng như các nông hộ nuôi tôm có biện pháp điều chỉnh chất lượng nước trong aokhi cần thiết

Nét mới của luận án:

- Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tươngđối đầy đủ và có hệ thống về thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú thương phẩm.

- Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản có sự kết hợp với các nghiên cứukhác trong hệ sinh thái ao nuôi tôm (biện pháp kỹ thuật nuôi và mối quan hệ giữathực vật nổi với các yếu tố môi trường…).

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 THỰC VẬT NỔI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG

1.1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật nổi

- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi (TVN) trên thế giới

Trước đây, thực vật nổi được biết đến như một dạng vật chất hữu cơ trôi nổitrong nước (ở dạng sống và chết), mặc dù hình thái và cấu trúc của chúng được pháthiện nhờ sự phát minh ra kính hiển vi ở thế kỷ 17 Đến nay nhiều loài đã được môtả về hình dạng, thể tích và kích thước tế bào [40] [41]

Tùy theo quan điểm của từng tác giả, việc phân loại tảo trong những thế kỷXIX, XX được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau Các tác giả ở Liên Xô cũ

xếp tảo thành 10 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Hai Roi (Pyrrophyta =Dinophyta), tảo Vàng ánh (Chrysophyta), tảo Vàng (Xanthophyta), tảo Silíc(Bacillariophyta), tảo Nâu (Phaeophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt(Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta) và tảo Vòng (Charophyta) Các hệ thống

phân loại của các tác giả Tây âu, Nhật Bản lại xếp theo nhóm sắc tố Các ngành tảo

Hai Roi, Silíc, Vàng và Vàng ánh được xếp trong ngành Chrysophyta và tảo Vòngđược xếp thành lớp Charophyceae trong ngành tảo Lục Một số tác giả khác lạiphân chia tảo thành 4 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Đỏ(Rhodophyta), ngành Chromophyta (gồm các ngành: tảo Silíc, tảo Vàng ánh, tảo

Vàng, tảo Mắt và tảo Nâu) Nhìn chung là các hệ thống phân chia trên đều xem tảoLam trong khái niệm “tảo” Hệ thống phân chia gần đây nhất của các tác giả người

Nhật bản chia tảo thành 4 ngành (thuộc giới thực vật - Plantae): tảo Đỏ(Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Xanh Lục (Chlorophyta) và ngànhChromophyta (gồm: tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Hai Roi và tảo Nâu) TảoLam hay còn gọi là Vi Khuẩn Lam (Cyanobactưria) và Procholophyta được xếpvào giới sinh vật phân cắt (Monera) [theo 38] Van Den Hoek và cộng sự (1995) lại

Trang 5

chia tảo thành 9 ngành và một ngành Vi Khuẩn Lam, trong đó tảo Vàng, tảo Vàng

ánh, tảo Silíc, tảo Nâu được xếp trong ngành tảo Roi lệch (Heterokontophyta) [92].

Hiện nay phân loại học nói chung, phân loại vi tảo nói riêng không dừng lại ở mứcđộ dựa vào các dấu hiệu hình thái mà còn áp dụng những thành tựu khoa học kỹthuật hiện đại (hoá sinh học, sinh học phân tử, công nghệ gen) để phân biệt các loài(species) trong cùng một chi (genus) [38] Trên thế giới nói chung và Châu Á nóiriêng những nghiên cứu phân loại học TVN và sắp xếp chúng trong hệ thống phânloại đã được đề cập trong các báo cáo của Weber- vanbosse 1913, 1928 (Indonesia);Okamura, 1936 (Nhật Bản); Shen và Fan 1950, Chiang 1960, 1961 (Đài Loan); Rho1958 và Kang 1966 (Triều Tiên); Gilbert và Taylor 1961 (Philippine); Lee 1964,1965 (Hong Kong)…[theo 85] Trong những năm 1973 - 1978 Trạm điều tra Địachính Mỹ đã ghi nhận 321 giống TVN (nước ngọt) và liệt kê mô tả đưa ra đặc điểmphân loại cụ thể để phân loại 58 giống TVN thường gặp và chiếm ưu thế ở Mỹ[101] Christie (1973) khi nghiên cứu khu hệ TVN ở vịnh Quine, Canada từ 1967 -1968 đã xác định được 120 loài thuộc 7 ngành, trong đó tảo Silíc và Tảo Lam chiếmưu thế Tác giả còn cho biết hàm lượng nitơ, phot pho và silíc hòa tan có quan hệtrực tiếp đến mật độ TVN Số lượng tế bào tăng nhanh khi hàm lượng phốt pho vànitơ trong nước tương ứng đạt từ 0,01mg/L và 0,1 mg/L [78].

Bên cạnh nghiên cứu về hệ thống phân loại học, mô tả đặc điểm các loài TVN,nhiều tác giả còn quan tâm đến đặc tính sinh thái học, mối quan hệ giữa sự pháttriển của thực vật nổi với các yếu tố môi trường cũng như tính chất gây hại, sự nởhoa hay hiện tượng “Thủy triều đỏ” ở các vùng biển ven bờ “Thủy triều đỏ” đượccác nhà khoa học đề cập một cách chính thức trong các cuộc hội thảo vào nhữngnăm 70 Năm 1979, có hai cuộc hội thảo về sự nở hoa của các loài tảo roi có độc tốở Miama và Florida vào năm 1978 (Taylor và Seliger, 1979) Tiếp sau đó là cáccuộc hội thảo được tổ chức ở Canada (1985) ; ở Nhật (1977) ; ở Thụy Điển (1989) ;ở Mỹ (1991) ; ở Pháp (1993) ; Sendai, Nhật (1995) ; ở Tây Ban Nha (1997) Nhiềutài liệu đã dẫn chứng “Thủy triều đỏ” ở các vùng ôn đới (Bắc Mỹ, Châu Âu, NhậtBản và Nam Châu úc) đã đe dọa đến ngành khai thác và nuôi biển Tổng kết các

Trang 6

công trình nghiên cứu về “Thủy triều đỏ”, các tác giả đã đưa ra danh mục trên 45loài gây ra hiện tượng “Thủy triều đỏ” thuộc các ngành tảo Hai Roi, tảo Lam, tảoSilic và tảo Lục ở các vùng biển cận nhiệt đới, trong đó phần lớn thuộc về tảo Hai

Roi (Dinoflagellata) [theo 81] Còn theo Carpenter và Carmichal (1995) có ít nhất

19 loài thuộc 9 chi tảo Lam có thể sinh độc tố ở vùng nước lợ và nước mặn [75].Nhiều nhà khoa học cho rằng “Thủy triều đỏ” thường xảy ra sau khi mưa lớn(Kutner và Sassi, 1979 ; Hermes, 1983 ; Piyakaruchana và cộng tác viên, 1984 ;Gonzales, 1989) Đặc biệt là có liên quan đến nguồn dinh dưỡng do phù sa từ đấtliền đổ ra [102] Ngoài ra hiện tượng này có thể xảy ra do sự phá rừng đã làm tănglượng chất mùn theo dòng nước chảy ra biển hay do điều kiện khí hậu không bìnhthường đã kích thích sự nở hoa của tảo [81] Tuy nhiên mật độ bùng nổ của các loài

tảo thường khác nhau Ví dụ như tảo Protogonyaux đạt 105tb/L trong thời gian bùng

nổ, tảo Aureococcus đạt 109tb/L [107]

Các công trình nghiên cứu về TVN trong các ao nuôi tôm không nhiều và đượccông bố bởi các nhà khoa học của những nước đang có nghề NTTS phát triển (TháiLan, Đài Loan, Trung Quốc…) Đài Loan là một nước có nghề NTTS phát triển,trong đó có nghề nuôi tôm Khi nghiên cứu 21 ao nuôi Wu và Lu (1991) cho biết,vào thời điểm nước trong ao ưu dưỡng thì mật độ tế bào TVN lớn hơn 107 tb/mL.Một số ao nuôi tôm công nghiệp khác, với độ mặn khá cao (25 - 30‰), lại ưudưỡng nên tảo Hai Roi phát triển khá nhiều, gây hiện tượng đổi màu của nước ao vàlàm giảm năng suất ao nuôi trồng Ngoài ra trong một số ao khác có độ mặn thấp

hơn, tảo Lục và tảo Lam chiếm ưu thế, đặc biệt là chi tảo Lam Microcystis Sự ưu

thế của các loài tảo trên đã làm giảm tính đa dạng của TVN và điều này thể hiệnchất lượng thấp của nước ao Sự giảm thấp của chỉ số đa dạng tảo xảy ra trước khitôm bị nhiễm bệnh [93]

Vào những năm 80 và 90, Thái Lan là một nước có sản lượng tôm xuất khẩulớn, vì thế cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố môi trường, trongđó có TVN trong các ao nuôi tôm Có thể đến các công trình tiêu biểu sau đây: Năm1984 - 1985, Thamarak (Thái Lan) khi nghiên cứu thành phần loài thực vật nổi ở 4

Trang 7

trang trại nuôi tôm đã giám định được 50 loài thuộc 4 ngành tảo: tảo Lục 3 loài, tảoLam 8 loài, tảo Silíc 34 loài và tảo Hai Roi 5 loài, trong đó tảo Silíc và tảo Lamchiếm ưu thế [112] Cũng theo Thamarak (1994), mật độ tảo trong các ao nuôi cácủa Thái Lan có sự khác nhau bởi hàm lượng bón phân khác nhau [113] TheoSongsangjinda (1994), trong hai hệ thống nuôi thâm canh của tư nhân và doanhnghiệp nhà nước tại Ranot, tỉnh Songkhla (Thái Lan) có 45 giống thực vật nổi đượcxác định Diễn biến về sự phát triển của TVN trong các ao nuôi phụ thuộc vào các

loài ưu thế Trong các ao nuôi tôm tư nhân giống tảo Lam Trichodesmium chiếm

ưu thế, còn trong ao thuộc doanh nghiệp nhà nươc, ưu thế lại thuộc về tảo Lục

Chlorella sp, Spirogyra sp và tảo Silíc Asterionella sp, Nitzschia sp Kết quả nghiên

cứu này cũng đã chỉ ra rằng, nitrogen là nhân tố đóng vai trò quan trọng về mức độthay đổi của quần xã thực vật nổi trong ao, đặc biệt là số lượng tế bào [110] Còntrong 10 ao nuôi tôm theo qui trình thay nước (opened culture) ở ven vịnh KhungKrabaen (tỉnh Chantaburi - Thái Lan) có 42 loài TVN được xác định, trong đó tảoSilíc chiếm ưu thế Mật độ tảo trong ao tăng từ 186 x 106 tb/m3 (sau 0,5 tháng) đến547 x 106 tb/m3 (sau 2,5 tháng) Những ao nuôi tôm theo mô hình không thay nước(closed system), mật độ tế bào TVN cao hơn ở cùng thời điểm (61.994 x 106 tb/m3 ởthời điểm 2,5 tháng), song vào giai đoạn cuối (3,5 - 4 tháng) mật độ TVN giảmxuống đột ngột (373 x 106 tb/m3) Trong các ao nuôi trên, mật độ tế bào tảo Silíckhông nhiều (đặc biệt là thời điểm 3 - 3,5 tháng và ở các ao nuôi tôm không thay

nước) Trong khi loài tảo Lam Oscillatoria sp là loài chiếm ưu thế về mật độ tế bào

trong ao Cuối cùng, các tác giả kết luận rằng mật độ tế bào tảo trong các ao (ở cả 2mô hình nuôi tôm) tăng theo sự gia tăng hàm lượng NO3 và theo thời gian nuôi tôm(thể hiện rõ từ 0,5 đến 2,5 tháng) Loại muối dinh dưỡng trên được xem là yếu tốđóng vai trò quan trọng về mức độ phát triển và sự nở hoa của tảo Bên cạnh đó sựthay đổi của độ mặn cũng là nhân tố kích thích hay hạn chế sự xuất hiện và pháttriển của một số loài tảo trong ao nuôi tôm [theo 105]

Cùng với những nghiên cứu điều tra TVN trong các vực nước, vi tảo còn đượcnuôi trồng để phục vụ trực tiếp cho đời sống con người Các nhà khoa học đã lựa

Trang 8

chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của hơn 50 loài tảo, trong đó có những loài

được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản: Skeletonema costatum, Chaetocerossp, C gracilis, C simplex, C ceratosporum Thalassiosira pseudonema, Chlorellasp, Tetraselmis chui, Nanochloropsis oculata…Hầu hết các loài vi tảo sử dụng

trong NTTS thích ứng với cường độ ánh sáng từ 50 đến 300 µEm-2s-1, ánh sáng liêntục không những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm tỷ lệ protein :carbonhydrat [114] Việc xác định được khoảng nhiệt độ tối ưu cho các loài tảo làmột trong những làm cần thiết trong nuôi tảo Mỗi loài tảo thích ứng với khoảngnhiệt độ khác nhau và được chia thành các nhóm [114]:

Nhóm rộng nhiệt: Gồm các loài tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 100C đến300C như: các loài tảo lục Tetraselmis suesia, T chui, Dunaliella tertiolecta,Nanochloris atomus, tảo silíc Chaetoceros calcitrans, C gracilis…

Nhóm các loài tảo chỉ phát triển tốt ở nhiệt độ từ 100C đến 200C như: tảo silíc

[114] Ngoài ra, chất dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trong ảnh hưởng trực tiếp đếnsố lượng và chất lượng vi tảo (Harrison, 1990) [theo 28] Theo Depauw (1981) vàUtting (1985) nhu cầu về đạm của tảo Silíc thấp hơn tảo Lục và tảo Lam [theo 8].Photpho cần không lớn nhưng là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình nuôitảo [19] [28] Tảo Silíc, Lam và Lục phát triển mạnh ở hàm lượng phốt pho từ 0,1 -mg/L, phát triển yếu ở hàm lượng 0,005 mg/L [theo 8] Các yếu tố vi lượng ( Co,

Trang 9

Fe, Mn, và Mg) cũng rất cần thiết đến sự phát triển của tảo, chúng tác động đến quátrình trao đổi chất của tảo Tuy nhiên các yếu tố trên chỉ được bổ sung với nồng độthấp (µg) [18] Hiện nay đã và đang có nhiều phương pháp, mô hình nuôi sinh khốitảo: nuôi theo đợt (Batch culture), nuôi liên tục (continous culture), nuôi bán liêntục (semi - continous culture) hay với qui mô QCCT, BTC và TC [19 ]

- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi ở Việt Nam

Rose được xem là người đầu tiên nghiên cứu về sinh vật phù du ở các vùngbiển Việt Nam Sau đó là các công trình nghiên cứu của Dawidoff (1936),Yamashita (1958), Hoàng Quốc Trương (1962), Shirota (1966) [theo 2] Công trìnhnghiên cứu về tảo Silíc và tảo Hai Roi của Hoàng Quốc Trương (1962) được xem làtài liệu định loại đầu tiên do người Việt Nam thực hiện [61] [62].

Dương Đức Tiến (1982) đã tìm thấy 1.402 loài và dưới loài vi tảo trong cácthủy vực nội địa, trong đó có 530 loài tảo Lục, 388 loài tảo Silíc, 344 loài tảo Lam,78 loài tảo Mắt, 30 loài tảo Hai Roi, 14 loài tảo Vàng, 9 loài tảo Vòng, 5 loài tảoRoi lệch và 4 loài tảo Đỏ [theo 38].; tiếp tục vào năm 1996, tác giả cũng đã địnhloại và mô tả khá chi tiết 214 loài tảo Lam thường gặp cùng với sự phân bố, sinhthái của chúng [58] Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) đã biên soạn cuốn tảo

nước ngọt Việt Nam, phân bộ tảo Lục (Chlorococcales), và mô tả chi tiết đặc điểm

phân loại hơn 800 loài và dưới loài tảo Lục ở Việt Nam [59] Tiến sĩ Nguyễn VănTuyên (2003) đã cho xuất bản công trình về sự đa dạng sinh học tảo trong thủy vựcnội địa Việt Nam [64].

Những nghiên cứu chuyên sâu về thực vật nổi biển được bắt đầu từ 1960, cáccông trình này được thực hiện một cách liên tục và do các nhà khoa học Việt Namthực hiện Ở miền Bắc Việt Nam, những công trình nghiên cứu về thực vật nổi ởbiển được tiến hành muộn hơn so với vùng biển phía Nam Cụ thể là các chươngtrình điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ, Việt-Trung và Việt Nga (từ 1959-1985) [2],Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương (1980) [1], Trương Ngọc An (1993) đã môtả và phân loại chi tiết 225 loài tảo Silic đã gặp ở vùng biển Việt Nam [2] Chu Văn

Trang 10

Thuộc (1996) đã công bố kết quả nghiên cứu về sự biến động của TVN (năm 1992 1993) ở khu vực Đồ Sơn với 250 loài thuộc 4 ngành, trong đó có 215 loài tảo Silícvà 27 loài tảo Hai Roi [57] Vùng biển phía Nam, TVN biển được nghiên cứu sớmhơn phía Bắc và ngày nay đã có nhiều công trình được công bố Trước hết là có cáccông trình của Hoàng Quốc Trương (1962) đã giới thiệu 153 loài tảo Silíc và 92loài tảo Hai Roi ở Vịnh Nha Trang [61], [62], hay của Shirota (1966) đã công bốdanh mục 222 loài TVN nước mặn vùng biển ven bờ từ Huế đến Rạch Giá [106]

Tại vùng biển Khánh Hòa - Minh Hải có 400 loài thực vật nổi được nghi nhậnbởi Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải, khi khảo sát vùng biển này từ 4/1993 -5/1995, trong đó tảo Silíc chiếm ưu thế [98] Bên cạnh đó, khi nghiên cứu khu hệthực vật nổi vùng ven biển Khánh Hòa, tác giả cũng đã ghi nhận 203 loài thuộc 4ngành; tảo Silíc, tảo Hai Roi, tảo Kim và tảo Mắt, trong đó có 23 loài có khả nănggây hại cho cá cũng như sức khoẻ của con người Cũng các tác giả trên, khi nghiêncứu về sinh thái phát triển tảo gây hại và hiện tượng “Thủy triều đỏ” liên quan đếncác yếu tố môi trường ở các thủy vực ven bờ Khánh Hòa (1997), đã xác định được244 loài TVN, trong đó tảo Silíc chiếm ứu thế (155 loài) và kế đó là tảo Hai Roi (82loài) [22].

Vào những năm 2000 - 2004, Viện Hải dương học Nha Trang đã công bố mộtsố kết quả mới nhất về khu hệ thực vật phù du vùng ven bờ Nam Trung Bộ (nơicung cấp nước cho các ao nuôi tôm công nghiệp) Trước hết là kết quả nghiên cứucủa Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2001), các tác giả cho biết thực vật nổi ởđầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài khá đa dạng gồm 135 loài Sự phân bố và thànhphần của chúng có những biến đổi theo mùa Đầm Cù Mông thực vật nổi có tính đadạng thấp hơn vịnh Xuân Đài, nhưng mật độ tế bào lại cao hơn do có những loài ưuthế, rõ rệt nhất là vào mùa mưa [3] Kế đó là công bố của Đoàn Như Hải, NguyễnNgọc Lâm, Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ Văn Thệ (2004) với 144 loài TVN ở đầmLăng Cô (Huế), tảo Silíc có số lượng loài cao nhất, sau đó là tảo Hai Roi [12].

Trang 11

Trong các công trình nghiên cứu về TVN biển còn có những công trình nghiêncứu chuyên sâu về “Thuỷ triều đỏ” và những loài tảo có khả năng gây hại Nhữngcông trình nghiên cứu hiện tượng “Thủy triều đỏ” và tính chất gây hại của các loàitảo ở các vùng biển ven bờ được thực hiện bởi các nhà khoa học ở các Viện Hảidương học Nha Trang, Hải Phòng, khoa Sinh học (Trường Đại học Khoa học Huế)và Viện Sinh học Nhiệt đới TP HCM, cùng với sự tham gia của các chuyên gianước ngoài

Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải đã xác định hiện tượng triều đỏ xảy ra ở

Bình Thuận là do loài tảo Lam Trichodesmium erythraeum với mật độ đạt đến 109

tb/l [98] Các tác giả cũng đề cập đến hiện tượng nở hoa của các loài tảo Hai Roi(dinoflagellata) đã làm thay đổi màu nước vùng nước ven bờ thuộc vịnh Vân Phong- Bến Gỏi (Khánh Hòa) và đã ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm Hùm lồng ở đây Điển

hình là sự nở hoa của loài Noctiluca scintilans (đạt tới 3x106 tb/L) Còn vùng nướcven bờ Bạch Long Vĩ (Bắc Việt Nam) với 17 loài tảo có khả năng gây hại, trong đó

có 7 loài thuộc giống Peridinium (41,2%), 3 loài thuộc giống Dinophysis (17,6%), 2loài thuộc giống Prorocentrum (11,8%) và Gymnodinium, Gonyaulax mỗi giống

một loài Tuy nhiên do mật độ tảo rất thấp (31.250 -700.000 tb/m3) vì vậy chưa códấu hiệu gây hại nguồn nước [100] Tại hội nghị khoa học biển Đông (2000),Nguyễn Ngọc Lâm và cs đã trình bày báo cáo về “Sự đa dạng sinh học và phân bố

của các loài tảo Hai Roi thuộc giống Alexandrium có khả năng gây độc trong các

thủy vực Việt Nam” Trên cơ sở phân tích 300 mẫu từ các thủy vực ven bờ biển

Việt Nam các nhà khoa học đã ghi nhận được 12 loài thuộc giống Alexandrium

[24] Đặc biệt là vào tháng 7/2002, trong vùng biển phía Bắc Bình Thuận có hiện

tượng nở hoa của loài tảo Roi bám Phaeocystis globosa (Haptophyta) Kết quả phân

tích trên 3 mặt cắt (Cà Ná, Vĩnh Hảo, Phước Thể) đã xác định được 71 loài thực vật

nổi, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế (53 loài), tảo Hai Roi có 16 loài, mật độ của P.cf globosa chiếm ưu thế tuyệt đối trong hầu hết các trạm nghiên cứu [25].

Trang 12

Do yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu về cơ sở thức ăn tự nhiên trong cácao, đầm, vũng, vịnh được quan tâm nghiên cứu Nguyễn Hữu Điều (1971) đã xácđịnh được 127 loài thuộc 4 ngành tảo (Silic: 144 loài, Lục: 8 loài, Lam: 4 loài, Giáp:1 loài) khi nghiên cứu về thành phần loài thực vật nổi đầm nước lợ ven biển cửasông Cấm, Hải Phòng Một số giống loài chiếm ưu thế trong vùng nước là

Chaetoceros, Coscinodiscus, Nitzschia và một số giống loài khác tuy ít giống loàihơn nhưng lại có số lượng nhiều như Ditylum, Biddulphia Cơ sở thức ăn tự nhiên

trong đầm nước lợ khá phong phú, thành phần và số lượng thực vật nổi biến độngtheo thời gian, chu kỳ lấy nước và sự biến đổi các yếu tố môi trường, trong đó nhiệt

độ và độ mặn là hai yếu tố quyết định [9] Trong luận án phó tiến sĩ với đề tài “TảoSilíc vùng cửa sông ven biển Việt Nam” Đặng Thị Sy (1996) đã công bố 361 taxon

bậc loài và dưới loài, trong đó có 114 taxon mới đối với Việt Nam Trong côngtrình này tác giả cũng đã quan tâm đến sự phân bố của tảo theo vùng địa lý, theothủy triều, theo độ mặn và độ sâu [40] Cũng nghiên cứu về khu hệ thực vật nổivùng cửa sông Việt Nam, Chu Văn Thuộc (1997) đã ghi nhận thực vật nổi ở một sốcửa sông miền Bắc Việt Nam biến động từ 166-250 loài, nhìn chung các giốngthuộc ngành tảo Silic chiếm ưu thế (82%), kế đó là tảo Hai Roi (13%) Tác giả cũng

cho biết một số loài thường có số lượng cao như Coscinodiscus, Chaetoceros,Bacteriastrum, Navicula, Pleurosigma, Peridinium, Ceratium Hầu hết thực vật nổi

mang đặc điểm của khu hệ ven bờ nhiệt đới và á nhiệt đới, có pha trộn những giốngloài nước ngọt, đặc biệt vào mùa mưa [80]

Những nghiên cứu về TVN trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển phía namcó các công trình tiêu biểu sau: Theo Tôn Thất Pháp (1993), khi nghiên cứu khu hệthực vật ở nước trong phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đã công bố 238 taxon bậcloài và dưới loài thực vật nổi, trong đó có 19 taxon mới đối với Việt Nam Trongkhu hệ có loài chỉ xuất hiện vào mùa ngọt hóa hay mặn hóa của phá, song cũng có

loài xuất hiện quanh năm (tảo Silíc Lông chim Pennales) [37] Ở vịnh Quy Nhơn,

có 185 loài TVN được xác định và tảo Silíc chiếm 83,7% về số loài Thực vật nổicó mật độ cao trùng vào thời kỳ độ muối của nước trong vùng tương đối cao và

Trang 13

giảm thấp vào các tháng mùa mưa, liên quan đến sự thiếu hụt của những loài nướcmặn Mật độ thực vật nổi dao động từ 2,27 - 321,82 x 106tb/m3 [31] Trong vịnhNha Phu (Khánh Hòa) thành phần loài thực vật nổi khá đa dạng (116 loài), thuộccác loài biển nông ven bờ Sự đa dạng của khu hệ TVN mang tính chất chu kỳ.Trong điều kiện chung của vịnh mật độ thực vật nổi khá cao, trung bình đạt 87 x106tb/m3 [32]

Mới đây, Nguyễn Ngọc Lâm, Đoàn Như Hải, Nguyễn Thị Mai Anh và Hồ VănThệ (2002) đã công bố kết quả nghiên cứu về thực vật nổi trong thủy vực nướcnông vùng cửa sông Cửa Bé (vịnh Nha Trang) gồm 37 loài tảo Hai Roi và 60 loàitảo Silíc Các loài chủ đạo quyết định sinh khối cũng như tần số xuất hiện là các loài

tảo Hai Roi Gonyaulax sp, Properidinium sp, và tảo Silíc Trung TâmCoscinodiscus spp, Skeletonema costatum và Rhizosolenia sp Thành phần loài thay

đổi rõ rệt theo hai mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố chính ảnhhưởng đến những thay đổi về mùa vụ Đỉnh cao của tảo Silíc cũng là đỉnh cao củatảo Hai Roi Hàm lượng muối dinh dưỡng (silíc, phốtpho, nitơ) có liên quan chặtchẽ với độ mặn, nhưng các mối quan hệ giữa các thành phần sinh học và các muốidinh dưỡng lại không rõ ràng [99].

Cũng như các nước khác, ở Việt Nam những nghiên cứu về khu hệ sinh vậttrong các ao nuôi trồng thủy sản nói chung, các ao nuôi tôm thương phẩm nói riêngcòn ít và chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học của các viện, trường, trungtâm nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nghề NTTS

Theo Trần Thị Tho (1999), đã tìm thấy thành phần tảo trong một số ao của tỉnhBắc Cạn khá phong phú và đa dạng với 226 loài thuộc 7 ngành Mật độ tế bào trongao trung bình 8-9 x 106 tế bào/L Trong các ao nuôi cá thuộc tỉnh Hà Nam đã bắtgặp 108 loài TVN, thành phần tương đối đa dạng, song cần đầu tư thêm phân bónvà thức ăn để tăng cơ sở thức ăn tự nhiên cho các đối tượng nuôi [48], [49]

Từ những năm 80 trở lại đây do yêu cầu của thực tiễn đã có một số nghiên cứucơ sở thức ăn, chất lượng nước trong đầm hay ao nuôi tôm được tiến hành Từ kết

Trang 14

quả nghiên cứu về TVN trong các ao nuôi tôm ở Việt Nam, các tác giả đều cho rằngsố loài TVN trong các ao nuôi tôm thường thấp hơn so với các vực nước tự nhiên và

tảo thuộc ngành Silíc chiếm ưu thế [13], [26], [27], [30], [45], [46].

Năm 1994, trong báo cáo kết quả nghiên cứu chương trình khảo sát nguyênnhân gây tôm chết tại khu vực phía Nam và biện pháp phòng trừ, Trần TrườngLưu đã xác định được 27 - 42 loài TVN trong các ao nuôi tôm, trong đó tảo Silicchiếm ưu thế về số loài ở tất cả các điểm nghiên cứu Trong khi tảo Lam lạichiếm ưu thế về mật độ tế bào Trong các ao tôm đang chết tại huyện Cái Nướcđã gặp 1 loài tảo Mắt và 5 loài tảo Lam (sinh vật chỉ thị cho độ nhiễm bẩn củanước) với mật độ tương ứng là 40–120 x 103 tế bào/L Ao nuôi tôm huyện VĩnhChâu tỉnh Sóc Trăng, tảo Lam chỉ thị nhiễm bẩn đạt tới 1,5 x 106 tế bào/L [26].

Trong các đầm nuôi tôm QCCT và BTC thuộc hai vùng (Quỳnh Lưu nghệAn và Thạch Hà - Hà Tĩnh) số loài tảo Silíc cũng cao hơn các ngành tảo khác(với 47/72 loài, chiếm 64,38%), kế đó là tảo Hai Roi với 10 loài (13,7%), ngànhtảo Mắt có số loài thấp nhất (4 loài, chiếm 5,48%) Thành phần loài TVN trongđầm nuôi tôm ở hai vùng có sự khác nhau, với hệ số giống nhau S = 0,34 Mật độtế bào TVN trong các đầm này cũng khá phong phú (17,8 – 25 x 103 tế bào/L ởđầm nuôi Quỳnh Lưu, 25- 28 x 103 tế bào/L ở đầm nuôi Thạch Hà) [7]

Sự phân bố thành phần loài TVN trong các ao nuôi tôm còn được đề cập trong

công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Lộc (2002) khi đánh giá sự ô nhiễm aonuôi tôm Sú qua chỉ số tảo (Phytoplankton) trong các ao nuôi tôm tại Cần Giờ(TP HCM), TVN có số loài thấp (14 - 48 loài, tảo Silíc chiếm ưu thế), trong khimật độ tế bào lại khá cao dao động từ 8 x 103 – 7.720 x 109 tế bào/L Các ao nuôitôm trên ruộng lúa có mật độ tảo cao hơn (3,2-7,7 x 106 tế bào/L), ưu thế thuộcvề các loài thuộc chi tảo lam Phormidium, Oscillatoria và tảo silíc Nitzschia,Pleurosigma Trong một số ao nuôi tôm thuộc Cần Giuộc (Long An) tảo pháttriển mạnh, gây ô nhiễm môi trường với mật độ tế bào dao động 4.436 x 106 –17.266 x 106 tb/m3 cùng với chỉ số đa dạng loài rất thấp (< 2) Từ kết quả nghiên

Trang 15

cứu của mình, tác giả kết luận rằng thành phần loài TVN trong các ao nuôithấp, trong khi mật độ tế bào lại cao hơn so với kênh rạch (nơi cấp nước cho ao).Sự phát triển quá mạnh của một số loài đã lấn át sự phát triển của các loài khác,vì thế độ đa dạng loài của TVN trong ao nuôi tôm thấp hơn so với vực nước tựnhiên Với môi trường nước tĩnh và giàu dinh dưỡng là điều kiện tốt cho các loàitảo Lam phát triển mạnh, tạo đỉnh cao về mật độ tế bào trong ao nuôi [27].Nguyễn Văn Hảo (2002) cũng đưa ra một số dữ liệu về TVN trong các ao nuôitôm ở Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau với thành phần loài dao động 16 - 44 loài(tảo Silíc chiếm ưu thế) và mật độ tế bào đạt từ 0,2 – 6,6 x 103 tế bào/L Theo Ôngthành phần loài và mật độ tảo trong ao qua các đợt khảo sát nghèo nàn, trongcác loài đã định danh không có tảo độc Bên cạnh sự nghèo nàn về loài và mậtđộ tảo là sự hiện diện khá phong phú của nhóm Copepoda (ưu thế là Oithonaspp) [13].

Bên cạnh công bố kết quả về thành phần loài, số lượng tế bào TVN, các báocáo còn đề cập đến mối quan hệ giữa mật độ tế bào với một số yếu tố môi trường[26], [45][47] hoặc quá trình sinh trưởng và tàn lụi của tảo cũng như các yếu tốmôi trường cần thiết cho tảo phát triển trong các ao nuôi tôm Theo NguyễnTrọng Nho (2002), sinh trưởng của quần thể hoặc quần xã vi tảo trong nuôi tômcông nghiệp được chia làm năm pha (pha gia tốc dương, pha logarit, pha gia tốcâm, pha cân bằng và pha tàn lụi) Nhiệt độ thích hợp cho vi tảo phát triển trongkhoảng 25 – 30oC, ở nhiệt độ cao hơn 35oC hay thấp hơn 16oC vi tảo phát triểnrất kém Khả năng chịu đựng sự thay đổi của vi tảo biển rất lớn, song trongnhững ao có độ mặn thấp thường gặp nhiều tảo Lục và tảo Mắt, còn các ao có độmặn cao hơn (25 - 30‰) lại thường gặp tảo Silíc [36]

Tại Việt Nam các công trình nghiên cứu nuôi vi tảo làm thức ăn cho động vật ởnước hay cho mục đích khác được tiến hành gần đây cùng với sự phát triển củanghề cá, đặc biệt là nghề nuôi cá biển Nhằm mục đích cung cấp thức ăn tươi sốngcó chất lượng cao cho giai đoạn giống của các đối tượng NTTS: Tôm Sú, tôm Bạc,Điệp Quạt, Bào Ngư, Trai Ngọc, cá Ngựa, ốc Hương…

Trang 16

Bắt đầu từ 1974, Trường Đại học Thủy Sản đã nghiên cứu đặc điểm sinh tháihọc, môi trường dinh dưỡng và nuôi sinh khối ngoài trời một số loài tảo Silíc

Chaetoceros sp, Skeletonema costatum, Naviculla sp, tảo lục Chlorella sp … Làm

thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của các đối tượng NTTS [8], [28], [29]

Năm 1994, Viện nghiên cứu hải sản Hải phòng cũng đã thành công trong việc

sử dụng Chaetoceros calcitrans, Chlamydomonas và Dunalliela salina trong ươngnuôi ấu trùng Trai Ngọc Mã Thị (P martensii) Ngoài ra còn có công trình của LêViễn Chí (1996) đã nuôi và ứng dụng Skeletonema costatum làm thức ăn cho ấu

trùng tôm Sú tại Hải Phòng [5]

Để cung cấp thức ăn cho ấu trùng Điệp Quạt, ốc Hương… Viện Nghiên cứu

Thủy Sản III đã tiến hành nhập nội và nuôi thu sinh khối các loài tảo Isochrysisgalbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri trong các bể có V = 1m3

[55] Một báo cáo mới nhất của Nguyễn Thị Xuân Thu và cs (2004) đã đưa ra kỹthuật phân lập, lưu gữi giống tảo thuần chủng Ngoài ra báo cáo còn đưa ra các môitrường dinh dưỡng và điều kiện môi trường để nuôi sinh khối một số loài tảo đơn

bào làm thức ăn cho các động vật thủy sản (Platymonas sp, Chaetoceros sp,Chlorella sp ) [56]

Trong các công trình đã công bố, đáng kể nhất là các nghiên cứu của ĐặngĐình Kim và cs (1994, 2002) Trong các công trình nghiên cứu của mình, Ông đãgiới thiệu đặc điểm sinh thái học, thành phần sinh hoá của một số loài tảo thườngđược sử dụng trong NTTS Ngoài ra Ông còn đề cập rất hệ thống và chi tiết về môitrường dinh dưỡng cũng như các mô hình nuôi nhiều loại vi tảo (tảo Silíc, tảo Lục,tảo Lam) để làm thức ăn cho động vật ở nước, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng của cácđối tượng NTTS [17], [18], [19]

1.1.2 Vai trò của thực vật nổi trong các vực nước tự nhiên và trong các aonuôi trồng thủy sản

Vai trò của thực vật nổi trong các vực nước tự nhiên và các ao nuôi trồng thủysản là rất lớn và được thể hiện ở hai mặt: có lợi và có hại.

Trang 17

- Mặt có lợi

Vấn đề được đề cập và quan tâm nhiều nhất là vai trò của thực vật nổi đối vớinghề nuôi trồng thủy sản Thực vật nổi là nguồn thức ăn quan trọng của cá, khôngcó thực vật nổi thì không có nghề cá (Hollerback, 1951) [66] Thực vật nổi là mắtxích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của vực nước Thực vật nổi chứa nhiềuchất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là protein (50 - 70% trọng lượng khô) Do vậylà thức ăn rất cần thiết cho sự phát triển của nhiều loài động vật nhỏ ở nước (nhữngđộng vật này lại là thức ăn tốt cho tôm cá) [36] Nhiều loài tảo Lục, tảo Silíc do cólượng chất dinh dưỡng cao, nên được nghiên cứu và nuôi trồng (đại trà) làm thức ăncho các động vật ở nước cũng như các đối tượng nuôi trồng thủy sản [5], [8], [19].Theo Boyr (1990), năng suất sơ cấp của thực vật nổi là nguồn thức ăn và nguồncung cấp oxy hòa tan rất quan trọng cho các động vật ở nước Sự quang hợp củathực vật nổi đóng vai trò hết sức quan trọng để duy trì oxy trong nước Các biến đổioxy hòa tan trong quá trình hô hấp, trong quang hợp thường được sử dụng để đánhgiá năng suất sơ cấp ao nuôi trồng thủy sản [72].

Trong các hệ thống NTTS, đặc biệt là trong các ao nuôi tôm công nghiệp, thựcvật nổi là các yếu tố lọc sinh học làm sạch môi trường bởi sự hấp thụ mạnh các chấtdinh dưỡng, đặc biệt là muối amonia - sản phẩm của quá trình phân giải các hợpchất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức độ gây độc của chúng[36], [54] Thực vật nổi cung cấp lượng oxy lớn, thúc đẩy phân huỷ các chất tích tụtrong ao [30] [36] Starron và cs (1995) khi nghiên cứu khả năng loại trừ tích lũy

hữu cơ trong hệ thống tuần hoàn của trại nuôi cá bằng vi tảo Chlorella và Spirulina

cho thấy nitơrat và phốt phát có thể được loại trừ hoàn toàn bởi các loại tảo hiển vinày [theo 54] Thực vật nổi còn có vai trò làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vàotrong ao và có thể ngăn cản sự phát triển của các loài tảo đáy, đảm bảo sự ổn địnhcho tôm và ngăn cản các loài địch hại của tôm như cá, chim [36] Thực vật nổi hạnchế tối thiểu các biến động của chất lượng nước, ổn định nhiệt độ và hạn chế sự mấtnhiệt của nước vào mùa đông [21][30] Sự phát triển của TVN có liên quan chặt chẽvới sự biến đổi của pH trong ao nuôi Biến đổi pH trong các vũng nước ven bờ, các

Trang 18

ao đầm nhỏ và trong các ao nuôi tôm liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấpcủa thực vật ở nước Như vậy pH môi trường phụ thuộc vào sự biến đổi hàm lượngO2 và CO2 Nghiên cứu sự biến đổi này và độ pH trong ao nuôi giúp ta đánh giáđược hiệu quả tác động kỹ thuật của con người lên quá trình sản xuất tôm thịt, cóthể duy trì pH ở mức dao động ngày đêm không vượt quá 0,5 đơn vị qua việc duytrì hệ thực vật nổi trong ao nuôi [70], [71].

Để đánh giá chất lượng một nguồn nước, ngoài các chỉ tiêu lý, hoá học, ngườita còn dùng các chỉ tiêu sinh học hay còn gọi là sinh vật chỉ thị Hầu hết các hệthống sử dụng sinh vật chỉ thị đều dựa vào: Vi khuẩn, Động vật nguyên sinh, Vi tảo,Giáp xác nhỏ, Động vật không xương sống lớn, Thực vật lớn ở nước và Cá [44].Trong ao NTTS có gặp một số loài tảo Lục, tảo Mắt có roi và tảo Lam

(Chlamydomonas, Euglena, Oscillatoria, Phormidium ) được xem là sinh vật chỉ

thị cho sự nhiễm bẩn của vực nước Theo Trần Trường Lưu và cộng tác viên (1994)khi khảo sát nguyên nhân gây chết tôm nuôi ở khu vực phía Nam cho biết ở nhữngao tôm đang chết tảo Lam có mật độ khoảng 60.000 ct/L và nhóm Giáp xác, Giun

nhiều tơ là thức ăn tốt cho tôm không đáng kể, Copepoda chỉ đạt 7.000 – 10.000 ct/

m3, tác giả cho rằng ao nuôi này có độ nhiễm bẩn vừa Ở một ao khác với mật độ tế

bào của tảo Mắt (loài chỉ thị là E acus) là 80.000 ct/L (chiếm 66,70% số lượng tảo)cùng với sự có mặt của tảo Mắt khác (Phacus longicauda), hay những động vật ởnước khác (Protozoa, Rotatoria) đã chứng tỏ rằng ao nuôi tôm này có độ nhiễm bẩn

nặng hơn ao trên [26].

Nhìn chung, thực vật nổi đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ sinh tháiao nuôi và hạn chế tối thiểu các biến động chất lượng nước Một quần xã thực vậtnổi ổn định đảm bảo lượng oxy hòa tan thông qua quá trình quang hợp và làm giảmlượng CO2, NH3, H2S, giảm thiểu tác động độc hại của NH3 và H2S lên các đốitượng nuôi Một tập đoàn thực vật nổi tốt có thể làm giảm các chất độc trong nướcnhờ khả năng hấp thụ NH3 và giữ các kim loại nặng [36] Chúng cạnh tranh với cácloài thực vật và các vi sinh vật khác không có lợi trong ao, nhất là các loài có khảnăng gây bệnh cho tôm, làm tăng lượng thức ăn tự nhiên và làm giảm chi phí

Trang 19

nguồn thức ăn bổ sung [30], [90] Bởi vậy, có thể quản lý chất lượng nước trong cácao nuôi thông qua theo dõi và điều chỉnh sự phát triển của thực vật nổi [21] [70][96].

Sự tàn lụi hàng loạt của thực vật nổi làm giảm chất lượng nước và sức sinhtrưởng của tôm Khi tàn lụi chúng sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, các chấtdinh dưỡng không được hấp thụ gây sự phú dưỡng cho ao Sau khi chết, xác củachúng sẽ lắng đọng ở đáy ao, phủ lên đáy một lớp hữu cơ đang phân hủy (tănglượng oxy tiêu thụ cho quá trình phân giải) và làm giảm chất lượng nước, gây hạicho tôm nuôi [36] Tạ Khắc Thường (1996) cho biết, trong ao nuôi tôm, khi tảo tànhàng loạt, ao có độ trong giảm đột ngột và hàm lượng amoniac vượt quá ngưỡngthích hợp cho tôm, tôm bị bệnh sau đó vài ngày [54] Tảo chết lắng xuống đáy làmô nhiễm đáy ao, và những con tôm yếu dễ bị mắc một số bệnh về mang (mang đen,mang hồng, mang vàng…)[21]

Sự phát triển của tảo Silíc thường tạo màu vàng xanh, vàng nâu và được cho làmàu nước tốt cho các ao nuôi tôm Song màu nước này thường không ổn định vàkhi có mật độ cao trong nước chúng không còn là thức ăn tốt cho động vật nổi

(Rotatoria, Copepoda .) mà sẽ cản trở sự vận động của tôm (đặc biệt làBiddulphia, Coscinodiscus những chi có kích thước quá lớn) [30]

Trang 20

Trong các ao nuôi tôm công nghiệp với hàm lượng muối dinh dưỡng khá caolại có độ mặn lớn (25 - 33‰), là điều kiện thuận lợi cho tảo Hai Roi bùng nổ về sốlượng tế bào và làm thay đổi màu nước Khi chúng nở hoa sẽ gây ra sự thiếu máu ởđộng vật (do thiếu oxy trong quá trình lắng đọng của tảo) [54]

1.1.3 Quản lý thực vật nổi trong ao nuôi.

Theo nhiều nhà NTTS trong và ngoài nước cho rằng duy trì màu nước trong aoổn định là yếu tố chính trong quản lý nước ao nuôi tôm [30], [36], [93] Màu nướctrong ao nuôi được quyết định bởi sự phát triển của sinh vật nổi, vi sinh vật …trongđó TVN là nhân tố chủ yếu Ngoài ra màu nước còn được quyết định bởi màu củađáy ao, bùn đất, hay các chất lơ lửng trong nước [20][30]

Với vai trò quan trọng của thực vật nổi trong các vực nước, nên việc quản lý,theo dõi sự phát triển của chúng trong các ao NTTS, đặc biệt là trong ao nuôi tômthương phẩm là rất cần thiết Bởi vậy, trước khi thả tôm giống (7 - 10 ngày), cácnông hộ thường bón phân cho ao nhằm tạo điều kiện cho TVN phát triển [21],[30],[79] Tuỳ theo kỹ thuật viên hay nông hộ (các vùng nuôi tôm khác nhau) mà cónhiều loại phân bón (vô cơ, hữu cơ) được sử dụng để gây màu nước Các loại phânbón vô cơ thường được sử dụng là: NPK (16:16:16) với liều lượng 20 - 30 kg/hahoặc Urê (2 - 3 kg/1000m3 nước) Ngoài ra các nông hộ còn bổ sung phân hữu cơcho ao như phân chuồng (20 - 30 kg/1000m3) hay phân gà (3 - 30kg/ha), bột đậunành (10kg/ha)… bón liên tục cho đến khi độ trong của nước ao đạt 30 - 40 cm[13] Sau khi bón phân lần đầu cho ao khoảng vài ngày nên bổ sung phân vô cơhoặc hữu cơ (5 - 10% so với lần đầu) để duy trì sự phát triển của sinh vật phù du.Hạn chế sử dụng phân chuồng, vì dễ làm ô nhiễm ao và dễ đưa mầm bệnh vào aonuôi [14] Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng (DAP với liềulượng 10 - 15 kg/ha) hay phân bón sinh học (Robi)…Khi bón phân gây màu nướccần phải lưu ý đến lượng muối khoáng của nguồn nước cấp cho ao, hàm lượng củacác kim loại nặng, điều kiện thời tiết (ánh sáng, nhiệt độ…) Ngoài ra còn phải chú

Trang 21

ý đến lượng hóa chất dư thừa trong nước (của quá trình cải tạo, xử lý nước), thậmchí nếu mực nước ao quá sâu, tảo cũng kém phát triển [14], [21]

Theo Trần Thị Việt Ngân (2002), sau khi gây màu nước, trong ao sẽ có nhiềuloại vi tảo khác nhau: tảo Lam, tảo Silíc, tảo Lục và tảo Hai Roi, trong đó tảo Silícvà tảo Lục là những ngành tảo sẽ tạo được màu nước tốt cho ao Sự phát triển củaTVN cũng như mức độ thay đổi về thành phần loài và mật độ của chúng được thểhiện rất rõ qua màu nước ao nuôi Vì vậy ta có thể theo dõi mức độ phát triển củaTVN, đặc biệt các loài ưu thế để nâng cao chất lượng nước của nước ao [30].

Tảo Lục khi phát triển thường biểu hiện màu xanh sáng của nước Còn sự cómặt của tảo Silíc và Động vật nổi làm cho nước có màu nâu Nước trong ao có dạngmàu vàng mỡ gà hoặc màu xanh vàng là thời kỳ thực vật nổi phát triển tốt và thíchhợp với tôm [30], [77] Nước có màu xanh lục đậm hoặc màu nâu đỏ là hiện tượngthực vật nổi phát triển quá mức gây nở hoa hay xác tảo tàn lụi lơ lửng tạo nên, cầnphải thay nước [30] [93] [113] Khi kiểm soát màu nước ao, cần phải chú ý đến sựphát triển của thực vật nổi vào giai đoạn đầu và cuối chu kỳ nuôi tôm [21].

Màu nước còn liên quan chặt chẽ với độ trong của ao nuôi, theo nhiều nhàNTTS trong và ngoài nước, độ trong ao nuôi nên duy trì mức thích hợp từ 20 -60cm, tốt nhất là 30 - 40cm [13], [53], [102] Với độ trong này, thực vật nổi pháttriển vừa phải trong ao (có màu nước xanh và hoặc vàng nâu) là điều kiện cho tômsinh trưởng tốt, nâng cao năng suất tôm nuôi Đối với ao nuôi theo hình thức thaynước, cần phải thay nước khi nước quá trong (> 80cm) hay nước đục (< 30cm) [12],[21], [33] Lượng nước thay tốt nhất không nên quá 30% mỗi ngày tránh tôm bị sốccũng như sự tàn lụi của tảo do môi trường thay đổi đột ngột [20].

Sự phát triển của TVN còn được biểu hiện qua giá trị pH và hàm lượng oxy hoà

tan của nước ao Vì vậy phải đo pH, Oxy hòa tan vào sáng sớm (6 -7 giờ) và lặplại vào buổi chiều (15 - 16 giờ) [13], [14], [105] Điều chỉnh giá trị pH bằng một số

loại chất vô cơ (bón vôi định kỳ, hay bón vôi khi pH < 7,5 và dao động quá 0,5 đơn

Trang 22

vị/ngày), hóa chất, chế phẩm sinh học hay bằng một số biện pháp khác (thay nước,nếu có thể khi pH > 8,3 sau đó bón vôi)…[53].

Trong hệ thống ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghiệp (bán thâmcanh, thâm canh) khó có thể duy trì được mật độ TVN thích hợp, do chất dinhdưỡng được cung cấp nhiều từ nguồn thức ăn bổ sung, chất thải của vật nuôi [33]…Vì thế, TVN có thể đạt cực đại nhanh chóng trong những ngày nắng ấm ở các ao

thâm canh có đủ muối dinh dưỡng Sau khi đạt mật độ cực đại, TVN tàn lụi nhanhvà sự tàn lụi của chúng trong ngày ấm rất nguy hiểm cho tôm [36] Nhiệt độ caolàm tăng sự lắng đọng của các tế bào tảo chết đồng thời tiêu thụ oxy [54], [93].

Sự phân huỷ các chất lắng đọng sinh ra amoniac và sunfit làm ảnh hưởng đến sựsống của tôm [30] Do đó cần phải thường xuyên theo dõi cường độ thay đổi màunước của ao để dự đoán được mức độ phát triển của TVN, đặc biệt là khi chúng bắtđầu tàn lụi [21], [30].

Theo Nguyễn Trọng Nho (2002), sự tàn lụi của thực vật nổi thường trải qua 4giai đoạn Đầu tiên, cường độ thay đổi màu nước nhanh, nước trong ao có cùng mộtmàu Hiện tượng này xảy ra khi một số ít loài chiếm ưu thế và bắt đầu sinh trưởngnhanh Tiếp theo màu nước trở nên đậm hơn do một số thực vật nổi bắt đầu chết vànổi trên mặt nước (các tế bào chết chưa bị vỡ ra) Kế đó các màng mỏng màu sữaxuất hiện trong nước, nước trở nên nhớt, bọt váng nổi trên bề mặt khi có sục khí.Hiện tượng này xảy ra khi tế bào bị vỡ, thành tế bào và sắc tố tách rời ra và tảo mấtmàu Cuối cùng nước ao trong lại và độ trong tăng lên nhanh chóng Bởi vì, nhữngtế bào chết không lơ lửng trong nước mà có thể nổi trên mặt nước hoặc chìm xuốngđáy [36]

1.2 CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM

Cũng như hệ thống NTTS khác, nuôi tôm thương phẩm có 4 hình thức: Quảngcanh truyền thống (QCTT), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh BTC) vàthâm canh (TC) [13], [51], [68] Hai hình thức đầu năng suất không cao, phổ biến ởcác nước có quỹ diện tích mặt nước lớn và kỹ thuật chậm phát triển như Ấn Độ,

Trang 23

Indonexia, Philippin hay ở Việt Nam (vào những năm 80) Các hình thức nuôi BTCvà TC đòi hỏi kỹ thuật hiện đại và sự phát triển đồng bộ của các lĩnh khác liên quanđến nghề nuôi tôm, nên chỉ tập trung ở các nước phát triển có quy trình nuôi hiệnđại như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và một số vùng của Việt Nam.

1.2.1 Nuôi quảng canh truyền thống (QCTT)

Hình thức nuôi đơn giản, nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên Tuỳ theo hộ nuôi,có thể bổ sung thêm con giống sản xuất nhân tạo với mật độ khoảng 1 con/m2 Thứcăn cho tôm hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên Diện tích ao nuôi không ổnđịnh (0,5 - 40 ha) Năng suất nuôi thấp ( khoảng 50 kg/ha/vụ) và không đòi hỏi kỹthuật hay trang thiết bị nuôi Hình thức này vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia vùngchâu Mỹ: Mexico, Honduras, Panama hay các quốc gia vùng châu Á: Indonexia,Philippin, Ấn Độ và Việt Nam (chủ yếu ở phía Bắc, một số ít miền Trung và NamBộ) ở Việt Nam, năm 1996 hình thức nuôi này còn chiếm 80% tỷ lệ các hình thứcnuôi, trong khi hình thức nuôi BTC và TC chỉ chiếm 20% Song những năm gầnđây phần lớn các ao đìa nuôi tôm QCTT được cải tạo, chuyển sang hình thức nuôiQCCT và BTC.

1.2.2 Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT)

Hình thức này dựa trên nền tảng của mô hình nuôi tôm QCTT nhưng tăngcường quản lý môi trường bằng cải tạo ao đìa tốt, bón phân gây màu nước, có bổsung thêm giống ở mức độ 2 - 3 con/m2, và bổ sung thêm thức ăn Việc thay nướcchủ yếu dựa vào thủy triều hoặc có trang bị thêm máy bơm để thay nước chủ độnghơn Bằng hình thức này Malaysia đã đưa năng suất tôm trong các ao nuôi QCCTlên mức 300 - 500 kg/ha/vụ, nhưng hiệu quả kinh tế trên 1 ha ao nuôi vẫn còn thấp.

Đây là hình thức nuôi khá phổ biến phía Bắc và phía Nam nước ta Diện tích aotrung bình khoảng 1 - 2 ha Các biện pháp cải tiến cơ bản là tạo thêm cống, diệt cátạp và cho thêm thức ăn nhân tạo hay cá tươi 1 - 2 lần/ngày Công tác quản lý aođược tăng cường, đáy ao thường được cải tạo, cày xới và bón phân vào đầu vụ nuôi.Năng suất tôm nuôi theo hình thức này ở nước ta còn thấp Theo Tạ Khắc Thường

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w