1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại khánh hoà thuộc tổng công ty lương thực nam trung bộ

123 802 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 687,65 KB

Nội dung

- 1 - MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề t ài. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có rất nhiều đổi mới. Với chính sách chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã mang lại luồng sinh khí mới, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, thách thức hàng đầu được đặt ra đối với các doanh nghiệp đó là sự sống còn và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Mà muốn tồn tại và phát triển buộc doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả thực sự. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo cuối cùng về hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Như vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh đã trở thành cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không những mang lại cho doanh nghi ệp mình sự phồn vinh mà còn góp phần vào việc hoàn thành những nghĩa vụ đối với Nhà nước và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn nền kinh tế. Với ý nghĩa trên, trong quá trình thực tập tại chi nhánh tại Khánh Ho à thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ, em đ ã chọn đề tài “Phân tích và đánh giá hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ” cho luận văn tốt nghiệp của m ình. Với mục đích tìm hiểu hoạt động kinh doanh của chi nhánh để từ đó đ ưa ra kiến nghị một số biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2. Mục đích nghiên cứu. Lựa chọn đề tài trên em nhằm những mục đích nghiên cứu sau: - Củng cố, bổ sung và mở rộng những kiến thức đã học trong nhà trường, tập vận dụng những lý thuyết đã được học vào giải quyết một số vấn đề của thực tiễn. - Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh c ủa chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung B ộ trong một số năm gần - 2 - đây (2004-2006). Từ đó chỉ ra được những ưu nhược điểm, cùng những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những ưu nhược điểm đó. - Đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung B ộ trong một số năm gần đây (2004-2006). - Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên c ứu. Để thực hiện nội dung của đề tài, em đã vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biên chứng. - Phương pháp cụ thể: + Phương pháp so sánh:  So sánh bằng số tuyệt đối.  So sánh bằng số tương đối.  So sánh bằng số bình quân. + Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng:  Phương pháp số chênh lệch.  Phương pháp thay thế liên hoàn. 5. Những đóng góp của luận văn. - Những đóng góp về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống, khái quát và làm rõ hơn về mặt lý luận việc xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. - Những đóng góp về mặt thực tế: Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chỉ ra được những ưu nhược điểm và những nguyên nhân gây ra ưu nhược điểm đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải - 3 - pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Và trong luận văn cũng đã đưa ra được một số biện pháp có đầy đủ cơ sở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn. Tên đề tài: “Phân tích và đánh giá hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty L ương Thực Nam Trung Bộ ”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo ra, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng HQHĐKD của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ. - Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao HQHĐKD của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ trong thời gian tới. Sau đây em xin đi sâu vào nghiên c ứu nội dung của luận văn: - 4 - LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại Học Nha Trang. Đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kinh T ế, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian em học tập tại trường. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Bùi Bích Xuân đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài luận văn của mình. Xin gửi đến các cô chú, anh chị trong toàn thể chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đợt thực tập tại chi nhánh. Kính chúc quý chi nhánh hoạt động luôn có hiệu quả và phát triển ngày càng vững chắc trong thời gian tới, góp phần thúc đầy nền kinh tế phát triển hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả. Nha Trang, tháng 11 n ăm 2007 Sinh viên Chu Th ị huyền - 5 - KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung B ộ, kết hợp lý luận và thực tiễn em đã hoàn thành quyển luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Phân tích và đánh giá hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Ho à thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ”. Về mặt lý luận, em đã trình bày một cách khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường để thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Biết được những nhân tố ảnh hưởng để từ đó tìm ra phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đng kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, em đã phân tích một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trước tình hình đó em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với những biện pháp này em hy vọng có thể được các nhà quản lý của chi nhánh xem xét và sửa đổi để trở thành những biện pháp thực sự có hiệu quả để chi nhánh ngày càng phát triển. Tuy nhiên với thời gian thực tập không nhiều để có thể hiểu hết được quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nên sẽ còn nhiều hạn chế trong bài làm của em. Đồng thời với vốn kiến thức được trang bị có giới hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên vấn đề sai sót là khó tránh khỏi. Vì vậy em rất mong được sự xem xét và được nghe ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú và anh chị trong chi nhánh để luận văn của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Sinh viên Chu thị Huyền - 6 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nguyễn Thị Kim Anh, Quản Trị Doanh Nghiệp, Đại Học Nha Trang 2. Võ Văn Cần, Tài Chính Doanh Nghi ệp, Đại Học Nha Trang 3. Huỳnh Đức Lộng, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh 4. Nguyễn Hải Sản, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghi ệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội (2005) 5. Chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ, Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006 6. Một số luận văn của khoá trước - 7 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH C ỦA DOANH NGHIỆP - 8 - 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 1.1.1. Một số quan niệm cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD). Trong quá trình kinh doanh, hi ệu quả kinh doanh luôn l à mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh tế v à dịch vụ. Bởi lẽ nó l à một chỉ tiêu tổng quát cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá t ình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, một đơn vị sản xuất kinh doanh hay một nền sản xuất x ã hội nào đó. Trong công t ác quản lý kinh tế, phạm tr ù hiệu quả kinh tế lúc n ào cũng được đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó. Vì vậy, hiểu đúng hiệu quả kinh tế v à việc xác định thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh l à vấn đề có ý nghĩa thiết thực không những về lý luận mà còn rất cần thiết đối với thực tiễn. Hiểu đúng h ơn bản chất của hiệu quả kinh tế sẽ l àm tăng thêm nh ận thức về tầm quan trọng của tính toán cũng như xác định yêu cầu đối với việc đề ra mục ti êu và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua những nội dung đã được phân tích ở tr ên ta chia hiệu quả kinh tế th ành hai loại:  Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố ri êng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh.  Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét th ì có hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thường chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới có điều kiện thực hiện hai hiệu quả nói tr ên, còn các thành ph ần kinh tế khác hầu nh ư chạy theo hiệu quả kinh tế. Do vậy, sự tồn tại của doanh nghiệp Nh à nước trong điều kiện hiện nay là một tất yếu khách quan. Như vậy, hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh l à một phạm trù vốn có của hình thái kinh tế xã hội. Nó nói nên hình thái sử dụng lao đông trong quá trình kinh doanh và được định nghĩa bằng mối t ương quan giữa kết quả thu đ ược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - 9 - Hiệu quả kinh tế có thể đ ược tính toán như sau: HQHĐKD đã đạt được Hiệu quả kinh tế = Chi phí đ ể đạt được kết quả đó Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp l à phải tạo được hệ số hiệu quả kinh doanh lớn hơn một. Muốn vậy, các hoạt đông kinh doa nh của doanh nghiệp phải thực hiện tốt 3 nhiệm vụ c ơ bản sau:  Tăng hiệu quả kinh doanh cả về hiện vật v à giá trị.  Giảm chi phí đã đưa ra cả về hiện vật v à giá trị để đạt được kết quả ấy.  Giảm độ dài thời gian trong việc đạt đ ược kết quả ấy của quá tr ình kinh doanh trong m ột đơn vị chi phí hay ta nói tạo ra tốc độ tăng kết quả nhanh h ơn tốc độ tăng chi phí bỏ ra để đạt đ ược kết quả đó. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp đạt đ ược trong hai trường hợp sau:  Kết quả tăng, chi phí giảm.  Kết quả tăng, chi phí tăng nh ưng tốc độ tăng của chi phí chậm h ơn tốc độ tăng của kết quả kinh doanh. Trường hợp thứ hai lại diễn ra khá phổ biến. Mặt khác trong quá tr ình kinh doanh có những lúc chúng ta phải chấp nhận thời gian đầu tốc độ tăng của chi phí hơn tốc độ tăng của kết quả kinh doanh, nếu không th ì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này thường diễn ra vào thời điểm khi chúng ta đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới mặt h àng hoặc là phát triển thị trường mới… Đây chính là bài toán cần phải cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích tr ước mắt và lợi ích lâu dài. 1.1.2. Các khái niệm về HQHĐKD. Từ trước đến nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể l à:  Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm tạo ra, tức l à giá trị sử dụng nó hoặc doanh thu nhất l à lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục ti êu kinh doanh. - 10 -  Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế, cách hiểu này phiếm diện, chỉ đúng theo mức độ thời gian.  Hiệu quả kinh doanh l à mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải l à khái niệm về hiệu quả kinh tế.  Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa nh ư vậy chỉ muốn đề cập đến cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề.  Hiệu quả kinh doanh l à mức tăng của kết quả kinh doanh trên mỗi lao động hoặc mức doanh lợi tr ên vốn kinh doanh. Quan điểm n ày muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu tổng hợp nào đó. Bởi vậy cần một khái niệm bao quát h ơn là: Hiệu quả kinh doanh l à một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâ u, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá tr ình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đ ề ra. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là cơ sở để đáng giá việc thực hiện mục ti êu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.1.3. Bản chất của HQHĐKD. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính l à hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh kết quả hữu ích cuối c ùng thu được với hao phí lao động v à tiết kiệm lao động x ã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật t ương ứng của nền sản xuất x ã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh l à phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác h ơn là kết quả tối đa với chi phí nhất định hay ng ược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. C hi phí ở đây được hiểu là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực đồng thời bao gồm cả chi phí c ơ hội. Để phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh, chúng ta không những phải có tầm nh ìn bao quát trên nhi ều góc độ khác nhau m à còn phải xem xét trên quan điểm toàn diện về thời gian, không gian, định tính v à định lượng. . hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ cho luận văn tốt nghiệp của m ình. Với mục đích tìm hiểu hoạt động kinh doanh của chi nhánh. cục của luận văn. Tên đề tài: Phân tích và đánh giá hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Hoà thuộc tổng công ty L ương Thực Nam Trung Bộ ”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài. đánh giá hi ệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Khánh Ho à thuộc tổng công ty Lương Thực Nam Trung Bộ . Về mặt lý luận, em đã trình bày một cách khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w