Phương pháp nghiên cứu tổng quát cho quá trình thực hiện đề tài được trình bày tóm tắt qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ khối quá trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Các nghiên cứu được tiến hành từ năm 1998 - 2003. 2003.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Thu mẫu trong ao nuôi tôm
Đo yếu tố thủy lý và oxy Mẫu nước phân tích yếu tố thủy hóa Mẫu nước phân tích thực vật nổi Thông số kỹ thuật nuôi tôm
thịt
Phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhiệt độ, độ mặn, pH, … Hàm lượng NO3 - N Hàm lượng P043- - P Hàm lượng SiO2 Thành phần và số lượngTVN
Thử nghiệm quản lý (điều chỉnh) thực vật nổi trong ao nuôi
Kiểm chứng giả thuyết H0
(PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC PHÉP THỬ)
Kết luận
Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn và một số loại muối dinh dưỡng đến sự
phát triển của TVN
Tác động của qui trình nuôi tôm đến sự phát triển của TVN
- Các ao nghiên cứu và điều tra: Dựa theo mức độ phát triển nghề nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa (từ 1998 đến 2002), chúng tôi chọn một số ao nuôi tôm điển hình cho 3 hình thức canh tác (QCCT, BTC và TC) ở các vùng nuôi tôm chính của Khánh Hòa (Đồng Bò - Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Cam Ranh) để khảo sát và điều tra thực vật nổi và một số yếu tố khác .
- Các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các thực nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm NTTS Cửa Bé - Nha Trang và trại thực nghiệm (Khoa NTTS - Đại học Thủy Sản).
- Phân tích số liệu môi trường và thực vật nổi: Các mẫu điều tra, thực nghiệm được phân tích tại phòng thí nghiệm khoa NTTS, Trung tâm công nghệ sinh học (Đại học Thủy Sản) và phòng môi trường (Viện nghiên cứu Thủy Sản III).
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quần xã TVN trong các hệ thống ao nuôi tôm Sú khác nhau ở vùng ven biển Khánh Hòa.
2.3.2. Mẫu sử dụng nghiên cứu điều tra ngoài hiện trường
- Số ao điều tra và thực nghiệm + Số ao điều tra
Vào các năm 1998 - 2001 và đầu năm 2002, có 3 hình thức nuôi tôm QCCT, BTC và TC đã được áp dụng tại Khánh Hòa. Trong đó hình thức nuôi tôm BTC được sử dụng rộng rãi nhất (chiếm 66,1% vào năm 1999 và 56,2% vào năm 2001). Kế đó là hình thức nuôi tôm TC (chiếm 1,7% năm 1999 và 38,8% năm 2001) [49]. Dữ liệu trên cho thấy Khánh Hòa là một trong những tỉnh có công nghệ nuôi tôm sú thương phẩm khá phát triển. Trong 4 vùng nuôi tôm chính của Khánh Hòa, Đồng bò (Nha Trang) được xem là vùng nuôi tôm lâu đời nhất và công nghệ nuôi tôm cũng chuyển đổi nhanh nhất [52] (từ QCCT → BTC→ TC) so với các vùng Ninh Hòa, Vạn Ninh
và Cam Ranh. Dựa và hình thức nuôi tôm, vùng nuôi và năm khảo sát chúng tôi chia các ao nuôi tôm đã khảo sát thực vật nổi, yếu tố lý, hóa học và qui trình nuôi tôm thành các nhóm ao như sau:
• Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT): Có 3 ao nuôi tôm QCCT (Q1, Q3 và Q3) được nghiên cứu vào mùa khô (tháng 3 - tháng 7 năm 1999) thuộc vùng nuôi tôm Đồng Bò - Nha Trang - Khánh Hòa.
Bảng 2.1. Các nhóm ao nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh.
Nhóm ao
(vùng nuôi tôm) Ký hiệu ao (mùa vụ, tháng, năm)Thời gian nghiên cứu
Nhóm I:
(Đồng Bò - Nha Trang)
I - a A1, A2 Mùa khô (tháng 3 - 7/1998) A3 và A4 Mùa khô (3 - 7/1998) và mùa
mưa (tháng 9 - 12/1998) I - b B1 ÷ B6 Mùa khô (3 - 7/1999) I - c B7÷B9 Mùa khô (4 - 8/2000) Nhóm II:
(Ninh ích - Ninh Hòa)
B10÷B12 Mùa khô (3 - 7/1999) Nhóm III:
(K18 - Vạn Ninh)
B13÷B15 Mùa khô (3 - 7/1999) Nhóm IV:
(Cam Linh - Cam Ranh) B16÷B18 Mùa khô (3 - 7/1999) và mùa mưa (9 - 12/1999) • Hình thức nuôi tôm bán thâm canh (BTC): Có 27 ao (22 ao nghiên
cứu vào mùa khô và 5 ao nghiên cứu vào mùa mưa) được chia làm 4 nhóm ao như sau (bảng 2.1).
• Hình thức nuôi tôm thâm canh (TC): Có 9 ao và chia làm 2 nhóm (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Các nhóm ao nuôi tôm theo hình thức thâm canh.
Nhóm ao (vùng nuôi tôm)
Ký hiệu ao Thời gian nghiên cứu
(mùa vụ, tháng, năm)
Nhóm I:
(Đồng Bò, Nha Trang)
C1 ÷ C7 Mùa khô (3 - 7/2001)
(Cửa Bé - Nha Trang)
Số ao khảo sát thành phần và số lượng thực vật nổi cũng như một số yếu tố lý hóa học môi trường là 39 ao (với 3 hình thức nuôi tôm, trong đó tập trung ở vùng nuôi tôm Đồng Bò - Nha Trang (25 ao), còn các vùng nuôi tôm khác như Ninh Hòa, Vạn Ninh và Cam Ranh mỗi vùng 3 ao).
+ Số ao thực nghiệm: 2 ao nuôi tôm thâm canh tại Đồng Bò và Cửa Bé - Nha Trang ( tháng 5- 8 năm 2003 ).
- Phương pháp thu mẫu và số mẫu đo đạc dùng phân tích trong báo cáo