ĐẶC ĐIỂM VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

Một phần của tài liệu Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa (Trang 25 - 26)

Theo Chien (1992) khi nói về mục đích việc quản lý chất lượng nước cho rằng duy trì chất lượng nước tốt là sự cần thiết không những cho sự tồn tại mà còn cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của tôm. Chất lượng nước tốt là sự đầy đủ về oxy và môi trường lý, hóa, sinh học phù hợp với các quá trình trao đổi chất của đối tượng nuôi. Tiêu chuẩn chất lượng nước phải được thiết lập ở khoảng an toàn cho tôm, đặc biệt các yếu tố lý, hóa học của nước ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và sinh trưởng của chúng [21]. Theo nhiều nhà khoa học để cho tôm Sú sinh trưởng và phát triển tốt cần phải duy trì ổn định các yếu tố được đề cập như trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Các thông số về chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú thịt. Theo Siri Tookwinas (1997) và Nguyễn Văn Hảo (2002)

STT Thông số môi trường Giới hạn tối ưu Đề nghị

1 pH 7,5 - 8,5 Dao động hàng ngày < 0,5

3 Oxy hoà tan 5 - 6 mg/l Không dưới 4mg/l

4 Độ trong 30 - 40 cm

5 Khí amonia < 0,1mg/l Chú ý: độc hơn khi ở pH và nhiệt độ ao

6 Độ kiềm >80 mg/l CaCO3/l Phụ thuộc vào dao động pH

7 H2S < 0,03 mg/l Độc hơn khi pH thấp

8 NO2 < 0,2 mg/l

Hiện nay diện tích nuôi tôm ở nước ta tăng nhanh chóng, đặc biệt là tôm Sú và điển hình là ở các tỉnh phía Nam [13]. Qua thống kê thấy rằng, nghề nuôi tôm ở các khu vực trong nước phát triển không đồng đều về diện tích cũng như hình thức nuôi. Điều này kéo theo sự đa dạng về kỹ thuật nuôi, về khu hệ thủy sinh vật trong ao, và tạo nên tính phức tạp trong việc quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm ở nước ta [54]. Những nghiên cứu về vai trò của TVN và mối quan hệ của chúng với các yếu tố thủy lý, thủy hóa, cũng như tác động của kỹ thuật nuôi tôm đến sự phát triển của TVN trong ao nuôi tôm còn khá ít. Do đó chưa giải quyết được những vấn đề của thực tiễn sản xuất, về quản lý và ổn định chất lượng nước ao nuôi.

Để có dữ liệu khoa học góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, Chúng tôi thực hiện đề tài “Biến động thành phần loài và số lượng tế bào thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa” với mong muốn cung cấp các dữ liệu về sự biến đổi thành phần TVN và góp phần cải thiện chất lượng nước, tăng và ổn định năng suất nuôi tôm ở nước ta.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa (Trang 25 - 26)