Biến động thành phần, số lượng các loài tảo ở vùng biển tỉnh Bình Thuận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN VŨ TRƯỜNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 09 – 2005
Trang 2BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI TẢO Ơ ÛVÙNG BIỂN
TỈNH BÌNH THUẬN
thực hiện bởi
Trần Vũ Trường Lâm
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thanh Hoà
Nguyễn Mạnh Duy Linh
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 09/2005
Trang 3TÓM TẮT
Nghiên cứu khảo sát thành phần, số lượng các loài tảo ở vùng biển Bình Thuận được tiến thành từ tháng 04 đến tháng 07 năm 2005 tại phòng thí nghiệm thuộc khoa thủy sản trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và Vệ Sinh Thủy Sản (NAFIQICEN) Chúng tôi tiến hành khảo sát và thực hiện thu mẫu tại 3 điểm Hàm Tân, Phan Thiết, Tuy Phong Kết quả phân tích cho thấy:
Tại tất cả các điểm thu mẫu ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ cao nhất từ 82 – 100% kế đến là ngành tảo giáp, tảo lam, tảo lục Ngành tảo silic là ngành chiếm ưu thế
Sự xuất hiện của các loài tảo độc không thường xuyên với mật độ rất thấp ( 32 tb/L), tuy nhiên cần phải tiến hành thu mẫu tại nhiều địa điễm và nhiều thời điểm khác nhau để biết thông tin rỏ hơn về các loại tảo độc này
Trang 4ABSTRACT
The study was carried out from April to July, 2005 at some coastal areas of Binh Thuan province ( Ham Tan, Phan Thiet, Tuy Phong) This survery was done for understanding the composition, quantity density of some algae appearing in the sampling areas, specially the potential toxic species that could effect the customer’s health through chain food
The result showed that
- The algae’s composition, quantity and density varied in each sampling points as well as during sampling time The Bacillariophyta was abundant species (82 – 100%)
- The potential toxic algae were found belonging to Pseudo-nitzschia, Dinophysis Alexandirum and Prorocentrum genus Their appearance was not fnequenlly and density was low (7 – 32 tb/L)
Trang 5CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lòng biết ơn đến quý thầy cô đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa thủy sản đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Quý cơ quan Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và An Toàn Vệ Sinh Thủy Sản (NAFIQACEN)
Các thầy cô trong phòng thí nghiệm khoa thủy sản đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Các bạn sinh viên đồng khóa đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Đặc biệt xin được gởi lòng biết ơn đến:
Cô Đặng Thị Thanh Hòa đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Anh Nguyễn Mạnh Duy Linh cán bộ bộ phận phân tích tảo công ty NAFIQACEN IV đã tận tình tạo mọi điều kiện hướng dẫn chúng tôi khảo sát và phân tích thành phần loài phiêu sinh thực hiện diện ở vùng biển tỉnh Bình Thuận, trong suốt thời gian chúng tôi thực hiện đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và đây là lần đầu tiên được làm quen với công tác nghiên cứu, nên mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chúng tôi vẫn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chân thành góp ý của quý thành cô và các bạn
Trang 6MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
I GIỚI THIỆU 1
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.3 Hiện Tượng Nở Hoa Của Tảo Độc 5 2.4 Các Loài Tảo Có Khả Năng Gây Độc 5
2.6 Chương Trình Giám Sát Của Tảo Gây Hại Ở Việt Nam 7
III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu 8
3.2.1 Xác định vị trí và số lượng điễm lấy mẫu 8 3.2.2 Dụng cụ, hóa chất, phương tiện cần thiết 8
Trang 7IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Biến Động Thành, Số Lượng Theo Thời Điểm Thu Mẫu 12 4.1.1 Biến động thành phần loài theo thời điểm thu mẫu 12 4.1.2 Biến động số lượng theo thời điểm thu mẫu 18 4.2 Biến Động Thành Phần, Số Lượng Các Loài Tảo Theo Vùng Thu Mẫu 20 4.2.1 Biến động thành phần loài tảo theo vùng thu mẫu 20 4.2.2 Biến động số lượng các loài tảo theo vùng thu mẫu 21 4.3 Biến Động Thành Phần, Số Lượng Các Loài Tảo Có Khả Năng
4.3.1 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo có khả năng gây độc
4.3.2 Biến động thành, số lượng các loài tảo có khả năng gây độc
4.4 So Sánh Với Kết Quả Vùng Cần Giờ, Bến Tre Và Tiền Giang 25 4.4.1 Biến động thành phần loài tảo theo vùng thu mẫu 25 4.4.2 Biến động số lượng các loài tảo theo vùng thu mẫu 26
V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo ở Hàm Tân 18 Bảng 4.2 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo êt Tuy Phong 19 Bảng 4.3 Biến động thành phần số lượng các loài tảo ở Phan Thiết 19 Bảng 4.4 Biến động thành phần các loài tảo theo vùng thu mẫu 20 Bảng 4.5 Biến động số lượng các loài tảo theo vùng thu mẫu 21 Bảng 4.6 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc ở Phan Thiết 22 Bảng 4.7 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc ở Hàm Tân 23 Bảng 4.8 Biến động thành phần số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc ở Tuy Phong 23 Bảng 4.9 Biến động thành phần loài theo vùng thu mẫu 24 Bảng 4.10 Biến động số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc theo vùng thu mẫu 25 Bảng 4.11 So sánh kết quả khảo sát thành loài theo vùng thu mẫu 25 Bảng 4.12 So sánh kết quả khảo sát số lượng loài theo vùng thu mẫu 26 Bảng 4.13 Biến động thành phần, số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc theo thời điểm thu mẫu 27 Bảng 4.14 Biến động thành phần số lượng các loài tảo
có khả năng gây độc theo vùng thu mẫu 28
Trang 9DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 04 12 Biểu đồ 4.2 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 05 13 Biểu đồ 4.3 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 06 13 Biểu đồ 4.4 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 07 14 Biểu đồ 4.5 Biến động thành phần loài ở Tuy Phong tháng 04 14 Biểu đồ 4.6 Biến động thành phần loài ở Tuy Phong tháng 05 15 Biểu đồ 4.7 Biến động thành phần loài ở Tuy Phong tháng 06 15 Biểu đồ 4.8 Biến động thành phần loài ở Tuy Phong tháng 07 16 Biểu đồ 4.9 Biến động thành phần loài ở Phan Thiết tháng 04 16 Biểu đồ 4.10 Biến động thành phần loài ở Phan Thiết tháng 05 17 Biểu đồ 4.11 Biến động thành phần loài ở Phan Thiết tháng 06 17 Biểu đồ 4.12 Biến động thành phần loài ở Phan Thiết tháng 07 18
Trang 10I GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta nằm ở phía tây Biển Đông có bờ biển dài 3200 km, phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp với vịnh Thán Lan, với cả một thềm lục địa rộng lớn hơn một triệu km2 cùng với điều kiện thiên nhiên ưu đãi Song song đó nước ta là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó điều kiện thời tiết khí hậu rất phù hợp cho các loài sinh vật phát triển Đặc biệt hiện nay nước ta đang chú trọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu Vì vậy việc bảo đảm an toàn thực phẩm đang là vấn đề quan trọng hàng đầu, hàng năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do việc sử dụng các loài thủy hải sản không đảm bảo vệ sinh Như chúng ta đã biết sự nở hoa của thực vật phù du (TVPD) Biển hoặc thủy “triều đỏ” là một hiện tượng tự nhiên Khoảng 300 loài TVPD hình thành sự nở hoa với mật độ lên đến hàng triệu tế bào trên lít, khoảng ¼ trong số các loài gây hiện tượng nở hoa sản sinh độc tố đang là mối đe doạ thậm chí có thể tàn phá khu hệ động và thực vật bao gồm sự thiệt hại về con người
Sức khoẻ con người có nguy cơ do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc đã được công bố trên thế giới, chính phủ của nhiều nước buộc phải hạn chế tiêu thụ các sản phẩm biển Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm biển nhiều quốc gia phải thực hiện những phân tích độc tố tảo cùng với một chương trình giám sát tảo độc hại.Từ những yêu cầu trên việc thiết lập một chương trình giám sát tảo (đặt biệt tảo độc) là cần thiết và phải được tìm hiểu một cách cụ thể và sâu rộng về vấn đề tảo độc ở nước ta nói chung và ở Miền Nam nói riêng
Xuất phát từ những yêu cầu và được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm TP HCM Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ PHÂN TÍCH
SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI TẢO Ở VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN”
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định sự biến động thành phần, số lượng các loài tảo, từ đó xác định sự biến động thành phần số lượng các loài tảo độc
Trang 11II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều Kiện Tự Nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Là tỉnh được phân công vào vùng kinh tế Miền Đông Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của đồng bằng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Bắc giáp với Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với đường bờ Biển dài 193 km Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km Tỉnh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước; quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch dụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu
Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như Thành phố HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá tiếp thu nhanh khoa hoc kỹ thuật Đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Bình Thuận, phát triển nền kinh tế nhất là những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết, không bị tụt hậu so với khu vực cả nước
2.1.2 Địa hình
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven Biển là đồi núi nhỏ hẹp Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình sau:
Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là Bắc Bình; dài khoảng 52 km, rộng 20 km Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng
Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven Biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0 – 12 m Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90 – 120 m
Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 – 50 m, kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh
Trang 12Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến đông Bắc huyện Đức Linh
Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng, đặc biệt là nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản ven Biển
2.1.3 Khí hậu
Nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng không có mùa đông, nhiệt độ trung bình năm 26,500C – 27,500C, tổng nhiệt độ năm 680.0000C – 990.0000C lượng mưa trung bình 800 – 1.600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước ( 1.900mm/năm)
Đặc điểm trên là điều kiện rất thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng – vật nuôi, thuận lợi cho phơi sấy trong sản xuất nông nghư nghiệp và sản xuất muôi Song do lượng mưa nhỏ Lượng bóc hơi lớn nên vấn đề khô hạn là một trong những hạn chế lớn của Bình Thuận Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân
2.1.4 Tài nguyên biển
Toàn tỉnh có trên 3000 ha diện tích mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối Trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 1500 ha: Tập trung ở Tuy Phong (575 ha); Bắc Bình (50 ha); Phan Thiết (115 ha); Hàm Thuận Nam (360ha); Hàm Tân (340 ha) Khả năng diện tích phát triển ruộng muối 200 ha, tại Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân Ngoài ra còn có gần 1000 ha diện tích mặt nước hồ, đầm và các công trình thủy lợi có khả năng nuôi cá nước ngọt
Bình Thuận với 192 km bờ biển, có 3 cửa Phan Thiết, Lagi, Tuy Phong và đảo Phú Quý Diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản Bình thuận có 7 lưu vực sông chính là;sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh,và sông La Ngà Tổng diện tích lưu vực khoảng 5,4 tỷ m3 nước chiều dài sông suối 663 km Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỷ m3 nước trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,2 tỷ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỷ m3 nước
Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Ninh, ven biển ( lưu vực
Trang 13sông Phan, sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong Bắc Ninh, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện
Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà
2.2 Giới Thiệu Về Tảo
Tảo là nhóm thực vật đã được nghiên cứu từ lâu Chúng là những thực vật cổ lổ sống bằng quang tổng hợp tạo ra O2, vì vậy tảo cùng các thực vật xanh khác dược xem như các sinh vật đầu tiên đã biến đổi khí quyển thành một bầu không khí hợp với sự sống hiện tại Nhiều công trình nghiên cứu về tảo cho thấy rõ tầm quan trọng của các sinh vật này
Về phương diện sinh học, tảo cho thấy sự kỳ diệu của chu trình phát triển, cách sống đa dạng dự thích nghi cao độ với việc xâm chiếm môi trường ( Nguyễn Thanh Tùng, 1998)
Ngoài ra, ngày nay tảo còn có ý nghĩa trong kinh tế là lương thực, sản phẩm thương nghiệp xử lí ô nhiễm nước, hình thành các toxin xử lí nước thải Trong tương lai sự phát triển này càng cao của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển rộng rải của kính hiển vi điện tử, các nhà tảo học và tế bào học sẽ sử dụng tảo nhiều hơn bao giờ hết để làm đối tượng nghiên cứu tìm những thông tin sinh học cơ bản Trong những lĩnh vực khoa học khác sự hiểu biết về tảo đóng một vai trò quan trọng như về đầm hồ học và đại dương học Tác động của tảo lên thành phần hoá học của nước và ngược lại Sự hình thành các hoạt chất hữu cơ là thức ăn trực tiếp cho các loài nhuyễn thể và ấu trùng các loài cá, tôm Những kí sinh làm chết tôm cá trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ tảo Tảo là thức ăn được dùng trực tiếp cho người, dùng làm thuốc chữa bệnh Ơû các nước phương tây, tảo được dùng làm thức ăn trong các trang trại chăn nuôi Cuối cùng tảo còn có tác dụng có hại làm chết gia cầm, gia súc, cá, gây ngộ độc thực phẩm cho người từ việc sử dụng các sản phẩm thuỷ sản ,… bằng chất độc ( trích bỡi Tuyên, 2003)
Trong tương lai tảo còn đóng vai trò quan trọng trong ngành y dược đặc biệt là sự tìm kiếm trong y dược bao gồm cả việc nghiên cứu và thí ngiệm về tảo như việc tìm kiếm thuốc chữa bệnh ung thư, dị ứng tạo chất kháng sinh có thể thay thế penicilin Trong tương lai sẽ có môn chữa bệnh bằng cách dùng tảo, tảo chiếm vị trí trung tâm nó nằm ở trái tim của thế giới sinh vật Các nhà sinh học không bao giờ quên chúng ( trích bởi Tuyên, 2003)
Trang 142.3 Hiện Tượng Nở Hoa Của Tảo Độc
Hiện tượng nở hoa đã được biết từ rất lâu đời, có rất nhiều định nghĩa về hiện tượng này Nhưng chung quy đều có chung một ý nghĩalà sự gia tăng một cách bất thường số lượng một loài tảo dưới sự tác động của các yếu tố môi trường
Hầu hết các loài tảo nở hoa đều ảnh hưởng xấu đến môi trường thuỷ vực Tuỳ theo màu sắc loài tảo mà quy định lên màu nước có thể là màu tím, hồng, nâu, da cam, xanh, đỏ, xanh lục.Tuy nhiên, thường gặp nhất là màu đỏ nên được gọi là “hiện tượng thuỷ triều đỏ”
Nhìn chung các loài vi tảo có khả năng gây độc hại phải xuất hiện ở mật độ rất cao hoặc nở hoa.Ví dụ như một vài loài Alexandrium spp và Dinophyxis spp,
chỉ cần mật độ vài trăm tế bào trên lít cũng có thể gây độc trong các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (ĐVTMHMV), trong khi đó ở một số loài thuộc ngành tảo kim ảnh hưởng gây hại thường xuất hiện gây hại khi mật độ tế bào lên đến hàng triệu tế bào trên lít, với mật độ tế bào cao màu nước sẽ thay đổi
Đánh giá mối hiểm hoạ có thể xảy ra từ sự nở hoa của các loài tảo độc hại, không những chỉ dựa trên cơ sở thành phần loài mà con dựa trên sự phong phú của loài Ngoài ra còn xem xét khía cạnh môi trường, sự phân bố địa lý, sự xuất hiện theo mùa, sự phong phú của các loài ưu thế
2.4 Các Loài Tảo Có Khả Năng Gây Độc
2.4.1 Chi Pseudonitzschia
Nhiều loài trong chi Pseudonitzschia đã được ghi nhận, trong đó các loài như
P.brasiliana, P.calliantha, P.pugens gần như xuất hiện quanh năm, trong khi P.cuspidata, P.delicatissima và P.cf.sinica chỉ được tìm thấy rải rác trong năm
Pseudonitzschia phân bố rộng với độ muối từ 5 – 35‰
2.4.2 Chi Dinophysis
Xuất hiện với mật độ cao trong vùng có nhiệt độ nước trên 200C và độ muối từ
5 – 35‰ nhưng thích hợp nhất với độ muối cao ngoại trừ loài D caudata Loài này
gặp quanh năm trong các thuỷ vửc ven bờ Việt Nam từ nước lợ đến nước muối
(35‰) Loài D miles cũng có phân bố hầu như quanh năm nhưng với mật độ tế bào
thấp, phong phú nhất ở cả hai độ muối 30 – 35‰ và nhiệt độ 25 – 300C Ngoài các
loài Dinophysis có khả năng độc hại nói trên còn có các loài D cuneus,
D.doryphorum, D.favus, D mitra, D uracantha và một vài loài không xác định được
cũng có khả năng độc hại có tần số gặp không cao
Trang 152.4.3 Chi Prorocentrum
Các loài thuộc chi prorocentrum phân bố ở nơi có độ muối từ 4 – 35‰, thích
hợp nhất là 30 – 35‰ Tuy nhiên cũng có một vài loài P micans, P sirmoides và
P.compressum không độc hại có phân bố hầu như quanh năm
2.5 Độc Tố Tảo
Nhiều loài vi tảo đã được khẳng định hoặc nghi ngờ là nguồn gốc sinh ra độc tố Hầu hết các loài vi tảo độc này sống trong môi trường biển và nước lợ thuộc nghành tảo hai roi, ngoài ra tảo silic, tảo sợi bám, tảo kim và vi khuẩn lam cũng có thể chứa độc tố Các độc tố tảo cũng có thể gây nguy hại trực tiếp cho khu hệ thực vật và động vật hoặc chúng có thể tích lũy trong các sinh vật thông qua chuỗi thức ăn như động vật thân mềm hai mãnh vỏ, cá Do đó gây nguy hại cho các loài động vật ăn thịt trong đó bao gồm cả con người Sự tiêu thụ các hải sản đã bị nhiễm độc tố tảo có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng bệnh lý về hệ tiêu hoá hoặc hệ thần kinh ở người Các loài động vật tích luỹ độc tố tảo bao gồm ĐVTMHMV, cá, cua, rùa biển, cá mập… ( Andersen, 1996)
Điều quan trọng là các độc tố tảo không hề gây ra bất kì mùi vị khác lạ nào cho thực phẩm, do đó con người không thể phát hiện được mà phải có sự trợ giúp của tiến bộ khoa học kỹ thuật Một vấn đề quan trọng nữa là các độc tố tảo không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và chín, vì vậy chúng có thể tồn tại trong các sản phẩm hải sản đóng hộp, cấp đông hoặc các sản phẩm chế biến khác
2.6 Chương Trình Giám Sát Vi Tảo Gây Hại ở Việt Nam
Chương trình giám sát tảo độc hại trong vùng nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (ĐVTMHMV) của Việt Nam được thiết lập trên cơ sở các văn bản của Bộ Thuỷ Sản, Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng Và Vệ Sinh Thuỷ Sản (NAFIQACEN)
Nhiều loài ĐVTMHMV có sản lượng cao, phân bố tập trung dọc theo các thủy vực ven bờ nước ta, nhân dân ta có truyền thống lâu đời khai thác và tiêu thụ các sinh vật này làm sản phẩm Nhiều hình thức ngộ độc khác nhau do ăn ĐVTMHMV có tích tụ độc tố của vi tảo, nhưng cho đến nay, theo Bộ Y Tế, sự nhiễm độc do ăn ĐVTMHMV chưa được ghi nhận ở trong nước cũng như ở các nước đã nhập khẩu sản phẩm ĐVTMHMV của ta Để duy trì tình trạng này và cũng để hiểu thêm về sự xuất hiện các loài vi tảo có khả năng độc hại hoặc độc hại, các Bộ, Viện Nghiên cứu đã đầu tư kinh phí cho một “ Chương trình quốc gia về giám sát sự nở hoa của tảo gây hại” Trung Tâm NAFIQACEN thuộc Bộ Thuỷ Sản chịu trách nhiệm giám sát này Suốt năm 1998, các nhân viên của trung tâm cùng với các nhà nghiên cứu của các
Trang 16viện, Trường Đại Học đã thu thập vật mẫu, phân tích thành phần thực vật phù du, và độc tố tảo trong ĐVTMHMV Họ đã tham gia các khoá tập huấn và được đào tạo về các lĩnh vực này do các chuyên gia Đan Mạch giảng dạy dưới sự tài trợ của tổ chức DANIDA Các chuyên gia về tảo tại Viện Hải Dương Học, Nha Trang cũng hướng dẫn và đào tạo sâu hơn các phương pháp phân loại thực vật phù du và kỹ thuật sử dụng kính hiển vi cho các nhân viên của NAFIQACEN
Song song với chương trình giám sát này, Bộ Tài Nguyên và môi trường cũng như Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia cũng đã và đang thực hiện một chương trình giám sát môi trường Biển và sự nở hoa của vi tảo gây hại là một trong các nội dung cần quan tâm
Mục tiêu cơ bản của chương trình là:
Bảo vệ người tiêu thụ tránh các tác động có hại của các ĐVTMHMV nhiễm độc tố tảo
Thúc đẩy xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ thông qua sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu an toàn vệ sinh của môi trường
Khai thác hợp lý, góp phần đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Tránh thiệt hại cho các cơ sở sản xuất như thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở những vùng không phù hợp
Trang 17II VẬT LIỆU và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian từ tháng 04/2005 - 07/2005 Địa điểm:
+ Cty NAFIQACEN – Văn phòng đại diệïn của Bộ Thuỷ Sản
+ Phòng Thí Nghiệm Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.2.1 Xác đinh vị trí và số lượng điểm lấy mẫu
Mỗi tháng tiến hành thu mẫu hai lần, vừa thu mẫu định tính và định lượng Nơi thu mẫu: Vùng biển tỉnh Bình Thuận
+ Phan Thiết + Tuy Phong + Hàm Tân
3.2.2 Dụng cụ, hoá chất, phương tiện cần thiết
Lưới phiêu sinh 20 –25µm
Thiết bị lấy mẫu nước tầng sâu Batometer Chai lọ đựng mẫu
Hoá chất:
Formandehyde Lugol trung tính Kính hiển vi Buồng đếm tảo
Phương tiện: Tàu, thuyền
Trang 183.2.3 Phương pháp thu mẫu
3.2.3.1 Thu mẫu định tính
Sử dụng lưới phiêu sinh, kích thước mắt lưới 20 –25µm, thu bằng cách kéo lưới theo chiều thẳng đứng từ đáy lên mặt nước, mẫu lấy được chuyển vào lọ dung tích 200 mL.Các mẫu định tính được phân tích bằng kính hiển vi thường có độ phóng đại từ 100 – 400 lần, nếu trong trường hợp xuất hiện nhóm Dinoflagellates sẽ phải sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để phân loại sau khi đã xử lý mẫu với CalcoFlour White MRZ
3.2.3.2 Thu mẫu định lượng
Sử dụng dụng cụ lấy mẫu tầng sâu Batometer, lấy tại nhiều tầng nước khác nhau Khoảng cách lấy mẫu giửa các tầng 2 – 5 m phụ thuộc vào điều kiện từng vùng nước Mẫu lấy từ các tầng nước được hoà chung với nhau sau đó lọc qua lưới phiêu sinh có kích thước từ 20 – 25µm, chuyển vào lọ dung tích 200 mL Các mẫu định lượng sẽ được pha loãng (trong trường hợp mật độ tảo quá cao), hay làm đặc nếu mật độ tảo quá thấp Trường hợp mật độ trong mẫu thu cao ( >104tế bào/L) việc đếm tảo sẽ đơn giản và nhanh do không mất thời gian để lắng Nếu mật độ tảo trong mẫu thấp (< 102 – 104 tế bào/L), thì các mẫu định lượng sẽ được làm đặc lại trước khi đếm, thời gian cần thiết để tảo lắng xuống vào khoảng 24 giờ Toàn bộ mẫu định lượng sẽ được lắc đều trước khi cho vào buồng đếm, mỗi mẫu định lượng được đếm ít nhất 2 lần bằng buồng đếm Sedgewick Rafter có dung tích 1 mL
Lưu ý: Nên sử dụng chai (lọ) bằng nhựa để tránh vỡ và thuận tiệïn trong quá trình vận chuyển mẫu
3.2.3.3 Cố định mẫu
Dùng Formol 15% Lugol trung tính 1%
3.2.4 Phương pháp phân tích định tính và định lượng
3.2.4.1 Phân tích mẫu định tính - Thiết bị
Phân tích định tính có thể được tiến hành với một kính hiển vi phức hợp để việc phân tích được thuận tiện hơn thì kính hiển vi cần trang bị những thiết bị thuận lợi như chức năng phản giao thoa hay huỳnh quang sử dụng Flouchrome đặc hiệu như
Trang 19những thuốc nhuộm màu sản phẩm vd: CalcoFlour White MRZ là thuốc nhuộm màu soi đặc hiệu với Cellulose có trong tấm vỏ giáp của nhóm tảo có vỏ giáp (Lawrence &Triemer1985) việc nhuộm huỳnh quang giúp quan sát cấu trúc vỏ Cellulose của tế bào tảo giáp rỏ hơn
Có thể dùng thuốc tẩy Hypocloeite để làm sạch tế bào trong quá trình định loại
Lame kính, lamelle, pipet…
- Thao tác
Để lame kính trên mặt phẳng ngang, lắc đều bình đựng mẫu, dùng pipet hút mẫu, nhỏ một giọt lên giữa lame kính, đậy lamelle cho mẫu dàn đều, tránh tạo bọt khí
Quan sát dưới kính hiển vi theo chiều dọc, ngang lamelle nhằm quan sát toàn bộ diện tích lamelle (khi quan sát duới vật kính 100 phải dùng dầu soi kính)
- Khoá phân loại
Dựa vào những tài liệu, giáo trình của các tổ chức và các tác giả có uy tín như Carmelo R.Tomas; Yusuwo Fukuyo và các đồng sự; Trương Ngọc An, …
3.2.4.2 Phân tích định lượng
- Sử dụng kính hiển vi phức hợp
Trong trường hợp mật độ tao cao (>104tb/L), sử dụng kính hiển vi phức hợp và buồng đếm để đếm thì nhanh và đơn giản
Trong trường hợp mật độ tế bào thấp (< 102 –104 tb/L) phải làm tăng mật độ trước khi đếm Có thể làm tăng mật độ 10 – 100 lần bằng phương pháp lắng trong chai thủy tinh, ống thủy tinh… hay là thiết bị lọc Công việc này làm tốn nhiều thời gian và việc sử dụng kính hiển vi đảo hoặc kính hiển vi huỳnh quang để đếm thì thích hợp hơn (Per Andersen Unessco)
- Sử dụng kính hiển vi đảo
Việc sát định số lượng tảo bằng kính hiển vi đảo, sử dụng buồng đếm lắng Utermahl rất hữu ích cho việc đếm tảo ở mật độ khá thấp (< 102 – 104 tb/L) (Sournia – 1978) Nếu mẫu có mật độ cao có thể pha loãng bằng nước lọc
Trang 20Việc pha loãng hay lắng mẫu đươc tiến hành ở khâu chuẩn bị Thời gian lắng mẫu 12 – 14 giờ Sau đó đếm và tính kết quả
- Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang
Kính hiển vi huỳnh quang thông thường định lượng dựa trên sự tập trung và nhuộm màu quang của tế bào trên màng lọc, tiếp theo là xác định số lượng tế bào, phương pháp này rất tốt cho việc đếm tảo có vỏ giáp, chất Flourchrome CalcoFlour White MRZ là thuốc nhuộm đặc hiệu cho Cellulose rất tốt (Anderson & Sorensen 1986); DAPI (Por ter & Frig 1980) cũng rất hữu ích
Phương pháp này có ưu điểm là với thể tích lớn (50 – 100mL) có thể được chuẩn bị sẵn sàng cho việc xác định số lượng trong vài phút
- Tính toán kết quả
Mức sai số (giới hạn tin cậy)
Giới hạn tin cậy của kết quả ở độ tin cậy 95% được sát định:
A : Thể tích thu mẩu
B :Thể tích nước sau khi lọc lắng (ml)
C : Số tế bào đếm được tương ứng với số cửa sổ D D : Số cửa sổ đếm
E : Giới hạn tin cậy ở độ tin cậy 95% x : Mật độ tế bào theo số đếm (TB/L) X : Mật độ tế bào ở độ tin cậy 95% (TB/L)
Trang 21IV KẾT QUẢ và THẢO LUẬN
4.1 Biến Động Thành Phần và Số Lượng Theo Thời Điểm Thu Mẫu
4.1.1 Biến động thành phần loài theo thời điểm thu mẫu
4.1.1.1Vùng thu mẫu Hàm Tân
Qua 4 đợt thu mẫu và phân tích chúng tôi thấy sự biến động về thành phần loài ở Hàm Tân như sau :
- Tháng 04
Tổng số loài xuất hiện ở Hàm Tân là 14 loài Trong đó có (13 loài) thuộc ngành tảo silic và một loài thuộc ngành tảo giáp Do đó cho thấy số lượng loài ở ngành tảo silic chiếm ưu thế với 13 loài chiếm 92,9% và ngành rảo giáp chiếm 9,71%
Tảo silicTảo giáp
Biểu đồ 4.1 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân vào tháng 04
- Tháng 05
Tổng số loài thuộc các ngành là 11 loài, trong đó tảo silic chiếm 100%
Trang 22Tảo silicTảo giáp
Biểu đồ 4.2 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 05
- Tháng 06
Tổng số loài thuộc các ngành xuất hiện trong vùng thu mẫu 29 loài, trong đó 24 loài thuộc ngành tảo silic chiếm 82,8%, ngành chiếm ưu thế, 3 loài thuộc ngành tảo giáp chiếm 13,8%, 1 loài thuộc ngành tảo lam chiếm 3,4%
82.80%13.80% 3.40%
Tảo silicTảo giápTảo lam
Biểu đồ 4.3 Biến động thành phần loài ở Hàm Tân tháng 06
- Tháng 07
Tổng số loài thuộc các ngành tảo là 32 loài, trong đó 28 loài thuộc ngành tảo silic chiếm 87,5%,4 loài thuộc ngành tảo giáp chiếm tỷ lệ 12,5%