1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum

81 566 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

DỰ ÁN AGRIBIZ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở KON TUM VÙNG ĐỒI GÒ

Nông hộ: Ông Trương Văn Thịnh

Địa chỉ: Phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Ngày phỏng vấn: 03/04/2006; 04/04/2006 Người phỏng vấn và viết báo cáo: Trương Chí Hiếu

MỤC LỤC

I PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 2

1 Giới thiệu 2

2 Nội dung 2

2.1 Thông tin khái quát về nông hộ 2

2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động 2

2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ 3

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ 4

2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ 5

2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ 5

2.2 Hệ thống canh tác 6

2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi cá nước ngọt của nông hộ 6

2.2.2 Xác định thu nhập của nông hộ 8

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 10

2.3.1 Dự kiến sản phẩm thay thế 10

2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới 10

II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÁ 10

1 Giới thiệu 10

2 Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung 11

3 Mô tả chuỗi cung sản phẩm cá 11

4 Phân tích hoạt động chuỗi cung 12

KIẾN NGHỊ 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Lịch thời vụ hoạt động nuôi cá nước ngọt 3

Bảng 2 Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ 5

Bảng 3 Chi phí cho giống cá 6

Bảng 4 Tổng doanh thu bán cá 8

Bảng 5 Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005 9

Bảng 6 Dòng tiền của hộ năm 2005 10

Sơ đồ 2 Chuỗi cung sản phẩm cá 11

Trang 2

I PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 1 Giới thiệu

Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ điển hình ở vùng Tây Nguyên Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là phân tích sản xuất cấp nông hộ và phân tích chuỗi thị trường một số sản phẩm chủ yếu của nông hộ

Mục tiêu của báo cáo là đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng thông qua 1 hộ điển hình Trong đó nhấn mạnh phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá nước ngọt Đây là một sản phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh tại địa phương Sau đó, mô tả và phân tích chuỗi cung của sản phẩm quan trọng này của nông hộ Từ đó đề xuất các kiến nghị cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế nông hộ tại vùng này

Phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, phỏng vấn đầu mối tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu Đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng và vật nuôi liên quan Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thông tin phỏng vấn Trong phân tích tình hình kinh tế hộ, các kỹ thuật phân tích ngân sách từng phần, phân tích lãi hỗn hợp, dòng tiền dựa trên các dòng thu chi của nông hộ được áp dụng để cho thấy tình hình tài chính chung của hộ hiện nay và hiệu quả của hoạt động sản xuất chính Về phần tiêu thụ sản phẩm, phân tích chuỗi cung sẽ được thực hiện để xem xét dòng dịch chuyển của sản phẩm và người nông dân có thể cải thiện thu nhập của mình qua việc tham gia chuỗi cung như thế nào

2 Nội dung

2.1 Thông tin khái quát về nông hộ

2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động

Hiện nay nghề nghiệp chính của ông Thịnh (chủ hộ) là nông dân Năm nay ông Thịnh 53 tuổi Trước đây ông đã tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn và là giáo viên tiểu học nhưng do đời sống khó khăn nên đã xin nghỉ việc từ nhiều năm trước Tuy nhiên, ông vẫn tham gia trong công tác của chính quyền địa phương với chức danh là chủ tịch Hội Nông dân phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum

Tổng số khẩu: 6 người (gồm 2 vợ chồng và 4 người con - 2 trai 2 gái), trong đó tất cả đều trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 3 người tham gia lao động còn những đối tượng khác đang học ở xa hay bận công tác xã hội Các thành viên trong hộ như sau:

+ Vợ: Nguyễn Thị Minh Tuệ, 50 tuổi, trình độ là Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn Công việc chính của cô là làm việc nhà tham gia phụ thêm một vài hoạt động sản xuất như chăn nuôi heo, gà và nuôi cá

+ Con trai đầu: Trương Minh Tuyên, 30 tuổi, trình độ là Trung cấp Chính trị, giáo viên trường THCS Ngô Mây, anh thường xuyên tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia đình

+ Con gái thứ 2: Trương Minh Giao, 27 tuổi, trình độ là Đại học Sư phạm Tuy nhiên chị rất ít khi tham gia trong các hoạt động kinh tế của gia đình do quá bận rộn công tác xã hội

+ Con trai thứ 3: Trương Minh Đạt, 21 tuổi, học năm thứ 3 Đại học Bách khoa, anh không thể tham gia lao động trong gia đình do điều kiện học ở xa

+ Con gái thứ 4: Trương Minh Duyên, 17 tuổi, học lớp 12 tại thị xã Kon Tum, chị không tham gia trong hoạt động kinh tế của gai đình do quá bận việc học

Trang 3

Ông Thịnh vốn là người ở tỉnh Bình Định Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn ông được điều lên dạy học ở Kon Tum Sau đó, ông lập gia đình và quyết định ở lại đây Thời gian gia đình ông sinh sống ở đây là 31 năm

2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ

Hoạt động tạo thu nhập của nông hộ:

+ Cà phê: diện tích trồng là 2 ha, gia đình sản xuất cà phê từ năm 2004, đến nay vườn cà phê chưa có thu nhập;

+ Cây ăn trái: diện tích 1 ha, loại cây trồng là cam và chanh, ông bắt đầu trồng vào năm 2002, vườn cây ăn trái cũng chưa có thu nhập;

+ Ao cá: 5000 m2, gia đình ông Thịnh bắt đầu nuôi cá nước ngọt từ năm 1995, đến nay ao cá vẫn cho thu nhập ổn định Hiện nay, loại cá được ông thả hàng năm là rô phi đơn tính, rô phi Đài Loan, trắm và cá chép (Đây sẽ là hoạt động được tập trung phân tích vì nó đại diện cho một hoạt động kinh tế đang bắt đầu có xu hướng phát triển mạnh ở tỉnh Kon Tum) Ngoài ra, quy mô nuôi cá nước ngọt của ông Thịnh là một ví dụ điển hình cho

quy mô của các nông hộ hiện nay đang nuôi cá tại tỉnh Kon Tum (trừ các trang trại lớn)

+ Đại lý thức ăn gia súc: ông Thịnh bắt đầu làm đại lý thức ăn gia súc vào năm 1999, tuy nhiên đây chỉ là một đại lý nhỏ

+ Xay xát lúa gạo: Dịch vụ xay xát lúa gạo được bắt đầu vào năm 2000

+ Chăn nuôi: Gia đình ông Thinh có nuôi 60 con heo và khoảng hơn 100 con gà Đây là hoạt động kinh tế chính của gia đình ông Hoạt động chăn nuôi được bắt đầu vào năm 1996

+ Ngoài ra: Gia đình ông Thịnh còn có một khoản thu nhập cố định từ lương của các thành viên trong hộ Khoản thu nhập từ tất cả các thành viên trong hộ là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng

Qua các hoạt động sản xuất có thể thấy gia đình ông Thịnh có các hoạt động khá đa dạng từ nông nghiệp đến phi nông nghiệp và kinh doanh Điều này cũng chứng tỏ một khả năng sản xuất kinh doanh và một mức thu nhập tương đối tốt của hộ

Phần lớn các hoạt động của gia đình ông Thịnh diễn ra quanh năm như các hoạt động chăm sóc vườn cà phê, vườn cây ăn trái, nuôi heo, nuôi gà, đại lý thức ăn gia súc và xay xát gạo Chỉ còn một hoạt động sản xuất có thể mang tính mùa vụ cao đó là nuôi cá nước ngọt

Sơ đồ 1 Lịch thời vụ hoạt động nuôi cá nước ngọt

Rô đơn tính Rô Đài Loan

Trắm Chép

Lưu ý: Những mũi tên thể hiện thời gian thu hoạch của các loại sản phẩm

Với hoạt động nuôi cá nước ngọt, ông Thịnh thường thả cả 4 loại cá trên vào tháng 4 hàng năm Đến tháng 10 ông thu hoạch cá rô phi đơn tính, đến tháng 11 ông thu hoạch đợt 1 các loại cá rô Đài Loan, trắm, chép và thu hoạch đợt 2 (cuối cùng) đối với các loại cá này vào tháng 2-3 năm sau

Với các hoạt động kinh tế trên, có thể thấy gia đình ông Thịnh hầu như luôn có các hoạt động sản xuất kinh doanh quanh năm, do đó, thời gian nông nhàn hay thất nghiệp vô hình là không có Mặt khác, với các hoạt dộng sản xuất kinh doanh này, hộ gia đình ông có thể có thu nhập tại khá nhiều thời điểm trong năm, điều này đã giúp cải thiện dòng tiền mặt hàng tháng của hộ

Trang 4

Xuất phát từ một người dân di cư từ tỉnh Bình Định lên, sau đó làm giáo viên tiểu học trong một thời gian dài, điều kiện sinh sống của gia đình trước năm 1996 rất khó khăn Quyết đinh xin ra khỏi truờng để tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập vào năm 1996 là một bước ngoặt trong đời sống của gia đình Đến nay gia đình ông đã có một cuộc sống tương đối ổn định Điều này thể hiện sự chịu khó vươn lên của gia đình ông Hiện nay, mục tiêu dài hạn quan trọng nhất của hộ gia đình là hướng đến việc tích luỹ thu nhập đủ giúp 2 người con sau học hết đại học và kiếm được việc làm tại các thành phố lớn Ngoài ra, cố gắng để 2 ông bà có một khoản tiền để nghỉ ngơi lúc tuổi già Mục tiêu làm giàu không phải là mục tiêu quan trọng đối với hộ gia đình ông Thịnh

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ

* Thời tiết, khí hậu, chất lượng đất

Địa phương có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Hầu như ngày nào cũng có mưa vào mùa mưa Điều kiện thời tiết này thuận lợi cho các cây trồng cà phê, cam, chanh Tình trạng mưa quá nhiều hay khô hạn quá làm cháy cà phê thỉnh thoảng xảy ra nhưng không nhiều

Chất đất tại địa phương là đất cát đen có độ phì không cao Chất lượng đất kém hơn đất đỏ bazan, tuy nhiên theo đánh giá của ông Thịnh là chất lượng đất không quá xấu Đối với hoạt động nuôi cá nước ngọt ở đây khá thích hợp vì gần đó có thuỷ điện Đakuy 4 khá lớn, hệ thống ao hồ nhiều, nhiệt độ vừa phải không cao hoặc thấp quá Ở địa bàn miền núi tình hình bão lụt là không có nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra hiện tượng nước tràn bờ ao do thuỷ điện xả nước hay mưa lớn từ đầu nguồn gây ra những thiệt hại nhỏ cho người nuôi nhưng tình trạng này cũng ít khi gặp

Hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây rất tốt vì nó thuộc một 1 đơn vị hành chính của thị xã Kon Tum (phường Ngô Mây) và được đặt ở vị trí tương đối gần với trung tâm thị xã Việc đi lại rất thuận lợi, đường giao thông chủ yếu là đường nhựa và đường cấp phối Hệ thống điện, điện thoại, truyền hình có đầy đủ

40 20

Thẻ đỏ nt

56,18 28,09 2 Đất vườn và nhà

(bao gồm cả diện tích chuồng heo, gà, máy xay xát, đại lý thức ăn gia súc)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 của tác giả

Thông qua tình hình sử dụng đất của hộ cho thấy phần diện tích lớn nhất là dành cho việc trồng cà phê và cây ăn trái Tuy nhiên, phần diện tích lớn này chưa đem lại thu nhập cho gia đình ông Thịnh nên không thể xác định đây là hoạt động sản xuất chính trong hiện tại Trong các hoạt động kinh tế còn lại, nuôi cá nước ngọt có thể nói là hoạt động lâu năm nhất

Hiện nay, tất cả đất đai của gia đình đã được cấp thẻ đỏ Điều này tạo sự yên tâm trong sản xuất và động lực đối với đầu tư cho nông nghiệp Cho đến nay, gia đình chưa gặp phải tình trạng tranh chấp về đất đai với bất kỳ hộ nào khác xung quanh

Trang 5

2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ

* Chất lượng lao động

Trong gia đình có 3 lao động chính, trong đó vọ chồng ông Thịnh là người lao động thường xuyên nhất Tuy hai vợ chồng vốn là giáo viên, nhưng họ đã chuyển sang làm nghề nông từ nhiều năm trước (1995) cho nên đến nay có thể nói là họ đã rất quen thuộc với các kỹ thuật lao động Ngoài ra, do trình độ văn hoá tốt nên hai vợ chông ông Thịnh đã tiếp thu rất tốt các kiến thức về sản xuất nông nghiệp chuyển giao trong các lớp tập huấn thực hiện bởi tổ chức khuyến nông tỉnh Đặc biệt là đối với hoạt động chăn nuôi cá, ông Thịnh tự đánh giá là người rất am hiểu các kỹ thuật trong nghề và cho đến nay hoạt động nuôi cá của ông chưa bao giờ bị lỗ do sản lượng giảm

2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ

* Giá trị tư liệu sản xuất

Đối với những nông hộ có quy mô sản xuất hàng hoá cao, các tư liệu sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với kết quả sản xuất Gia đình ông Thịnh đã có khá nhiều các loại tư liệu sản xuất với giá trị cao để phục vụ cho các hoạt động sản xuất đa dạng Điều này thể hiện trình độ sản xuất khá cao của nông hộ

Bảng 2 Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ

lượng Giá trị

Thời gian sử dụng (năm)

Thời gian đã sử dụng (năm)

Giá trị hiện còn (1000đ)

6 Kiến thiết cơ bản lô cà phê ha 2 36.000 50 2 34.000 7 Kiến thiết cơ bản vườn cây ha 1 20.000 30 4 17.000

Trang 6

đều đã tạo thu nhập tốt Theo ông Thịnh hiện nay việc tiếp cận tín dụng tại địa phương không gặp vấn đề gì Tuy nhiên, ông không vay chỉ vì ông không có nhu cầu mở rộng sản xuất

2.2 Hệ thống canh tác

Hộ gia đình ông Thịnh không có các hoạt động sản xuất tự cung tự cấp và khá đa dạng kết hợp cả nông nghiệp và phi nông nghiệp như đã trình bày ở trên Trong đó nuôi cá nước ngọt không phải là hoạt động kinh tế nông nghiệp chính nhưng nó là hoạt động ổn định nhất và nó đại diện cho một hoạt động kinh tế mới đang nổi lên tại huyện Đak

Ha, tỉnh Kon Tum đó là nuôi cá nước ngọt

2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi cá nước ngọt của nông hộ

Hoạt động nuôi cá nước ngọt là một hoạt động sản xuất có chu kỳ ngắn, trong vòng 1 năm kể từ khi thả cá đến khi thu hoạch Do đó, trong tính toán hiệu quả sản xuất chỉ một phương pháp được áp dụng đó là phân tích ngân sách từng phần và sau đó một số phân tích nhạy cảm sẽ được áp dụng để thấy sự biến động của hiệu quả sản xuất khi các yếu tố đầu vào và đầu ra biến đổi

a Chi phí hoạt động sản xuất

• Chi phí cố định của hoạt động sản xuất bao gồm chi phí khấu hao kiến thiết cơ bản và chi phí khấu hao của một số dụng cụ sản xuất bao gồm: 1 lưới kéo giá trị 400.000 đồng sử dụng trong 4 năm, 2 giai giá trị 300.000 sử dụng trong 3 năm

Chi phí kiến thiết cơ bản của ao cá:

- Đào ao (thuê máy và nhân công): 7.000.000 đồng

- Kè bờ tường: bao gồm 8.000.000 đồng mua gạch và 2.000.000 đồng cho chi phí công xây dựng, tất cả là 10.000.000 đồng

Như vậy tổng chi phí kiến thiết cơ bản là: 17.000.000 đồng Thời gian sử dụng của ao cá là rất khó có thể xác định Theo ước tính của ông Thịnh, thời gian này có thể là

40-50 năm Như vậy, tiền khấu hao hàng năm của kiến thiết cơ bản ao cá là: 17.000.000 đồng/ 45 năm = 378.000 đồng/năm

Chi phí khấu hao của các dụng cụ (bao gồm lưới kéo và 02 giai) là: 100.000 + 100.000 = 200.000 đồng

Tổng chi phí cố định là: 578.000 đồng/năm • Chi phí sản xuất cá:

- Giống: Ông Thịnh được cung cấp giống tận nhà thông qua một đại lý ở thị xã Kon Tum Chi phí cho giống cá thể được thể hiện ở bảng tính ở trang sau Tổng chi phí cho giống cá của gia đình là: 1.850.000 đồng/năm

Bảng 3 Chi phí cho giống cá

(con)

Đơn giá (1000đ/ con)

Thành tiền (1000đ)

Trang 7

- Xử lý ao: bao gồm các khoản chi cho phân, vôi, nạo vét bùn và diệt tạp Việc xử lý ao được tiến hành 1 lần/năm Giá trị các khoản chi như sau: phân là 300.000 đồng, vôi là 250.000 đồng, nạo vét bùn và diệt tạp thường sử dụng 2 lao động gia đình và số tiền công quy đổi theo mức tiền công thông thường của địa phương (30.000 đồng/ công) là

Tổng chi phí thức ăn là: 4.700.000 đồng/năm

- Thuốc: Không phát sinh chi phí

- Thú y: Ông Thịnh thường tự giải quyết các vấn đề về bệnh cá vì ông đã có nhiều kinh nghiệm, mặt khác môi trường nước ở đây sạch ít bị ô nhiễm như các địa phương

khác vì nước luân chuyển liên tục Tuy nhiên, nếu quy đổi ra giá trị tiền thì nó tương đương với 100.000 đồng/năm

- Ngoài ra, trong sản xuất ông Thịnh còn có một chi phí về chài và vật dụng khác với tổng chi phí là 350.000 đồng

- Thu hoạch: Việc thu hoạch được các đối tượng thu mua tiến hành, và gia đình ông chỉ đóng vai trò quan sát việc thu hoạch, cho nên nó không phát sinh chi phí

Bảng 4 Tổng hợp chí sản xuất cá hàng năm

ĐVT: 1000 đồng

1 Giống 1.850 2 Xử lý ao

Trong đó: Phân Vôi

Nạo vét bùn và diệt tạp

910 300 250 360

3 Thức ăn 4.700

5 Vật dụng nhỏ 350 6 Tổng chi phí sản xuất biến đổi 7.935

Nguồn: Điều tra thực tế năm 2006

Như vậy, tổng chi phí sản xuất hàng năm của ông Thịnh (bao gồm cả chi phí sản xuất biến đổi lẫn chi phí cố định tức là chi phí khấu hao ở trên) cho hoạt động nuôi cá nước ngọt là: 578.000 + 7.935.000 = 8.513.000 đồng

b Doanh thu và hiệu quả sản xuất

• Doanh thu

Gia đình ông Thịnh bán cá ngay tại ao, hai đợt vào mỗi năm như đã đề cập đến ở phần lịch thời vụ Tổng doanh thu bán cá của gia đình ông được thể hiện ở bảng dưới:

Trang 8

Bảng 4 Tổng doanh thu bán cá

Loại cá Năng suất (kg/sào)

Sản lượng (kg)

Giá (1000đ/kg)

Doanh thu (1000 đ)

Tỷ lệ sống (%)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006

Chú ý: Một sào tại Tây Nguyên tương đương với 1000 m2

• Hiệu quả sản xuất: Tổng lợi nhuận của hoạt động nuôi cá: 20.160.000 – 8.513.000 = 11.647.000 đồng

Để nhìn nhận rõ hơn hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi cá nước ngọt, các chỉ tiêu về giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn cần được tính toán Tuy nhiên, do ông Thịnh nuôi 4 loại các khác nhau Do đó, để thuận lợi cho việc tính toán giá và sản lượng hoà vốn, 4 loại cá khác nhau này được coi như là một và khi đó tổng sản lượng là 1250 kg cá và giá trung bình là 16.128 đồng /kg cá (đuợc tính theo công thức bình quân gia quyền của các loại giá) Khi đó:

- Giá hoà vốn là: 6.550 đồng/kg cá - Sản lượng hoà vốn là: 507,7 kg

Qua phân tích giá và sản lượng hoà vốn, có thể thấy hoạt động sản xuất nuôi cá nước ngọt của gia đình ông Thịnh là khá an toàn và có thể là một phương hướng phát triển sản xuất tốt của các hộ khác trong vùng Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ đang tăng lên của nguồn cung các tại đây, có thể trong tương lai giá cả sẽ giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nhưng điều đó đòi hỏi một thời gian rất lâu nữa

Với địa hình miền núi và tình hình khô hạn xảy ra khá thường xuyên, điều kiện chung của cả vùng Tây Nguyên là không thích hợp với thuỷ sản, nhưng riêng địa bàn huyện Đak Hà lại có nhiều ao hồ và gần thuỷ điện cho nên có thể nói đây là một lợi thế trong phát triển kinh tế của địa phương Hiện này Phòng Thuỷ sản mới được thành lập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum Điều đó chứng tỏ sự quan tâm bước đầu của chính quyền địa phương tới sự phát triển của ngành thuỷ sản

2.2.2 Xác định thu nhập của nông hộ

Các hoạt động tạo ra thu nhập cho nông hộ là từ các nguồn: (1) Đại lý thức ăn gia súc; (2) xay xát lúa gạo; (3) chăn nuôi heo và gà; (4) ao cá và tiền lương của các thành viên trong hộ Tổng doanh thu của hộ gia đình vào năm 2005 là 160.160.000 đồng, tổng mức chi phí cho hoạt động sản xuất là 70.101.000 đồng và tổng mức chi cho sinh hoạt gia đình là 50.400.000 đồng/năm Như vậy tổng số thu nhập của hộ là 39.659.000 đồng trong năm 2005 Đây là một mức thu nhập khá cao so với mức bình quân chung của các nông hộ của Việt Nam, tuy nhiên nó chỉ ở mức trung bình khá so với các hộ khác ở xung

quanh (Lưu ý: Tỷ lệ nghèo đói cao tại vùng Tây Nguyên tập trung chủ yếu vào các đôi tượng người dân tộc) Những mức thu nhập cao tương tự như thế này thường chỉ xuất

hiện tại các vùng có tính chất sản xuất hàng hoá và chuyên canh cây công nghiệp như ở Tây Nguyên Những vùng sản xuất thuần nông khác rất khó có điều kiện để làm ra một mức thu nhập lớn như vậy

Trang 9

Bảng 5 Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005

Ngành sản xuất Tổng thu Chi phí Thu nhập hỗn hợp

Tổng thu / Tổng chi 1 Đại lý thức ăn gia súc 36.000 24.000 12.000 1,46

3 Chăn nuôi heo + gà 56.000 28.000 28.000 2

- Những khoản chi phí cho sản xuất (chi phí trực tiếp) và thu nhập trên đều là các khoản chi phí và thu nhập bằng tiền mặt hàng năm của hộ gia đình

- Có thể tồn tại một khoản thu từ lãi suất của các khỏan tiền mà gia đình gửi vào ngân hàng trong năm 2004 Tuy nhiên để thuận lợi hơn cho tính tóan khoản này không được tính đến trong dòng thu tiền mặt của hộ ở trên

Trong cơ cấu thu nhập của hộ, có thể thấy thu nhập của đem lại từ rất nhiều nguồn khác nhau Trong đó, hoạt động chăn nuôi lợn và gà và thu nhập từ tiền lương là hai nguồn thu chủ yếu Hoạt động chăn nuôi có điều kiện phát triển dễ dàng vì gia đình ông Thịnh vừa làm đại lý thức ăn gia súc vừa làm xay xát gạo nên nguồn thức ăn cho heo và gà luôn đầy đủ Ao cá là hoạt động kinh tế sớm nhất của hộ nhưng hiện nay đang đem lại nguồn thu không phải là lớn nhất Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả trên một đồng chi phí thì hoạt động nuôi các vẫn là hoạt động có mức hiệu quả cao nhất

Để xem xét kỹ hơn dòng tiền (cash flow) của hộ, chúng tôi đã phân tích các khoản thu chi tiền mặt của hộ phân bố theo các tháng trong năm 2005 qua bảng 6 Trong phân tích dòng tiền chúng tôi giả định là số tiền luỹ kế chuyền từ năm 2004 của hộ gia đình sang năm 2005 là bằng 0 Tuy nhiên trong thực tế số tiền luỹ kế này có thể là khác không

Qua phân tích dòng tiền có thể thấy hộ gia đình ông Thịnh có thu nhập quanh năm do có các nguồn thu nhập từ lương, đại lý thức ăn gia súc, xay xát gạo và chăn nuôi heo và gà luôn ổn định Nhìn chung là gia đình ông Thịnh có thu nhập khá cao và không gặp khó khăn gì nhiều về phương diện dòng tiền Một đặc điểm khác của dòng tiền thể hiện người chủ phản ứng rất tích cực đối với tình hình tài chính là rất ít khi ông để tiền nhàn rỗi trong nhà nhiều mà liên tục gửi vào ngân hàng Điều đó cũng có thể cho biết khả năng tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng của hộ gia đình là rất tốt

Trang 10

Bảng 6 Dòng tiền của hộ năm 2005 (ĐVT: 1000đ)

Tháng Dòng thu Dòng chi cho sx Dòng chi cho td Tổng chi Gửi NH Lũy kế 1 11.667 5.841 6.207 12.048 -381 2 11.667 5.841 5.207 11.048 238 3 11.667 5.841 3.207 9.048 2.857 4 13.467 5.841 3.207 9.048 8.000 7.276 5 11.667 5.841 3.207 9.048 1.895 6 11.667 5.841 4.207 10.048 3.514 7 11.667 5.841 3.207 9.048 6.133 8 11.667 5.841 4.207 10.048 5.000 7.752 9 11.667 5.841 4.207 10.048 4.371 10 19.027 5.841 4.207 10.048 10.000 13.350 11 22.667 5.841 4.207 10.048 12.000 15.969 12 11.667 5.841 5.207 11.048 4.588 Tổng cộng 160.164 70.092 50.484 120.576

Nguồn: - Kết quả điều tra năm 2006

- Tính toán của tác giả với giả định tiền lũy kế chuyển từ năm 2004 sang năm 2005 là bằng 0 - Giả định dòng chi

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 2.3.1 Dự kiến sản phẩm thay thế

Như phần trên đã chỉ rõ, gia đình ông Thịnh đang có một khoản thu hập tương đối tốt từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Ông Thịnh đã nhận ra tính hiệu quả của hoạt động nuôi cá và ông có ý định mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên hiện nay giá đất đang quá cao (đặc biệt là chỗ gia đình ông ở là thuộc thị xã Kon Tum) cho nên khó có thể mở rộng được Mặt khác, bản thân người chủ hộ không đặt nặng vấn đề tạo thêm nhiều thu nhập cho nên có thể nói xu hướng mở rộng sản xuất của hộ gia đình là không rõ ràng và chắc chắn Có thể nói trong tương lai, ông Thịnh vẫn giữ cơ cấu sản xuất kết hợp cả dịch vụ phi nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp như hiện nay

Một hướng phát triển được ông Thịnh ưa thích đó là kinh doanh thêm dịch vụ câu cá phục vụ các đối tượng tiêu dùng ở thị xã Kon Tum ra Tuy nhiên việc này đòi hỏi đầu tư thêm nhiều vốn để chỉnh trang lại hồ, xây dựng các chòi câu trong khi doanh thu đem lại là chưa rõ ràng nên ông Thịnh vẫn chưa có quyết định chắc chắn

2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới

Phương án sản xuất mới của ông Thịnh là một dự án đầu tư quy mô lớn đối với một nông hộ Một vấn đề rất khó khăn trong việc xác định tính khả thi của phương án mới đó là dự báo lượng cầu về dịch vụ câu cá giải trí này ở Kon Tum Hiện nay, đã có một vài hộ tiến hành hoạt động dịch vụ này và trong đó có hộ lãi cũng như hộ bị lỗ (theo nhận xét của ông Thịnh) Do đó, việc xác định tính khả thi của phương án mới còn đòi hỏi phải biết được sự khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ của ông Thịnh và các sản phẩm tương tự trong vùng

II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÁ 1 Giới thiệu

- Lý do tiến hành phân tích chuỗi cung: Sản phẩm cá nước ngọt đang có xu hướng phát triển mạnh tại vùng này Tuy nhiên, đây là một thị trường mới nên có thể xảy ra một số vấn đề gay bất lợi cho người dân

Trang 11

- Mục đích phân tích chuỗi cung: xác định các tính chất của chuỗi cung, các khó khăn trong chuỗi và ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất của người nông dân

2 Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung

- Sản phẩm được chọn để phân tích chuỗi cung là các loại các nước ngọt được nuôi phổ biến ở đây là rô phi đơn tính, rô phi Đài Loan, trắm và cá chép

- Chuỗi được phân tích là từ người nông dân đến người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên do hạn chế của điều tra, thông tin chi tiết chỉ có ở các cấp từ người nông dân đến các người thu gom tại địa phương

3 Mô tả chuỗi cung sản phẩm cá

Sơ đồ 2 Chuỗi cung sản phẩm cá

Các chợ ở tỉnh Kon Tum

Anh Tá (người trung gian lớn nhất trong vùng)

Các đại lý bán các giống tại địa phương Người nuôi cá

Anh Tá Các chợ tỉnh

Đắklắc

Các chợ ở Gia Lai

Người thu gom khác

Người thu gom khác

Trang 12

Chuỗi cung của sản phẩm cá nước ngọt tại Kon Tum là khá dài Hiện nay, hầu hết các đại lý bán cá giống tại tỉnh này chưa thể cho cá đẻ, nên phần lớn cá giống được nhập về từ các đầu mối ở các tỉnh miền Tây Nam bộ như Cần Thơ, Đồng Tháp Để vươn tới thị trường cung cấp cá giống ở xa đòi hỏi các đại lý bán cá giống phải có một lượng vốn lớn, kinh nghiệm buôn bán hàng thuỷ sản tốt và rất nhiều mối quan hệ Tại huyện Đak Hà, một đại lý đang thực hiện việc này và chi phối hoạt động của tất cả các địa lý bán cá giống còn lại Đó là đại lý của anh Tá

Sau khi nhập cá giống về, anh Tá thường nuôi cho đến khi đến khi đạt loại cá hương Cá hương được chuyển một phần cho các đại lý bán cá giống, từ đó những người này bán tiếp cho người nuôi cá, hoặc anh Tá chuyển trực tiếp đến với người dân Đối với người nuôi cá cũng ra làm hai loại cá những hộ chỉ chuyên nuôi từ cá hương lên cá quẹt ga hay những người nuôi từ các hương, cá quẹt ga lên cá thịt Sau khi người nuôi cá đã có cá thịt để đưa ra thị trường, các đối tượng trung gian (trong đó có nhiều người chính là các đại lý bán cá giống) sẽ thu mua tại ao và đưa đi đến rất nhiều thị trường trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh Những người nuôi các thường có thói quen xác định một người cung cấp cá giống ổn định cho mình chứ không thường xuyên thay đổi

Theo lời ông Thịnh, chênh lệch giá cá bán tại ao và tại chợ Kon Tum là khoảng 2500-30000 đồng/kg và chênh lệch giữa giá các tại ao và giá tại các thị trường xa như Đắklắc, Gia Lai có thể là 4.000-4.500 đồng/kg cá Theo ông đó là mức lãi chấp nhận được vì việc vận chuyển đi đòi hỏi chi phí khá lớn

Hiện nay, thị trường cuối cùng chủ yếu của sản phẩm cá nước ngọt là các chợ trong tỉnh Kon Tum Tuy nhiên theo anh Tá - người trung gian lớn nhất vùng - thị trường cá nước ngọt ở Gia Lai và Đắklắc cũng có xu hướng phát triển mạnh

4 Phân tích hoạt động chuỗi cung

• Môi trường kinh doanh:

Vùng Tây Nguyên nói chung là không thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản vì đây là đại bàn miền núi Tuy nhiên, huyện Đắk Hà nói riêng lại đang có lợi thế phát triển sản phẩm các nước ngọt vì nó có nhiều ao hồ, gần thuỷ điện Đakuy và yếu tố thời tiết thuận lợi Do đó, có thể thấy lượng cầu về sản phẩm này là rất lớn trong khi cung còn tương đối nhỏ Do đó, đây là một thuận lợi lớn để phát triển nhanh sản xuất Tuy nhiên do việc phát triển nghề nuôi cá nước ngọt này còn sơ khai nên các vấn đề về bóc lột thông qua thị trường có thể xảy ra Điều đó thể hiện qua sự tồn tại của một đối tượng trung gian rất lớn đang kiểm soát thị trường cá tại huyện đó là anh Tá Tuy nhiên trong tương lai điều này có thể thay đổi khi ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường thuỷ sản

• Tính định hướng thị trường:

Trong chuỗi cung sản phẩm cá nêu trên, định hướng thị trường của các đối tượng tham gia là rõ ràng vì hầu như tất cả sản phẩm của họ đều hướng tới việc phục vụ cho thị trường chứ không dành cho việc tự tiêu dùng Tuy nhiên, do việc được bao tiêu sản phẩm và hạn chế về thông tin thị trường, nên người nông dân thường ra các quyết định sản xuất của họ như lựa chọn giống cá, thời điểm thu hoạch dựa trên sự tư vấn các các đối tượng trung gian

• Tính ổn định và hợp tác của chuỗi

Tính ổn định của chuỗi cung cá là khá tốt vì ông Thịnh đã có hoạt động kinh tế này từ rất lâu và người cung cấp các giống kiêm người bao tiêu sản phẩm của ông vẫn không phải thay đổi Điều này cũng đúng với phần lớn các nông dân khác khi họ có người cung cấp và ngươi bao tiêu ổn định Sự hợp tác giữa các đối tượng này là chặt chẽ, điều đó được thể hiện ở việc người đại lý thường hay cung cấp tín dụng cho người nuôi

Trang 13

• Các vấn đề về vận chuyển, bảo quản sản phẩm (logistic) và thông tin

Dòng thông tin trong chuỗi là khá đơn giản Đầu mối thông tin thị trường cung cấp cá giống và thị trường tiêu dùng cuối cùng ở tỉnh xa là ở chỗ anh Tá Người nuôi cá thường được bao tiêu sản phẩm và họ cảm thấy giá bán là phù hợp nên họ rất ít quan tâm tới giá cả thị trường Phương tiện cất trữ, vận chuyển, bảo quản sản phẩm của các đối tượng thu gom nhỏ thường đơn giản như xe máy, sọt Nhưng đối với các người trung gian lớn như anh Tá thì phương tiện khá hiện đại bao gồm ô tô, bể chứa cá, thùng đá để đảm bảo có thể vận chuyển cá đến các thị trường xa mà không gặp vấn đề gì

• Trưởng chuỗi

Giữa người nuôi cá và các địa lý bán cá giống thường có mối quan hệ mật thiết thông qua các hoạt động cung cấp tín dụng và bao tiêu sản phẩm Tuy nhiên những quan hệ này không thể hiện bằng văn bản mà chỉ được thoả thuận ngầm với nhau Trong chuỗi cung các người đại lý bán cá giống tham gia nhiều trong việc cung cấp giống lẫn tiêu thụ đầu ra nên họ có ảnh hưởng mạnh đến toàn chuỗi Trong số những người này có thể nói anh Tá là người trưởng chuỗi vì anh nắm gần toàn bộ nguồn cá giống đưa từ các tỉnh xa về và có nhiều đầu mối tiêu thụ ở thị trường xa

Vai trò trưởng chuỗi này thể hiện rõ nhất ở việc anh Tá là người quyết định đưa loại cá giống gì về, số lượng bao nhiêu, thời điểm nào và anh cũng là người dặt giá mua chuẩn cho người nuôi mà các đối tượng khác sẽ lấy đó làm căn cứ để đưa mức gái của mình

• Những thuận lợi và khó khăn của chuỗi

Hiện nay, đối với chuỗi cung cá một ưu điểm rất nổi bật đó là lượng cầu về sản phẩm cá là khá lớn tại các tỉnh Tây Nguyên Do đó, giá cá trong những năm qua luôn ổn định và xu hướng tăng dần lên Điều này tạo ra tâm lý ổn định cho người nuôi và các đối tượng trung gian dễ dàng đứng ra để đảm bảo khâu bao tiêu sản phẩm Đây là một điểm thuận lợi cho người dân vì cá là sản phẩm tươi sống, khó bảo quản cho nên vai trò của người trung gian là rất quan trọng

Tuy nhiên, khó khăn đến với chuỗi là do thị trường mới có xu hướng phát triển gần đây Vai trò của người trưởng chuỗi (anh Tá) là quá lớn trong việc cung cấp cá giống lẫn tiêu thụ đầu ra cho nên có thể dẫn đến hiện tượng anh ta có các hành vi bóc lột thông qua quyền lực thị trường

Những thuận lợi chủ yếu của nông hộ đó là các tư liệu sản xuất đầy đủ, cơ sở hạ tầng như đường sá, phương tiện vận chuyển phát triển tốt, trình độ văn hoá cao cho nên có thể nắm bắt các vấn đề về kỹ thuật sản xuất một cách nhanh chóng Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp chính (lợn, gà, cá) đang có xu hướng tăng lên và những sản phẩm này có tiềm năng phát triển trong lâu dài Hiện nay, theo đánh giá của chủ hộ việc mua các yếu tố đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra của người nông dân

Trang 14

không gặp khó khăn gì lớn (trừ vấn đề độc quyền thị trường của một số đối tượng trung gian mà người dân không nhận thức được có thể xảy ra)

Những khó khăn cơ bản của nông hộ là thiếu đất đai để mở rộng sản xuất vì giá đất hiện nay rất cao Mặt khác, ông Thịnh đang tiến hành sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu và ông rất cần các kiến thức về kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là kỹ năng phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất Để từ đó ông có thể đưa ra lựa chọn phát triển sản xuất khác nhau

Hiện nay ông Thịnh cảm thấy hài lòng với hoạt động sản xuất của mình và ông cũng chưa thể tìm ra hoạt động sản xuất nào đạt hiệu quả cao hơn hiện tại Do đó, phương hướng sản xuất trong tương lai là chưa có sự đột biến

KIẾN NGHỊ - Đối với nông hộ:

+ Cân nhắc việc mở rộng thêm quy mô nuôi cá nước ngọt vì đây là hoạt động mang lại hiệu quả thu nhập/chi phí cao nhất trong các hoạt động kinh tế của hộ

+ Cần nâng cao năng lực về kiến thức kinh doanh để từ đó có thể xác định hiệu quả của các phương án kinh doanh có thể có như làm dịch vụ câu cá, chuyển một phần diện tích vườn cây ăn trái sang nuôi cá hay mua thêm đất mở rộng diện tích nuôi

- Đối với địa phương:

+ Địa phương cần có phương hướng và biện pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi các nước ngọt để tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình Để phát triển hoạt động này, vấn đề cần quan tâm hàng đầu là cải thiện khâu cung cấp cá giống cho nông dân Hiện nay, một đại lý duy nhất là anh Tá đang thực hiện khâu cung cấp giống này và có thể cá giống được cung cấp với giá cao

+ Tổ chức các lớp tập huấn về kinh doanh nông nghiệp, trong đó cần chú trọng nhấn mạnh đến kỹ năng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và những phân tích nhạy cảm khi các yếu tố sản xuất thay đổi

Trang 15

VÙNG ĐỒI GÒ Nông hộ: Phạm Khắc Doanh

Địa chỉ : Xã Dak Ma, thôn 3, huyện Dak Hà, tỉnh Kon Tum

2.1 Thông tin khái quát về nông hộ 2

2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động 2

2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ 3

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ 4

2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ 4

2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ 5

2.2 Hệ thống canh tác 6

2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả một số cây trồng chủ yếu của nông hộ 6

2.2.2 Phân tích nhạy cảm cho hiệu quả sản xuất của lô cà phê 10

2.2.3 Xác định thu nhập của nông hộ 10

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 12

2.3.1 Dự kiến đổi mới trong sản xuất 12

2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới 13

II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÀ PHÊ 13

1 Giới thiệu 13

2 Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung 13

3 Mô tả chuỗi cung cà phê 14

4 Phân tích hoạt động của chuỗi cung cà phê 15

Bảng 2 Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ 5

Bảng 3 Chi phí kiến thiết cơ bản cà phê 7

Bảng 4 Năng suất, sản lượng, giá bán và doanh thu cà phê 8

Bảng 5 Hiệu quả sản xuất cà phê 8

Bảng 6 Phân tích NPV cho lô cà phê 9

Bảng 7 Kết quả tổng hợp phân tích NPV theo các kịch bản 10

Bảng 8 Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005 11

Bảng 9 Dòng tiền của hộ năm 2005 12

Sơ đồ 2 Chuỗi cung sản phẩm cao su 14

Trang 16

I PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 1 Giới thiệu

Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ điển hình ở vùng Tây Nguyên Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là phân tích sản xuất cấp nông hộ và phân tích chuỗi thị trường một số sản phẩm chủ yếu của nông hộ

Mục tiêu của báo cáo là đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng thông qua 1 hộ điển hình Trong đó nhấn mạnh phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình cà phê Đây là một sản phẩm đặc trưng quan trọng, thường có đóng góp lớn vào tình hình kinh tế nông hộ tại vùng Tây Nguyên Sau đó, mô tả và phân tích sơ bộ chuỗi cung của sản phẩm quan trọng này của nông hộ Từ đó đề xuất các kiến nghị cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế nông hộ tại vùng này

Phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, phỏng vấn đầu mối tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu Đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng và vật nuôi liên quan Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thông tin phỏng vấn Trong phân tích tình hình kinh tế hộ, các kỹ thuật phân tích ngân sách từng phần, phân tích lãi hỗn hợp, dòng tiền dựa trên các dòng thu chi của nông hộ sẽ được áp dụng để cho thấy tình hình tài chính chung của hộ hiện nay và hiệu quả của hoạt động sản xuất chính Về phần tiêu thụ sản phẩm, phân tích chuỗi cung sẽ được thực hiện để xem xét dòng dịch chuyển của sản phẩm và người nông dân có thể cải thiện thu nhập của mình qua việc tham gia chuỗi cung như thế nào

2 Nội dung

2.1 Thông tin khái quát về nông hộ

2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động

Tên chủ nông hộ: Phạm Khắc Doanh

Nghề nghiệp chính: Nông dân Trước đây anh Doanh là công nhân của nông trường Dakuy 3, nhưng do thấy nông trường hoạt động không hiệu quả nên đã xin nghỉ việc để tự tiến hành sản xuất từ năm 1998 Tuy nhiên, anh vẫn tham gia trong công tác của chính quyền địa phương với chức danh chi hội trưởng Hội Nông dân thôn 3, xã Dak Ma

Anh Doanh vốn là người ở tỉnh Hải Dương, di cư vào Tây Nguyên từ năm 1982 theo cả gia đình Gia đình anh di cư theo chương trình tuyển công nhân của nông trường Dakuy 3 Lý do di cư chủ yếu vì ở quê cũ không có đủ đất đai, làm ăn khó

Trang 17

2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ

Hoạt động tạo thu nhập của nông hộ:

+ Cà phê: diện tích trồng là 3 ha, gia đình sản xuất cà phê từ năm 1999; + Tiêu: 300 cây, bắt đầu trồng vào năm 2000;

+ Điều: 1ha, bắt đầu trồng vào năm 1999 Cây điều được trồng xen với 1 ha cà phê nhưng không làm giảm mật độ cà phê so với thông thường

+ Ao cá diện tích 600m2, bắt đầu thả từ năm 1995 + Mía: diện tích 400m2, bắt đầu trồng từ năm 2001

+ Kinh doanh: Ngoài các hoạt động sản xuất trên, gia đình anh Doanh còn tham gia vào hoạt động thu gom cà phê tại địa phương Anh bắt đầu hoạt động kinh doanh này năm 2000 và hoạt động kinh doanh này chỉ diễn ra lúc cà phê vào mùa vì năng lực cất trữ hạn chế

+ Kinh doanh vận tải: Anh Doanh có 2 chiếc công nông và kinh doanh vận tải không thường xuyên

Sơ đồ 1 Lịch thời vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Mía

Điều Cà phê

Tiêu

Lưu ý: Những mũi tên thể hiện thời gian thu hoạch của các loại sản phẩm

Trong các hoạt động nông nghiệp trên, việc sản xuất cà phê là vất vả nhất vì cây này rất phàm ăn, phát triển nhiều cành tăm, chồi nhiều, đòi hỏi nước tưới… cho nên công chăm sóc lớn Ngoài ra, cây tiêu là loại đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn Các sản phẩm nông nghiệp của hộ chủ yếu là cây lâu năm và có tính sản xuất hàng hoá rất cao Điều này phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất của địa phương Đồng thời điều này cũng cho thấy thu nhập của hộ gắn rất chặt với điều kiện biến động của thị trường

Với lịch thời vụ trên, có thể thấy gia đình anh Doanh hầu như luôn có các hoạt động sản xuất nông nghiệp quanh năm (Trong lịch thời vụ trên chỉ phản ánh thời gian thu hoạch còn thời gian chăm sóc là kéo dài quanh năm) Như vậy với lịch sản xuất các cây công nghiệp như trên, thời gian nông nhàn hay thất nghiệp vô hình là không có Trong đó khoảng thời gian bận rộn nhất của gia đình là vào khoảng tháng 10 -12 hàng năm vì việc thu hái cà phê đòi hỏi rất nhiều công sức Đây cũng là lý do gia đình anh phải thuê rất nhiều công lao động cho việc này Mặt khác, với lịch thời vụ này hộ gia đình anh có thể có thu nhập tại khá nhiều thời điểm trong năm, điều này đã giúp cải thiện dòng tiền mặt hàng tháng của hộ

Xuất phát từ một người dân di cư từ miền Bắc vào, sau đó làm công nhân một thời gian dài, điều kiện sinh sống của gia đình trước năm 1998 rất khó khăn Quyết đinh xin ra khỏi nông trường để tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập vào năm 1998 là một bước ngoặt trong đời sống của gia đình Đến nay gia đình anh đã có một cuộc sống tương đối ổn định Điều này thể hiện sự chịu khó vươn lên của gia đình anh Hiện nay, mục tiêu dài hạn quan trọng nhất của hộ gia đình là hướng đến việc tích luỹ đủ tiền để tạo điều kiện cho các con được có điều kiện học hành đầy đủ và kiếm được việc làm tại các thành phố lớn chứ không tiếp tục làm nông nghiệp nữa Về mục tiêu trước mắt của hộ gia đình hiện nay là cố gắng nâng cao mức tích luỹ và làm nhà.

Trang 18

2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ

* Thời tiết, khí hậu, chất lượng đất

Địa phương có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Hầu như ngày nào cũng có mưa vào mùa mưa Điều kiện thời tiết này thuận lợi cho các cây trồng cà phê, điều, mía Tuy nhiên nó có ảnh hưởng xấu đến giống tiêu Lộc Ninh mà gia đình đang sử dụng (Tuy nhiên, gia đình vẫn sử dụng giống này vì nó có năng suất cao hơn các giống tiêu khác như tiêu Vĩnh Linh) Một số năm mưa quá nhiều đã ảnh hưởng công tác thu hoạch (cà phê mọc mầm), hay khô hạn quá làm cháy cà phê Tuy nhiên hiện tượng này là rất hiếm

Chất đất tại địa phương là đất cát đen có độ phì không cao Chất lượng đất kém hơn đất đỏ bazan, tuy nhiên theo đánh giá của chủ hộ là chất lượng đất không quá xấu Do địa bàn miền núi nên tình hình bão lụt là không có Diện tích đất chưa khai thác còn rất ít, chủ yếu do những diện tích này nằm ở các vị trí quá khó canh tác Cho nên khả năng mở rộng sản xuất bằng cách tăng thêm diện tích là hầu như không khả thi với các hộ gia đình ở đây

Một thuận lợi lớn cho các hộ gia đình nông dân ở đây là có hồ thuỷ điện Đắkuy, cho nên họ có thể chủ động được khâu tưới tiêu Hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây khá tốt Việc đi lại rất thuận lợi, đường giao thông chủ yếu là đường nhựa và đường cấp phối Hệ thống điện, điện thoại, truyền hình có đầy đủ

Thẻ đỏ nt nt nt

67,57 1 22,52

6,77

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006 của tác giả

Thông qua tình hình sử dụng đất của hộ có thể thấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của hộ trồng cà phê và tiêu Diện tích của điều tuy là 1 ha nhưng được trồng xen với cà phê, mặt khác đầu tư, chi phí cũng như giá trị sản phẩm của tiêu cao hơn điều nhiều Hầu như tất cả đất đai của gia đình đã được cấp thẻ đỏ Điều này tạo sự yên tâm trong sản xuất và động lực đối với đầu tư cho nông nghiệp Cho đến nay, gia đình chưa gặp phải tình trạng tranh chấp về đất đai với bất kỳ hộ nào khác xung quanh

2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ * Số lượng lao động

Số lao động thường xuyên trong gia đình: 2 người

Số lao động thuê thời vụ trong năm: khoảng 370 công, được phân chia theo một số công việc như sau

+ Làm cỏ: 120 công

+ Tạo hình và vặt chồi dăm: 100 công

Trang 19

+ Phơi và xay xát: 100 công + Những công việc khác: 50 công

Trong đó khoảng thời gian bận rộn nhất là vào khoảng tháng 11 -12 khi vừa thu hoạch và xay xát cà phê

Bình quân mỗi tháng số ngày làm việc dành cho các hoạt động nông nghiệp là 20 ngày, còn trong mùa cao điểm có thể lên đến 30 ngày/tháng (đối với lao động gia đình)

Giá cả một công lao động thuê ở đây vào khoảng 25.000 đồng/ngày trong hoàn cảnh bình thường Trong thời điểm thu hoạch cà phê, lực lượng lao động có thể thuê ở đây không đủ và phải dựa vào nguồn lao động thời vụ chuyển vào từ Nghệ An Khi sử dụng lao động trong mùa thu hoạch cà phê (mùa cao điểm), lao động thuê được khoán theo sản lượng với mức giá khoảng 18.000 đồng/tạ cà phê

* Chất lượng lao động

Trong gia đình có 2 lao động chính, bao gồm anh Doanh và vợ Hai anh chị đều rất có kinh nghiệm với hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăm sóc cà phê, thu hái cà phê, trồng tiêu, điều, thu hoạch mía Trong đó đặc biệt là đối với sản phẩm cà phê, hai vợ chồng rất có kinh nghiệm vì đã tham gia sản xuất nó từ năm 1982 lúc còn là công nhân của nông trường Đắkuy 3 Ngoài ra, anh chị đã được tập huấn nhiều về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nói trên… do Hội khuyến nông của tỉnh và huyện thực hiện Trong các lớp tập huấn này khả năng tiếp thu của anh Doanh là cao theo anh tự đánh giá

2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ * Giá trị tư liệu sản xuất

Đối với những nông hộ có quy mô sản xuất hàng hoá cao, các tư liệu sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với kết quả sản xuất Gia đình anh Doanh đã có khá nhiều các loại tư liệu sản xuất với giá trị cao Điều này thể hiện trình độ sản xuất của nông hộ Trong các tư liệu sản xuất kể trên, 2 chiếc công nông ngoài việc phục vụ sản xuất còn được sử dụng để kinh doanh dịch vụ vận tải khi các hộ xung quanh có nhu cầu

Bảng 2 Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ

Loại TLLĐ

Số lượng(cái)

Giá trị (1000đ)

Thời gian sử dụng

(năm)

Thời gian đã sử dụng

(năm)

Giá trị hiện còn (1000đ)

Trang 20

Nông nghiệp bởi anh thường vay và trả đúng kỳ hạn Riêng năm 2006, anh đang chậm trả cho Ngân hàng vì giá cà phê năm nay lại giảm đột ngột Nhìn chung, tình trạng thiếu vốn vẫn là một vấn đề đối với gia đinh anh Doanh vì việc kinh doanh thường gặp biến động giá lên xuống nên đòi hỏi một năng lực cất trữ hàng tương đối lớn Nhưng do sức ép về vốn nên anh ít khi có thể giữ hàng quá lâu

2.2 Hệ thống canh tác

Hộ gia đình anh Doanh không có các hoạt động sản xuất tự cung tự cấp Trong các hoạt động nông nghiệp, hoạt động đầu tư chính của hộ là cho lô cà phê Do vậy trong phân tích kinh doanh nông hộ, chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế của

hoạt động này trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả một số cây trồng chủ yếu của nông hộ

Đối với cà phê, giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài 3 năm và chu kỳ kinh doanh là tuỳ thuộc theo giống và điều kiện tự nhiên từng vùng Hiện nay, giống cà phê được gia đình anh Doanh sử dụng là cà phê vối (Robusta) rất phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả Tây Nguyên, giống cà phê này có chu kỳ sống kéo dài đến 50 năm Hiện nay chưa có nguồn dữ liệu để kiểm chứng thông tin trên Tuy nhiên theo quan sát của anh Doanh, từ ngày đầu khi gia đình anh chuyển từ miền Bắc vào thì nông trường Dakuy 3 đã sử dụng những cây cà phê này cho đến nay vẫn chưa phải thay đổi Điều đó có nghĩa là giống cà phê này đã sống hơn 20 năm trong thực tế Điều này rất khác với chu kỳ sống của cây cà phê chè (Arabica) ở Nghệ An chỉ có 11 năm Với một chu kỳ sống dài như vậy có thể nói cây cà phê sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới đời sống của người dân

Do khoảng thời gian còn lại để khai thác sản phẩm này của hộ còn dài nên để phân tích hiệu quả kinh tế, hai công cụ được sử dụng là phân tích ngân sách từng phần (partial budget) để hạch toán hiệu quả kinh doanh cho đến thời điểm hiện nay và giá trị hiện tại ròng (NPV) để phân tích kết quả đầu tư trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây Sau đó những phân tích nhạy cảm được áp dụng để xem xét tác động của các biến động trong giá cả, sản phẩm tới kết quả đầu tư

Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu và nhược điểm riêng Phương pháp phân tích ngân sách cho thấy kết quả thực của hoạt động đầu tư cho đến thời điểm hiện nay dựa trên các số liệu thực tế đã có Tuy nhiên công cụ này không cho biết kết quả đầu tư trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây Ngược lại, việc phân tích theo giá trị hiện tại ròng cho biết kết quả của cả kỳ đầu tư nhưng lại dựa trên rất nhiều giả định cho tương lai Vì lý do không chắc chắn của các giả định, những phân tích nhạy cảm sẽ được áp dụng

a Phân tích kết quả kinh doanh theo phương pháp hạch toán ngân sách

Vườn cà phê của gia đình anh Doanh có tổng diện tích là 3 ha, bắt đầu trồng từ năm 1999 Trên mỗi ha, anh trồng bình quân là 1000 gốc cà phê Như vậy, mật độ trồng là khoảng 3m x 3,33m, thưa hơn so với mật độ thường trồng của các nông trường của nhà nước là 3m x 2,5m Theo anh Doanh, điều này có thể làm giảm doanh thu của anh trong ngắn hạn nhưng lại có thể đảm bảo năng suất và tỷ lệ cây sống trong lâu dài

Trang 21

Bảng 3 Chi phí kiến thiết cơ bản cà phê

Kết quả tính toán cho cả 3 ha cà phê và đã gồm chi phí của lao động gia đình

Vườn cà phê có chu kỳ sống đến 50 năm, cho nên chi phí kiến thiết cơ bản trên sẽ được phân bổ theo thời hạn là 50 năm Do đó, chi phí khấu hao phân bổ hằng năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng là: 54.690.000/50 = 1.093.800 đồng/năm

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất biến đổi hàng năm của lô cà phê trên như sau: - Phân NPK: 2.400.000 đồng

- Phân Urê: 3.000.000 đồng - Phân sunfat: 1.920.000 đồng - Phân lân: 1.500.000 đồng - Phân Kali: 3.000.000 đồng - Trấu (vỏ cà phê): 7.500.000 đồng

- Tạo hình, tỉa chồi, vặt cành tăm: 4.500.000 đồng - Làm cỏ: 3.000.000 đồng

- Tưới: 6.000.000 đồng - Thu hoạch: 9.000.000 đồng

Tổng chi phí sản xuất biến đổi hàng năm của lô cà phê là: 41.820.000 đồng

Như vậy tổng chi phí sản xuất hàng năm của lô cà phê và chi phí cố định (khấu hao vườn cây) là: 41.820.000 + 1.093.800 = 42.913.800 đồng

Lô cà phê của anh Doanh đã cho sản phẩm bắt đầu từ năm 2002 Tuy nhiên, vào năm 2002 lô cà phê chỉ cho quả bói với năng suất rất thấp gần như là bằng không, cho nên có thể nói trong năm đó, gia đình anh không có khoản thu về cà phê Từ năm 2003 trở lại đây, sản lượng cà phê đã ổn định và được thể hiện ở bảng dưới đây

Trang 22

Bảng 4 Năng suất, sản lượng, giá bán và doanh thu cà phê

Năm Năng suất

(kg/ha) Sản lượng (kg) (1000đ/kg) Giá bán Doanh thu (1000đ)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006

Nhìn chung năng suất cà phê tại vùng này khá cao trong giai đoạn 2003 – 2006 so với các địa phương khác Tuy nhiên, sản lượng cà phê có sự sụt giảm trong năm 2004 và 2005 vì ảnh hưởng đợt hạn lớn Mặc dù vườn cà phê ở gần hồ thuỷ điện Dakuy 3, nhưng do hạn quá lớn nên năng suất và sản lượng vẫn bị sút giảm Về giá cả, cà phê đã thời điểm sụt giá xuống chỉ còn 1.100 – 1.200 đồng/kg vào các năm trước nhưng trong 2 năm gần đây giá đang có xu hướng tăng dân lên trở lại Từ thông tin về doanh thu trên, hiệu quả sản xuất được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 5 Hiệu quả sản xuất cà phê

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006

Vậy với phương pháp phân tích ngân sách từng phần cho thấy, hoạt động trồng cà phê đã đem lại hiệu quả lớn cho hộ gia đình anh Doanh Tổng lợi nhuận của gia đình tính theo phương pháp này là 165.258.600 đồng trong 7 năm kể từ khi trồng (1999-2005) Như vây, lợi nhuận bình quân năm là: 23.603.300 đồng/năm Theo phương pháp này, chúng tôi đã tính toán các chỉ tiêu giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn như sau

- Giá hoà vốn bình quân trong giai đoạn 1999 – 2005: 128.561,4/ 105.000= 1,22 ngàn đồng (Chú ý: sản lượng cà phê thực trong giai đoạn 2003-2006 là 105.000 kg) - Sản lượng hoà vốn (nếu lấy giá là 3.000 đồng/kg cà phê như năm 2004): = 128.561,4 / 3000 = 42.853 kg

Như vậy thông qua giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn có thể thấy hoạt động sản xuất cà phê là khá an toàn với các hộ gia đình ở đây Thực tế ở những giai đoạn khi giá cà phê xuống rất thấp khoảng 1100 đồng/kg người nông dân vẫn có khả năng tiến hành sản xuất chứ không bị phá sản

b Phân tích hiệu quả kinh doanh theo phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

Theo khẳng định của chủ hộ - anh Doanh – lô cà phê của anh có chu kỳ sống đến 50 năm Đây là một khoảng thời gian rất dài và ảnh hưởng lớn đến đời sống của hộ Trong khoảng thời gian đó, lô cà phê cần phải được cưa đốn, phục hồi một lần Thực chất việc cưa đốn phục hồi là loại bỏ các cành cây quá già cỗi để tăng cường sức sống cho cây Việc cưa đốn phục hồi không thể dự đoán chính xác thời gian vì nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất Tuy nhiên, nó thường rơi vào khoảng giữa chu kỳ sống của cây cà phê Trong trường hợp này, tôi giả định việc cưa đốn phục hồi diễn ra vào đúng giữa chu kỳ sống, tức là vào năm thứ 25

Trang 23

Chi phí cho việc cưa đốn phục hồi bao gồm công lao động, thuê máy cưa và đào hố ép xanh Đào hố ép xanh là gì?Trong đó, công lao động và chi phí thuê máy móc được trả bằng củi thu gom được sau khi cưa đốn phục hồi Chi phí dào hố ép xanh cho cả lô 3 ha cà phê là khoảng 9.000.000 đồng theo giá hiện nay Ngoài ra, sau khi cưa đốn phục hồi, vườn cà phê giảm sản lượng khoảng 50% so với bình thường trong năm đầu và 30% trong năm thứ hai Sau đó lô cà phê lại tiếp tục cho sản lượng như bình thường

Trong việc tính toán chỉ tiêu NPV cho lô cà phê, một khó khăn đặt ra là rất khó dự báo chính xác sản lượng và giá cả cà phê trong một khoảng thời gian dài như vậy Sản lượng cà phê phụ thuộc rất nhiều việc chăm sóc và các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nước Giá cả thì phụ thuốc rất nhiều vào cung - cầu trên thị trường quốc tế như trong quá khứ đã chỉ ra Do đó, trong trường hợp này chúng tôi giả định sản lượng trong các năm còn lại trong chu kỳ sống là không đổi và đúng bằng sản lượng trong năm 2005 của gai đinh anh Doanh vì đây là thời điểm lô cà phê của anh bắt đầu cho sản phẩm ổn định và điều kiện sản xuất diễn ra ở mức độ không đặc biệt thuận lợi hay khó khăn Giá cả trong năm 2005 cũng được sử dụng để ước tính cho tương lai Một giả định nữa được đặt ra trong tính toán NPV đó là tỷ suất chiết khấu bằng 10%/năm

Bảng 6 Phân tích NPV cho lô cà phê

Nguồn: Tính toán của tác giả (xem thêm chi tiết trong phụ lục)

Như vậy theo phân tích NPV cho thấy, tổng giá trị NPV của cả lô cà phê là 341.543.640 đồng trong khoảng đầu tư dài hạn là 50 năm và giá trị NPV bình quân năm được ước tính là 6.830.870 đồng/năm Có thể thấy đây là một mức hiệu quả đầu tư khá cao của một nông hộ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều kiện sản xuất cà phê của gia đình anh Doanh là thuận lợi vì gần hồ thuỷ điện Đắkuy và chu kỳ sống của cà phê theo anh Doanh là rất lâu

Trang 24

2.2.2 Phân tích nhạy cảm cho hiệu quả sản xuất của lô cà phê

Do những giả định không chắc chắn trên về điều kiện sản lượng và giá cả của lô cà phê, chúng tôi tiến hành thêm các phân tích nhạy cảm để thấy rõ hơn hiệu quả của sản xuất cà phê khi các yếu tố trên biến động Những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của lô cà phê là sản lượng và giá bán Trong thực tế đây cũng là hai yếu tố biến động khá nhiều sản lượng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vốn hay thay đổi trong các năm gần đây, còn giá bán thì Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế

Để phân tích nhạy cảm các yếu tố trên, chúng tôi đưa ra 9 kịch bản sau:

- Kịch bản 1: sản lượng giảm còn 24000 kg và giá bán giảm xuống 3.000 đồng/kg - Kịch bản 2: sản lượng giảm còn 24000 kg và giá bán giữ nguyên 3.500 đồng/kg - Kịch bản 3: sản lượng giảm còn 24000 kg và giá bán tăng lên 4000 đồng/kg - Kịch bản 4: sản lượng giữ nguyên 30000 kg và giá bán giảm xuống 3.000 đồng/kg - Kịch bản 5: sản lượng giữ nguyên 30000 kg và giá bán giữ nguyên 3.500 đồng/kg

(giống như hiện tại)

- Kịch bản 6: sản lượng giữ nguyên 30000 kg và giá bán tăng lên 4.000 đồng/kg - Kịch bản 7: sản lượng tăng lên 35000 kg và giá bán giảm xuống 3.000 đồng/kg - Kịch bản 8: sản lượng tăng lên 35000 kg và giá bán giữ nguyên 3.500 đồng/kg - Kịch bản 9: sản lượng tăng lên 35000 kg và giá bán tăng lên 4.000 đồng/kg

Bảng 7 Kết quả tổng hợp phân tích NPV theo các kịch bản

ĐVT: 1000đ P

Nguồn: Tính toán của tác giả (xem thêm chi chi tiết ở trong file Excel đính kèm)

Qua phân tích nhạy cảm có thể thấy cả hai yếu tố giá bán và sản lượng đều có ảnh hưởng nhiều đến kết qủa sản xuất kinh doanh của nông hộ Theo anh Doanh, sản lượng và giá bán đều có thể gia tăng trong tương lai Tuy nhiên, sản lượng chỉ tăng khi có điều kiện thời tiết thuận lợi và gia tăng thêm mức độ chăm sóc bằng cách bón thêm trấu (vỏ cà phê) và phân chuồng cho cây Tuy nhiên sản lượng lại là yếu tố ngược chiều với giá cho nên ít người dám tăng thêm mức đầu tư vì sợ rủi ro do giảm giá

2.2.3 Xác định thu nhập của nông hộ

Các hoạt động tạo ra thu nhập cho nông hộ từ các nguồn: (1) cà phê; (2) tiêu; (3) điều; (4) mía; (5) ao cá; (6) kinh doanh thu gom cà phê Tổng doanh thu của hộ gia đình vào năm 2005 là 352.500.000 đồng, tổng mức chi phí cho hoạt động sản xuất là 248.700.000 đồng và tổng mức chi cho sinh hoạt gia đình là 30.300.000 đồng/năm Như vậy tổng số thu nhập của hộ là 73.500.000 đồng trong năm 2005 Đây là một mức thu nhập khá cao của các nông hộ của Việt Nam Những mức thu nhập cao tương tự như thế này thường chỉ xuất hiện tại các vùng có tính chất sản xuất hàng hoá và chuyên canh cây công nghiệp như ở Tây Nguyên Những vùng sản xuất thuần nông khác rất khó có điều kiện để làm ra một mức thu nhập lớn như vậy

Trang 25

Bảng 8 Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005

- Những khoản chi phí cho sản xuất (chi phí trực tiếp) và thu nhập trên đều là các khoản chi phí và thu nhập bằng tiền mặt hàng năm của hộ gia đình

- Có thể tồn tại một khoản thu từ lãi suất của các khỏan tiền mà gia đình gửi vào ngân hàng trong năm 2004 Tuy nhiên để thuận lợi hơn cho tính toán khoản này không được tính đến trong dòng thu tiền mặt của hộ ở trên

- Ao cá không có thu nhập bằng tiền mặt mà chỉ là sản phẩm tự tiêu dùng được quy đổi sang giá trị tiền

Trong cơ cấu thu nhập của hộ, có thể thấy hoạt động liên quan đến cà phê là trồng và kinh doanh thu gom cà phê đem lại nguồn thu chủ yếu, trong đó trồng cà phê là nguồn thu nhập chính Những hoạt động khác có mức thu nhập rất thấp Đó hầu như chỉ là các hoạt động phụ thêm để tận dụng đất đai và lao động gia đình rảnh rỗi Chẳng hạn, gia đình anh Doanh có 1 ao cá diện tích 400m2 nhưng hầu như không được chú ý sản xuất hàng hoá mà chỉ thỉnh thoảng cung cấp cá cho nhu cầu tự tiêu dùng của hộ Thu nhập bình quân 1 m2 của ao cá chỉ là 3.750 đồng/m2 Do đó có thể nói các hoạt động sản xuất phụ này chưa thể hiện tính đa dạng hoá rủi ro mà chỉ là các hoạt động sản xuất tận dụng nguồn lực thừa Điều này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khi mà điều kiện sản xuất cà phê có những biến động xấu

Để xem xét kỹ hơn dòng tiền (cash flow) của hộ, chúng tôi đã phân tích các khoản thu chi tiền mặt của hộ phân bố theo các tháng trong năm 2005 như sau Trong phân tích dòng tiền chúng tôi giả định là số tiền luỹ kế chuyền từ năm 2004 của hộ gia đình sang năm 2005 là bằng 0 Tuy nhiên trong thực tế số tiền luỹ kế này là khá lớn

Trang 26

Bảng 9 Dòng tiền của hộ năm 2005

Nguồn: - Kết quả điều tra năm 2006

- Tính toán của tác giả với giả định tiền lũy kế chuyển từ năm 2004 sang năm 2005 là bằng 0

- Trong phân tích dòng tiền khoản vay ngân hàng để kinh doanh cà phê của anh Doanh được tách ra vì nó liên quan đến dòng tiền trong 2 năm kế tiếp

Qua phân tích dòng tiền có thể thấy hộ gia đình anh Doanh có thu nhập quanh năm do có các hoạt động sản xuất nối tiếp nhau Nhưng các nguồn thu chính tập trung vào các tháng từ 10 – 12 và tháng 1 – 3 Trong những tháng còn lại có thể nói thu nhập của hộ là rất ít Trong những tháng còn lại này số chi của hộ gia đình lớn hơn thu Tuy nhiên trong các tháng có thu nhập chính đã tạo ra một nguồn tích luỹ lớn đủ để bù đắp cho các khoản thiếu hụt này Thông qua dòng tiền, ta cũng có thể thấy, các tháng phát sinh chi tiêu nhiều cũng là những tháng gia đình có nguồn thu nhập lớn Như nói ở trên, hộ gia đình thường có khoản vay ngân hàng là 120 – 150 triệu đồng để kinh doanh cà phê vào tháng 11 hàng năm Khoản vay này thường được thanh toán vào tháng 3-4 năm sau Số tiền vay và trả này cần được tính toán trong dòng thu và dòng chi của hộ gia đình Tuy nhiên do nó có liên quan đến dòng tiền trong nhiều năm, trong khi báo cáo này chỉ trình bày dòng tiền trong năm 2005 cho nên khoản tiền đó được tách ra để tránh tình trạng đánh giá sai lầm về dòng tiền của hộ gia đình

Nhìn chung là gia đình anh Doanh có thu nhập khá cao và không gặp khó khăn gì nhiều về phương diện dòng tiền Khi anh yêu cầu một lượng vốn lớn để kinh doanh cà phê, Ngân hàng Nông nghiệp huyện luôn đáp kịp thời Những chi tiêu sản xuất và sinh hoạt khác đều năm trong khả năng tài chính của gia đình Một đặc điểm khác của dòng tiền thể hiện người chủ phản ứng rất tích cực đối với tình hình tài chính là rất ít khi anh để tiền nhàn rỗi trong nhà nhiều mà liên tục gửi vào ngân hàng Điều đó cũng có thể cho biết khả năng tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng của hộ gia đình là rất tốt

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 2.3.1 Dự kiến đổi mới trong sản xuất

Như đã phân tích ở trên, hiện nay hộ gia đình gặp hai trở ngại lớn trong việc phát triển sản xuất Đó là hạn chế về diện tích đất đai và thiếu lao động gia đình Tại địa

Trang 27

phương diện tích đất tự nhiên đã được khai thác gần hết và chỉ còn những lô đất có địa hình quá khó để khai thác Mặt khác, trong gia đình chỉ có 2 lao động chính mà hiện nay đã phải đảm đương khá nhiều công việc Cho nên gia đình anh Doanh chưa có hướng phát triển sản xuất rõ rệt mà chỉ có một số dự định thay đổi nhỏ

Cơ cấu cây trồng hiện nay đang phát huy hiệu quả tốt, cho nên anh Doanh vẫn duy trì cơ cấu này trong tương lai Trong đó, cây cà phê vẫn là cây chủ lực cho nên, anh dự định sẽ đầu tư thêm cho cây cà phê Các cây khác là phụ và hiệu quả kinh tế thấp hơn cà phê nên không tăng thêm đầu tư Những chi phí tăng thêm cho sản xuất cà phê bao gồm:

+ Bỏ thêm vỏ cà phê (tăng 40m3 cho 1ha)

+ Tăng thêm NPK bón qua lá và bón qua gốc (Dùng thêm 1,5 tạ NPK/ha)

Những chi phí tăng thêm cho cây cà phê chắc chắn sẽ đem lại mức sản lượng cà phê cao hơn nếu điều kiện tự nhiên không biến đổi gì Tuy nhiên, theo anh Doanh việc này rất khó có thể dự báo trước và không thể ước tính được liệu sản lượng tăng bao nhiêu trên mỗi ha ứng với các chi phí tăng thêm

Về chăn nuôi, hiện nay hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá nước ngọt) đang bắt đầu được phát triển mạnh tại địa phương Tuy nhiên, do gia đình hiện đang thiếu lao động và cũng không có kỹ thuật về nuôi cá nên anh Doanh chưa suy nghĩ đến hướng phát triển mới này Còn những hoạt động chăn nuôi khác như bò, dê … không thích hợp vì không có diện tích đất để nuôi và trồng cỏ

2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới

Hiện nay có thể nói hoạt động sản xuất chính của anh Doanh là trồng cà phê Hoạt động này đang đem lại hiệu quả khá cao Trong tương lai, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu về sản xuất của anh Doanh thể hiện qua ý định đầu tư thêm vào SX cà phê Tuy nhiên, sản lượng và đặc biệt là giá bán cà phê lại phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố nằm bên ngoài khả năng quyết định của hộ gia đình Do đó, có thể thấy phương án đổi mới SX của gia đình thực chất chỉ là tăng thêm một phần nhỏ chi phí sản xuất chứ không phải là những khoản đầu tư lớn

II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÀ PHÊ 1 Giới thiệu

- Lý do tiến hành phân tích chuỗi cung: Vùng Tây Nguyên là một vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước, trong đó cà phê là một trong những sản phẩm chính Những sản phẩm cây công nghiệp thường có một chuỗi thị trường khá dài vì người tiêu dùng cuối cùng thường ở những địa phương xa hay ở nước ngoài Do đó, sản phẩm được chuyển qua tay rất nhiều người trung gian Qua các khâu trung gian có thể nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và sản xuất hàng hoá Hiện nay, thị trường tiêu thụ cà phê tại vùng Tây Nguyên là khá phức tạp vì có rất nhiều đối tượng đang tham gia vào thị trường này

- Mục đích phân tích chuỗi cung: xác định các tính chất của chuỗi cung, các khó khăn trong chuỗi và ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất của người nông dân

2 Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung

- Sản phẩm được chọn để phân tích chuỗi cung là cà phê Sản phẩm này được chọn vì nó là một trong những sản phẩm đang được định hướng phát triển mạnh tại địa phương và nó thu hút những khoản đầu tư lớn của gia đình

- Chuỗi được phân tích là từ người nông dân đến người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên do hạn chế của điều tra, thông tin chi tiết chi có ở các cấp từ người nông dân đến các người thu gom tại địa phương

Trang 28

- Người được phỏng vấn: + Anh Doanh (hộ nông dân, kiêm người thu gom nhỏ) cung cấp thông tin chính về chuỗi cung về sản phẩm của gia đình anh

+ Cô Hà (người thu gom lớn tại thị trấn Dak Ha) bổ sung thông tin về hoạt động của các đối tượng khác tham gia và chuỗi cung

3 Mô tả chuỗi cung cà phê

Sơ đồ 2 Chuỗi cung sản phẩm cao su

Đại diện các công ty ở Gia Lai

Người thu gom Nông trường

Đắc uy 4

Hộ nông dân Khách hàng nước ngoài

ở Gia Lai

Trang 29

Điểm bắt đầu của chuỗi là các đối tượng cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất của nông hộ Trong chuỗi cung cà phê, những của hàng bán các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… là khá nhiều và các hộ nông dân có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình Giá cả, chất lượng giữa các cửa hàng cung cấp đầu vào không khác nhau nhiều thể hiện đây là một phần của thị trường cạnh tranh tự do

Sau quá trình sản xuất các hộ gia đình nông dân có thể bán sản phẩm của mình thông qua các nhóm đối tượng trung gian sau:

- Các người thu gom tại địa phương: tại địa bàn xã Đak Ma có khoảng 5-6 người thường làm việc này và đều là các người thu gom nhỏ Nếu tính cả các người thu gom tại thị trấn Dak Hà thì số người mua có thể lên đến khoảng 20 người

- Nông trường Đắkuy 4: đối tượng bán cho nông trường chủ yếu là công nhân của nông trường vì họ có nhiều mối quan hệ ràng buộc về vốn, đất đai… Tuy nhiên nông trường đưa ra giá mua cũng tương tự như các đối tượng thu gom khác

- Các công ty tại Gia Lai: bao gồm 2 công ty thường xuyên mua bán tại địa bàn xã là công ty Hoa Trang và công ty XNK Cà phê Gia Lai Tại địa bàn xã không có sự tham gia của công ty kinh doanh cà phê nào của tỉnh Kon Tum

Giữa các đối tượng thu gom trên lại có mối quan hệ mật thiết với nhau Các đối tượng thu gom tại địa phương và nông trường Đắkuy 4 sau khi thu mua lại bán cho 2 công ty ở Gia Lai như đã đề cập ở trên Từ đó, cà phê được sàng lọc, phân loại và bán cho các công ty ở Đaklak vì những công ty cà phê ở Gia Lai thường không đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp Tại thị trường có rất nhiều công ty tham gia thu mua cà phê và trong đó có nhiều công ty lớn có thể chi phối thị trường Sau đó, cà phê được chế biến tại đây và đưa ra bán trên thị trường thế giới Theo các đối tượng thu gom ở địa phương thì thị trường quốc tế chính là ở London

4 Phân tích hoạt động của chuỗi cung cà phê

• Môi trường kinh doanh:

Cà phê là sản phẩm truyền thống và quan trọng của khu vực Tây Nguyên Cho nên có rất nhiều đối tượng tham gia vào chuôi cung cà phê Khi vào mùa kinh doanh cà phê, thị trường ở đây hoạt động rất mạnh Tuy nhiên, Kon Tum vẫn chỉ là một nguồn cung cấp cà phê cho hai tỉnh Gia Lai và ĐắkLắc vì tại Kon Tum không có nhà máy chế biến cà phê để xuất khẩu nào hoạt động Trên thị trường cà phê tại Tây Nguyên sự can thiếp của nhà nước vào như thông qua các doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát giá cả là không có, cho nên sự cạnh tranh nhau giữa các đối tượng tư nhân đóng vai trò quyết định trong việc điều phối thị trường

Một chuỗi cung sản phẩm cà phê có thể rất dài và phần lớn đối tượng trong đó là những người chấp nhận giá chứ ít có khả năng đặt giá Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn lại tập trung ở ĐắkLắc và không thể loại trừ trường hợp có thoả thuận ngầm giữa các đối tượng này hình thành liên kết theo chiều ngang để điều phối thị trường Đối với người nông dân và thu gom nhỏ có thể nói là là họ đang hoạt động trong các thị trường gần như hoàn hảo Bên cạnh đó, do nhiều đối tượng cạnh tranh đã dẫn đến một số hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh Nếu những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh diễn ra, người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là những người nông dân vì họ có ít quyền lực thị trường nhất

• Tính định hướng thị trường:

Trong chuỗi cung sản phẩm cà phê nêu trên, những đối tượng tham gia vào chuỗi cung có xu hướng định hướng thị trường khá mạnh vì tất cả sản phẩm của họ đều hướng tới việc phục vụ cho thị trường (phần lớn là xuất khẩu) chứ không dành cho việc tự tiêu dùng Các vấn đề về chất lượng sản phẩm, giá cả được người dân quan tâm nhiều Tuy

Trang 30

nhiên, nhiều người nông dân còn thiếu các phương tiện và không biết cách để cập nhật các thông tin cũng như dự báo định hướng phát triển của thị trường Mặt khác, với vị thế thụ động (quan hệ một chiều trong chuỗi chứ ít có sự tương tác qua lại) của người nông dân cũng làm cản trở khả năng định hướng thị trường của họ

• Giá cà phê qua các khẩu độ

Trong khẩu độ thứ nhất của chuỗi, người nông dân bán cho nông trường, người thu gom hay đại diện các công ty ở Gia Lai lên với giá khoảng 3.300 – 3.400 đồng/kg cà phê tươi Từ đó, các người thu gom nhỏ hay nông trường có thể chế biến cà phê nhân qua các khâu phơi, xay xát và bán cho các công ty ở Gia Lai với giá 15.300 đồng/ kg cà phê nhân Đối với giá bán cà phê ở các khẩu độ tiếp theo của chuỗi thì các đối tượng được phỏng vấn ở địa phương không nắm rõ Giá cả cà phê được xác định thông qua thỏa thuận giữa người dân và các đối tượng thu mua Tuy nhiên, người dân thường lấy biểu giá của Nông trường Đắkuy 4 và các công ty TNHH ở Gia Lai làm căn cứ để thoả thuận Mức giá đưa ra bởi các công ty ở Gia Lai đưa ra thường cao hơn mức giá của Nông trường Đắkuy 4 khoảng 100 đồng/kg Mức giá nhập cà phê nhân của các công ty Gia Lai cũng thường không có sự thống nhất Tuy nhiên, chúng đều được điều khiển bằng mức giá cà phê tại thị trường Đắklắc

Hiện nay, tại Đăklắc đang có một sàn giao dịch cà phê, nơi tập trung phần lớn các công ty kinh doanh cà phê lớn Mức giá cà phê ở đây luôn bám sát giá cà phê trên thị trường thế giới Người dân có thể tìm kiếm thông tin về giá tại Đắklắc thông qua điện thoại hay internet Tuy nhiên, phần lớn mọi người chưa có ý thức làm việc này Mặt khác, họ ở vào vị thế chấp nhận giá trên thị trường, phụ thuộc điều kiện ra giá của các công ty ở Gia Lai

• Tính ổn định và hợp tác của chuỗi

Trong chuỗi cung cà phê rất dài, sự ổn định của toàn chuỗi là một việc rất khó có thể thực hiện được và các đối tượng điều tra cũng không có đầy đủ thông tin về vấn đề này Trong phạm vi các khẩu độ đầu tiên của chuỗi từ người nông dân đến các ông ty ở Gia Lai có thể thấy không có sự ổn định nhiều Trong khẩu độ đầu tiên, có rất nhiều người đi thu gom sản phẩm cà phê và người nông dân có thể tự do lựa chọn người mua phù hợp với mình Tại Gia Lai, có khá nhiều công ty đã từng lên mua hàng tại huyện Dak Ha, tuy nhiên hai công ty Hoa Trang và XNK Cà phê là những đầu mối lâu dài nhất Sự không ổn định của chuỗi có thể đem lại sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Tuy nhiên, điều này có thể cũng có thể làm giảm mức độ hợp tác trong chuỗi Theo nhận xét của anh Doanh, hầu hết các hộ nông dân ở đây chưa bao giờ quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài với một đầu mối thu mua Giữa người dân và các đối tượng thu mua lớn như các công ty ở Gia Lai hay Nông trường Đăkuy 4 hoàn toàn không có các quan hệ chẳng hạn như đầu tư vốn, giống, phân bón, cung cấp kỹ thuật (trừ quan hệ giữa Nông trường với các hộ gia đình công nhân của nó) Do đó, các đối tượng trung gian cũng hoàn toàn không có sự đảm bảo nào về việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân Điều này có thể đem lại những bất lợi cho người dân khi có những biến động lớn xảy ra trên thị trường cà phê Khi giá giảm, các đối tượng trung gian chỉ cần ngừng thu mua cà phê hay thu mua với giá rất thấp là người dân có thể phải vấp rất nhiều khó khăn

Giữa các đối tượng thu mua, đã có những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra Ví dụ, việc thu mua cà phê của các hộ kinh doanh hay của các công ty ở Gia Lai tại huyện đã nhiều lần bị Nông trường Đắkuy 4 ngăn cản bằng cách kiểm soát giấy tờ, giữ xe, giữ người Việc này chỉ có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của một số người trong chính quyền Điều này cho thấy việc kinh doanh cà phê của các đối tượng thu gom lớn đã

Trang 31

đem lại khá nhiều lợi nhuận Điều này cho thấy người dân hoàn toàn có thể bị bóc lột thông qua quyền lực thị trường của một số đối tượng trung gian lớn

• Các vấn đề về vận chuyển, bảo quản sản phẩm (logistic) và thông tin

Về vấn đề vận chuyển, bảo quản sản phẩm của toàn chuỗi diễn ra là tốt bởi vì sản phẩm cà phê bột phải đảm bảo chất lượng quốc tế Tuy nhiên, đối với người dân thì năng lực này hiện nay vẫn rất yếu Họ chủ yếu là bán sản phẩm cà phê vỏ tươi hoặc khô do không có kho hay điều kiện cất trữ kém Do đó, họ thường không thể giữ sản phẩm chờ lên giá như các thành phần khác trong chuỗi cung Đối các người thu gom tại địa phương và nông trường thì có thể xát vỏ và cất giữ được trong vòng 4-5 tháng để đợi giá lên Theo anh Doanh, các công ty ở Gia Lai thì có năng lực cất giữ tốt nhưng không có nhiều vốn nên cũng thường bán sản phẩm ngay sau khi nhập về Tại trung tâm của chuỗi – các công ty lớn ở Đắklắc – có đủ điều kiện để chế biến cà phê và bán ra thị trường quốc tế với chất lượng tốt

Dòng thông tin trong chuỗi là khá phong phú vì có nhiều đối tượng tham gia trong chuỗi và phương tiện tìm kiếm thông tin thông qua điện thoại hiện nay là rất thuận tiện Tuy nhiên đây không phải là một dòng thông tin được tổ chức trong một hệ thống mà phần lớn do các thành phần của chuỗi tự tìm kiếm thông tin Mặt khác, thông tin chỉ dễ tiếp cận đối với người dân bắt đầu từ khẩu độ các công ty ở Gia Lai trở xuống, còn các thông tin về thị trường quốc tế và sàn giao dịch cà phê Đắklắc thì dường như quá xa với người dân

• Trưởng chuỗi

Trong chuỗi, thành phần có vai trò tác động lớn nhất đến các đối tượng khác chính là các công ty lớn ở Đắklắc Họ có nhiều vốn, có năng lực tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi, và có khả năng nắm giữ các thông tin về thị trường quốc tế Do đó, vị trí trưởng chuỗi rõ ràng thuộc về các công ty này Mặt khác, theo anh Doanh, qua quá trình kinh doanh các công ty này có thể đã hình thành nên một mạng lưới các công ty nhỏ ở các tỉnh khác làm nhiệm vụ thu gom (liên kết theo chiều dọc) hay thậm chí họ có thể tạo ra những liên kết với nhau (liên kết theo chiều ngang) để tạo ra quyền lực chi phối thị trường Đặc biệt, trong thị trường khoảng cách giữa người tiêu dùng cuối cùng với người sản xuất ra sản phẩm thô là rất lớn như cà phê thi vai trò của các đối tượng trung gian là rất quan trọng

• Những thuận lợi và khó khăn của chuỗi

Những thuận lợi cơ bản của chuỗi là tiềm năng thị trường cho sản phẩm cà phê còn khá rộng rãi Thị trường tiêu thụ cà phê trong nội địa Việt Nam vẫn có có khả năng phát triển trong lâu dài, đặc biệt là các thị trường không phải là các đô thị lớn hiện nay khi mức độ tiêu dùng đã tương đối bão hoà Vì khả năng thu lợi nhuận cao trong kinh doanh cà phê, nên hiện nay có rất nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh này Điều đó tạo ra một môi trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo ở cấp độ thấp trong chuỗi cung Điều này làm cho người dân có thể tự do lựa chọn người mua phù hợp

Tuy nhiên, một vấn đề lớn đặt ra cho chuỗi là sự kiểm soát của các công ty lớn tại tỉnh Đắklắc Sự kiểm soát này sẽ gây ra những thiệt hại cho các đối tượng khác trong chuỗi đặc biệt là người nông dân nếu nó được thực hiện thông qua các mối quan hệ liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc để hình thành độc quyền Ngoài ra một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã diễn ra mặc dù ở mức độ không nghiêm trọng lắm

Trang 32

II KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Hộ gia đình anh Doanh được xếp vào loại khá ở trong xã Hoạt động kinh tế của hộ được kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh Trong đó, cà phê là sản phẩm chủ đạo của gia đình trong sản xuất cũng như kinh doanh Các sản phẩm nông nghiệp của hộ (cà phê, tiêu, điều, mía) rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và đây đều là những sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hoá cao Các sản phẩm nông nghiệp này đều là cây lâu năm nên hoạt động kinh tế của hộ diễn ra liên tục trong năm làm cho hiện tượng bán thất nghiệp không diễn ra ở đây

Những thuận lợi chủ yếu của nông hộ đó là các tư liệu sản xuất đầy đủ, đất đai có độ màu mỡ cao phù hợp với các loại cây trồng hiện tại, cơ sở hạ tầng như đường sá, phương tiện vận chuyển phát triển tốt, phần nào chủ động được thuỷ lợi Nhu cầu thị trường đối với loại sản phẩm chủ đạo (cà phê) đang có xu hướng tăng lên và tiềm năng phát triển trong lâu dài Hiện nay, theo đánh giá của chủ hộ việc mua các yếu tố đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra của người nông dân không gặp khó khăn gì lớn (trừ vấn đề độc quyền thị trường của các công ty mà người dân không nhận thức được có thể xảy ra) Những khó khăn cơ bản của nông hộ là thiếu đất đai để mở rộng sản xuất vì quỹ đất đã khai thác gần hết, điều kiện tự nhiên và giá cả sản phẩm cà phê có thể còn nhiều biến động, năng lực cất trữ còn hạn chế và các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh cà phê của anh Mặc dù anh Doanh đã được tập huấn nhiều về kỹ thuật trồng trọt trong nông nghiệp nhưng chưa được tập huấn về kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là kỹ năng phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất

Hiện nay anh Doanh cảm thấy hài lòng với hoạt động sản xuất của mình và anh cũng chưa thể tìm ra hoạt động sản xuất nào đạt hiệu quả cao hơn hiện tại Do đó, phương hướng sản xuất trong tương lai là chưa có sự đột biến Anh có một vài dự định nhỏ tăng mức chi phí cho sản xuất cà phê, tuy nhiên doanh thu và sản lượng dự kiến lại không rõ ràng còn phụ thuộc nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của người dân

KIẾN NGHỊ - Đối với nông hộ:

+ Cần có kế hoạch kinh doanh và sổ sách ghi chép chi phí, sổ hạch toán lãi, lỗ đối với một số hoạt động có thu nhập cao, thời gian thu hồi vốn lâu và vốn đầu tư phát sinh lớn đặc biệt đối với sản phẩm chính là cà phê

+ Cần tận dụng tốt những nguồn lực hiện còn chưa sử dụng với hiệu quả cao như ao cá để đa dạng hoá thu nhập phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động sản xuất cà phê

+ Cần nâng cao năng lực cất trữ sản phẩm để có thể phòng tránh những biến động bất ngờ của giá cà phê

- Đối với địa phương:

+ Cần sớm tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa trong khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thứ nhất, các cơ quan quản lý cần xác định được tình trạng độc quyền có xảy ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê lớn tại Đăcklắc không thông qua các mối liên kết dọc và ngang Bộ Luật Bảo vệ cạnh tranh của Việt nam sẽ được áp dụng vào tháng 7/2006 Đây là một điều kiện tốt để xác định mức độ tạp trung và các ảnh hưởng của nhóm đối tượng này lên thị trường cà phê Thứ hai, chính quyền địa phương cần có các giải pháp giải quyết tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các đối tượng thu gom tại địa phương (điển hình là Nông trường Đắkuy 4) để các các công ty khác có thể tham gia nhiều hơn vào khâu tiêu thụ.

Trang 33

+ Cung cấp thông tin về dự báo tương đối dài hạn về giá cả thị trường cho nông dân một cách kịp thời và thiết thực Đây là một điều kiện quan trọng để người dân có các quyết định sản xuất dài hạn và cất trữ sản phẩm Thông tin về giá cà phê tại sàn giao dịch Đắklắc cần được thông báo rộng rãi tới người dân thông qua các phương tiện thông tin công cộng dễ tiếp cận như loa phóng thanh, bản tin thôn, xã

+ Tổ chức các lớp tập huấn về kinh doanh nông nghiệp, trong đó cần chú trọng nhấn mạnh đến kỹ năng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và những phân tích nhạy cảm khi các yếu tố sản xuất thay đổi

tăm, chồi

4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500

Làm cỏ 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000Thu hoạch 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000Tổng chi phí 27600 8730 15360

0 41820 41820 41820 41820418204182041820 41820 41820 41820 41820Tổng doanh thu 00 00

99000 90000

105000

105000Lợi nhuận -27600 -8730 -1536041820 57180 48180 63180 6318063180 63180 63180 63180 63180 63180 63180-

Trang 34

Chỉ tiêu Năm 16

Năm 17

Năm 18

Năm 19

Năm 20

Năm 21

Năm 22

Năm 23

Năm 24

Năm 25

Năm 26

Năm 27

Năm 28

Năm 29

Năm 30

Năm 31

Năm 32

Năm33

Giống Phát

ốt+thiết kế Đào hố Bỏ phân, lấp

hố (kể cả tiền

phân) Trồng Phân xanh Phân lân vi

sinh 1500 1500 1500 1500 1500 1500 150015001500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500Phân Kali 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000Phân Ure 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000Phân Sunfat 1920 1920 1920 1920 1920 1920 192019201920 1920 1920 1920 1920 1920 1920 1920 1920 1920Phân NPK 2400 2400 2400 2400 2400 2400 240024002400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400Tưới 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000Đào hố, ép

xanh 000 000000000000000Chăm sóc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Trấu (vỏ cà

phê) 7500 7500 7500 7500 7500 7500 750075007500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 7500Tạo hình, vặt

cành tăm, chồi 4500 4500 4500 4500 4500 4500 450045004500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500Làm cỏ 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000Thu hoạch 9000 9000 9000 9000 9000 9000 900090009000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000

Tổng chi phí 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820

Tổng doanh

thu 105000 105000 105000 105000 105000105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000105000 105000 105000105000

Lợi nhuận 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180

Trang 35

Chỉ tiêu

Năm 34

Năm 35

Năm

36 Năm 37 Năm

38

Năm 39

Năm 40

Năm 41

Năm 42

Năm 43

Năm

44 Năm 45 Năm

46

Năm 47

Năm 48

Năm

49 Năm 50

Giống Phát

ốt+thiết kế Đào hố Bỏ phân, lấp

hố (kể cả tiền

phân) Trồng Phân xanh Phân lân vi

sinh 1500 15001500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 150015001500 1500 1500 1500 15001500Phân Kali 3000 30003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 30003000Phân Ure 3000 30003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 30003000Phân Sunfat 1920 19201920 1920 1920 1920 1920 1920 1920 192019201920 1920 1920 1920 19201920Phân NPK 2400 24002400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 240024002400 2400 2400 2400 24002400Tưới 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000Đào hố, ép

xanh 0 00 00 0000000 0 0000Chăm sóc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Trấu (vỏ cà

phê) 7500 75007500 7500 7500 7500 7500 7500 7500 750075007500 7500 7500 7500 75007500Tạo hình, vặt

cành tăm,

chồi 4500 45004500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 450045004500 4500 4500 4500 45004500Làm cỏ 3000 30003000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 300030003000 3000 3000 3000 30003000Thu hoạch 9000 90009000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 900090009000 9000 9000 9000 90009000

Tổng chi phí 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820 41820

Tổng doanh

thu 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000 105000

Lợi nhuận 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180 63180

Trang 36

Phụ lục 2: Thu chi tiền mặt từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng theo các tháng trong năm

Chi tiền mặt cho SX 1 Điều

2 Cà phê 2000200020002000 2000 2000 2000 2000 2000 7000 7000 8000 3 Tiêu 100100100100100100100100100100100100 4 Mía 100100100100100100100100100100100100 5 Ao cá 252525252525252525252525 6 Kinh doanh 44444 44444 44444 22222 44446 7 Kinh doanh vận tảI 500500500500500500500500500500500500

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Chi cho tiêu dùng

Ăn uống 1500150015001500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 Áo quần 200200200200200200200200200200200200 Học hành 125125125125125125125125125125125125

Điện + điện thoại 200200200200200200200200200200200200 Ma chay, đám hỏi 250250250250250250250250250250250250

Khác 250250250250250250250250250250250250

Trang 37

VÙNG ĐỒI GÒ

Nông hộ: Ông A Lun

Địa chỉ: thôn Kon Gung, DakMar, Dak Ha, Kon Tum Ngày phỏng vấn: 02-04-2006

Điều tra và báo cáo viên: Lê Sĩ Hùng

MỤC LỤC

I PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 2 1 Giới thiệu 2 1.1 Lý do phân tích 2 1.2 Mục đích của báo cáo 2 2 Nội dung 2 2.1 Một vài nét khái quát về nông hộ 2 2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ 2 2.1.2 Cơ sở vật chất hiện có của hộ 3 2.2 Hiện trạng sản xuất của hộ 4 2.2.1 Bố trí sản xuất của hộ .4 2.2.2 Kết quả sản xuất của hộ 5 2.2.3 Phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò 6 II PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG 8 III GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA HỘ 9 IV KẾT LUẬN 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tổng hợp nhân khẩu và lao động của hộ 2 Bảng 2: Tình hình tư liệu sản xuất của hộ 3 Bảng 3: Cơ cấu đất đai của hộ 4 Bảng 4: Thời vụ các loại cây trồng, gia súc của hộ 4 Bảng 5: Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ năm 2005 5 Bảng 6: Thu chi tiền mặt của hộ ở các tháng trong năm 2005 6 Bảng 7: Kết quả chăn nuôi bò của hộ năm 2005 7

Trang 38

Nội dung: Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của

nông hộ ở vùng miền núi, tỉnh Kon Tum Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất và phân tích chuỗi thị trường sản phẩm chủ yếu của nông hộ

Phương pháp: Chúng tôi đã điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và các thành viên của hộ,

phỏng vấn một số đầu mối tiêu thụ sản phẩm của hộ, tìm hiểu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu Đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng trong hệ thống canh tác của hộ Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thông tin phỏng vấn Trong phân tích kinh doanh nông hộ chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nông hộ như: tổng giá trị sản lượng, chi phí bằng tiền mặt trực tiếp, chí phí vật chất của hộ, chi phí lao động của gia đình tính theo giá thị trường có điều chỉnh, thu nhập hỗn hợp (GM) Mặt khác, chúng tôi còn căn cứ vào chi phí cơ hội của lao động gia đình để xác định lợi nhuận kinh tế, sản lượng hoà vốn và giá hoà vốn

I PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 1 Giới thiệu

1.1 Lý do phân tích

Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của dự án AGRIBIZ là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam nói chung và ở tỉnh Kon Tum nói riêng

1.2 Mục đích của báo cáo

- Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ điều tra ở miền núi tỉnh Kon Tum

- Xác định kết quả, hiệu quả kinh tế, tình hình tiêu thụ sản phẩm và phân tích sơ bộ chuỗi cung sản phẩm quan trọng của hộ

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ Rút ra một số nhận xét về hệ thống canh tác ở vùng miền núi tỉnh Kon Tum làm cơ sở để xây dựng chương trình tập huấn cho các đối tượng của dự án

2 Nội dung

2.1 Một vài nét khái quát về nông hộ

2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ

Bảng 1: Tổng hợp nhân khẩu và lao động của hộ

1 Nhân khẩu Người 5

2 Lao động - Trong tuổi LĐ 3

Trang 39

Chủ hộ là ông A Lun người dân tộc Rongao Ông A Lun năm nay 45 tuổi, trình độ văn hoá 7/12 Ông A Lun sinh ra, lớn lên và lập nghiệp tại đây, nghề nghiệp chính của gia đình là nông nghiệp Hộ ông A Lun có 5 người gồm 2 vợ chồng và 3 người con (1 trai, 2 gái) Cô con gái đầu năm nay 23 tuổi đã học hết lớp 12 cách đây 2 năm và hiện nay đang là lao động chính của hộ Người con gái thứ 2 năm nay 20 tuổi đang học lớp 12 Câu con trai út năm nay 17 tuổi đang học lớp 10 Hiện nay, 2 chị em đang theo học ở trường phổ thông nội trú của tỉnh ở thị xã Kon Tum Chủ hộ cho biết sẽ cố gắng lo cho 2 chị em ăn học đến cùng kể cả khi chúng học ở bậc cao hơn

Vợ ông A Lun cũng là người dân tộc Rngao, năm nay 42 tuổi, trình độ văn hoá lớp 2/12 không biết đọc và viết tiếng kinh nhưng nói thì rất tốt

Ông A Lun cho biết, gia đình ông mới thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã năm 2003 nên hiện nay còn rất nhiều khó khăn Nhà ở của hộ còn đang tạm bợ, chủ hộ cho biết nếu thuận lợi cuối năm nay ông sẽ xây tường quanh nhà (hiện nay chỉ là gạch xếp) Ông A Lun cho biết lực lượng lao động nhà ông là rất dồi dào, ông cho rằng với diện tích đất đai ít như nhà ông thì chỉ cần 1 lao động và 1 lao động phụ là đủ Như vậy hộ ông A Lun đang trong tình trạng thừa lao động thiếu việc làm

Khi hỏi về mục tiêu của hộ trong vài năm tới thì chủ cho biết:

Thứ nhất: Duy trì việc học của 2 đứa con ít nhất là hết lớp 12

Thứ hai: Đảm bảo đủ ăn tiêu cho cả nhà, cố gắng tích luỹ để nâng cấp nhà ở

Như vậy hộ đã ưu tiên việc học cho con, đây là sự thay đổi lớn của hộ nói riêng và của đồng bào trong xã nói chung Qua tìm hiểu chúng tôi biết, mấy năm trước đây việc bỏ học từ lớp 5 hoặc lớp 9 của các cháu là chuyện bình thường, đến nay đồng bào đã nhận thức được vai trò của văn hoá trong đời sống, đây là tín hiệu đáng mừng ở trong xã và của nông hộ Mới thoát nghèo từ năm 2003 nên những khó khăn trong đời sống của hộ còn nhiều, vì vây mục tiêu đủ ăn và kiên cố hoá nhà ở là cái đích mà hộ cần đạt được trong vài năm tới, mục tiêu làm giàu sẽ được hộ phấn đấu khi đã đạt được những mục tiêu trên

2.1.2 Cơ sở vật chất hiện có của hộ

Tình hình trang bị tư liệu lao động của hộ được phản ánh ở Bảng 2

Bảng 2: Tình hình trang bị tư liệu lao động của hộ Loại tư liệu

lao động Số lượng

Giá trị 1000đ

Thời gian sử dụng

(năm)

Thời gian đã sử dụng

(năm)

Giá trị hiện còn

Tổng giá trị TLLĐ của hộ là 5.200 nghìn đồng và giá trị còn lại chỉ là 2.320 nghìn đồng, điều này chứng tỏ các TLLĐ của hộ phần lớn đã trải qua hơn 50% thời gian sử dụng, trong đó chuồng lợn và chuồng bò thì cuối năm nay (2006) hộ đã phải làm lại Như vậy, TLLĐ

Trang 40

Tình hình đất đai của hộ được phản ánh ở Bảng 3

Bảng 3: Cơ cấu đất đai của hộ Loại đất Diện tích

Đất trồng lúa rẫy và sắn của hộ là 20 sào, đây là đất canh tác của hộ và hàng năm chỉ làm 1 vụ Tất cả các loại đất của hộ đều có nguồn gốc tự khai hoang, nhưng đến nay đã được Chính quyền công nhận và cấp thẻ đỏ

Đất sản xuất của hộ được phân bố gần nhà ở của gia đình nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc Hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất hoàn toàn không có mà phụ thuộc vào tự nhiên Đường giao thông tới ruộng sản xuất của hộ là bằng đất do hộ tự làm, nên vào mùa mưa việc đi lại gặp nhiều khó khăn

2.2 Hiện trạng sản xuất của hộ

2.2.1 Bố trí sản xuất của hộ

Bố trí mùa vụ của hộ được thể hiện ở Bảng 4

Bảng 4: Bố trí sản xuất và chăn nuôi của hộ

Loại T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T 11 T12

1 Lúa 2 Săn 3 Cà phê 4 Heo giống

5 Bò Cả năm

Nhìn chung công việc của hộ là ít căng thẳng, hàng năm vào tháng 12 và tháng 1 năm sau là khá bận rộn vì đây là thời gian thu hoạch cà phê và sắn Hiện tại hộ chưa phải thuê lao động nhưng nếu 50 sào cà phê đi vào thâm canh và hộ khai hoang thêm đất trồng sắn thì khả năng thiếu lao động của hộ là có thể xảy ra

Ngày đăng: 01/11/2012, 11:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tình hình sử dụng đất nông hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất nông hộ (Trang 4)
Bảng 2. Giâ trị tư liệu sản xuất của nông hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 2. Giâ trị tư liệu sản xuất của nông hộ (Trang 5)
Bảng 3. Chi phí cho giống câ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 3. Chi phí cho giống câ (Trang 6)
Bảng 4. Tổng doanh thu bân câ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 4. Tổng doanh thu bân câ (Trang 8)
Bảng 6. Dòng tiền của hộ năm 2005. (ĐVT: 1000đ) -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 6. Dòng tiền của hộ năm 2005. (ĐVT: 1000đ) (Trang 10)
Tình hình sử dụng đất của nông hộ được trình băy ở Bảng 1. -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
nh hình sử dụng đất của nông hộ được trình băy ở Bảng 1 (Trang 18)
Bảng 3. Chi phí kiến thiết cơ bản că phí -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 3. Chi phí kiến thiết cơ bản că phí (Trang 21)
Bảng 4. Năng suất, sản lượng, giâ bân vă doanh thu că phí -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 4. Năng suất, sản lượng, giâ bân vă doanh thu că phí (Trang 22)
Bảng 5. Hiệu quả sản xuất că phí -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 5. Hiệu quả sản xuất că phí (Trang 22)
Bảng 6. Phđn tích NPV cho lô că phí -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 6. Phđn tích NPV cho lô că phí (Trang 23)
Bảng 7. Kết quả tổng hợp phđn tích NPV theo câc kịch bản -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 7. Kết quả tổng hợp phđn tích NPV theo câc kịch bản (Trang 24)
Bảng 8. Tổng hợp câc nguồn thu của nông hộ năm 2005 -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 8. Tổng hợp câc nguồn thu của nông hộ năm 2005 (Trang 25)
DANH SÂCH CÂC BẢNG BIỂU -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
DANH SÂCH CÂC BẢNG BIỂU (Trang 37)
Bảng 2: Tình hình trang bị tư liệu lao động của hộ Loại tư liệu  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 2 Tình hình trang bị tư liệu lao động của hộ Loại tư liệu (Trang 39)
Tình hình đất đai của hộ được phản ân hở Bản g3 -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
nh hình đất đai của hộ được phản ân hở Bản g3 (Trang 40)
Bảng 3: Cơ cấu đất đai của hộ Loại đất  Diện tích  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 3 Cơ cấu đất đai của hộ Loại đất Diện tích (Trang 40)
Bảng 5: Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ năm 2005 Loại cđy trồng  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 5 Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ năm 2005 Loại cđy trồng (Trang 41)
Bảng 6: Thu chi tiền mặt của hộ năm 2005 -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 6 Thu chi tiền mặt của hộ năm 2005 (Trang 42)
Bảng 7: Kết quả chăn nuôi bò của hộ năm 2005 -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 7 Kết quả chăn nuôi bò của hộ năm 2005 (Trang 43)
DANH SÂCH CÂC BẢNG BIỂU -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
DANH SÂCH CÂC BẢNG BIỂU (Trang 46)
2.1.2. Tình hình đất đai của hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
2.1.2. Tình hình đất đai của hộ (Trang 48)
Bảng 4: Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ Khoản thu Diện tích  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 4 Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ Khoản thu Diện tích (Trang 49)
Bảng 6. -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 6. (Trang 51)
Bảng 7: Phđn tích nhạy cảm theo giâ vă rủi ro trong sản xuất của hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 7 Phđn tích nhạy cảm theo giâ vă rủi ro trong sản xuất của hộ (Trang 52)
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ (Trang 58)
Bảng 4. Kết quả sản xuất kinh doanh cao su của nông hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 4. Kết quả sản xuất kinh doanh cao su của nông hộ (Trang 60)
2.3. Tình hình sử dụng đất của hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
2.3. Tình hình sử dụng đất của hộ (Trang 67)
Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh bời lời của nông hộ -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh bời lời của nông hộ (Trang 70)
Bảng 6. Phđn tích kết quả sản xuất kinh doanh bời lời theo phương phâp tính NPV TT Chỉ tiíu  ĐVT Năm 1 Nă 2 m Nă3 m Nă4 m Nă5 m Nă6 m Nă m 7  N ă m 8  T ổ ng  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 6. Phđn tích kết quả sản xuất kinh doanh bời lời theo phương phâp tính NPV TT Chỉ tiíu ĐVT Năm 1 Nă 2 m Nă3 m Nă4 m Nă5 m Nă6 m Nă m 7 N ă m 8 T ổ ng (Trang 72)
Bảng 9. Luồng tiền mặt thu chi của hộ năm 2005 (ĐVT: 1.000đ) Luồng tiền thu Luồng tiền chi  -  Dự án Agribiz: nghiên cứu thực trạng kinh doanh nông nghiệp tại Kon Tum
Bảng 9. Luồng tiền mặt thu chi của hộ năm 2005 (ĐVT: 1.000đ) Luồng tiền thu Luồng tiền chi (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w