1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

56 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 583,23 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI LÀM CƠSỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG Tác giảPHẠM BÁ NIÊN Khóa luận được đệ t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

[ \

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI LÀM CƠ

SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ

PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG

TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: PHẠM BÁ NIÊN

Ngành: LÂM NGHIỆP Niên khóa: 2004-2009

Tháng 05/2009

Trang 2

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI LÀM CƠ

SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ

PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG

TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giảPHẠM BÁ NIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn

TS GIANG VĂN THẮNG

Tháng 05 năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận văn được thực hiện theo chương trình đạo tạo hệ vừa làm vừa học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Nhân dịp này cho phép tôi được

bày tỏ lòng biết ơn thầy Tiến sĩ Giang Văn Thắng là người đã tận tình giảng dậy,

hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn:

- Sở nội vụ, sở NN & PTNT tỉnh Lâm đồng

- Trung tâm tại chức tỉnh Lâm đồng

- UBND huyện và các phòng, ban thuộc huyện Bảo lâm

- Ban lãnh đạo và các phòng, ban thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm đồng

- Lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên thuộc hạt Kiểm lâm huyện Bảo lâm

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và trong lúc thực hiện luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt xin cảm ơn:

- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Các thầy cô khoa lâm nghiệp và các khoa có liên quan

- Bộ môn Điều chế rừng

Đã tận tình giảng dậy tôi trong suốt quá trình học tập

Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập

và thực hiện khóa luận

Do thời gian thực hiện khóa luận có giới hạn và trình độ chuyên môn còn non trẻ nên khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn

Lâm đồng, ngày 20 tháng 5 năm 2009

Sinh viên: PHẠM BÁ NIÊN

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất các biện

pháp quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”

được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009 trên địa bàn huyện Bảo Lâm

trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản lý tài

nguyên rừng

Từ kết quả khảo sát thu thập thông tin và phân tích số liệu về tình hình dân sinh,

kinh tế, xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn

tài nguyên rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả và

đề xuất được những giải pháp góp phần vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển ổn định

tài nguyên rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu Kết quả cụ thể như sau:

1 Về tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội:

- Đời sống hiện nay của cộng đồng dân cư huyện Bảo lâm vẫn còn khó khăn,

mặc dù đã được cải thiện đáng kể so với mười năm về trước Do vậy, sức ép vào tài

nguyên rừng tại địa phương là rất lớn

- Sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào việc canh tác cây trà và cà phê bên

cạnh việc nhận khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng

- Trình độ văn hoá của cộng đồng dân cư trong khu vực còn thấp

2 Về tình hình quản lý bảo vệ rừng:

- Nạn khai thác lâm sản trái phép là một thách thức thực tế mà lực lượng quản

lý bảo vệ tài nguyên rừng gặp rất nhiều khó khăn

- Số vụ vi phạm tài nguyên rừng còn nhiều, đặc biệt tập trung vào việc lấn chiếm

và sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích

3 Về tình hình sử dụng tài nguyên rừng:

- Tài nguyên rừng tại khu vực chủ yếu là rừng tự nhiên , phân bố thành hai khu vực

rõ rệt là rừng lá rộng thường xanh và rừng lá kim gần như thuần loại với độ hỗn giao

thấp

Trang 5

- Từ năm 2006 đến năm 2008 việc khai thác lâm sản giảm từ 7.514 m3 xuống còn 1.915 m3 bên cạnh việc gia tăng diện tích trồng rừng mới

4 Đề tài đề xuất 6 giải pháp cụ thể là:

- Giải pháp về chính sách đất đai và hưởng lợi

- Giải pháp về chính sách về đầu tư và tín dụng

- Giải pháp về chính sách thuế

- Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng

- Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng

- Giải pháp về chống chặt phá, lấn chiếm rừng và đất rừng

5 Kết quả mong muốn của các giải pháp quản lý bảo vệ rừng

* Hiệu quả về phòng hộ môi trường

- Duy trì được diện tích rừng tự nhiên hiện có và đưa chất lượng của các loại rừng này từ trạng thái nghèo lên trung bình

- Gia tăng có hiệu quả các diện tích rừng trồng tại khu vực, qua việc trồng rừng mới phủ xanh đất trống đồi trọc trên các diện tích đất chưa có rừng

- Góp phần tích cực trong công cuộc cải thiện môi trường, giảm thiểu xói mòn đất, tăng khả năng giữ nước, gia tăng trữ lượng và cải thiện chất lượng rừng

* Hiệu quả về kinh tế

- Thông qua việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng cùng với việc tận thu lâm sản ngoài gỗ đã tạo nguồn thu nhập chính đáng cho các hộ dân, đặc biệt là các hộ dân nghèo có thu nhập thấp

* Hiệu quả về xã hội

Các giải pháp được đề xuất trước hết nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng người dân về vai trò và tầm quan trọng của rừng cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Bảo Lâm Đồng thời sẽ giúp nâng cao được năng lực quản lý bảo vệ rừng của cán bộ công nhân viên trong ngành lâm nghiệp, đưa những hoạt động của ngảnh lâm nghiệp và nghề rừng tại khu vực đi vào nề nếp, qua đó tạo việc làm ổn định, dần nâng cao thu nhập cho người dân và những người làm nghề rừng

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng viii

Chương 1 Đặt vấn đề 1

Chương 2 Tổng quan khu vực nghiên cứu và căn cứ pháp lý 3

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 3

2.1.1 Vị trí 3

2.1.2.Địa hình 3

2.1.3 Khí hậu 4

2.1.4 Tài nguyên nước 5

2.1.4.1 Nước mặt 5

2.1.4.2 Nước ngầm 6

2.1.5 Tài nguyên đất đai 6

2.1.5.1 Đặc điểm 6

2.1.5.2 Tiềm năng sử dụng đất 9

2.1.6 Tài nguyên khoáng sản 10

2.1.7 Tài nguyên rừng 10

2.1.8 Cảnh quan 13

2.1.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 13

2.1.9.1 Về lợi thế 13

2.9.1.2 Về hạn chế 14

2.2 Dân số và nguồn nhân lực 14

2.2.1 Dân số và phân bố dân cư 14

2.2.2 Lực lượng lao động 15

2.2.3 Văn hóa - xã hội 16

2.3 Hoạt động của ngành lâm nghiệp 16

2.4 Những căn cứ pháp lý 18

Trang 7

2.4.1 Những căn cứ chung 18

2.4.2 Những văn bản pháp lý của địa phương 19

Chương 3 Mục tiêu nội dung và phương pháp nghiên cứu 21

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 21

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21

3.2.1 Nội dung nghiên cứu 21

3.2 2 Phương pháp nghiên cứu 21

3.2.2.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu 21

3.2.2.2Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 22

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp 23

4.1 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội .23

4.1.1 Tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội 23

4.1.2 Tình hình quản lý bảo vệ rừng 23

4.1.3 Tình hình sử dụng tài nguyên rừng 26

4.2 Đề xuất các giải pháp 28

4.2.1 Giải pháp về chính sách đất đai và hưởng lợi 29

4.2.2 Giải pháp về thuế 30

4.2.3 Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng 31

4.2.3.1.Các biện pháp phòng chống cháy rừng 32

4.2.3.2 Các biện pháp kĩ thuật lâm sinh 34

4.2.3.3 Giải pháp công trình phòng chống cháy rừng 34

4.2.3.4 Tổ chức thực hiện, kiểm tra, tập huấn vả diễn tập cơ sở 37

4.2.4 Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng 38

4.2.4.1 Một số biện pháp chữa cháy rừng cơ bản 38

4.2.4.1.1 Các yêu cầu cơ bản về chữa cháy rừng 38

4.2.4.1.2 Các biện pháp kỹ thuật chữa cháy 39

4.2.4.2 Tổ chức thực hiện 39

4.2.5 Giải pháp chống chặt phá ,lấn chiếm rừng và đất rừng 40

4.2.5.1 Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 40

4.2.5.2 Giao đất - giao rừng 41

Trang 8

4.2.6 Kết quả dự kiến của các giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại huyện Bảo Lâm.

42

4.2.6.1 Hiệu quả về phòng hộ môi trường 42

4.2.6.2 Hiệu quả về kinh tế 42

4.2.6.3 Hiệu quả về xã hội 42

Chương 5 Kết luận và kiến nghị 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Kiến nghị 44

Tài liệu tham khảo 46 Phụ lục

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVT: Đơn vị tính

PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng

Phân viện QH&TKNN: Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TBKT: Tiến bộ kỹ thuật

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các nhóm đất tại huyện Bảo Lâm 7

Bảng 2.2 Quy hoạch đất nông nghiệp theo phân định đất nông lâm tại Bảo Lâm 9

Bảng 2.3 Diện tích và trữ lượng các loại rừng ở huyện Bảo Lâm 11

Bảng 2.4 Sự chuyển dịch lực lượng lao động tại Bảo Lâm từ 1999-2008 16

Bảng 2.5 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện

Bảo Lâm giai đoạn 1999 -2008 17

Bảng 4.1 Tình hình vi phạm được phát hiện và xử lý năm 2006 24

Bảng 4.2 Tình hình vi phạm được phát hiện và xử lý năm 2007 24

Bảng 4.3 Tình hình vi phạm được phát hiện và xử lý năm 2008 25

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2006 26

Bảng 4.5 Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2007 27

Bảng 4.6 Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2008 27

Trang 11

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và toàn

xã hội, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và sự sống còn của cả dân tộc Rừng có nhiều tác dụng như cung cấp

gỗ, củi, các nguyên liệu cho công nghiệp như giấy, sợi, ta nanh, hương liệu, thực phẩm…Bên cạnh đó, rừng còn giữ vai trò chủ yếu trong cân bằng sinh thái và điều tiết chế độ khí hậu trên địa cầu Rừng có tác dụng cung cấp dưỡng khí, hấp thu các khí độc hại, diệt khuẩn, hút bụi, làm giảm tiếng ồn, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ quét, là nơi cư ngụ và cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã Có thể nói, rừng là kho tàng thiên nhiên vô giá cho sự tồn tại và phát triển các loài động thực vật trên hành tinh chúng ta

Rừng có giá trị to lớn như đã nêu trên, nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Việt Nam đã và đang bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn và chất độc hóa học trong những năm chiến tranh ác liệt, cộng thêm vấn đề đô thị hóa, dân số gia tăng sau chiến tranh dẫn đến tình trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên rừng ngày càng suy giảm Từ thực tế trên đòi hỏi các nhà Lâm nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm ra các biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay qua đó sẽ duy trì và phát triển tốt vốn rừng hiện có

Bảo Lâm là một huyện được thành lập năm 1994 bao gồm 14 xã, thị trấn trong đó có 05 xã được đón nhận danh hiệu xã anh hùng vì có công trong cuộc kháng chiến dành lại độc lập và thống nhật đất nước Đồng thời Bảo lâm cũng là huyện có diện tích rừng khá lớn và độ che phủ cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm như gà mặt đỏ, bò rừng, cẩm lai, gõ đỏ, giáng hng… đặc biệt có khu rừng là vùng đệm của Vườn quốc gia Cát tiên

Rừng ở Bảo Lâm là nguồn sống của người dân địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Lâm Tuy nhiên, những năm trở lại đây mặc dù có

Trang 12

trồng Song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về kinh tế xã hội, tài nguyên rừng của huyện Bảo Lâm bị suy giảm, diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chiều hướng bị thu hẹp lại, đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như cuộc sống của người dân địa phương

Vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu, đánh giá về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội gắn liền với quyền lợi, nhu cầu cuộc sống từ tài nguyên rừng và nghĩa

vụ bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này của cộng đồng dân cư một cách cụ thể để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả cũng như thúc đẩy sự phát triển Lâm nghiệp bền vững tại địa phương

Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài “ Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học tại bộ môn Quản lý tài

nguyên rừng, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh với hy vọng góp phần nhỏ vào công tác quản lý bảo vệ nguồn tài rừng và phát triển lâm nghiệp tại địa bàn huyện Bảo Lâm

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.1.1 Vị trí

Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Lâm Viên, phía Bắc giáp Tỉnh Đăk Nông, phía Nam giáp Tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp Huyện Di Linh, phía Tây giáp các huyện : Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Thị xã Bảo Lộc

Huyện Bảo Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 146.347 ha (chiếm 19% diện tích

tự nhiên toàn Tỉnh), bao gồm 14 xã, thị trấn là thị trấn Lộc Thắng, các xã Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Bắc, B’ Lá, Lộc Ngãi, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Đức, Lộc

An, Tân Lạc, Lộc Thành và Lộc Nam)

Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số toàn huyện là 107.172 người (chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh) với mật độ dân số 74 người/km2, thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh (117 người/km2)

Do địa giới của huyện bao quanh thị xã Bảo Lộc, lại tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, nên Bảo Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và thu hút đầu tư từ các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với các địa phương lân cận, đặc biệt là thị xã Bảo Lộc

2.1.2 Địa hình

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm có 3 dạng địa hình chính: Núi cao, đồi thấp và thung lũng ven sông

- Dạng địa hình núi cao:

Là khu vực có độ dốc lớn (trên 20o), chủ yếu có nguồn gốc đá xâm nhập

Trang 14

jura-59.780 ha (chiếm 40,9% tổng diện tích toàn huyện) phân bố chủ yếu ở khu vực tiếp giáp với Bình Thuận và một số khu vực ở Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú Trên dạng địa hình này phân bố phổ biến là đất đỏ vàng

Do địa hình có độ dốc không lớn và độ dầy tầng đất nên địa hình này rất thích hợp cho việc phục hồi rừng và trồng rừng mới Ngoài ra, trên dạng địa hình này có một số diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai, nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt

- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình:

Là các dải đồi hoặc núi có độ dốc < 20o và có độ cao trung bình 800m Dạng địa hình này phần lớn có nguồn gốc phun trào bazan với diện tích khoảng 78.110 ha (chiếm 53,4% tổng diện tích toàn huyện) phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Đông Nam Khả năng sử dụng loại hình đất đai này tùy thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện tưới để có thể bố trí cây lâu năm (cà phê, chè, tiêu, cây ăn quả…) Ở những khu vực ít dốc hơn có thể quy hoạch trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm bên cạnh việc chú trọng thường xuyên các biện pháp chống xói mòn để bảo vệ tầng canh tác của đất

- Dạng địa hình thung lũng:

Địa hình này có diện tích 6.800 ha (chiếm 4% tổng diện tích toàn huyện) phân

bố ven các sông, suối lớn với độ cao so với mực nước biển từ 700m trở xuống và độ dốc phổ biến từ 0o–3o Trên hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa và bồi tụ với nguồn nước mặt khá dồi dào rất thích hợp cho việc phát triển lúa nước, dâu và các loại rau ngắn ngày Tuy nhiên, do một số khu vực thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn nên cần chú trọng các biện pháp tiêu úng và cung cấp nước tưới vào mùa khô

2.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ảnh hưởng của độ cao và địa hình nên khí hậu Bảo Lâm có những đặc trưng chính như sau:

Trang 15

- Nhiệt độ trung bình thấp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ban ngày và đêm lớn (10,3oC), khá thích hợp với các loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới như chè, cà phê, dâu tăm, bơ và các loại rau

- Do khu vực có lượng mưa lớn với mùa mưa kéo dài, kèm theo nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong mùa khô không lớn Nhờ lợi thế này nên tại Bảo Lâm có thể trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng hơn so với các vùng khác ở cao nguyên Đắc Lắc và Đông Nam bộ

- Do khu vực có số ngày nắng ít, ẩm độ không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn và tập trung dễ gây xói mòn đất là những hạn chế trong đặc điểm khí hậu của vùng, nên cần phải được đặc biệt chú ý trong quá trình bố trí sử dụng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp

2.1.4 Tài nguyên nước

2.1.4.1 Nước mặt

Do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa hàng năm lớn, mật độ sông suối khá dày (0,9–1,2 km/km2), nên hệ thống sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp và nhiều gềnh thác Bảo Lâm có 3 hệ thống sông chính là Dar’Nga, Da Dâng, Dam’Bri thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai

Là ranh giới giữa huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc có độ dốc dòng chảy thấp,

có nước quanh năm, lượng nước mùa lũ chiếm 80% lượng nước cả năm, lưu lượng vào mùa khô khoảng 1–5 /l.s/km2

Trang 16

- Hệ thống suối Dam’ Bri:

Bắt nguồn từ xã Lộc Quảng chảy theo hướng Đông Bắc–Tây Nam qua xã Đam B’ri (Bảo Lộc) và Lộc Tân có diện tích lưu vực khoảng 190 km2 với 2 phụ lưu là Daconset và Dabrlan Phần lớn các nhánh suối thuộc hệ thống này chỉ có nước vào mùa mưa

Với nguồn nước mặt phong phú, nguồn sinh thủy khá rộng và địa hình thuận lợi

khu vực nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi và thủy điện, tạo lợi thế rất lớn cho phát triển công nghiệp, mở rộng diện tích tưới cho thâm canh nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt

2.1.5 Tài nguyên đất đai

Trang 17

Bảng 2.1 Các nhóm đất tại huyện Bảo Lâm

2 Đất nâu đỏ trên đá bazan

3 Đất nâu vàng trên đá bazan

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 3.821 ha (chiếm 2,61% diện tích tự nhiên) phân

bố ven sông suối Nhóm đất này chỉ có 1 loại là đất phù sa ngòi suối (Py) được hình

thành do bồi lắng của sông, suối với hàm lượng đạm tổng số cao, tổng cation trao đổi trung bình 4,58–6,17% /100g đất, độ bão hòa bazơ trung bình 43–48%, thành phần cơ giới nhẹ Nhóm đất này rất thích hợp cho trồng dâu, hoa màu và cây ăn quả

- Nhóm đất đỏ, vàng: Đây là nhóm đất chính ở Huyện Bảo Lâm với tổng diện

tích là 137.788 ha (chiếm 94,15% tổng diện tích tự nhiên) bao gồm các loại đất như

sau:

+ Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): Có diện tích là 9.592 ha, chiếm 7,03% diện tích

nhóm đất đỏ vàng và 6,59% tổng diện tích tự nhiên Trong đó, diện tích có độ dốc

Trang 18

+ Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): Có diện tích là 45.628 ha, chiếm 31,33% diện

tích tự nhiên và 33,48% diện tích nhóm đất đỏ vàng Trong đó, 27,4% diện tích có

độ dốc từ 30–8o; 46,5% diện tích có độ dốc từ 80–15o và diện tích có độ dốc lớn hơn

15o chiếm 26,1%

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): Có diện tích là 9.132 ha, chiếm 6,27% diện

tích tự nhiên, hầu hết có độ dốc lớn hơn 15o

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Có diện tích là 33.850ha, chiếm 23,24%

diện tích tự nhiên Hầu hết diện tích có độ dốc lớn hơn 15o, diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 15o chỉ chiếm khoảng 4%

+ Đất đỏ vàng trên đá granite (Fa): có diện tích là 34.142ha, chiếm 23,44 diện

tích tự nhiên Diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o chiếm 81%; độ dốc từ 150–20ochiếm 14,4% và độ dốc từ 80–15o chỉ chiếm 4,6%

+ Đất vàng nhạt trên đất cát (Fq): Có diện tích 3.942ha, chiếm 2,71% diện tích tự

nhiên, hầu hết có độ dốc trên 25o

+ Đất bồi tụ (D): Có diện tích 3.052ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên có địa hình

tương đối bằng phẳng nên rất thích hợp cho trồng dâu, rau màu, lúa

b) Độ dốc và độ dày tầng đất:

- Độ dốc: Có tới 40,85% diện tích có độ dốc > 25o ; 8,3% diện tích có độ dốc từ 200– 25o ; 20,09% diện tích có độ dốc từ 150–20o và có khoảng 29,63% diện tích có độ dốc < 15o

- Độ dày tầng đất: Có 28,01% diện tích đất đai có tầng dày > 100cm ; 23,41% diện

tích có tầng dày 70–100cm ; 26,8% diện tích có tầng dày 30–70cm và có tới 21,17% diện tích có tầng dày < 30cm

Nhìn chung điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có độ phì tương đối tốt, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là cho trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cây ăn quả… Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc trên 15o chiếm tới 70,37% tổng diện tích tự nhiên, nên dễ bị xói mòn và rửa trôi Do vậy, trong quá trình sử dụng và canh tác cần đặc biệt chú trọng tới công việc chống xói mòn tại khu vực

Trang 19

2.1.5.2 Tiềm năng sử dụng đất

Hiện nay, có khoảng 30,49% diện tích sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, 63,79

sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, 0,14% sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, 2,43% sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp và 3,15% chưa sử dụng

Từ hiện trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định số 3613/QĐ-UB (22/11/2000) điều chỉnh điều 1 của quyết định số 780/QĐ-UB (31/3/1998) về việc phê chuẩn phân định ranh giới đất nông lâm nghiệp của huyện Bảo Lâm cụ thể như sau :

Bảng 2.2 Quy hoạch đất nông nghiệp theo phân định đất nông lâm tại Bảo Lâm

Phân định đất nông lâm năm

2000

tăng (+) giảm (-)

146.347

93.351 52.996

- 4.260

- 4.260 Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp – thủy sản năm 2008 là 44.829 ha, trong đó đất nông nghiệp lấn vào đất lâm nghiệp theo phân định là 4.782ha, khả năng mở rộng theo phân định khoảng 9.100–9.200 ha ; trong đó lấy từ đất chưa sử dụng là 2.200ha, chủ yếu ở Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm Đất nông nghiệp dự kiến phát triển khoảng 52.000–53.000 ha

Đất lâm nghiệp năm 2005 là 93.351ha, đất chưa sử dụng có thể chuyển sang trồng rừng là 2.400 ha Dự kiến chuyển khoảng 1.200ha đất nông nghiệp có độ dốc lớn (chủ yếu ở Lộc Thành, Lộc Nam, Lộc Tân) và một số nằm rải rác trong lâm phần sang đất lâm nghiệp, đất lâm nghiệp đã được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp (theo phân định) khoảng 9.100 – 9.200 ha, chuyển khoảng 1.000 ha sang đất

Trang 20

2.1.6 Tài nguyên khoáng sản

Bảo Lâm là huyện giàu khoáng sản nhất tỉnh Lâm Đồng, chiếm 10% tổng giá trị tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong đó:

- Bauxit toàn vùng có trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn, riêng mỏ Tân Rai có 59 thân quặng với trữ lượng quặng nguyên khai là 385,4 triệu tấn

- Than bùn phân bố rải rác có trữ lượng khoảng 800 ngàn tấn, do nhiệt lượng không cao, nên có khả năng khai thác làm phân bón với công suất 50.000 tấn/ năm

- Đá ốp lát ở Lộc Thắng đã được khai thác, thuộc loại đá Gabrodiabaz có màu sáng,

do độ nguyên khối thấp (<0,6m3) nên hiệu quả khai thác kém

- Thiếc sa khoáng kích thước hạt nhỏ, hàm lượng trung bình, trữ lượng không lớn và lẫn trong trầm tích Aluvi, phân bố tại các bãi bồi và trên các bậc thềm tại Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc Tân…

- Đá xây dựng hiện đang được khai thác với quy mô nhỏ tại đèo B40, Lộc Thành, Tân Lạc với sản lượng khai thác 1.200 – 1.500m3/ năm, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại địa phương

2.1.7 Tài nguyên rừng

Số liệu kiểm kê tài nguyên rừng tại huyện Bảo lâm do Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng công bố vào năm 2008 cho thấy, tài nguyên rừng ở Bảo Lâm khá phong phú và đa dạng về chủng loại và tập đoàn cây rừng, bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng hỗn giao lá rộng–lá kim, rừng hỗn giao lá rộng–tre nứa…được trình bày cụ thể ở bảng 2.3 dưới đây:

Trang 21

Bảng 2.3 Diện tích và trữ lượng các loại rừng ở huyện Bảo Lâm

[ĐVT : Diện tích (ha); trữ lượng gỗ (1.000m 3) ; tre nứa (1.000 cây)]

Trang 22

(Nguồn: Tài liệu kiểm kê rừng năm 2008, Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Ngoài ra, theo kết quả kiểm kê của ngành Địa chính cho thấy diện tích rừng tại Bảo lâm tăng khá nhanh, từ 88.336 ha vào năm 1995 tăng lên 93.351 ha vào năm

2008 Đồng thời, diện tích rừng có trữ lượng giàu tăng đáng kể, bình quân mỗi năm

có 1.200 – 1.500ha rừng trung bình phát triển thành rừng giàu Tổng trữ lượng gỗ toàn khu vực vào năm 2008 khoảng 6,2 triệu m3 (tăng so với năm 2004 khoảng 1triệu m3), trong đó rừng trồng có trữ lượng 253.000 m3 Tuy nhiên, khả năng khai thác của rừng còn hạn chế, do tại khu vực chỉ có 50% diện tích lả rừng sản xuất với

Trang 23

trữ lượng gỗ đến tuổi khai thác khoảng 2,7 triệu m3, do đó tổng sản lượng gỗ có thể khai thác sử dụng chỉ đạt khoảng 300 – 400 ngàn m3

2.1.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Qua điều kiện tự nhiên và hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số lợi thế và hạn chế khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển chung của huyện Bảo Lâm

về mặt kinh tế xã hội và môi trường

2.1.9.1 Về lợi thế

(1) Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, nhất là khi thị xã Bảo Lộc trở thành trung tâm tỉnh mới thì lợi thế về vị trí địa lý càng được phát huy, tiếp nhận các ảnh hưởng lan tỏa của một thị xã trung tâm tỉnh, đặc biệt là về phát triển nguồn nhân lực, kích thích thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Bảo Lâm…

(2) Khí hậu ôn hòa, có thể sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị và lợi thế cạnh tranh cao so với nhiều khu vực khác trong vùng Tây Nguyên

(3) Trữ lượng nước toàn vùng dồi dào (8 – 10 tỷm3/ năm), có khả ănng đáp ứng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp ngay cả trong mùa kiệt Năng lượng điện dồi dào (thủy điện Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi, gần tới là Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4) nên rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp luyện nhôm cũng như cho phát triễn kinh tế – xã hội toàn huyện

(4) Tài nguyên rừng khá phong phú, địa hình cho phép có thể chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất góp phần quan trọng vào phát triển

Trang 24

(5) Tàinguyên khoáng sản : Mỏ bauxit với trữ lượng khá cao, khi đưa vào đầu tư khai thác đây sẽ là động lực mạnh mẽ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương Nguồn khoáng sản có thể khai thác làm vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi

(6) Có một số cảnh quan có thể khai thác vàomục đích du lịch, du lịch nghỉ dưỡng, tham gia vào mạng lưới du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh – Bảo Lộc – Bảo Lâm – Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh – Bảo Lộc – Bảo Lâm – Đà Lạt

Có nhiều địa điểm tương đối thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy điện, có thể kết hợp giữa thủy điện với thủy lợi và du lịch

(3) Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng do có sự chênh lệch lớn giữa mặt bằng sản xuất và nguồn nước nên việc sử dụng gặp nhiều khó khăn

Nhìn chung, so với các huyện khác huyện Bảo Lâm có thế mạnh về phát triển rừng sản xuất với quy mô lớn và tập trung nhất, đồng thời có điều kiện khá thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp và khai thác rừng

2.2 DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2.1 Dân số và phân bố dân cư

Dân số của huyện Bảo Lâm tính tới năm 2008 là 107.172 người, chiếm 9,35%

so với dân số toàn tỉnh, trong đó nông thôn chiếm 86,5% Toàn huyện có 10 dân tộc, trong đó có 6 dân tộc chiếm tỷ lệ lớn là dân tộc Kinh chiếm 70,6%, Mạ 14,6%, K’

Ho 8,5%, Nùng 2,3%, Tày 2,4% còn lại là các dân tộc Hoa, Mường, Hơmông, Thái… Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành có trình

độ văn hóa thấp, đời sống còn rất nhiều khó khăn, đa phần sản xuất còn nặng về tự

Trang 25

cấp, tự túc và còn ỷ lại nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa nhạy bén với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT)

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 74 người/km2, thấp hơn so với bình quân toàn tỉnh (tỉnh 117 người/km2) Dân số phân bố không đều, phần lớn sống ở những xã thuận lợi về giao thông Các xã có mật độ dân số cao hơn bình quân toàn huyện là Lộc An (407 người/km2), Lộc Đức (252 người/km2), Tân Lạc (186 người/km2), TT Lộc Thắng (181 người/km2), Lộc Thành (164 người/km2), Lộc Nam (150 người/km2), Lộc Quảng (144 người/km2), Lộc Ngãi (126 người/km2) Các xã có mật độ dân số rất thấp như Lộc Bảo (6 người/km2), Lộc Bắc (10 người/km2), Lộc Lâm (14 người/km2), Lộc Phú (20 người/km2), B’Lá (37 người/km2), Lộc Tân (41 người/km2) Do mật độ dân số thấp, sống phân tán, cơ sở

hạ tầng yếu, dân trí chưa cao nên có nhiều khó khăn cho việc tổ chức phát triển kinh

tế, quản lý xã hội và đặc biệt là cho chuyển giao TBKT và hạn chế rất lớn hiệu quả kinh tế đầu tư

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần từ 1,72 năm 2005 xuống còn 1,61 năm 2008 Tỷ lệ tăng dân số cơ học trong những năm gần đây có xu thế giảm

từ 4,31% năm 2005 xuống còn 1,18% năm 2008

2.2.2 Lực lượng lao động

Năm 2008, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 53.164 người chiếm 49,6% dân số toàn huyện, cao hơn so với bình quân toàn tỉnh (46,7%) Cơ cấu lao động trong giai đoạn 1999 – 2008 chuyển đổi theo hướng tích cực, cụ thể vào năm 2008 như sau:

* Lực lượng lao động trong Nông – Lâm nghiệp là 88,0% cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh (77,6%) và giảm 5,02% so với năm 1999

* Lực lượng lao động trong Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng là 2,8% thấp hơn so với toàn tỉnh (7,4%), nhưng so với năm 1999 tăng 1,59%

* Lao động dịch vụ là 9,2% thấp hơn so với toàn tỉnh (15%) và tăng 3,43% so với năm 1999

Trang 26

Bảng 2.4 Sự chuyển dịch lực lượng lao động tại Bảo Lâm từ 1999-2008

Hiện trạng Tốc độ chuyển dịch Hạng

2.2.3 Văn hóa - xã hội

Huyện đã tạo việc làm mới hàng năm cho 24.000 – 25.000 nhân khẩu, đến năm

2008 tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đạt dưới 14%; trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 30% Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chính sách xã hội và công tác phòng chống tệ nạn xã hội

Đến năm 2008, toàn bộ các cụm xã có phòng khám khu vực và có bác sĩ phụ trách Tất cả trẻ em trong độ tuổi đựơc tiêm chủng đầy đủ các loại Vắc xin; tỷ lệ trẻ

em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%, giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 1/100.000 dân và có 80% dân số nông thôn được dùng nước sạch

Đến năm 2008 có 50–55% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, 55–65% thôn, buôn, khu phố và 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá

Trong toàn huyện đã phổ cập trung học cơ sở vào năm học 2007 Đến cuối năm

2008 đã huy động 65% số cháu đi học mẫu giáo Huyện có một Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề

2.3 Hoạt động của ngành Lâm nghiệp huyện

Ngành lâm nghiệp huyện đang từng bước chuyển từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội nhằm giữ và phát triển vốn rừng, tập trung đẩy mạnh công tác lâm sinh, quản lý bảo vệ và trồng rừng gắn với định canh định cư vùng đồng bào dân tộc Các hoạt động của ngành lâm nghiệp

Trang 27

huyện đã đóng góp phần không nhỏ cho sự phat triển kinh tế của huyện được thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện Bảo Lâm giai đoạn 1999 -2008

Tốc độ tăng (%) Chỉ tiêu

7

m 200

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Bảo Lâm năm 1999)

- Về giao khoán bảo vệ rừng: Tổng diện tích đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng

đạt 38.722 ha, chiếm 41,5% diện tích rừng hiện có

- Về trồng rừng: Tính đến năm 2008 trên phạm vi toàn huyện đã trồng được 7.564

ha rừng, trong đó đất có rừng trồng sản xuất là 6.912 ha, đất có rừng trồng phòng hộ

là 652 ha

- Về tỷ lệ che phủ: Tại thời điểm 2008, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn

huyện là 93.351 ha, trong đó rừng sản xuất là 71.121 ha, rừng phòng hộ 16.560 ha, rừng đặc dụng 5.670 ha Độ che phủ rừng toàn huyện đạt 63,8%, nếu cộng thêm độ che phủ của cây lâu năm thì độ che phủ toàn huyện lên tới 93,8%

Trang 28

- Về khai thác lâm sản: Khối lượng khai thác lâm sản toàn huyện vào năm 2008 cụ

thể là 13.926 m3 gỗ tròn, 4.266 Ster củi, 84.800 cây lồ ô tre nứa, 700 cây cừ, 2.562

m3 gỗ xẻ các loại, 46.143 sợi song mây và 400 tấn bông đót

Nhìn chung, ngành lâm nghiệp của huyện là một trong những thế mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng trong khu vực Tây Nguyên Đồng thời, ngành lâm nghiệp huyện

đã làm khá tốt công tác lâm sinh và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương Tuy nhiên, cần tiếp tục đầu tư để phát huy hơn nữa lợi ích của tài nguyên rừng, đất rừng vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho cộng đồng theo hướng kết hợp tốt hơn với sự phát triển của các ngành lien quan như nông nghiệp, du lịch và bảo vệ môi trường

- Luật đất đai năm 2003

- Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước

- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng nới 5 triệu ha rừng

- Quyết định số 245/1998/QĐ- TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

Ngày đăng: 13/09/2018, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w