1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh

131 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học”[3] Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ bảy quan điểm chỉ đạo cụ thể,

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG TRUNG TÚ

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ ĐỀ: “DÒNGĐIỆN-MẠCH ĐIỆN”, VẬT LÍ LỚP 11 NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG TRUNG TÚ

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ ĐỀ: “DÒNGĐIỆN-MẠCH ĐIỆN”, VẬT LÍ LỚP 11 NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CHO HỌC SINHNgành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí

Mã số: 8440111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Lâm Sung

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS Nguyễn Lâm Sung Các kết quả trong luận văn trung thực và chưa được công

bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả luận văn

Dương Trung Tú

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS NguyễnLâm Sung người thầy đã tận tình hướng dẫn, và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi

trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Bộ môn Lí luận và phương pháp dạyhọc vật lí, Khoa Vật lí, Phòng sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm -Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập cũng như nghiên cứu khoahọc để tôi có thể hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp yêu quý của tôi đã quan tâm, khích lệ, động

viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình Gia đình đã dành nhữngđiều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Đây là nguồn cổ vũđộng viên rất lớn giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học Tôixin bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự quan tâm giúp đỡ đó

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2020

Tác giả

Dương Trung Tú

Trang 5

3 Giả thuyết khoa học 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của luận văn 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ ĐỀ: DÒNG ĐIỆN-MẠCH ĐIỆN, VẬT LÍ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CHO HỌC SINH 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu về dạy học theo góc ở trường phổ thông 5

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Năng lực, năng lực vật lí 9

1.2.1 Năng lực 9

1.2.2 Năng lực vật lí 10

1.3 Phát triển năng lực vật lí cho học sinh trong dạy học theo góc 12

1.3.1 Khái niệm dạy học theo góc 12

1.3.2 Các đặc trưng cơ bản của dạy học theo góc 12

1.3.3 Các mức độ hình thức tổ chuwcstrong dạy học theo góc 13

1.3.4 Quy trình tổ chức dạy học theo góc phát huy năng lực vật lí của học sinh 16

Trang 6

1.4 Điều tra thực trạng dạy học theo góc môn vật lí ở trường THPT tại huyện Văn

Chấn-Yên Bái 23

1.4.1 Mục đích điều tra Điều tra 23

1.4.2 Đối tượng điều tra 23

1.4.3 Nội dung điều tra 23

1.4.4.Kết quả điều tra và phân tích 24

Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO GÓC KIẾN THỨC“DÒNG ĐIỆN - MẠCH ĐIỆN” VẬT LÍ 11 27

2.1 Cấu trúc logic kiến thức “ Dòng điện-Mạch điện”, chương trình vật lí 11 27

2.2 Nội dung kiến thức và những khó khăn thường gặp của học sinh khi học cáckiến thức “Dòng điện-Mạch điện”, chương trình vật lí 11 29

2.2.1 Nội dung kiến thức cơ bản chương “Dòng điện không đổi” 29

2.2.2 Những khó khăn thường gặp của HS khi học các kiến thức “Dòng điện - Mạch điện” 30

2.2.3 Mục tiêu bổ sung theo định hướng nghiên cứu 32

2.3 Thiết kế tiến trình dạy học theo góc kiến thức “Dòng điện-Mạch điện” nhằmphát huy năng lực vật lí của học sinh 33

2.3.1 Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “Dòng điện - Nguồn điện” 33

2.3.2 Tổ chức dạy học theo góc chủ đề “Mạch điện - Bộ nguồn” - Vật lí 11 43

Kết luận chương 2 58

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 59

3.2 Đối tượng, thời gian, phương pháp thực nghiệm sư phạm 59

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 59

3.2.1 Thời gian TNSP 59

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 60

3.3 Kế hoạch thực nghiệm 61

3.3.1 Kế hoạch TN 61

3.3.2 Nội dung triển khai 62

3.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 62

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từtắt

Dthe

PhpháTrunpThngh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm chất lượng học tập của các lớp TN và ĐC 59

Bảng 3.2 Kết quả bài kiểm tra số 1 69

Bảng 3.3: Bảng xếp loại học lực bài kiểm tra số 1 69

Bảng 3.4.Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 70

Bảng 3.5 Các tham số thống kê của bài kiểm tra số1 71

Bảng 3.6 Kết quả bài kiểm tra số 2 72

Bảng 3.7 Bảng xếp loại học lực bài kiểm tra số 2 72

Bảng 3.8 Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 2 73

Bảng 3.9 Các tham số thống kê của bài kiểm tra số2 74

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ HS học theo phong cách học và luân chuyển quay vòng 14

Hình 1.2: Các cách chuyển góc trong dạy học theo góc 15

Hình 1.3 Quy trình dạy học theo góc đối với GV 16

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa khả năng của học sinh và độ khó của nhiệm vụ 19

Hình 1.5: Phong cách nghiên cứu 20

Hình 1.6: Nghiên cứu nhiều nội dung theo chủ đề với các phong cách khác nhau 21

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc logic kiến thức “Dòng điện - Mạch điện” Lớp 11 27

Hình 3.1 Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 1 70

Hình 3.2 Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 71

Hình 3.3 Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 2 73

Hình 3.4 Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 74

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học”[3]

Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã

chỉ rõ bảy quan điểm chỉ đạo cụ thể, trong đó đã nêu “Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục - đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tưtưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảothực hiện,…” [4]

Điều 7,Luật Giáo dục sửa đổi do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2019 đã chỉ rõ“Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tưduy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khảnăng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [5]

Nhằm thực hiện thành công nội dung của các Nghị Quyết của Đảng và Nhànước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)trong các các bậc học, có đóng góp một phần rất quan trọng

Bộ GD và ĐT đã triển khai một số dự án phát triển phát triển giáo dục tại ViệtNam mang lại những kết quả tốt Có thể kể đến các PPDH rất được quan tâm áp dụngở bậc học THCS và THPT là phương pháp dạy học theo dự án, dạy học theo hợpđồng, dạy học theo góc, dạy học theo trạm,… Các kỹ thuật dạy học hiện đại cũngđược áp dụng để các PPDH hiện đại có thể triển khai tại Việt Nam được khả thi [5]

Khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vào dạy học môn Vật lí ở bậc họcphổ thông thì phải hướng tới vệc làm cho học sinh có ý thức và biết cách vận dụng

Trang 12

các kiến thức khoa học vào thực tế cuộc sống, Từ đó hoàn thiện kiến thức, kĩ nănghoạt động

Trang 13

thực tiễn Do vậy trong dạy học vật lí chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến năng lực vậtlí cho học sinh.

Phương pháp dạy học theo góc sẽ tạo ra m ôi t rư ờng h ọ c t ập lành mạnh, tích cực.Đặc biệt, với phương pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó người học vào một khuônkhổ nhất định, mà tạo ra cho học sinh một không khí học tập thoải mái Phương phápnày còn giúp cho học sinh tích cực hoạt động, mở rộng sự tham gia, nâng cao hứngthú, tạo cảm giác thoải mái và tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, đảmbảo học sâu, hiệu quả bền vững

Tại Việt Nam, DHTG đã được một số tác giả nghiên cứu và áp dụng vào dạyhọc ở bậc học phổ thông Đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu DHTG nào áp dụngvào phần kiến thức “Dòng điện - mạch điện” Do vậy, chúng tôi lựa chọn tên đề tài:

Tổ chức dạy học theo góc chủ đề: “Dòng điện-Mạch điện”, vật lí lớp 11 nhằmphát triển năng lực vật lí cho học sinh”.

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng các cơ sở lí luận của “Dạy học theo góc” để thiết kế tiến trình dạyhọc nội dung kiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện , Vật lí 11” nhằm phát triển nănglực vật lí cho học sinh

3 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng cơ sở lí luận của DH theo góc để tổ chức quá trình DH nội dungkiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện - vật lí 11” thì sẽ phát triển được năng lực vật lícho HS

4 Đối tượng nghiên cứu

Chương trình Vật lí 11 cơ bản; Nội dung kiến thức phần “Dòng điện-Mạchđiện”; Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện” của GVvà HS

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiêncứu như sau:

- Nghiên cứu lí luận về dạy học theo góc và năng lực vật lí của học sinh THPTđể làm cơ sở cho những tác động sư phạm nhằm nâng cao năng lực vật lí của HS

- Nghiên cứu chương trình SGK hiện hành, sách GV và các tài liệu tham khảocó liên quan đến nội dung kiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện” để phân tích nội

Trang 14

- Tìm hiểu thực tế dạy và học môn vật lí, đặc biệt là nội dung kiến thức phần“Dòng điện-Mạch điện” Từ đó:

+ Xây dựng hệ thống các thí nghiệm cần tiến hành khi dạy học phần này.+ Vận dụng cơ sở lí luận của DH theo góc tổ chức DH một số nội dung kiếnthức phần “Dòng điện-Mạch điện” theo hướng phát triển năng lực vật lí của HS

- Tiến hành TNSP theo nội dung và tiến trình DH đã soạn thảo Phân tích kếtquả thực nghiệm sư phạm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài Sơ bộ đánh giáhiệu quả DH kiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện” với việc phát triển năng lực vậtlí của HS trong học tập Từ đó, nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung và hoànthiện để có thể vận dụng linh hoạt PP này vào thực tiễn DH các nội dung kiến thứckhác trong chương trình Vật lí THPT

6 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu: về các quan điểm,

sự định hướng,cũng như việc đổi mới PPDH, nói chung và phương pháp dạy học hiệnđại trong dạy môn Vật lí nói riêng; SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan

- Phương pháp điều tra

* Tìm hiểu việc dạy và việc học nhằm sơ bộ đánh giá tình hình DH nội dungkiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện”

* Đề xuất giải pháp giúp GV khắc phục những khó khăn gặp phải khi DH phần“Dòng điện-Mạch điện” và giúp HS vượt qua những khó khăn, trong khi học

- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục

* Tiến hành TNSP với tiến trình DH đã soạn thảo theo kế hoạch.* Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu vớimục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài

- Phương pháp thống kê toán học.7 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ cơ sở lí luận của DH theo góc trong điều kiện thực tiễn nhà trường ViệtNam hiện nay

- Vận dụng cơ sở lí luận của DH theo góc vào thiết kế tiến trình DH một số nộidung kiến thức phần “Dòng điện-Mạch điện” - SGK Vật lí 11 cơ bản

- Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và học viên cao họccó cùng chuyên ngành

Trang 15

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễnChương 2: Thiết kế tiến trình dạy học theo góc nội dung kiến thức phần “Dòng

điện-Mạch điện” - SGK Vật lí 11 cơ bản

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 16

Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓCCHỦ ĐỀ: DÒNG ĐIỆN-MẠCH ĐIỆN, VẬT LÍ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC VẬT LÍ CHO HỌC SINH

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu về dạy học theo góc ở trường phổ thông

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Đặc trưng cơ bản của DHTG là giúp HS phát huy tốt nhất phong cách học củabản thân để học tập mà cái đích cuối cùng là hiểu sâu kiến thức, phát triển năng lực cánhân nói chung như: tính tích cực, tính sáng tạo, sự tự lực, Đồng thời phát triển cácnăng lực chuyên biệt khi học tập bộ môn

Phương pháp DHTG được xây dựng trên các nghiên cứu về dạy học quantâm nhiều đến nhu cầu, phong cách học của HS Trong đó có thể nói đên cácnghiên cứu như:

Claparet E thì đưa ra những điểm lớn trong dạy học như: Khơi dậy một nhu cầuhọc tập của HS; Khơi dậy phản ứng thích hợp của HS; Tiếp nhận những hiểu biết phùhợp để kiểm tra phản ứng ấy, điều khiển và hướng chúng đến mục đích đề ra [9]

Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Marzano R J;Zverena N M và

Hunter M [9,12,16] đều thống nhất và cho rằng PPDH đáp ứng cách học của từngHS, cũng như đáp ứng sự phát triển của hai bán cầu não trong não bộ của HS làquan trọng và cần thiết.

Trong dạy học theo hướng tích cực, dạy học theo góc là một trong những nộidung được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm

Carol Ann Tomlinson (1974), với quan điểm “Lớp học phân hoá” (Thedifferentiated classroom) đã giới thiệu việc dạy học bởi PPDH đặc biệt cho mỗi cánhân để cá nhân có thể học tập một cách sâu sắc, người học khác nhau sẽ có phươngpháp học tập khác nhau Theo đó, tác giả đưa ra các biện pháp học tập khác nhau để

phát huy sự chủ động, tích cực của học sinh trong học tập [12]

Tác giả David Kolb có công trình “Learning styles and disciplinary differences”

[ 15] Đây là một công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học mới từ rất sớm Tácgiả cho rằng HS có 4 phong cách học chủ yếu sau đây:

Trang 17

- Học qua kinh nghiệm - Học qua quan sát, phản ánh - Học qua tóm tắt, phân tích lí thuyết - Học qua thực nghiệm, trải nghiệm hoạt động.

Tác giả Fleming trong nghiên cứu của mình đã phân chia người học theo 4 kiểu,

đó là: người học kiểu nhìn (tranh, ảnh, phim, sơ đồ), người học kiểu nghe (âm nhạc,thảo luận, thuyết trình), người học kiểu đọc và viết (tạo danh sách, đọc SGK, ghichép), người học kiểu vận động (chuyển động, thí nghiệm, thực hành) [11]

Mô hình VARK (visual, auditory, write, kinaesthetic) của Fleming khá phù hợpvới quá trình học của HS nhỏ tuổi và là một trong các mô hình phổ biến nhất hiện nay

và có thể sử dụng được trong DHTG khi thiết kế các góc học tập theo cách học).Tác giả Lee Sing Kong thì cho rằng: việc sử dụng kết hợp các phương pháp sưphạm với sở thích của HS sẽ khuyến khích HS Khi đó, HS trở thành người học cóđộng cơ, HS trở nên năng động và tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm chiếmlĩnh kiến thức[7].

Letchmi Devi Ponnusamy cho rằng, với người học, có 3 vấn đề cơ bản là: mứcđộ sẵn sàng, mối quan tâm và sở thích học tập của người học thì sẽ đáp ứng được cácyêu

cầu của cá nhân trong học tập [9].

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong những năm 2000, dự án Việt - Bỉ đã tiến hành triển khai, bồi dưỡng choGV Tiểu học và GV THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam về các PPDH và kỹthuật dạy học tích cực Trong đó có nhóm các phương pháp: DHTG, dạy học theo hợpđồng và học theo dự án… Tổ chức VVOB tại Việt Nam cũng đã tiến hành bồi dưỡngcho GV bậc Cao đẳng, Đại học, sinh viên các trường Sư phạm và GV THCS ở các tỉnhQuảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam về PPDH theo góc, PPDH theohợp đồng, PPDH dự án , mang lại những kết quả tốt trong việc tích cực hóa hoạtđộng học của HS cấp THCS

- Nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao

Thị Thặng (2010) với công trình “Dạy và học tích cực - Một số kỹ thuật và phươngpháp dạy học” Trong công tình này, các tác giả đã đưa ra khái niệm, quy trình thực

Trang 18

hiện, phiếu đánh giá kế hoạch bài học, đánh giá giờ dạy theo góc, các ưu điểm và hạnchế, điều kiện cần đảm bảo để tổ chức có hiệu quả.

Trang 19

- Tác giả Nguyễn Tuyết Nga với “Modul phương pháp học theo góc, dự ánVVOB” (2010), đã đưa ra khái niệm DHTG, đặc điểm, quy trình, các mức độ (hình

thức) và ví dụ minh họa thiết kế các phiếu học tập, phiếu nhiệm vụ tại các góc.Vận dụng lí luận DHTG vào thực tiễn dạy học, đã có nhiều nghiên cứu nói vềviệc dạy học theo góc áp dụng trong dạy học vật lí như:

- Luận văn thạc sĩ: Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Chất lỏng”chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” - Sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao” -

Trần La Giang - 2010 Trong luận văn này tác giả đã khẳng định vai trò của việc tổchức dạy học theo góc trong việc nâng cao chất lượng học tập cho HS Tác giả đã đưara được một tiến trình dạy học theo góc phù hợp nhằm giúp HS phát triển toàn diện từngôn ngữ đến các thao tác tư duy, các hành động nhận thức, nhằm phát huy tính tíchcực, tự chủ, sáng tạo của HS trong học vật lí Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến sựảnh hưởng của không gian lớp học, sĩ số lớp học, phương tiện dạy học, phương tiệnthí nghiệm đến quá trình dạy học theo góc

- Luận văn thạc sĩ: Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ômđối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11, nhằm phát huy tính tíchcực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh” - Phạm Hương Giang -

2011 Trong luận văn này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạtđộng tổ chức dạy học theo góc Ngiên cứu tổ chức dạy học theo góc nội dung kiếnthức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” nhằm phát huy tínhtích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS Tác giả đã đưa vào những thínghiệm ảo, sử dụng phần mềm mô phỏng các hiện tượng vật lí như CrocodilePhysics

605… vào quá trình dạy học theo góc

- Luận văn thạc sĩ: Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ họcchương “Động lực học chất điểm” - Sách giáo khoa Vật lí 10” - VũThị Hải Yến-

2013 Trong luận văn này tác giả khẳng định vai trò của dạy học theo góc trong quátrình nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Tác giả đề suất việc chia lớplàm bốn góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phươngpháp, sử dụng những phương tiện và đồ dùng khác nhau

- Luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào dạy học một số

Trang 20

thông - Nguyễn Vi Tuấn - 2015 Trong luận văn này tác giả thiết kế các tiến trình dạyhọc theo góc đồng thời xử dụng các phần mềm mô phỏng vật lí để phát huy khả năngtự học, phát huy năng lực sáng tạo ở HS THPT.

- Luận văn thạc sĩ: Tổ chức dạy học theo góc các ứng dụng kỹ thuật thuộcchương Cảm ứng điện từ”- vật lí 11 - Nguyễn Thị Ngọc Thủy - 2018 Trong luận văn

này tác giả đã thiết kế một số tiến trình dạy học theo góc nhằm đưa người học vàohoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề khi dạy một số ứng dụng của vật lí trong kĩ thuậtthuộc chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11

- Đặc biệt là luận án tiến sĩ “Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc

trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh” của tác

giả Nguyễn Lâm Sung (2015) Qua luận án tác giả bổ sung thêm vào cơ sở lí luận củaphương pháp DHTG trên các phương diện tâm lí học, cơ sở sinh lí thần kinh và lí luậndạy học Chỉ ra sự phù hợp và cần thiết của DHTG với chiến lược đổi mới PPDH vàthực tiễn dạy học vật lí ở trường THCS Phân tích các đặc trưng của tính tích cực, tínhtự lực và tính sáng tạo DHTG, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực, tínhtự lực và tính sáng tạo của HS trong DHTG môn vật lí bậc THCS Hoàn thiện đượcquy trình DHTG nói chung bằng sơ đồ, bổ sung quy trình học theo góc đối với HS;cách thiết kế phiếu học tập và phiếu hỗ trợ tại các góc học tập Chỉ rõ rạch ròi hoạtđộng của GV và HS trong từng giai đoạn của quy trình Hoàn thiện được quy trìnhDHTG nói chung bằng sơ đồ, bổ sung quy trình học theo góc đối với HS; cách thiếtkế phiếu học tập và phiếu hỗ trợ tại các góc học tập Chỉ rõ rạch ròi hoạt động của GVvà HS trong từng giai đoạn của quy trình Đề xuất quy trình DHTG đối với môn vậtlí ở bậc THCS phù hợp với tiến trình giải quyết vấn đề trong DH vật lí Đề xuất quytrình đánh giá, bộ công cụ đánh giá trong DHTG, thiết kế được 4 Rubic đánh giá quátrình và kết quả học tập của HS trong tiến trình DHTG của phần quang học bậc THCSTóm lại, qua một số báo cáo trên chúng tôi nhận thấy: các nghiên cứu gần đâycủa các tác giả đều hướng tới việc phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo củangười học Các báo cáo đều đề cập khái quát các vấn đề về DHTG và vận dụng thiếtkế DHTG vào một số bài học cụ thể Các báo cáo đều nêu được những ưu thế nổi bậtcủa DHTG so với các phương pháp dạy học khác và đưa ra các ví dụ cụ thể về việc

Trang 21

thiết kế các bài học theo hướng này Tuy nhiên những báo cáo này chưa đưa ra đượcquy trình DHTG vào chủ đề “Dòng điện-mạch điện” vật lí lớp 11 nhằm phát triểnnăng lực vật lí cho HS, chưa đưa ra được hệ thống những thí nghiệm cần tiến hànhđể góp phần phát triển năng lực vật lí cho HS Chưa đưa ra được quy trình dạy họctheo góc kết hợp với những thí nghiệm để phát triển năng lực vật lí cho HS.

Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả và công trình trên chúng tôi sẽ tậptrung xác định những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy học phần kiếnthức này Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế tiến trình dạy học theo hướngphát phát triển năng lực vật lí cho học sinh, đồng thời phát huy tính tích cực, tự chủ,bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong học tập Xây dựng hệ thống thínghiệm và kết hợp nó với tiến trình dạy học theo góc, qua đó rút ra một tiến trìnhDHTG chuẩn với sự góp mặt của thí nghiệm vật lí trong dạy học chủ đề “Dòng điện-mạch điện” vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho HS

Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998): “Năng lực làtổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưngcủa một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnhvực hoạt động ấy” [15]

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018:Khái niệm năng lực được nêu như sau: “NL là thuộc tính cá nhân được hình

Trang 22

thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép conngười huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khácnhư hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong nhữngđiều kiện cụ thể.” [6]

Từ những trích dẫn ở trên, chúng ta thấy mặc dù các tác giả có nhiều cách tiếpcận và diễn đạt khác nhau, nhưng có thể thấy các tác giả đều thống nhất rằng:

- Năng lực tồn tại và phát triển thông qua hoạt động Nói đến năng lực là nói đếnkhả năng hoàn thành một hoạt động nào đó của cá nhân

- Năng lực biểu hiện và quan sát được trong hoạt động, nó gắn liền với tính sángtạo (chứa đựng những yếu tố mới mẻ, linh hoạt trong hành động)

- Năng lực chỉ có thể được rèn luyện mới phát triển được Năng lực gắn liền vớikĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động tương ứng

- Có nhiều năng lực khác nhau, mỗi cá nhân khác nhau có năng lực khác nhau.- Nói đến năng lực là nói đến mặt hiệu quả của tác động, tác động của con ngườivào sự việc như thế nào và đem lại hiệu quả gì?

Tóm lại, theo chúng tôi, có thể hiểu: Năng lực là hệ thống những thuộc tínhcủa cá nhân con người, phù hợp với yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạtđộng đó đạt kết quả cao Năng lực được chia thành hai mặt, đó là năng lực chung

- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quátrình vật lí

- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các

hiệntượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ,biểu

Trang 23

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo

Trang 24

logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lítheo các tiêu chí khác nhau

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa rađược những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân b,Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đờisống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa họcđể kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quanđến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinhnghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phánđoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựachọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tracứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu

- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan,thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệubằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích,rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểubảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trìnhtìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ýkiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảovệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho

Trang 25

vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.

c,Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã họcVận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản,bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề;biểu hiện cụ thể là:

- Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn

- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn

- Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một sốphương pháp hay biện pháp mới

- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiênnhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bềnvững

Trong Chương trình môn Vật lí, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng nhưnăng lực đặc thù nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học,dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau

1.3 Phát triển năng lực vật lí cho học sinh trong dạy học theo góc

1.3.1 Khái niệm dạy học theo góc

Dạy học theo góc là “Một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhautại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh mộtnội dung học tập theo các phong cách học khác nhau” [2].

Trong dạy học theo góc, người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí

cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau Học theo

góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”,‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và

hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sựtham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bềnvững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người họcphải chờ đợi

Trang 26

Từ định nghĩa của DHTG, các phân tích về cơ sở khoa học về tâm lí học và đặc

Trang 27

điểm sinh lí thần kinh của người học, kết hợp với các quan điểm của các tài liệu, tathấy: DHTG có những đặc trưng cơ bản như sau:

Tạo môi trường học tập với một cấu trúc được xác định cụ thể.Có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực.Đa dạng hóa nội dung học tập đáp ứng nhiều cách học khác nhau.Hướng tới việc thực hành khám phá và trải nghiệm.

Việc tổ chức DHTG có giao thoa với dạy học theo nhóm khi HS cần hoạt độngnhóm Tuy nhiên, điều khác biệt căn bản ở đây là các nhóm trong DHTG thường làcác HS có cùng phong cách học tập, mọi HS đều được học theo đa phong cách học,việc thành lập góc cũng linh hoạt hơn Trong DHTG thì có những giai đoạn HS phảiđộc lập học tập tại góc (trong góc sáng tạo chẳng hạn) Trong một góc, có thể tồn tại

một số ít HS không học theo nhóm mà độc lập làm việc cá nhân (thường là những HS

có năng lực học tập vượt trội hơn) để hoàn thành nhiệm vụ học tập và chuyển sanggóc khác trước các bạn cùng

góc.DHTG cũng có sự tương đồng với DH theo trạm là đa dạng hóa nội dung họctập, HS được hợp tác trong học tập, HS được khám phá và trải nghiệm Tuy nhiên ởDH theo trạm, HS có thể học tại một trạm tùy ý, có thể học theo một phong cách họctập duy nhất và không nhất thiết phải học hết ở tất cả các trạm Còn ở DHTG thì HSphải học đủ các góc để phát huy phong cách học tập sở trường và còn phát triển đượccác phong cách học tập khác nữa Mặt khác DH theo trạm phù hợp với loại bài họcvận dụng kiến thức hơn các loại bài học khác, còn DHTG thì phù hợp cho loại bài họchình thành kiến thức mới hơn các loại bài học khác

Trang 28

1.3.3 Các mức độ hình thức tổ chức trong dạy học theo góc [14]a Học với các góc như một giai đoạn chuyển giao, hệ thống quay vòng

Hình 1.1: Sơ đồ HS học theo phong cách học và luân chuyển quay vòng

Đôi khi việc học theo góc chỉ dừng lại trong việc giúp HS làm việc trong cácthời gian chuyển giao giữa hai giờ học hoặc giữa hai hoạt động của một giờ học.Thay vì đợi cho các HS trong lớp cùng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, những HSđã hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ làm việc tại một khu vực của lớp học được dành

riêng có chuẩn bị trước (khu vực hoạt động tự do chẳng hạn).

Hình thức học theo góc phát triển ở mức độ cao hơn là hình thức học theo hệ

thống luân chuyển quay vòng Theo hình thức này thì GV sẽ tạo ra nhiều góc với các

nhiệm vụ khác nhau và yêu cầu mọi HS đều thực hiện các nhiệm vụ một cách lần lượttheo một trình tự quay vòng nhất định đã được thỏa thuận trước với mỗi HS Cụ thểlà: lớp học được sắp xếp thành một số góc, mỗi góc có một số HS Trong mỗi góc, HSsẽ được yêu cầu làm việc cùng nhau (theo nhóm hoặc theo cặp), hoặc độc lập thựchiện nhiệm vụ cụ thể của mình; sau khi các HS hoàn thành nhiệm vụ ở các góc thìluân chuyển đến góc kế

tiếp.Quan sát sơ đồ trên ta thấy khi HS cần giải quyết một nhiệm vụ học thì có thểlần lượt thực hiện giải quyết nhiệm vụ theo các con đường như: nghiên cứu tài liệu thực hiện TN  quan sát GV hướng dẫn  vận dụng thực tế HS có thể tùychọn góc

Trang 29

theo góc với hệ thống luân chuyển quay vòng có những lợi ích khi tính tới số lượng HS

Trang 30

được hưởng lợi và trong điều kiện số lượng tài liệu học tập có hạn Trong hệ thốngluân chuyển quay vòng, tất cả các HS đều có cơ hội như nhau để tiếp cận với các tàiliệu học tập Điều này có nghĩa là GV không cần phải chuẩn bị nhiều thiết bị học tập,ví dụ chỉ cần

06 bộ TN thực hành cho lớp học có 30 HS Một khó khăn trong việc tổ chức dạy họctheo hình thức này là những HS nhanh và thông minh sẽ phải chờ cho đến khi có dấuhiệu luân chuyển của nhóm hay cá nhân khác Có thể khắc phục điều này bằng hình

thức học theo sự lựa chọn và các hoạt động tự do.

b Học theo sự lựa chọn và các hoạt động tự do

Với hình thức học này thì GV vẫn tổ chức lớp học thành các góc theo phong

cách học của HS Giáo viên đưa ra một số gợi ý cho từng góc, HS sẽ tự do lựa chọngóc nào

mà các em muốn hoạt động, số góc có thể hoàn thành và thứ tự các góc.

Hình 1.2: Các cách chuyển góc trong dạy học theo góc

Lưu ý: Với phương pháp làm việc này phải cần được giới thiệu từ từ, sau khi đã

quan sát mức độ tham gia và năng lực của HS trong lớp Nếu GV đã nhận định đầy đủvề năng lực và mức độ tham gia của HS, hoạt động tự do sẽ cho các em các cơ hộikhai thác sâu thêm các kiến thức bên ngoài và tăng mức độ tham gia của HS

c Hội thảo học tập

Trang 31

(nửa ngày) để HS lựa chọn các hoạt động và tư liệu học tập, không gian làm việc và

Trang 32

đôi khi có cả những khách mời từ bên ngoài (người thân của HS đưa ra những hướng dẫn; gợi ý các nguồn thông tin mang tính chuyên môn, chuyên gia, ).

Các hoạt động có thể bao gồm nhiều khu vực khác nhau, làm việc với các tư liệuvà kỹ thuật đặc biệt khác nhau tuy theo nội dung/chủ đề để thử thách đồng thời tạocảm hứng cho trí tưởng tượng của HS theo nhiều cách khác nhau… “Hội thảo họctập” sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được tổ chức chung giữa các lớp và giữa cácnhóm HS Học sinh sẽ phát triển các kĩ năng xã hội, và còn hơn thế khi GV có thểcùng lúc giám sát nhiều nhóm hoạt động Khi được tổ chức chặt chẽ, các “Hội thảohọc tập” sẽ mang lại động lực hành động tích cực cho cả GV và HS

1.3.4 Quy trình tổ chức dạy học theo góc phát huy năng lực vật lí của HS [14]

Hình 1.3 Quy trình dạy học theo góc đối với GV

Mục tiêu của quy trình DHTG mà chúng tôi xây dựng là nhằm phát triển mộtcách đầy đủ và toàn diện những thành tố cấu thành lên NLVL ở HS Kế thừa nhữngnghiên cứu trước đây chúng tôi đưa ra quy trình được thể hiện ở hình 1.3

Trang 33

a Giai đoạn 1: Thiết kế tiến trình dạy học

Bước 1: Xác định môi trường học tập với “Cấu trúc cụ thể- Nội dung: Tùy theo đặc điểm của các chương, dạng bài học và nội dụng học

tập, GV có thể xác định “Cấu trúc cụ thể” để tổ chức DHTG đạt kết quả cao hơn.Với những bài học có nội dung hình thành kiến thức mới thì nên ưu tiên sử dụngphương pháp DHTG

- Địa điểm: Không gian học là điều kiện không thể thiếu để tổ chức DHTG Với

không gian đủ lớn và số HS vừa phải thì dễ dàng bố trí các góc học tập hơn

- Thời gian: Cần có đủ thời gian để HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc, chuyển

góc

- Đối tượng học sinh: GV có thể chọn mức độ hay cách thực hiện DHTG dựa

trên khả năng tự định hướng và sự hứng thú của HS.Các PPDH chủ yếu: DHTG cần phối hợp thêm một số PP khác như: học tập hợptác nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, học theo hợp đồng…

Bước 2: Thiết kế các nhiệm vụ học tập và hoạt động tại các góc: đặt tên góc sao

cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học ở mỗi góc và hấp dẫn đối với HS

b Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo góc

Bước 1 Sắp xếp không gian lớp họcBước 2: Đặt vấn đề, giới thiệu bài học và nội dung học tập ở các góc học tậpBước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc

Bước 4 Tổ chức học sinh trao đổi, thống nhất kiến thứcBước 5: Đánh giá quá trình học tập

Trang 34

góc thí nghiệm GV sử dụng kết hợp với phương pháp dạy nêu và giải quyết vấn đềbằng

Trang 35

thực nghiệm Điểm mạnh của sự kết hợp này là HS phát triển toàn diện những kĩ năngtừ đề xuất ý tưởng, làm thực nghiệm, kiểm nghiệm, sử lí số liệu, tổng hợp…Tronggóc quan sát GV sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấnđề…khi sử dụng quá trình này học sinh được rèn luyện tổng hợp nhiều kĩ năng, từ xửlí số liệu đến các kĩ năng công nghệ thông tin Góc áp dụng GV có thể kết hợp vơiphương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề để giúp HS có thể giải thích đượcnhững hiện tượng trong tự nhiên.

b Cách thiết kế phiếu học tập

Để định hướng cho các hoạt động học tập của HS tại các góc thì GV cần phảithiết kế được các phiếu học tập (PHT) tại góc những góc đó Từ PHT, HS có thể tìmhiểu được mục tiêu, các nhiệm vụ phải thực hiện, cách thức thực hiện,… để thu lượmđược kiến thức mà nội dung học tập tại góc cần đạt được

PHT là một bản hợp đồng hoạt động học tập của HS, đồng thời định hướng HStìm tòi giải quyết vấn đề của nhiệm vụ học tập tại góc Thiết kế phiếu học tập có thểtuân theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập tại góc.Bước 2: Xác định nhiệm vụ học tập giao cho cá nhân và cho nhóm HS phải thực

hiện cũng như thời điểm và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó

Bước 3: Thiết kế các nội dung hoạt động học cụ thể.Bước 4: Thiết kế phần kết luận để ở phần cuối cùng của PHTBước 5: Thiết kế các trò chơi học tập

c Cách thiết kế phiếu hỗ trợ

Mỗi HS có một năng lực giải quyết vấn đề và PCHT khác nhau Chính vì thế,cùng nội dung của PHT do GV thiết kế tại các góc thì mỗi HS sẽ gặp những khó khănkhác nhau Nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, hoàn thành nhiệm vụ tập thì GVcũng cần thiết kế thêm các phiếu hỗ trợ Việc thiết kế phiếu hỗ trợ tại góc phải dựatrên nhu cầu của chính HS Nhu cầu của HS được hình thành khi độ khó của nhiệm vụhọc tập vượt quá khả năng học tập của HS Có thể thấy mối quan hệ giữa sự tham giacủa HS với độ khó của nhiệm vụ và khả năng của HS như hình 2.4 [29, tr 57]

Trang 36

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa khả năng của học sinh và độ khó của nhiệm vụ

Từ mối liên hệ giữa khả năng HS và độ khó của nhiệm vụ mà GV có thể thiết kếphiếu hỗ trợ ở các mức: hỗ trợ nhiều, hỗ trợ vừa, hỗ trợ ít (giấy có màu khác nhau)

Phiếu hỗ trợ ít: là những định hướng vẫn còn nhiều tính khái quát, gợi ý cho HS.Phiếu hỗ trợ vừa: ngoài những định hướng khái quát, cần có những định hướng cụ thể

hơn Từ các định hướng này, HS tự lực giải quyết những vấn đề của bài học

Phiếu hỗ trợ nhiều: Từ phiếu hỗ trợ vừa, GV có thể cụ thể hóa các định hướng

để trở thành định hướng Angôrit như: cách giải quyết, thứ tự thực hiện hay thuật toán,có thể cả đáp án HS chỉ cần lần lượt làm theo các hướng dẫn thì sẽ giải quyết đượccác vấn đề mà PHT yêu cầu

Tuy nhiên các phiếu hỗ trợ góc còn thêm các thông tin sau:

Những nhiệm vụ nào là “phải làm” và nhiệm vụ nào là “có thể làm”; tài liệu cầnthiết có thể tìm thấy ở đâu; bài tập được làm cá nhân, theo cặp hay theo nhóm;

Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng cần thiết cho HS hoạt động

d Tổ chức dạy trên lớp và giao nhiệm vụ cho HS về nhà

DHTG trong bộ môn vật lí là quá trình kết hợp của nhiều phương pháp, quátrình, giai đoạn, mô hình dạy học khác nhau với mục tiêu giúp HS lĩnh hội được kiếnthức mới và phát triển một cách toàn diện những năng lực, trong đó có năng lực vật lí.Quá trình tổ chức DHTG bộ môn vật lí có thể được chia thành những giai đoạn vớinhững đặc điểm như sau:

1) Giai đoạn chuẩn bị

GV cho HS làm bài kiểm tra về PCHT (tiến hành vào đầu năm học) để từng HSbiết PCHT của mình, GV tư vấn để giúp HS chọn góc xuất phát phù hợp

Trang 37

Nội dung: GV cần xác định kiến thức của bài học vật lí thuộc loại kiến thức nào

để đưa ra mô hình tổ chức DHTG phù hợp (nghiên cứu một vấn đề đơn lẻ tại các gócvới các PCHT khác nhau hay nghiên cứu vấn đề mang tính chủ đề tại các góc theo cácPCHT khác nhau) để GV bố trí không gian lớp học và số góc, loại góc phù hợp; Luônphải có góc TN vì đó là đặc thù của dạy học Vật lí Xác định mục tiêu của bài học và

mục tiêu ở từng góc học tập cần đạt được.Thiết kế phiếu học tập tại các góc có nội dung phù hợp với sự phân hóa và PCHTcủa HS

Xây dựng các rubric đánh giá theo các tiêu chí đánh giá khác nhau (đánh giá củaGV và đánh giá của HS)

2) Giai đoạn tổ chức dạy học theo góc [14]

Loại bài học mà các góc đều nghiên cứu cùng một nội dung kiến thức với các

cách học khác nhau thì tổ chức cho HS học tập với các pha của sơ đồ hình 1.5

Hình 1.5: Phong cách nghiên cứu

Loại bài học mà các nội dung kiến thức được sắp xếp theo chủ đề (hình thànhmột số kiến thức mới song song và tương đối độc lập) nhưng có thể nghiên cứu theo

các PCHT khác nhau thì có thể thiết kế các góc học tập theo sơ đồ hình 1.6

Trang 38

Loại bài học này thường được tiến hành trong 2 hoặc 3 tiết liền nhau thì mớihoàn thành được nhiệm vụ bài học Một vấn đề kiến thức lớn lại được chia thành

những vấn đề kiến thức nhỏ hơn Mỗi vấn đề nhỏ được thiết kế thành một góc theoPCHT của HS với mục tiêu phát triển năng lực vật lí cho HS Việc đặt tên góc saocho phù hợp với PCHT đối với từng vấn đề nhỏ HS có thể chọn góc theo PCHT của

mình làm góc xuất phát và chọn sơ đồ luân chuyển góc sau khi thỏa thuận với GV.Vậy sau khi nghiên cứu xong các vấn đề nhỏ, HS sẽ hình thành kiến thức của cả chủđề lớn, từ đó xem xét lại tình huống có vấn đề tổng thể cho cả chủ đề

Hình 1.6: Nghiên cứu nhiều nội dung theo chủ đề với các phong cách khác nhau

Chúng tôi thiết kế thêm các bước cụ thể để GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệmvụ học tập một cách thuận lợi hơn) Các pha của 2 sơ đồ theo hình 1.5 và 1.6 có thểthực hiện theo tiến trình cụ thể như sau:

Pha 1: GV cho HS ôn tập kiến thức cũ có liên quan với bài học, và nêu tình

huống có vấn đề GV nêu ra các cách giải quyết nhiệm vụ cho từng góc để HS lựachọn theo PCHT, nêu mục tiêu và nhiệm vụ của từng góc, thống nhất sơ đồ chuyểngóc, cách sử dụng bảng cá nhân

Pha 2: Tại góc xuất phát, HS tìm hiểu phiếu học tập để xác định nhiệm vụ của

cá nhân và của nhóm, HS thực hiện dự đoán, đưa ra các cách kiểm tra dự đoán, thựchiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ ở góc

Trang 39

(theo thẻ cá nhân) thì GV yêu cầu HS chuyển sang học tập ở các góc còn lại theo sơđồ chuyển góc và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của góc cho đến khi hoàn thành cácnội dung học tập.

GV thường xuyên theo dõi hoạt động của HS và kịp thời hỗ trợ (trực tiếp hoặcdung phiếu hỗ trợ phù hợp với khó khăn của từng HS gặp phải)

Pha 3: GV cho HS cả lớp cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất kiến thức từ các

góc Ở pha này, GV cần linh hoạt sử dụng các kỹ thuật DH tích cực tạo điều kiện choHS trình bày, bộc lộ quan điểm cá nhân và hợp tác với nhau để tìm ra kiến thức cầnlĩnh hội ở từng góc

Pha 4: GV chốt lại kiến thức cả bài học, yêu cầu HS ghi chép nội dung kiến thức

bài học Yêu cầu HS vận dụng bài học để giải thích các hiện tượng thực tế có liênquan với bài học GV thực hiện ĐG nhóm, HS thực hiện ĐG đồng đẳng và tự ĐG

3) Giai đoạn giao nhiệm vụ cho HS về nhà

Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhàcho học sinh Phải dành một khoảng thời gian nhất định trước khi kết thúc tiết dạy(nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau) để giao nhiệm vụ về nhà cho HS GV cần cho cácem dừng việc học tập ở trên lớp, có thể lúc đó công việc trên lớp ở một số góc vẫncòn dang dở

Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từngem ở trong lớp Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm họcsinh để giao việc về nhà cho học sinh Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướngdẫn:

- Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểuvấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà và vận dụng vào thựctiễn Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.- Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tụcvận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học Yêu cầu các embáo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập

Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập cótính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ

Trang 40

1.4.1 Mục đích điều tra Điều tra

- Tình hình thực tế dạy học của GV- Tình hình học tập của HS

- Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của HS khi học phần “Dòng điện - mạchđiện” vật lí 11, tìm hiểu cách tổ chức dạy học, tìm hiểu việc việc soạn kế hoạch bàihọc, những khó khăn của GV khi soạn thảo và dạy phần “Dòng điện - mạch điện” vậtlí 11

- Phong cách học vật lí của HS THPT- Kết quả học môn vật lí của HS trong năm học 2018 - 2019- Tình hình vận dụng các phương pháp (PP) và kỹ thuật dạy học hiện đại , đặcbiệt là dạy học theo góc phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11 của GV THPT

Từ các số liệu thu nhận được, đánh giá thực trạng (khó khăn, thuận lợi) vềPPDH của GV và tình hình học môn Vật lí của HS Từ đó đề xuất những giải pháp đểphát triển năng lực vật lí ở HS THPT

1.4.2 Đối tượng điều tra

Hoạt động điều tra được thực hiện trên 12 GV Vật lí và 150 HS khối 11 trên địabàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái gồm các trường: THPT Văn Chấn, THPT SơnThịnh

1.4.3 Nội dung điều tra

Chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi đối với HS gồm 15 câu (phụ lục 1) để khảo sátvề tính tích cực, tự lực, phong cách học Vật lí, đồng thời kết quả học môn Vật lí củanăm học 2018- 2019 Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng 2 phiếu hỏi đối với GV (phụ

Ngày đăng: 27/12/2020, 00:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Biên (2016), “Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học môn vật lí ở trường phổ thông” Tạp chí khoa học, Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học mônvật lí ở trường phổ thông”
Tác giả: Nguyễn Văn Biên
Năm: 2016
[2]. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng (2010), Dạy và học tích cực - Một số kỹ thuật và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và họctích cực - Một số kỹ thuật và phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm HàNội
Năm: 2010
[3]. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương
Năm: 2013
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) - Dự án Việt-Bỉ, Dạy và học tích cực, Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực, Một số kĩthuật và phương pháp dạy học tích cực
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - môn Vật lí cấp THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và kiểm tra, đánh giákết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - môn Vật lí cấpTHPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
[7]. Phạm Thị Hương Giang (2011), “Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức“Định luật ôm với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Ha Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức"“Định luật ôm với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” vật lí 11 nhằm phát huytính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”
Tác giả: Phạm Thị Hương Giang
Năm: 2011
[8]. Nguyễn Tuyết Nga (2010), Mô đun phương pháp học theo góc, tài liệu tập huấn dự án VVOB, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô đun phương pháp học theo góc
Tác giả: Nguyễn Tuyết Nga
Năm: 2010
[10]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NxbĐại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
[11]. Kharlamôp I. F. (1978), Người dịch: Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháthuy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào
Tác giả: Kharlamôp I. F
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w