Phát triển năng lực vật lí cho học sinh trong dạy học theo góc 1. Khái niệm dạy học theo góc

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh (Trang 25 - 40)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

1.3. Phát triển năng lực vật lí cho học sinh trong dạy học theo góc 1. Khái niệm dạy học theo góc

Dạy học theo góc là “Một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau” [2].

Trong dạy học theo góc, người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”,

‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.

Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi.

Từ định nghĩa của DHTG, các phân tích về cơ sở khoa học về tâm lí học và đặc

điểm sinh lí thần kinh của người học, kết hợp với các quan điểm của các tài liệu, ta thấy: DHTG có những đặc trưng cơ bản như sau:

Tạo môi trường học tập với một cấu trúc được xác định cụ thể.

Có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực.

Đa dạng hóa nội dung học tập đáp ứng nhiều cách học khác nhau.

Hướng tới việc thực hành khám phá và trải nghiệm.

Việc tổ chức DHTG có giao thoa với dạy học theo nhóm khi HS cần hoạt động nhóm. Tuy nhiên, điều khác biệt căn bản ở đây là các nhóm trong DHTG thường là các HS có cùng phong cách học tập, mọi HS đều được học theo đa phong cách học, việc thành lập góc cũng linh hoạt hơn. Trong DHTG thì có những giai đoạn HS phải độc lập học tập tại góc (trong góc sáng tạo chẳng hạn). Trong một góc, có thể tồn tại một số ít HS không học theo nhóm mà độc lập làm việc cá nhân (thường là những HS có năng lực học tập vượt trội hơn) để hoàn thành nhiệm vụ học tập và chuyển sang góc khác trước các bạn cùng

góc.

DHTG cũng có sự tương đồng với DH theo trạm là đa dạng hóa nội dung học tập, HS được hợp tác trong học tập, HS được khám phá và trải nghiệm. Tuy nhiên ở DH theo trạm, HS có thể học tại một trạm tùy ý, có thể học theo một phong cách học tập duy nhất và không nhất thiết phải học hết ở tất cả các trạm. Còn ở DHTG thì HS phải học đủ các góc để phát huy phong cách học tập sở trường và còn phát triển được các phong cách học tập khác nữa. Mặt khác DH theo trạm phù hợp với loại bài học vận dụng kiến thức hơn các loại bài học khác, còn DHTG thì phù hợp cho loại bài học hình thành kiến thức mới hơn các loại bài học khác.

1.3.3. Các mức độ hình thức tổ chức trong dạy học theo góc [14]

a. Học với các góc như một giai đoạn chuyển giao, hệ thống quay vòng

Hình 1.1: Sơ đồ HS học theo phong cách học và luân chuyển quay vòng Đôi khi việc học theo góc chỉ dừng lại trong việc giúp HS làm việc trong các thời gian chuyển giao giữa hai giờ học hoặc giữa hai hoạt động của một giờ học.

Thay vì đợi cho các HS trong lớp cùng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, những HS đã hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ làm việc tại một khu vực của lớp học được dành riêng có chuẩn bị trước (khu vực hoạt động tự do chẳng hạn).

Hình thức học theo góc phát triển ở mức độ cao hơn là hình thức học theo hệ thống luân chuyển quay vòng. Theo hình thức này thì GV sẽ tạo ra nhiều góc với các nhiệm vụ khác nhau và yêu cầu mọi HS đều thực hiện các nhiệm vụ một cách lần lượt theo một trình tự quay vòng nhất định đã được thỏa thuận trước với mỗi HS. Cụ thể là: lớp học được sắp xếp thành một số góc, mỗi góc có một số HS. Trong mỗi góc, HS sẽ được yêu cầu làm việc cùng nhau (theo nhóm hoặc theo cặp), hoặc độc lập thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình; sau khi các HS hoàn thành nhiệm vụ ở các góc thì luân chuyển đến góc kế

tiếp.

Quan sát sơ đồ trên ta thấy khi HS cần giải quyết một nhiệm vụ học thì có thể lần lượt thực hiện giải quyết nhiệm vụ theo các con đường như: nghiên cứu tài liệu  thực hiện TN  quan sát GV hướng dẫn  vận dụng thực tế.... HS có thể tùy chọn góc

theo góc với hệ thống luân chuyển quay vòng có những lợi ích khi tính tới số lượng HS

được hưởng lợi và trong điều kiện số lượng tài liệu học tập có hạn. Trong hệ thống luân chuyển quay vòng, tất cả các HS đều có cơ hội như nhau để tiếp cận với các tài liệu học tập. Điều này có nghĩa là GV không cần phải chuẩn bị nhiều thiết bị học tập, ví dụ chỉ cần

06 bộ TN thực hành cho lớp học có 30 HS. Một khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hình thức này là những HS nhanh và thông minh sẽ phải chờ cho đến khi có dấu hiệu luân chuyển của nhóm hay cá nhân khác. Có thể khắc phục điều này bằng hình thức học theo sự lựa chọn và các hoạt động tự do.

b. Học theo sự lựa chọn và các hoạt động tự do

Với hình thức học này thì GV vẫn tổ chức lớp học thành các góc theo phong cách học của HS. Giáo viên đưa ra một số gợi ý cho từng góc, HS sẽ tự do lựa chọn góc nào

mà các em muốn hoạt động, số góc có thể hoàn thành và thứ tự các góc.

Hình 1.2: Các cách chuyển góc trong dạy học theo góc

Lưu ý: Với phương pháp làm việc này phải cần được giới thiệu từ từ, sau khi đã quan sát mức độ tham gia và năng lực của HS trong lớp. Nếu GV đã nhận định đầy đủ về năng lực và mức độ tham gia của HS, hoạt động tự do sẽ cho các em các cơ hội khai thác sâu thêm các kiến thức bên ngoài và tăng mức độ tham gia của HS.

c. Hội thảo học tập

(nửa ngày) để HS lựa chọn các hoạt động và tư liệu học tập, không gian làm việc và

đôi khi có cả những khách mời từ bên ngoài (người thân của HS đưa ra những hướng dẫn; gợi ý các nguồn thông tin mang tính chuyên môn, chuyên gia,...).

Các hoạt động có thể bao gồm nhiều khu vực khác nhau, làm việc với các tư liệu và kỹ thuật đặc biệt khác nhau tuy theo nội dung/chủ đề để thử thách đồng thời tạo cảm hứng cho trí tưởng tượng của HS theo nhiều cách khác nhau… “Hội thảo học tập” sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được tổ chức chung giữa các lớp và giữa các nhóm HS. Học sinh sẽ phát triển các kĩ năng xã hội, và còn hơn thế khi GV có thể cùng lúc giám sát nhiều nhóm hoạt động. Khi được tổ chức chặt chẽ, các “Hội thảo học tập” sẽ mang lại động lực hành động tích cực cho cả GV và HS.

1.3.4. Quy trình tổ chức dạy học theo góc phát huy năng lực vật lí của HS [14]

Hình 1.3. Quy trình dạy học theo góc đối với GV

Mục tiêu của quy trình DHTG mà chúng tôi xây dựng là nhằm phát triển một cách đầy đủ và toàn diện những thành tố cấu thành lên NLVL ở HS. Kế thừa những nghiên cứu trước đây chúng tôi đưa ra quy trình được thể hiện ở hình 1.3.

a. Giai đoạn 1: Thiết kế tiến trình dạy học

Bước 1: Xác định môi trường học tập với “Cấu trúc cụ thể

- Nội dung: Tùy theo đặc điểm của các chương, dạng bài học và nội dụng học tập, GV có thể xác định “Cấu trúc cụ thể” để tổ chức DHTG đạt kết quả cao hơn.

Với những bài học có nội dung hình thành kiến thức mới thì nên ưu tiên sử dụng phương pháp DHTG.

- Địa điểm: Không gian học là điều kiện không thể thiếu để tổ chức DHTG. Với không gian đủ lớn và số HS vừa phải thì dễ dàng bố trí các góc học tập hơn.

- Thời gian: Cần có đủ thời gian để HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc, chuyển góc.

- Đối tượng học sinh: GV có thể chọn mức độ hay cách thực hiện DHTG dựa trên khả năng tự định hướng và sự hứng thú của HS.

Các PPDH chủ yếu: DHTG cần phối hợp thêm một số PP khác như: học tập hợp tác nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, học theo hợp đồng…

Bước 2: Thiết kế các nhiệm vụ học tập và hoạt động tại các góc: đặt tên góc sao cho thể hiện rừ đặc thự của hoạt động học ở mỗi gúc và hấp dẫn đối với HS.

b. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo góc Bước 1. Sắp xếp không gian lớp học

Bước 2: Đặt vấn đề, giới thiệu bài học và nội dung học tập ở các góc học tập Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc

Bước 4. Tổ chức học sinh trao đổi, thống nhất kiến thức Bước 5: Đánh giá quá trình học tập

a. Lựa chọn hình thức dạy học

Trong dạy hoc theo góc để thu được kết quả cao nhất thì người dạy phải sử dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau.

Ví dụ trong góc phân tích tài kiệu GV có thể sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo trạm, dự án… nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức mới một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất. Trong

góc thí nghiệm GV sử dụng kết hợp với phương pháp dạy nêu và giải quyết vấn đề bằng

thực nghiệm. Điểm mạnh của sự kết hợp này là HS phát triển toàn diện những kĩ năng từ đề xuất ý tưởng, làm thực nghiệm, kiểm nghiệm, sử lí số liệu, tổng hợp…Trong góc quan sát GV sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề…khi sử dụng quá trình này học sinh được rèn luyện tổng hợp nhiều kĩ năng, từ xử lí số liệu đến các kĩ năng công nghệ thông tin. Góc áp dụng GV có thể kết hợp vơi phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề để giúp HS có thể giải thích được những hiện tượng trong tự nhiên.

b. Cách thiết kế phiếu học tập

Để định hướng cho các hoạt động học tập của HS tại các góc thì GV cần phải thiết kế được các phiếu học tập (PHT) tại góc những góc đó. Từ PHT, HS có thể tìm hiểu được mục tiêu, các nhiệm vụ phải thực hiện, cách thức thực hiện,… để thu lượm được kiến thức mà nội dung học tập tại góc cần đạt được.

PHT là một bản hợp đồng hoạt động học tập của HS, đồng thời định hướng HS tìm tòi giải quyết vấn đề của nhiệm vụ học tập tại góc. Thiết kế phiếu học tập có thể tuân theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập tại góc.

Bước 2: Xác định nhiệm vụ học tập giao cho cá nhân và cho nhóm HS phải thực hiện cũng như thời điểm và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó.

Bước 3: Thiết kế các nội dung hoạt động học cụ thể.

Bước 4: Thiết kế phần kết luận để ở phần cuối cùng của PHT Bước 5: Thiết kế các trò chơi học tập .

c. Cách thiết kế phiếu hỗ trợ

Mỗi HS có một năng lực giải quyết vấn đề và PCHT khác nhau. Chính vì thế, cùng nội dung của PHT do GV thiết kế tại các góc thì mỗi HS sẽ gặp những khó khăn khác nhau. Nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, hoàn thành nhiệm vụ tập thì GV cũng cần thiết kế thêm các phiếu hỗ trợ. Việc thiết kế phiếu hỗ trợ tại góc phải dựa trên nhu cầu của chính HS. Nhu cầu của HS được hình thành khi độ khó của nhiệm vụ học tập vượt quá khả năng học tập của HS. Có thể thấy mối quan hệ giữa sự tham gia của HS với độ khó của nhiệm vụ và khả năng của HS như hình 2.4. [29, tr. 57].

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa khả năng của học sinh và độ khó của nhiệm vụ Từ mối liên hệ giữa khả năng HS và độ khó của nhiệm vụ mà GV có thể thiết kế phiếu hỗ trợ ở các mức: hỗ trợ nhiều, hỗ trợ vừa, hỗ trợ ít (giấy có màu khác nhau).

Phiếu hỗ trợ ít: là những định hướng vẫn còn nhiều tính khái quát, gợi ý cho HS.

Phiếu hỗ trợ vừa: ngoài những định hướng khái quát, cần có những định hướng cụ thể hơn. Từ các định hướng này, HS tự lực giải quyết những vấn đề của bài học.

Phiếu hỗ trợ nhiều: Từ phiếu hỗ trợ vừa, GV có thể cụ thể hóa các định hướng để trở thành định hướng Angôrit như: cách giải quyết, thứ tự thực hiện hay thuật toán, có thể cả đáp án. HS chỉ cần lần lượt làm theo các hướng dẫn thì sẽ giải quyết được các vấn đề mà PHT yêu cầu .

Tuy nhiên các phiếu hỗ trợ góc còn thêm các thông tin sau:

Những nhiệm vụ nào là “phải làm” và nhiệm vụ nào là “có thể làm”; tài liệu cần thiết có thể tìm thấy ở đâu; bài tập được làm cá nhân, theo cặp hay theo nhóm;

Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng cần thiết cho HS hoạt động.

d. Tổ chức dạy trên lớp và giao nhiệm vụ cho HS về nhà

DHTG trong bộ môn vật lí là quá trình kết hợp của nhiều phương pháp, quá trình, giai đoạn, mô hình dạy học khác nhau với mục tiêu giúp HS lĩnh hội được kiến thức mới và phát triển một cách toàn diện những năng lực, trong đó có năng lực vật lí.

Quá trình tổ chức DHTG bộ môn vật lí có thể được chia thành những giai đoạn với những đặc điểm như sau:

1) Giai đoạn chuẩn bị

GV cho HS làm bài kiểm tra về PCHT (tiến hành vào đầu năm học) để từng HS biết PCHT của mình, GV tư vấn để giúp HS chọn góc xuất phát phù hợp.

Nội dung: GV cần xác định kiến thức của bài học vật lí thuộc loại kiến thức nào để đưa ra mô hình tổ chức DHTG phù hợp (nghiên cứu một vấn đề đơn lẻ tại các góc với các PCHT khác nhau hay nghiên cứu vấn đề mang tính chủ đề tại các góc theo các PCHT khác nhau) để GV bố trí không gian lớp học và số góc, loại góc phù hợp; Luôn phải có góc TN vì đó là đặc thù của dạy học Vật lí. Xác định mục tiêu của bài học và mục tiêu ở từng góc học tập cần đạt được.

Thiết kế phiếu học tập tại các góc có nội dung phù hợp với sự phân hóa và PCHT của HS.

Xây dựng các rubric đánh giá theo các tiêu chí đánh giá khác nhau (đánh giá của GV và đánh giá của HS).

2) Giai đoạn tổ chức dạy học theo góc [14]

Loại bài học mà các góc đều nghiên cứu cùng một nội dung kiến thức với các cách học khác nhau thì tổ chức cho HS học tập với các pha của sơ đồ hình 1.5

Hình 1.5: Phong cách nghiên cứu

Loại bài học mà các nội dung kiến thức được sắp xếp theo chủ đề (hình thành một số kiến thức mới song song và tương đối độc lập) nhưng có thể nghiên cứu theo các PCHT khác nhau thì có thể thiết kế các góc học tập theo sơ đồ hình 1.6

Loại bài học này thường được tiến hành trong 2 hoặc 3 tiết liền nhau thì mới hoàn thành được nhiệm vụ bài học. Một vấn đề kiến thức lớn lại được chia thành những vấn đề kiến thức nhỏ hơn. Mỗi vấn đề nhỏ được thiết kế thành một góc theo PCHT của HS với mục tiêu phát triển năng lực vật lí cho HS. Việc đặt tên góc sao cho phù hợp với PCHT đối với từng vấn đề nhỏ. HS có thể chọn góc theo PCHT của mình làm góc xuất phát và chọn sơ đồ luân chuyển góc sau khi thỏa thuận với GV. Vậy sau khi nghiên cứu xong các vấn đề nhỏ, HS sẽ hình thành kiến thức của cả chủ đề lớn, từ đó xem xét lại tình huống có vấn đề tổng thể cho cả chủ đề.

Hình 1.6: Nghiên cứu nhiều nội dung theo chủ đề với các phong cách khác nhau Chúng tôi thiết kế thêm các bước cụ thể để GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập một cách thuận lợi hơn). Các pha của 2 sơ đồ theo hình 1.5 và 1.6 có thể thực hiện theo tiến trình cụ thể như sau:

Pha 1: GV cho HS ôn tập kiến thức cũ có liên quan với bài học, và nêu tình huống có vấn đề. GV nêu ra các cách giải quyết nhiệm vụ cho từng góc để HS lựa chọn theo PCHT, nêu mục tiêu và nhiệm vụ của từng góc, thống nhất sơ đồ chuyển góc, cách sử dụng bảng cá nhân.

Pha 2: Tại góc xuất phát, HS tìm hiểu phiếu học tập để xác định nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm, HS thực hiện dự đoán, đưa ra các cách kiểm tra dự đoán, thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập. Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ ở góc

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w