Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
1.4. Điều tra thực trạng dạy học theo góc môn vật lí ở trường THPT tại huyện Văn
Chấn - Yên Bái
Để có cơ sở thực tiễn việc thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hoạt động dạy và học các kiến thức Vật lí nói chung và kiến thức phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11 nói riêng ở một số trường thuộc địa bàn của huyện Văn Chấn,tỉnh Yên Bái.
1.4.1. Mục đích điều tra Điều tra
- Tình hình thực tế dạy học của GV - Tình hình học tập của HS
- Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của HS khi học phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11, tìm hiểu cách tổ chức dạy học, tìm hiểu việc việc soạn kế hoạch bài học, những khó khăn của GV khi soạn thảo và dạy phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11.
- Phong cách học vật lí của HS THPT
- Kết quả học môn vật lí của HS trong năm học 2018 - 2019
- Tình hình vận dụng các phương pháp (PP) và kỹ thuật dạy học hiện đại , đặc biệt là dạy học theo góc phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11 của GV THPT.
Từ các số liệu thu nhận được, đánh giá thực trạng (khó khăn, thuận lợi) về PPDH của GV và tình hình học môn Vật lí của HS. Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển năng lực vật lí ở HS THPT.
1.4.2. Đối tượng điều tra
Hoạt động điều tra được thực hiện trên 12 GV Vật lí và 150 HS khối 11 trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái gồm các trường: THPT Văn Chấn, THPT Sơn Thịnh.
1.4.3. Nội dung điều tra
Chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi đối với HS gồm 15 câu (phụ lục 1) để khảo sát về tính tích cực, tự lực, phong cách học Vật lí, đồng thời kết quả học môn Vật lí của năm học 2018- 2019. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng 2 phiếu hỏi đối với GV (phụ lục
- Phiếu hỏi 2 gồm 14 câu nhằm khảo sát việc tiếp cận, nhận thức và triển khai dạy học theo góc trong dạy học Vật lí (đặc biệt là dạy học theo góc) của GV THCS, đồng
thời khảo sát những điều kiện để triển khai dạy học theo góc phần Quang học.
1.4.4.Kết quả điều tra và phân tích
Thực trạng: Huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, với đặc thù là một huyện miền núi, kinh tế và đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm đầu tư từ các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ và toàn diện nhu cầu dạy, học của GV và HS. Qua điều tra thực tế hai trường THPT Văn Chấn, THPT Sơn Thịnh trên địa bàn huyện chúng tôi thấy: Cơ sở vật chất của hai trường THPT vẫn còn nhiều khó khăn. Hai trường đã có phòng thí nghiệm riêng nhưng các thiết bị thí nghiệm còn thiếu hoặc đã quá cũ, các thiết bị ít được sử dụng, khi có tiết thực hành hay tiết học có sử dụng thí nghiệm thì các giáo viên mang dụng cụ thí nghiệm lên lớp học để dạy. Dụng cụ thí nghiệm vật lý đôi khi còn để chung với các dụng cụ môn học khác, không bảo quản tốt do đó đa phần bị hỏng không sử dụng được.
GV vật lí tại hai trường đều là những người được đào tạo chính quy tại những trường đại học sư phạm (hoặc cử nhân vật lí nhưng đã được đào tạo thêm về ngiệp vụ sư phạm). Tất cả GV vật lí đều yêu nghề, được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như có những HS đạt giải cao trong các kì thi HS giỏi. Có một số giáo viên đã hoàn thành chương trình thạc sĩ về phương pháp giảng dạy bộ môn vật lí.
HS hai trường với phần đông là con em đồng bào dân tộc cư trú trên địa bàn.
Đời sống cũn nhiều khú khăn nờn đa phần cỏc em chưa nhận rừ được tầm quan trọng của quá trình học tập. Có nhiều HS ở rất xa trường nên việc đi lại, ăn ở gặp nhiều khó khăn, quỹ thời gian dành cho học tập của các em còn ít. HS hai trường đã có những cố gắng rất lớn trong quá trình học tập, rèn luyện
Đối với giáo viên: Đa số hiểu năng lực vật lí là gì, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số giỏo viờn chưa xỏc định được rừ cỏc thành tố cơ bản của năng lực vật lớ. Giỏo viên thấy được sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực vật lí cho học sinh, thấy được thông qua dạy học vật lý sẽ giúp các em hình thành và phát triển đày đủ các năng lực lực cần thiết như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm…, thấy được
lực vật lí cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó đa số giáo viên lại không nhận thấy được việc
hình thành và phát triển năng lực vật lí có thể được thực hiện qua tất cả các tiết học:
tiết lý thuyết, tiết bài tập,... mà cho rằng năng lực vật lí chỉ được hình thành và phát triển trong tiết lý thuyết. Đối với phương pháp dạy học phát triển năng lực vật lí: khi được hỏi, một vài giáo viên còn mơ hồ và ít giáo viên ứng dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học nhằm phát triển năng lực vật lý cho HS. Các giáo viên chưa hiểu một cách đầy đủ về phương pháp dạy học theo góc, chưa hiểu được quy trình dạy học theo góc, chưa hiểu được cách xác định góc, đặt tên góc, cách xác định nhiệm vụ cho từng góc, cách thiết kế phiếu học tập, phiếu hỗ trợ và lựa chọn những phương pháp dạy học đi kèm ...
Trong quá trình dạy học phần “Dòng điện - mạch điện” vật lí 11 đa phần GV thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Vì cơ sở vật chất còn thiếu nên GV ngại sử phương pháp dạy học mới có sự trợ giúp thêm của công cụ dạy học. Khi soạn thảo tiến trình dạy học, GV chưa thực sự chú ý đến việc phát triển những năng lực cần thiết cho HS nhất là năng lực vật lí; với những lí do đó nên kết quả học tập của HS trong phần này chưa cao.
Đối với học sinh: Đa phần các em học sinh nhận định môn vật lý là môn khó (73,5% học sinh được khảo sát). Đa số cảm thấy khả năng nắm chắc kiến thức vật lý của mình còn nhiều hạn chế (chiếm 0,86% học sinh khẳng định mình nắm vững kiến thức vật lý, 10,3% học sinh cho biết mình không hiểu về kiến thức vật lý, số còn lại cho rằng mình nắm kiến thức vật lý ở mức độ bình thường). Học sinh thấy rằng khi sử dụng dạy học theo góc trong dạy học vật lý các em hiểu bài hơn (chiếm 85,7% học sinh được khảo sát). Đa phần học sinh chưa có đầy đủ năng lực vật lí (48,8% học sinh cho biết mình không có khả năng sử dụng kiến thức vật lí, khả năng thực nghiệm và mô hình hóa, khả năng trao đổi thông tin và các khả năng liên quan đến cá nhân trong năng lực vật lí. Trong quá trình làm thí nghiệm hoặc mô hình hóa bằng phần mềm vật lý tất cả các em đều thấy mình gặp phải khó khăn, phần lớn khó khăn đó là các em không biết thao tác thực hành nên rất lúng túng khi làm thí nghiệm, không biết đo đạc lấy số liệu, không rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm, không xử lý được số liệu thí nghiệm. Học sinh chưa thấy được mình cần phải trang bị những gì để có thể giải quyết được vấn đề đã đặt ra, đa phần các em chỉ thấy mình cần phải nắm được các kiến thức
quá trình cần khảo sát bằng thí nghiệm (70,8% học sinh) mà chưa thấy được mình cần phải có các kiến thức khác như: kiến thức về an toàn, về thiết bị, về sai số, về xử lí số liệu…
Thực trạng trên chứng tỏ, GV sử dụng phương pháp DHTG chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vậy VĐ được đặt ra là cần phải làm rừ hơn mấu chốt của vận dụng phương pháp DHTG để có thể phát triển được năng lực vật lí cho HS.