G:so do day hoc lich su.doc

5 470 0
G:so do day hoc lich su.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đồ hóa và mô hình hóa kiến thức trong dạy học lịchsử Phan Hoàng Minh đổi mới phơng pháp dạy học là việc làm thờng xuyên trong quá trình giảng dạy ở các cấp, từ giáo dục mầm non đến đại học và hiện đang là vấn đề thời sự đợc toàn ngành giáo duc-đào tạo quan tâm. quán triệt quan điểm đổi mới toàn diện của ph- ơng pháp dạy học mới đang đợc đặt ra cho toàn ngành, cho từng ngành khoa học, từng môn học, từng bài học một cách cấp thiết. Trên cơ sở quan điểm: hạy học nêu ván đề, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên cần có sự đổi mới trong các khâu của quy trình giảng dạy, bao gồm khâu chuẩn bị, thiết kế bài dạy, phơng pháp truyền thụ . nhằm làm cho học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, năng động, sáng tạo. từ đó tạo cho họ năng lợng t duy độc lập, chuyển hóa kiến thức đợc truyền thụ thành tri thức. Mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo hiện nay là: Rèn đúc ra những con ngời biết lao động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của đất nớc trong xu thế toàn cầu hóa. Theo chúng tôi, đổi mới phơng pháp dạy học không phải là hủy bỏ toàn bộ những phơng pháp cũ, mà là đổi mới có chọn lạc trên cơ sở kế thừa và phát huy những cái tốt đã đợc khẳng định. dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là cắt bỏ toàn bộ vai trò của ngời thầy trong giờ giảng, chỉ đa ra hàng loạt câu hỏi để học sinh tự suy nghĩ, trả lời mà theo chúng tôi, bên cạnh hệ thống câu hỏi buộc ngời học suy nghĩ, ngời thầy vẫn phải giữ vai trò là ngời trọng tài về kiến thức, minh định cho sinh viên những vấn đề mà họ suy luận là đúng hay sai. Nh vậy, ng- ời thầy vẫn giữ vai trò quyết định trong việc định hớng t duy còn sinh viên là trung tâm của giờ học. Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung, nhất là môn lịch sử, quả là không dễ, đổi mới phơng pháp dạy lại càng khó. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ nêu ra vấn đề nhỏ đã đợc thử ngiệm trong khi giản một số bài khó của môn lịch sử để các đồng ngiệp cùng tham khảo, trao đổi đó là: Sơ đồ hóa và mô hình hóa kiến thức trong dạy học lịch sử. Xin đơn cử việc sơ đồ hóa kiến thức khi dạy một số bài thuộc phần lịch sử thế giới cổ_ trung đại. lịch sử thế giới cổ đại là những học trình đầu tiên mà những sinh viên năm thứ nhất ngành sử phải học, trong đó phần lịch sử xã hội nguyên thủy là những bài học khó, nhất là khi học về nguồn gốc loài ngời. Trong phần này có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ khoa học và nhiều cách giải thích khác nhau, cách viết trong các tài liệu lại không giống nhau nên sinh viên rất khó hiểu và lúng túng khi phân biệt các thuật ngữ, các khái niệm liên quan đến nội dung. Nhằm tạo cho sinh viên cách t duy để hiểu rõ nội dung của phần này, chúng tôi tiến hành sơ đồ hóa các hệ nthống khái niệm, các thuật ngữ khoa học nói về quá trình chuyển hóa từ vợn đến ngời và bằng những bằng chứng khoa học về qua trình đó( xem hình 1) Trên cơ sở sơ đồ đó, chúng tôi nêu lên những câu hỏi, gợi mở cho sinh viên những suy nghĩ về quá trình đó đã diễn ra nh thế nài trên thế giới, từ đó liên hệ đến quá trình đó ở Việt Nam. Hoặc là khi dạy về sự hình thành nhà nớc cổ đại ở hai khu vực Đông và Tây, thờng sinh viên khó hiểu vì sao ở phơng Đông các nhà nớc cổ đại có thiết chế của nhà nớc chuyên chế trung ơng tập quyền, còn ở phơng tây lại là nhà nớc cộng hòa (cộng hòa quý tộc) hay nhà nớc dân chủ (dân chủ chủ nô), do đó chúng tôi tiến hành mô hình hóa kiến thức để định hớng cho sinh viên tự giải tỏa băn khoăn trên. từ đó mà hiểu rộng ra lịch sử các quốc gia cổ đại trên thế giới và từng quốc gia cụ thể ở phơng Đong và phơng tây(xem hình 2,3). Trên cơ sở đó, chúng tôi nêu lên các câu hỏi có tính định hớng để sinh viên tự suy nghĩ và trả lời. Ví dụ:- cho biết những ngành kinh tế chủ yếu của c dân thời cổ ở phơng đông? (kinh tế nông nghiệp:trồng trọt, chăn nuôi. tuy thủ công, buôn bán có phát triển nhng giữ vai trò chủ yếu ). -Cơ sở ra đời của nhà nớc phơng đong cổ đại?(các công xã nông thôn liên hiệp lại thành minh công xã, các liên minh công xã hợp lại thành nhà nớc khi nhu cầu đó xuất hiện) - Tại sao nhà nớc phơng đông cổ đại là các nhà nớc trung ơng tập quyền? (các nông xã nông thông ngay từ đầu đã có thiết chế tổ chức mang tính tập quyền, đó là quyền lực trong công xã do trởng thôn nắm, ngoài ra càn có một số nhà chức trách giúp việc, thiét chế đó có cơ cấu trúc theo kiểu hình chóp, nghĩa jà quỳên lực tập trung vào ngời đứng đầu). - ĐKTN của phơng tây có ảnh hởng gì đến sự phát triển kinh tế ở khu vực đó thời cổ đại ? (kinh tế công, thơng nghiệp, mậu dịch hàng hải phát triển mạnh, nông nghiệp ở vị trí thứ yếu) - Nhà nớc ở phơng tây cổ đại đợc hình thành trên cơ sở nào? (quá trình tan rã của công xã thị tộc diễn ra đồng thời với sự phát triển của các thành bang, nơi kinh tế công-thơng nghiệp phát triển mạnh, dẫn đến hình thành các trung tâm trao đổi lớn là các khu chợ(thị), tạo sự kết hợp giữa thành và thị nên nhà nớc ở phơng tây là những quốc gia thành thị, còn gọi là thành bang (do mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế xung quanh thành lũy cũ tạo thành những vùng mới bang. - Vì sao ở phơng tây lại xuất hiện thiết chế dân chủ ? (kinh tế công, thơng nghiệp phát triển mạnh làm xuất hiện tầng lớp quý tộc công thơng giàu có, sử dụng nhiều nô lệ nhng không có quyền chính trị, nên nhà nớc đã từng bớc dân chủ hóa hay tổ chức theo kiểu cộng hòa, mặt khác, truyền thống dân chủ quân sự của thời kì quá độ từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, nhà nớc, phần nào có ảnh hởng đến thiết chế dân dân chủ trong quá trình hình thành nhà nớc ở phơng tây). Hoặc là, khi giảng bài về chế độ dân chủ của nhà nớc Aten, chúng tôi tiến hành sơ đồ hóa thiết chế nhà nớc để sinh viên dễ nắm và có điều kiện so sánh với thiết chế trung ơng tập quyền của nhà nớc ở phơng đông cổ đại. Tơng tự nh vậy chúng tôi tiến hành sơ đồ hóa của nhiều bài giảng thuộc phần lịch sử thế giới cổ-trung đại để giảng dạy cho sinh viên. Bằng cách sơ đồ hóa hoặc mô hình kiến thức nh đã trình bày ở trên sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm đợc nội dung kiến thức cơ bản, từ đó mà chủ động lý giải các vấn đề liên quan để củng cố hiểu biết của mình một cachs chủ động trong giờ học ở lớp cũng nh tự học ở nhà. Đây là bớc thử nghiệm của chúng tôi qua việc giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất ngành sử và bớc đầu có kết quả khả quan, xin đợc nêu ra để đồng nghiệp tham khảo và trao đổi. Hình 1 Sơ đồ về quá trình chuyển biến từ vợn thành ngời Và những bằng chứng khoa học về quá trình đó H×nh 3 M« h×nh vÒ c¬ së h×nh thµnh nhµ níc Thµnh bang ë ph¬ng t©y . đa ra hàng loạt câu hỏi để học sinh tự suy nghĩ, trả lời mà theo chúng tôi, bên cạnh hệ thống câu hỏi buộc ngời học suy nghĩ, ngời thầy vẫn phải giữ vai. là ngời trọng tài về kiến thức, minh định cho sinh viên những vấn đề mà họ suy luận là đúng hay sai. Nh vậy, ng- ời thầy vẫn giữ vai trò quyết định trong

Ngày đăng: 24/10/2013, 16:11

Hình ảnh liên quan

Hình 1 Sơ đồ về quá trình chuyển biến từ vợn thành ngời - G:so do day hoc lich su.doc

Hình 1.

Sơ đồ về quá trình chuyển biến từ vợn thành ngời Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 3 Mô hình về cơ sở hình thành nhà nớc - G:so do day hoc lich su.doc

Hình 3.

Mô hình về cơ sở hình thành nhà nớc Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan