D:câu lạc bộ lịch sử.doc

5 870 2
D:câu lạc bộ lịch sử.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu Câu Lạc bộ Sử học Th hai, 28 Tháng 9 2009 23:47 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên ngành Lịch sử trao đổi tri thức và nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có dịp gặp gỡ và giao lưu, trao đổi với các thầy cô trong bộ môn và những khách mời thường xuyên, cũng như tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn sinh viên. Ngày 2/4/2009, CLB Sử học chính thức ra mắt và đã đi vào hoạt động hiệu quả cho đến nay. Câu lạc bộ Sử học – Một chặng đường thành lập Ngày 2/4/2009 CLB Sử học chính thức ra mắt trong toàn trường Đại học An Giang. Đây là một sân chơi mà các bạn yêu thích Lịch sử đã chờ đợi rất lâu và đặc biệt là các sinh viên ngành Sử, CLB ra đời cũng sẽ góp phần làm phong phú hơn cho mô hình câu lạc bộ, nhóm học tập trong trường Đại học An Giang. Và để cho ra đời được CLB Sử học là cả một quá trình dài chuẩn bị. Ý tưởng thành lập CLB Sử học đã được nhen nhóm từ khóa Sử thứ ba (DH3SU) của trường ĐHAG, trong thời gian này anh Trần Thế Nhựt – lớp trưởng DH3SU (hiện là giáo viên trường THPT Châu Văn Liêm, đang học cao học) đã vận động thành lập một câu lạc bộ chuyên Sử nhằm trao đổi thông tin, kiến thức trong học tập và nghiên cứu. Mọi công việc đều được xúc tiến thành lập từ khâu thiết kế logo, đề ra kế hoạch hoạt động đến chuẩn bị chương trình nhưng lúc đó do số lượng sinh viên ngành Sử còn ít và gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí nên chưa thể ra đời như dự kiến mà thay vào đó là những buổi Dạ hội Lịch sử được tổ chức trong nội bộ ngành Sử hằng năm kết hợp với những buổi đón tân sinh viên nên vẫn còn mang tính chất nội bộ và nhỏ lẻ, chưa mở rộng ra toàn trường, với mục đích giúp cho những bạn trẻ yêu thích Lịch sử "có đất dụng võ".Vì còn nhỏ lẻ và mang tính nội bộ ngành nên vẫn là nỗi trăn trở của các giảng viên, sinh viên ngành Lịch sử. Đến tháng 8/2008, ngành Sử chào đón khóa Sử thứ 9 gia nhập vào trường Đại học An Giang và đây cũng là lúc mà kế hoạch cho ra mắt câu lạc bộ chính thức khởi động. Đầu tiên là việc chọn Ban điều hành nhằm thảo ra kế hoạch và quy chế hoạt động của câu lạc bộ gồm 4 giảng viên và 2 sinh viên do cô Lê Thị Liên làm chủ nhiệm, tiếp theo là những buổi họp trù bị để chuẩn bị chương trình ra mắt, công việc này kéo dài hàng tháng và mất rất nhiều thời gian mới cho ra được một chương trình hợp lý. Sau đó là khoảng thời gian phát động phong trào thiết kế logo cho câu lạc bộ và thời gian luyện tập vất vả của các diễn viên không chuyên của ngành Sử, nhất là những ngày gần diễn ra buổi lễ ra mắt, các giảng viên và sinh viên ngành Sử đã tạm gác những công việc riêng của mình để cùng nhau tập dợt và chạy chương trình, hạn chế thấp nhất những sai sót trong khâu chuẩn bị. Trước những nổ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ Ban điều hành và các thành viên trong câu lạc bộ, buổi lễ ra mắt đã diễn ra khá thành công trong bầu không khí náo nhiệt và vui vẻ của những người tham dự với những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đặc biệt là CLB đã nhận được sự quan tâm của Hội Sử học tỉnh An Giang, các phòng ban trong nhà trường nhất là được Ban biên tập Báo Sinh viên kích hoạt cho ra đời CLB Sử học trong mảng Câu lạc bộ của Enews. Đại diện cho Ban điều hành, cô Lê Thị Liên – chủ nhiệm CLB hứa sẽ duy trì hoạt động của CLB và cố gắng phát huy vai trò của CLB trong nhà trường. Trong thời gia sắp tới, CLB sẽ tiến hành phát thẻ thành viên cho những ai tham gia CLB và tổ chức buổi hội thảo chuyên đề đầu tiên nhân dịp chào mừng 30/4 và 1/5, phát động tham gia cuộc thi “Tự hào Sử Việt” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức và dự tính giao lưu với ĐH Đồng Tháp trong thời gian tới. CLB Sử học ra đời sẽ góp phần phong phú thêm cho mô hình hoạt động CLB trong trường ĐHAG, rất mong sự tham gia của các giảng viên và các bạn sinh viên nhằm giúp cho CLB ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả hơn. Logo và ý nghĩa logo Câu lạc bộ Sử học <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> Bất cứ một câu lạc bộ nào ra đời cũng cần có một logo để giới thiệu với mọi người nhằm thể hiện được những nét đặc trưng của câu lạc bộ. CLB Sử học cũng vậy, logo của câu lạc bộ cũng không nằm ngoài mục đích đó. Logo câu lạc bộ là sự kết hợp hai màu nâu đỏ và vàng, thể hiện được tính lịch sử rõ nét với hai vật tượng trưng là quyển sách đang mở và chim lạc. Quyển sách đang mở thể hiện tri thức của nhân loại được tích lũy từ quá khứ đến hiện tại cũng là những tri thức mà sinh viên đang vươn tới trong thời kỳ hội nhập ngày nay. Chim Lạc màu vàng đang dang cánh vừa thể hiện truyền thống dân tộc Việt, chim Lạc là vật tổ thờ cúng của người Việt - tín ngưỡng cổ truyền, đồng thời hình ảnh chim Lạc dang cánh bay thể hiện lòng tự hào dân tộc qua mọi thời đại, ý chí vươn lên của dân tộc ta tự khẳng định mình trong thời kỳ mới. Tóm lại, logo là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và sự vật thể hiện tính biểu trưng cho Câu lạc bộ với mong muốn sự phát triển đi lên của Câu lạc bộ khi vừa mới ra đời. Ngoài ra, để giúp các bạn dễ nhớ hơn về ý nghĩa logo của Câu lạc bộ, Ban điều hành xin giới thiệu cho các bạn về bài thơ giải thích logo sau: Màu nâu đỏ đượm hồng quá khứ, Nhắc nhở người, trang sử vẻ vang. Ánh vàng tươi truyền thống huy hoàng, Cánh chim Lạc hiên ngang tung gió. Nòi giống ta da vàng máu đỏ, Mãi ngàn đời tiếp bước cha ông. Sử ta cần phải nằm lòng Đông - Tây sử học cần thông rõ ràng Thành phần Ban điều hành CLB <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Chủ nhiệm: Ths. Lê Thị Liên <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->P. CN: Dương Thế Hiền <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->P.CN: Thái Trí Hải <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->UV thường trực: Đỗ Văn Phước Hậu – DH7SU <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->UV thường trực: Võ Văn Sịnh – DH8SU <!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->UV thường trực: Nguyễn Thị Huỳnh Hoa – DH9SU Cơ chế hoạt động CLB Câu lạc bộ là nơi gặp gỡ và trao đổi của những bạn sinh viên yêu thích Lịch sử trong và ngoài ngành nên thường xuyên có những buổi sinh hoạt và trò chuyện với nhau về những kiến thức Lịch sử, trao dồi kinh nghiệm và phương giảng giảng dạy Lịch sử cho các bạn sinh viên trong ngành Lịch sử, giúp cho các bạn có tích lũy kinh nghiệm trước khi đứng trên bục giảng sau này. Ngoài ra, CLB thường xuyên tổ chức những buổi chiếu phim Lịch sử về nhiều đề tài khác nhau. Trước mắt là CLB sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn về những thước phim về thời kỳ cũng cố và xây dựng chế đô phong kiến trong lịch sử dân tộc, hướng tới sự kiện Đại lễ “Ngàn năm Thăng Long” sẽ được tổ chức từ ngày 1-10/10/2010 tại thủ đô Hà Nội. Bộ phim có nhan đề “Thăng Long nhân kiệt” sẽ được bắt đầu trình chiếu cho tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên yêu thích Lịch sử xem trong thời gian tới. Hằng năm CLB cũng sẽ tổ chức những buổi công diễn văn nghệ vào những dịp kỉ niệm những sự kiện Lịch sử quan trọng của dân tộc, giúp cho các bạn sinh viên ôn lại truyền thồng hào hùng của dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước cho đến nay. CLB Sử học còn tham gia vào mục Câu Lạc Bộ của trang SV eNews và liên tục cung cấp những bài viết của các thầy cô cũng như của tất cả các sinh viên trong và ngoài ngành Lịch sử. Đây là sân chơi vô cùng bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên, vì ngoài việc nâng cao trình độ viết, hiểu thêm nhiều tri thức lịch sử thì các bạn còn có thể kiếm thêm thu nhập qua việc nhận nhuận bút khi viết bài cho CLB. “Em yêu lịch sử” qdnd.vn - 23:58 11-11-2010 - Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” là một trong những mô hình mới rất hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Năm 2007, lần đầu tiên, Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” ra mắt với sự phối hợp của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - thí điểm dành cho học sinh khối tiểu học với các buổi sinh hoạt của nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội tham gia. Đây là một sân chơi nhằm nâng cao kiến thức về lịch sử, tuy rằng không lạ đối với các em học sinh, nhưng nó là mới đối với công tác giáo dục tại các bảo tàng. Đó là, giáo dục truyền thống cách mạng trên cơ sở các hiện vật trưng bày tại bảo tàng và các trò chơi lý thú mang tính tìm hiểu, khám phá. Chủ đề của các buổi sinh hoạt gắn với chương trình học tại nhà trường kết hợp với các dịp kỷ niệm như: Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; ngày Nhà giáo Việt Nam; trận "Điện Biên Phủ trên không"… Một buổi thi tìm hiểu lịch sử ngay tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam của Câu lạc bộ "Em yêu lịch sử". Qua các buổi sinh hoạt, bước đầu, Câu lạc bộ đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác phối hợp với đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử tại nhà trường về nội dung sinh hoạt; kinh nghiệm tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với tâm lý lứa tuổi tiểu học và thu được những thành công nhất định. Năm 2008, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tiếp tục ra mắt Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” dành cho học sinh khối trung học cơ sở với sự tham gia của 15 trường trên địa bàn Hà Nội. Đây là bước nâng cao hơn về kiến thức lịch sử và kỹ thuật được thực hiện trên máy vi tính. Nếu như ở bậc tiểu học, các trò chơi chỉ dừng lại ở mức tô vẽ, cắt dán và một số hoạt động thể chất đơn giản, thì ở bậc trung học cơ sở đòi hỏi các hoạt động chuyên nghiệp hơn, kỹ thuật cao hơn trên phần mềm máy tính nhằm gây sự hứng thú, tò mò đối với các em học sinh. Các hoạt động thể chất cũng khó hơn, yêu cầu các em vừa nhanh, vừa khéo, vừa chính xác trong mỗi động tác, đồng thời thể hiện cao tinh thần đồng đội và trả lời đúng từng câu hỏi… Khác với bậc tiểu học, nội dung sinh hoạt ở bậc trung học cơ sở do giáo viên dạy môn Lịch sử và đội ngũ viên chức phòng Tuyên truyền – Giáo dục, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cùng phối hợp xây dựng. Vừa qua, Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp lễ hội “Thắp lửa truyền thống – Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Đó thực sự là ngày hội của gần 10.000 học sinh đến từ 26 xã, thị trấn của huyện Sóc Sơn. Trong đó, Câu lạc bộ góp phần làm sống lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc trong chống giặc ngoại xâm thông qua các trò chơi về lịch sử. Với những kinh nghiệm và kết quả thu được từ những hoạt động dành cho học sinh khối tiểu học và trung học cơ sở, từ năm 2010, Câu lạc bộ triển khai mở rộng mô hình tới đối tượng là học sinh khối trung học phổ thông bằng lễ ra mắt của 11 trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Đối với mô hình này, nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử ở nhà trường. Các hoạt động chủ yếu là các trò chơi trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải nắm được kiến thức lịch sử sâu sắc, biết phân tích các sự kiện lịch sử và ghi nhớ đầy đủ các thông tin được nghe trên hệ thống trưng bày. Như vậy, sau ba năm hoạt động, Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” đã thu được những thành công nhất định; được lãnh đạo Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ghi nhận và nhất trí mở rộng hơn nữa, để sức lan tỏa của Câu lạc bộ đến được tất cả các trường phổ thông, đến đối tượng sinh viên của các trường cao đẳng, đại học; đến đối tượng học viên của các trường đại học quân sự và chiến sĩ trẻ trên địa bàn Thủ đô. Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chào đón mọi thanh, thiếu niên yêu thích môn Lịch sử đến dự, tham gia vào sân chơi đầy bổ ích và lý thú này. . Giới thiệu Câu Lạc bộ Sử học Th hai, 28 Tháng 9 2009 23:47 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên ngành Lịch sử trao đổi tri thức. thi tìm hiểu lịch sử ngay tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam của Câu lạc bộ "Em yêu lịch sử& quot;. Qua các buổi sinh hoạt, bước đầu, Câu lạc bộ đã đúc rút

Ngày đăng: 29/10/2013, 16:11

Hình ảnh liên quan

- Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” là một trong những mô hình mới rất hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - D:câu lạc bộ lịch sử.doc

u.

lạc bộ “Em yêu lịch sử” là một trong những mô hình mới rất hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan