1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM

118 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Trải qua một thời gian dài thực nghiệm và kiểm chứng về sự chuyển đổi từ Luật thuế Doanh thu sang Luật thuế Giá trị gia tăng đã mang lại nhiều nét đổi mới và những kết quả khả quan thể hiện qua số liệu về kết quả thu Ngân sách tăng đều qua các năm. Nổi bật trong đó mà tỷ trọng lớn của nguồn thu thuế Giá trị gia tăng so với tổng thu Ngân sách nhà nước và trở thành nguồn động viên chính yếu của Ngân sách hiện nay. Tuy nhiên, quản lý thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng cũng bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc trong sự chưa tinh gọn trong các thủ tục hành chính, quy trình hay sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa được tối ưu, đồng bộ hay sự không tuân thủ của các hành vi trốn, gian lận thuế dẫn đến giảm sút hiệu quả của các khoản thu, hay sự hài lòng của người nộp thuế. Kon Tum là địa phương có đặc thù về điều kiện tự nhiên khi địa hình đa phần là sông ngòi, đồi núi, chính vì vậy, các hoạt động kinh doanh của địa phương cũng tận dụng chủ yếu ưu thế này để phát triển, trong đó các hệ thống các nhà máy thủy điện, hoạt động khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản rất phát triển và mang lại động viên GTGT lớn tới các cơ quan quản lý thuế ở địa phương. Trong giai đoạn 2015 – 2019, Cục Thuế Tỉnh Kon Tum đã cho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động thu thuế khi tỷ lệ đạt chỉ tiêu được giao ngày càng tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nguồn thu thuế GTGT. Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình hoạt động, nhiều hạn chế được bộc lộ rõ khiến cục Thuế không thể phát huy được hết tiềm lực về nguồn thu như công nghệ mới gây những xáo trộn trong hoạt động quản lý đăng ký, kê khai thuế, hoạt động dự toán thuế GTGT cũng gặp phải những khó khăn nhất định vì đặc thù các ngành nghề, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ cũng gặp nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ. Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học đóng góp cho việc hoàn thiện hoạt động quản lý thuế ở các địa phương trở nên hoàn thiện hơn, và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Kon Tum” được tôi lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Trang 1

LUẬN VĂN THAM KHẢO

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

6 Bố cục đề tài 11

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 11

CHƯƠNG 1 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT 19

1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 19

1.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng 19

1.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 20

1.1.3 Vai trò của thuế giá trị giá tăng 21

1.1.4 Các nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng 22

1.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 25

1.2.1 Khái niệm 25

1.2.2 Đặc điểm của quản lý thuế GTGT 29

1.2.3 Vai trò của quản lý thuế GTGT 30

1.2.4 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng 31

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng 41

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 45

1.3.1 Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách Nhà nước 45

1.3.2 Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế 45

1.3.3 Các yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế 46

1.3.4 Các yếu tố khác 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48

Trang 3

CHƯƠNG 2 49

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 49

2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 49

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 49

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 50

2.1.3 Bộ máy tổ chức 53

2.1.4 Cơ sở pháp lý 60

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 60

2.2.1 Lập dự toán thuế giá trị gia tăng 60

2.2.2 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế 66

2.2.3 Quản lý nợ thuế 74

2.2.4 Quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử 81 2.2.5 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế 81

2.2.6 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 86

2.2.7 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 88

2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 91

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 93

2.4.1 Kết quả đạt được 93

2.4.2 Tồn tại, hạn chế 96

2.4.3 Nguyên nhân 102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 103

CHƯƠNG 3 104

KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 104

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 104

3.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 104

Trang 4

3.3 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THUẾ 114

3.4 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH 115

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

TT Ký hiệu Tên đầy đủ

dịch vụ ngoài Quốc doanh

Tình hình giao dự toán thu ngân sách và dự toán thu đối với

sắc thuế GTGT tại Kon Tum giai đoạn 2015 -2019 (ĐVT:

Trang 7

2.17

Tỷ trọng thu thuế GTGT so với dự toán được giao giai đoạn

2015-2019 tại cục thuế tỉnh Kon Tum (ĐVT: Triệu đồng)

Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra so với số DN được giao giai

đoạn 2015-2019 tại Kon Tum

Bảng

2.20

Số tiền truy thu bình quân trên mỗi doanh nghiệp tiến hành

kiểm tra giai đoạn 2015-2019

Bảng

2.21

Số tiền thu vào NSNN so với số tiền truy thu sau kiểm tra

giai đoạn 2015-2019.(ĐVT: Triệu đồng)

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua một thời gian dài thực nghiệm và kiểm chứng về sự chuyển đổi

từ Luật thuế Doanh thu sang Luật thuế Giá trị gia tăng đã mang lại nhiều nétđổi mới và những kết quả khả quan thể hiện qua số liệu về kết quả thu Ngânsách tăng đều qua các năm Nổi bật trong đó mà tỷ trọng lớn của nguồn thuthuế Giá trị gia tăng so với tổng thu Ngân sách nhà nước và trở thành nguồnđộng viên chính yếu của Ngân sách hiện nay Tuy nhiên, quản lý thuế nóichung và thuế giá trị gia tăng nói riêng cũng bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắctrong sự chưa tinh gọn trong các thủ tục hành chính, quy trình hay sự phốihợp giữa các cơ quan quản lý chưa được tối ưu, đồng bộ hay sự không tuânthủ của các hành vi trốn, gian lận thuế dẫn đến giảm sút hiệu quả của cáckhoản thu, hay sự hài lòng của người nộp thuế

Trang 8

Kon Tum là địa phương có đặc thù về điều kiện tự nhiên khi địa hình đaphần là sông ngòi, đồi núi, chính vì vậy, các hoạt động kinh doanh của địaphương cũng tận dụng chủ yếu ưu thế này để phát triển, trong đó các hệ thốngcác nhà máy thủy điện, hoạt động khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, xây dựng

cơ bản rất phát triển và mang lại động viên GTGT lớn tới các cơ quan quản lýthuế ở địa phương Trong giai đoạn 2015 – 2019, Cục Thuế Tỉnh Kon Tum đãcho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động thu thuế khi tỷ lệ đạt chỉ tiêu đượcgiao ngày càng tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nguồn thuthuế GTGT Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình hoạt động, nhiềuhạn chế được bộc lộ rõ khiến cục Thuế không thể phát huy được hết tiềm lực

về nguồn thu như công nghệ mới gây những xáo trộn trong hoạt động quản lýđăng ký, kê khai thuế, hoạt động dự toán thuế GTGT cũng gặp phải nhữngkhó khăn nhất định vì đặc thù các ngành nghề, hoạt động thanh tra, kiểm trathuế, quản lý nợ cũng gặp nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ

Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học đóng góp cho việchoàn thiện hoạt động quản lý thuế ở các địa phương trở nên hoàn thiện hơn,

và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuếgiá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Kon Tum” được tôi lựa chọn làm đề tài luậnvăn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Trên nền tảng các cơ sở lý luận được hệ thống hóa một cách khoa học,bài viết từ đó tập trung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lýthuế giá trị gia tăng trong giai đoạn 2015-2019 tại cục thuế tỉnh Kon Tum,qua đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lýthuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum có tính ứng dụng cao vào thực tiễn

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý thuế GTGT, từ đó

Trang 9

đưa ra các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý thuế GTGT.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại cụcThuế tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2015 - 2019 trên cơ sở các vấn đề lý luận

cơ bản trước đó Chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

+ Đề xuất các khuyến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hơn hoạt độngquản lý thuế GTGT tại cục thuế tỉnh Kon Tum

Câu hỏi nghiên cứu:

Hoạt động quản lý thuế GTGT bao gồm những nội dung nào? Nhữngnhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế?Những tiêu chí nào có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản

lý thuế GTGT?

Hoạt động quản lý thuế GTGT tại cục thuế Tỉnh Kon Tum trong thực tế

đã diễn ra như thế nào? Những hoạt động nào còn tồn tại, hạn chế và nguyênnhân xét trên góc độ quản lý thuế là gì?

Cục Thuế tỉnh Kon Tum và các chủ thể liên quan cần làm gì để hoànthiện hơn hoạt động quản lý thuế GTGT của Cục Thuế?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng phân tích của đề tài: Là những nội dung của hoạt động quản

lý thuế giá trị gia tăng

+ Đối tượng khảo sát: Đề tài khai thác số liệu về thực trạng hoạt độngquản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Kon Tum từ các phòng chức năng liênquan đến các nội dung quản lý thuế, các cán bộ thuế, các đối tượng nộp thuếGTGT trên địa bàn

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý thuế

GTGT tại cục thuế tỉnh Kon Tum

Về thời gian: Giai đoạn 2015 – 2019 sẽ được luận văn chú trọng khai

Trang 10

thác, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT Đây làgiai đoạn có những bước chuyển biến về hiệu quả và chính sách hoạt độngquản lý thuế giá trị gia tăng, đồng thời có những nét tương đồng về cơ chếquản lý do yếu tố chính trị Từ đó, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp tronghoạt động có tính thực tiễn trong tương lai.

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản của hoạt

động quản lý thuế GTGT để từ đó làm cơ sở, định hướng phân tích, đánh giácho thực tế hoạt động quản lý thuế GTGT tại địa phương nghiên cứu, qua đó

đề xuất giải giáp hoàn thiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp:

+ Phân tích trước hết là phân chia hoạt động quản lý thuế thành những

bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu,phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúpchúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đượccái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận của hoạt động quản lý thuế + Từ kết quả phân tích từng bộ phận cấu thành nên hoạt động quản lýthuế, đề tài tiến hành tổng hợp lại một cách chủ quan để có nhận thức, đúngđắn về hoạt động quản lý thuế bằng cách liên kết, khái quát hóa

Phương pháp quy nạp, diễn giãi:

+ Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các lý thuyết rời rạc về từng bộ phậncủa hoạt động quản lý thuế, bài viết sẽ tiến hành quy nạp thành những lý luận

cơ bản chung Từ đó, xây dựng nền tảng cơ sở lý luận cho bài luận văn

+ Từ những cơ sở lý luận đã được chuẩn hóa, quy nạp thành, bài viết sẽtiến hành diễn giãi để dễ hình dung và nắm bắt, từ đó làm cơ sở để nhìn nhậncác hoạt động trong thực tiễn nhằm giải thích, so sánh chúng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa đồng thời làm rõ hơn cơ sở

Trang 11

lý luận cơ bản về thuế và hoạt động quản lý thuế GTGT.

- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ những hoạt động linh

hoạt của Kon Tum trong giai đoạn vừa qua để rút ra những kinh nghiệm thựctiễn sau này cho các địa phương khác đang và sẽ trải qua giai đoạn khó khănnhư ở tỉnh Kon Tum Đồng thời các khuyến nghị xây dựng trên những cơ sởkhoa học kỳ vọng sẽ mang lại những ứng dụng có tính thực tiễn cao cho chínhhoạt động quản lý thuế GTGT tỉnh Kon Tum trong giai đoạn sắp tới

6 Bố cục đề tài

Luận văn bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng

- Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại cụcthuế Tỉnh Kon Tum

- Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuếGTGT tại cục thuế tỉnh Kon Tum

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Là nguồn thu trọng yếu của Ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết

vĩ mô quan trọng của nền kinh tế Thuế luôn được các nhà quản lý tài chínhNhà nước quan tâm theo đuổi nghiên cứu, trong đó vấn đề quản lý thuế nhưthế nào để hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu khi đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo nguồn thu đúng, đủ và kịp thời cho mục tiêu chi tiêu củachính phủ, đảm bảo sự phát triển của cả nền kinh tế và xã hội Trong điềukiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc mở rộng giao thương, buôn bán đã cơcấu lại tỷ trọng nguồn thu thuế Trong đó, thuế giá trị gia tăng đã thể hiệnđược vai trò to lớn khi luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồnthu Hơn nữa, việc luật thuế giá trị gia tăng được đưa vào áp dụng từ năm

1999 với nhiều ưu điểm hơn so với luật thuế doanh thu trước đó đã thu hútnhiều nhà quản lý tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều khoảng thời gian, địa điểm,phương thức tiếp cận khác nhau

Trang 12

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành tham khảo,lựa chọn một số giáo trình của các tác giả: Giáo trình Thuế Nhà nước củaTrần Trọng Khoái (2009); Giáo trình thuế của Nguyễn Thị Liên và NguyễnVăn Hiệu (2009); Giáo trình Thuế của Đồng Thị Vân Hồng (chủ biên) xuấtbản năm 2010 và một số bài viết về hoạt động quản lý thuế GTGT trên cácwebsite; Và các báo cáo, số liệu của Cục Thuế tỉnh Kon Tum Bên cạnh đó,các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài báo khoa học trong vàngoài nước cũng được tác giả chọn lọc, nghiên cứu để tìm ra những khoảngtrống mà nghiên cứu có thể tiến hành khai thác, phát triển trong định hướngnội dung đề tài, trong đó, một số công trình tiêu biểu nổi bật:

Phạm Thị Thanh (2017), Một số vấn đề về gian lận thuế của các doanh

nghiệp, Tạp chí tài chính Số 652 – 2017 Tác giả đưa ra cái nhìn cụ thể về tình

hình gian lận thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpthông qua các thủ đoạn tinh vi như kê khai giảm doanh thu và tăng chi phí, muabán hóa đơn khống hay bán hàng không có hóa đơn, thành lập công ty con,công ty thành viên Trong đó, tác giả chỉ rõ các vấn đề về quản lý thuế còn lỏnglẻo trong các hoạt động kinh doanh mới như thương mại điện tử, các doanhnghiệp FDI gây thất thu thuế cho ngân sách, các thói quen hành vi của ngườichịu thuế như không lấy hóa đơn khi mua hàng cũng tạo điều kiện cho cáchành vi trốn thuế, gian lận thuế Các biện pháp đẩy mạnh phòng chống gian lậnthuế được đưa ra cuối bài viết, tuy nhiên còn mang tính chung chung tập trungchủ yếu vào chủ thể Nhà nước, các cơ quan chức năng và chính sách, chưaxoáy sâu vào chủ thể là các cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế trong khi đâycũng là những nhân tố quan trọng trong vấn đề giải quyết gian lận thuế

Phạm Thị Thúy Hằng (2016), Những đổi mới trong quản lý hoàn thuế giá

trị gia tăng, Tạp chí tài chính Số 638 – 2016 Tác giả tập trung vào các nét đổi

mới và hoàn thiện của chính sách trong công tác hoàn thuế có tác động tích cựcđến việc ngăn chặn trốn thuế, lợi dụng hoàn thế đối với những doanh nghiệp

Trang 13

tận dụng quy định để trục lợi Bài báo mang tính chất vào việc phân tích vàbình luận về nội dung của chính sách mới, tuy nhiên chỉ bó hẹp trong nội dungquản lý hoàn thuế và chưa mở rộng ra các khía cạnh khác của quản lý thuế.

Phạm Thái Hà (2017), Kinh nghiệm quản lý thuế trong kinh doanh

thương mại điện tử tại một số nước, Tạp chí tài chính Số 661 – 2017 Qua

nghiên cứu cách thức quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh điện tử củamột số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Anh, bài viết đưa ra một số bàihọc có thể lấy làm kinh nghiệm cho quản lý thuế ở Việt Nam trong một số nộidung quản lý như đăng ký kê khai thuế, các chế tài xử phạt, xây dựng các hệthống phân tích dữ liệu điện tử và thu thập thông tin, ứng dụng công nghệthông tin vào công cuộc quản lý thuế giá trị gia tăng Bài viết đưa ra một sốcác nội dung bài học rút ra để tham khảo như xây dựng hệ thống riêng biệt đểquản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, quản lý khâu khai báochặt chẽ kết hợp với việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đề cao công tácthanh tra, kiểm tra thông qua các máy móc thiết bị hỗ trợ và các cán bộ thanh,kiểm tra Tác giả tập trung khai thác đến hoạt động quản lý thuế giá trị giatăng đối với mảng thương mại điện tử, tuy một số bài học có thể được ápdụng mở rộng ra cho các nhóm ngành khác, tuy nhiên bài viết vẫn chưa đềcập đến

Vito (1991) trong “Tax Advice to Developing Countries: An historicalsurvey” cho rằng quản lý thuế đóng vai trò trọng yếu trong việc xác định hiệuquả của một hệ thống thuế Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra ba cách tiếp cậnkhi xem xét, đánh giá và tư vấn về các vấn đề quản lý thuế đó là; (i) sự thíchứng của hệ thống thuế với sự cải thiện của công tác tổ chức – thủ tục và đàotạo nhân viên; (ii) phụ thuộc vào tính đồng bộ hóa các loại thuế sẽ giúp cungcấp thông tin cho các nhà quản lý thuế và tăng tính tuân thủ của người nộpthuế; (iii) đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi và tuân thủ

Lê Thị Thu (2019), Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng

Trang 14

tại cục thuế tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Đà

Nẵng Nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thuếGTGT rất cụ thể tại địa phương nghiên cứu như mức độ thực hiện và tăngtrưởng doanh thu thuế GTGT, tỷ lệ vi phạm kê khai, nợ thuế, kết quả công tácthanh tra kiểm tra thuế GTGT Hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra được sự phối hợpgiữa các bộ phận chức năng của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuếGTGT, sự hài lòng của người nộp thuế đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc nâng cao, đánh giá hiệu quả, hoàn thiện hoạt động quản lý thuế Tuynhiên, tác giả chưa tập trung khai thác về các nhóm ngành nghề chủ đạo củađịa phương nhằm đưa ra thực trạng hành vi trốn thuế, gian lận thuế cụ thể trênđịa bàn để từ đó các khuyến nghị mang tính thực tiễn, sâu sát hơn ứng dụngcho các cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế Bên cạnh đó, những điềukiện ở địa phương và yếu tố khác tác động đến hoạt động quản lý thuế cũngmang tính đặc thù

Võ Thị Huyền Như (2017), Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn

huyện Đak Đoa Tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Đà

Nẵng Nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuếGTGT và các kinh nghiệm quản lý thuế của các địa phương khác như PhúYên, Nghệ An, Hải Dương để lấy làm tiêu chuẩn, so sánh và áp dụng học tập.Tuy có nét tương đồng về hình thái địa lý với tỉnh Kon Tum để làm cơ sở pháttriển các hoạt động kinh doanh trên địa bàn, tuy nhiên tác giả chưa đưa rađược cách tiếp cận đối với các chính sách thuế, người nộp thuế để làm cơ sởđưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế, bên cạnh đó cácngành nghề mang lại tỷ trọng lớn về thuế giá trị gia tăng cũng chưa được khaithác sâu nhằm tập trung hoàn thiện hoạt động quản lý thuế

Phạm Thị Hồng Nhung (2017), Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị

gia tăng tại chi cục thuế thành phố Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh

tế - Đại học Đà Nẵng Bài viết đã đưa ra được các mô hình tổ chức công tác

Trang 15

quản lý thuế GTGT theo sắc thuế, nhóm người nộp thuế, theo chức năng vàquản lý hỗn hợp Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tạichi cục thuế Tp Quy Nhơn rất chi tiết bao gồm các giải pháp hoàn thiện trêngóc độ chức năng quản lý thuế, công tác quản lý hóa đơn chứng từ, theo môhình quản lý rủi ro, các biện pháp chế tài, công tác nâng cao trình độ cho độingũ cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thuế và các khách thể liênquan Tuy nhiên, cơ sở của bài viết dựa trên các chính sách cũng như Luật quản

lý thuế năm 2006 nay đã có sự đổi mới vào năm 2016 Đồng thời bài viết lậpluận, xây dựng đối với công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thànhphố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do đó sẽ có sự khác biệt về đặc thù điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội và khó có thể được áp dụng rộng rãi đối với các địa bànđịa phương khác Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ đã và đang được triển khai ápdụng cho hoạt động quản lý thuế chưa được khai thác trong bài viết

Lê Thị Như Hiền (2018), Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia

tăng tại cục thuế tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học

Đà Nẵng Tác giả đã đưa ra được một bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lýthuế giá trị gia tăng theo hiệu quả nguồn thu, sự hài lòng của người nộp thuế,hoạt động tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra thanh tra, quản lý và cưỡng chế nợthuế, hoạt động khai thuế hoàn thuế Đồng thời các yếu tố ảnh hưởng hoạtđộng quản lý thuế giá trị gia tăng được phân tích chi tiết từ chính sách, cơquan quản lý thuế, người nộp thuế cùng các chủ thể khác Cơ sở luật thuế củatác giả gồm các Luật quản lý thuế năm 2006, Luật Thuế giá trị gia tăng năm

2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 nay đã được hoàn thiện và đổi mới vào năm

2016 Bên cạnh đó, các hành vi gian lận, trốn thuế cùng các ứng dụng về côngnghệ chưa được tác giả khai thác trong bài viết Sự khác biệt về điều kiện đặcthù của địa phương, khác biệt về nhóm hoạt động kinh doanh trọng tâm manglại nguồn thu thuế GTGT cũng là một yếu tố quan trọng khi thực hiện nghiêncứu ở các địa phương khác

Trang 16

Bùi Thị Lệ Hoa (2019), Kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh

Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bài viết tập

trung khai thác vấn đề kiểm soát thuế tại các khâu đăng ký, kê khai, thanh tra,kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ nhằm mục tiêu tăng cường công tác kiểm soátthuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh Kon Tum trong điều kiện ngành thuếViệt Nam đang chuyển từ mô hình quản lý thuế theo đối tượng sang mô hìnhquản lý theo chức năng Xét về các chức năng của quản trị bao gồm lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, thì nội dung đề tài chỉ xoáy sâu vào việcphân tích, nghiên cứu chức năng kiểm soát là chủ yếu mà chưa nhắc đến cáckhía cạnh khác, mặc dù việc bóc tách chức năng này để phân tích sẽ đưa mộtcái nhìn sâu sắc hơn về nội dung, quy trình và các vấn đề xoay quanh chủ đềnghiên cứu, tuy nhiên việc không đặt đề tài vào đầy đủ các chức năng quản trị

để tạo sự phối hợp với nhau trong hoạt động quản lý thuế cũng sẽ gây nên sựcục bộ khi đem ra ứng dụng thực tiễn Hơn nữa, các nội dung như lập dự toán,tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế hay quản lý hóa đơn chứng từ điện tửcũng là những nội dung quan trọng trọng hoạt động quản lý thuế ở các vănbản luật mới cũng chưa được đề tài đưa vào trong nội dung bài viết Các giảipháp đưa ra ở phần cuối nhằm mục tiêu tăng cường kiểm soát thuế giá trị giatăng tại Cục thuế tỉnh Kon Tum có sự khác biệt so với mục tiêu hoàn thiệnhoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế này

Võ Nhật Thiện (2019), Kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế

thành phố Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Tác giả tập trung vào phân tích vấn đề kiểm soát thuế, nhận diện các rủi rotrong kiểm soát thuế giá trị gia tăng Các hoạt động quản lý thuế khác nhưđăng ký kê khai, hoàn thuế, các chế tài xử phạt, tuyên truyền hỗ trợ người nộpthuế chưa được đề tài khai thác Nguyên nhân là do hướng tiếp cận, mục tiêunghiên cứu của đề tài có sự khác biệt so với đề tài nghiên cứu này Do đó,cách thức triển khai, lý luận về nội dung, các tiếp cận của tác giả chuyên sâu

Trang 17

và bó hẹp trong nội dung công tác kiểm soát thuế giá trị gia tăng của chi cụcthuế thành phố Kon Tum Hơn nữa, phạm vi phân tích, nghiên cứu của bàiviết là tại một chi cục thuế là tổ chức quản lý thuế trực thuộc cục thuế cấptỉnh, do đó nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình thủ tục và các vấn đề về quản lý có

sự khác biệt so với đề tài này

Đinh Văn Phúc (2016), Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại

học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đề tài tập trung đánh giá, phân tích thực trạngcông tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoántrên địa bàn thành phố Kon Tum trong giai đoạn 2012 -2015 Đây là đối tượngkhông mang lại được tỷ trọng nguồn thu thuế cao cho ngân sách Trung Ương,

do đó đề tài chỉ tập trung vào một phân khúc nhỏ trong các đối tượng quy mô

và quan trọng khác cần được đề cập Đối với địa bàn Kon Tum, các hoạt động

về thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, lâm sản, xăng dầu đangđược tập trung đẩy mạnh quản lý thuế do chiếm tỷ trọng nguồn thu lớn Hơnnữa, hướng tiếp cận của tác giả là hoàn thiện hoạt động quản lý thuế đối vớichủ thể là hộ kinh doanh, trong khi đó hướng tiếp cận của đề tài này là hướngđến việc hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng của các nội dunghoạt động quản lý thuế, do đó hướng tiếp cận của đề tài là khác nhau

Trần Thanh Tuấn (2017), Quản lý thuế nhập khẩu trên địa bàn huyện

Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thuế nhập khẩu trên quy mô địa bàn mộthuyện của tỉnh Kon Tum, giai đoạn điều tra được tiến hành từ năm 2012 –

2016 Với các đặc điểm, công cụ mang tính chất khác so với thuế giá trị giatăng, đề tài trên chỉ mang nét tương đồng về hình thái kinh tế xã hội và một sốhoạt động quản lý thuế

Nguyễn Bảo Tân (2019), Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc

khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế

Trang 18

-Đại học Đà Nẵng Tác giả đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trongđịnh hướng chuyển dịch nền kinh tế trở thành động lực chính của nền kinh tếnước ta Bài viết nghiên cứu dàn trải các loại thuế, hoạt động quản lý thuế đốivới chủ thể cụ thể là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh KonTum Tuy nhiên, tính tới năm 2019, Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng mộtvai trò trọng yếu khi chiếm tỷ trọng nguồn thu rất lớn trong tổng nguồn thuthuế cho NSNN trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Các công trình trên đã nêu ra được một số khía cạnh xoay quanh vấn đềhoạt động quản lý thuế GTGT nói chung, từ đó đề xuất một số giải pháp cầnthiết để tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thuế GTGT, tuy nhiên một sốnội dung, quy trình từ khâu lập dự toán, đăng ký kê khai đến các vấn đề kháctrong hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng còn chưa phù hợp với thực tế đề

ra, còn nhiều bất cập về nội dung cũng như tính cập nhật Khung thời gian từgiai đoạn 2015-2019 là giai đoạn có những sự đổi mới về định hướng chungcủa nền kinh tế, khi các cơ quan thuế tiếp nhận các chính sách, luật mới vàsửa đổi trong bối cảnh ngày càng phát triển của môi trường kinh doanh, chính

vì vậy sự làm mới dữ liệu nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra một cái nhìn rõ hơn

về hoạt động quản lý thuế GTGT tại Kon Tum trong giai đoạn gần đây

Trên cơ sở kế thừa, phát huy và phát triển những kết quả đạt được củanhững công trình nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa trên những tri thứctổng hợp được từ quá trình nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, văn bản pháp lý,chính sách, pháp luật về thuế GTGT, tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào sự hoànthiện của hoạt động quản lý thuế GTGT tại cục thuế tỉnh Kon Tum và là cơ sởcho các nghiên cứu sau này

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT

1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng

Khái niệm: “Thuế giá trị gia tăng hay còn được gọi là VAT (Value

Added Tax) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”

GTGT là phần giá trị mới hay phần giá trị tăng thêm được tạo ra trongquá trình sản xuất kinh doanh mà cụ thế là quá trình từ sản xuất, lưu thôngđến tiêu dùng Phần giá trị tăng thêm này được xác định chính bằng chênhlệch giữa tổng giá trị xuất bán với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vàophục vụ cho giai đoạn sản xuất tương ứng, hay khái quát một cách dễ hiểuchính bằng phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào ThuếGTGT phải nộp ở mỗi khâu được tính bằng cách lấy số thuế GTGT tính trêntổng giá trị sản xuất ở đầu ra trừ số thuế GTGT tính trên tổng giá trị các đốitượng chịu thuế đầu vào tương ứng trong khâu đó Xét một cách tổng quát cảquá trình từ sản xuất đến tiêu dùng bao gồm nhiều khâu, thì tổng phần GTGTchính bằng tổng GTGT của tất cả các khâu được tính trên cơ sở trên Trongthực tế, tổng giá trị gia tăng được tính theo giá trị thị trường của sản phẩmhoặc dịch vụ cuối cùng và thường chỉ được tính trong một khoảng thời gianxác định

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ, đây chính là các hìnhthái sản phẩm khác nhau sau giai đoạn tạo ra của cải, vật chất trong quá trìnhsản xuất của con người hay cụ thể chính là kết tinh giá trị của tư liệu lao động

và sức lao động sau quá trình chuyển đổi từ vật chất thô sơ, đến bán thànhphẩm và thành phẩm

1.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

- Thuế GTGT là loại thuế gián thu: Thuế giá trị giá tăng có bản chất là

Trang 20

thuế gián thu vì người nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau, tính chấtgián tiếp được thể hiện trong khâu thu thuế GTGT khi người tiêu dùng hànghóa, dịch vụ cuối cùng sẽ phải chi trả khoản thuế GTGT, nhà nước sẽ nhậnđược một khoản thuế cố định thông qua các đối tượng nộp thuế Người nộpthuế là người sản xuất, kinh doanh hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ, các đốitượng chịu thuế trong khi đó người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hànghóa, dịch vụ, các đối tượng chịu thuế cuối cùng vì thuế giá trị gia tăng mà nhànước thu được cấu thành trong giá hàng hóa và dịch vụ cuối cùng Chính vìtính gián thu nên thuế giá trị gia tăng có thể được sử dụng như một công cụ đểđiều tiết tiêu dùng của xã hội thông qua cơ chế điều chỉnh mức thuế GTGT vàtính chất gián thu cũng tạo sự thuận lợi cho Nhà nước trong việc quản lý thuthuế khi chỉ cần quan tâm đến đối tượng nộp thuế.

- Thuế GTGT mang tính lũy thoái so với thu nhập: Thuế GTGT được

đánh vào hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng khi trả khoản thuếnày sẽ không phân biệt có thu nhập cao hay thấp, họ phải chịu một mức thuếGTGT ngang nhau khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ như nhau cho dù thu nhập

có sự khác biệt Như vậy, nếu tính tỷ trọng số thuế GTGT so với thu nhậpngười tiêu dùng nào càng cao thì tỷ trọng này sẽ càng thấp và ngược lại Tínhchất này cũng mang hàm ý rằng thuế giá trị gia tăng mang tính chất bắt buộc,

ưu tiên tính hiệu quả hơn là công bằng vì đóng vai trò quan trọng trong nguồnthu ngân sách quốc gia

- Thuế GTGT loại bỏ được tính trùng lặp của thuế doanh thu và có tính

trung lập cao: Thuế GTGT có đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối

cùng, trong khi thuế doanh thu là loại thuế được đánh trên mỗi lần phát sinhdoanh thu bán hàng Do đó, việc đánh thuế doanh thu có thể xảy ra sự trùnglắp khi cả doanh thu đầu ra và chi phí đầu vào cũng chính là doanh thu đầu racủa các đơn vị cung ứng sẽ cùng phải chịu đánh thuế doanh thu Hay nói cáchkhác thuế GTGT không chịu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh

Trang 21

của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế,sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGTphải nộp của tất cả các giai đoạn đều không thay đổi bởi tổng số thuế ở tất cảcác giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể

số giai đoạn nhiều hay ít

1.1.3 Vai trò của thuế giá trị giá tăng

Trong lưu thông hàng hóa

- Việc áp dụng thuế GTGT góp phần ổn định giá cả khi giá cả của hànghóa, dịch vụ chịu thuế khi giá cả hàng hóa luôn gắn liền với một mức thuếsuất cố định, đồng nghĩa việc việc giá cả càng tăng sẽ chịu mức thuế phải trảcàng lớn, chính vì vậy các bên cung ứng hàng hóa phải cân nhắc một mức giáhợp lý để nhận được sự tiếp nhận tốt từ người tiêu dùng, tạo nên sự ổn địnhgiá cả Thuế giá trị gia tăng còn đóng vai trò mở rộng lưu thông hàng hoá khimức thuế phải trả phụ thuộc vào phần giá trị mới tạo nên ở mỗi khâu trongquá trình lưu thông đến người tiêu dùng cuối cùng, điều này tạo nên sự kíchthích tham gia vào quá trình tạo mới, biến đổi sản phẩm trong thương mại,đẩy mạnh mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ

Trong quản lý kinh tế nhà nước

- Là công cụ điều tiết trong quản lý kinh tế nhà nước, khi việc điều chỉnhmức thuế suất GTGT đối với các sản phẩm, hàng hóa khác nhau sẽ góp phầnthúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh các sản phẩm, hàng hóa được nhắmtới, tùy thuộc vào ý chí của nhà nước Đơn cử như hàng hóa xuất khẩu khichịu mức thuế suất 0% sẽ tạo nên sự kích thích xuất khẩu, hay thuế GTGT khigiá tính thuế theo chính sách đối với hàng hóa nhập khẩu được cộng thêm cácloại thuế khác trước khi áp dụng tính giá tính thuế GTGT sẽ tạo nên cơ chếbảo hộ hàng hóa nội địa so với các hàng hóa nhập khẩu

- Tạo được nguồn thu lớn, tương đối ổn định và kịp thời cho ngân sáchnhà nước khi quá trình toàn cầu hóa và mở rộng thương mại quốc tế đã thu

Trang 22

hẹp dần vai trò của thuế nhập khẩu do sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan của cáchiệp định thương mại, thuế GTGT sẽ ngày càng thể hiện vai trò trọng yếu củanguồn thu NSNN đảm bảo chi tiêu cho chính phủ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế, nâng cao đượctính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế thôngqua hệ thống hóa đơn

- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hànghoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào

là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thựchiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ

- Góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày cànghoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thịtrường, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam

1.1.4 Các nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng

a Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đốitượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định không chịu thuếGTGT được quy định trong Luật thuế giá trị gia tăng

b Người nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩuhàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng

c Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Hai căn cứ căn bản và quan trọng để tính thuế giá trị gia tăng đó là giátính thuế và thuế suất

Giá tính thuế

- Cách thức xác định giá tính thuế giá trị gia tăng đó chính là mức giá

Trang 23

bán chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất,kinh doanh bán ra và là mức giá nhập chưa có thuế giá trị gia tăng đối vớihàng hóa nhập khẩu.

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giáthanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác địnhtheo công thức sau:

Giá chưa có thuế

giá trị gia tăng =

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

- Giá tính thuế GTGT có thể được tính trước hoặc sau khi cộng các loạithuế khác tùy thuộc vào mục tiêu điều tiết của nhà điều hành kinh tế đối vớicác loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau

Thuế suất

Đối với thuế suất tính thuế GTGT, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa,dịch vụ, thuế suất được quy định khác nhau phụ thuộc vào tính chất của hànghóa dịch vụ, mục tiêu của các nhà quản lý kinh tế nhà nước và điều hànhchính sách nhằm hỗ trợ, tăng cường hay thu hẹp, hạn chế hành vi tiêu dùngcủa hàng hóa, dịch vụ Tại Việt Nam, thuế suất được chia thành 3 mức độ 0%,5% và 10% Mức 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vậntải quốc tế và hàng hóa nhằm mục tiêu tăng cường, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu được nhận mức thuế suất ưu đãi Mức 5% được ápdụng đối với các hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu như nước, phân bón,thức ăn gia súc Mức 10% áp dụng đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ cònlại

d Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuếgiá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Trang 24

Phương pháp này được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hóa đơn, chứng từ, đây là các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm

từ 1 tỷ đồng trở lên (trừ hộ, cá nhân kinh doanh) và các cơ sở kinh doanh tựnguyện áp dụng

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầuvào được khấu trừ

Trong đó:

- Số thuế GTGT đầu ra được tính bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch

vụ chịu thuế giá trị gia tăng nhân với thuế suất tương ứng

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trênhóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ của hàng hóa nhập khẩu

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Trong quá trình thực hiện quản lý các hoạt động về thuế, một số đốitượng không có đủ điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị giatăng Do đó, thuế GTGT quy định phương pháp này đối với các đối tượng cóhoạt động kinh doanh đặc thù như là mua bán, chế tác vàng, bạc đá quý, cácdoanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, các hộ, cánhân kinh doanh, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sởthường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thựchiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nướcngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò,phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bênViệt Nam khấu trừ nộp thay

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT

1.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2.1 Khái niệm

Thông thường, hoạt động quản lý đều phải do 4 thành tố cơ bản cấu

Trang 25

thành đó là: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêuquản lý Trong hoạt động quản lý, bên cạnh các vấn đề trên thì công cụ vàphương pháp quản là những yếu tố đòi hỏi phải được xác định đúng đắn NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạolập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước mà thuế là nguồnthu chủ yếu của NSNN liên quan đến quá trình tạo lập quỹ tiền tệ tập trung,phân phối lại thu nhập của toàn bộ xã hội Tham gia quản lý thuế là tráchnhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội mà đứng đầu

về mặt quyền lực chính là nhà nước Chính vì vậy, hoạt động quản lý thuế nóichung hay thuế GTGT nói riêng thường gắn liền với chủ thể Nhà nước và các

cơ quan chức năng có thẩm quyền, mà cụ thể trong trường hợp này chính làcác cơ quan quản lý thuế Trong khi chủ thể quản lý là cá nhân, tổ chức đượchiểu là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, thì khách thể quản lý chính lànhân tố chịu sự tác động, hay điều chỉnh của chủ thể quản lý, trong trườnghợp này chính là các yếu tố liên quan đến thuế GTGT chịu sự chi phối, quản

lý của chủ thể nhà nước như thuế suất, hàng hóa dịch vụ chịu thuế, người nộpthuế hay các chính sách về thuế GTGT

Đối tượng quản lý tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý, trongtrường hợp quản lý thuế giá trị gia tăng, là các quan hệ phát sinh trước, trong

và sau quá trình triển khai tổ chức thu nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước.Các quan hệ này có thể diễn ra giữa cơ quan thuế với người nộp thuế GTGT,giữa nội bộ cơ quan thuế, thậm chí giữa cơ quan thuế trong nước với cơ quanthuế các nước khác

Về mục tiêu quản lý thuế giá trị giá tăng, bên cạnh mục tiêu điều tiết vĩ

mô theo từng thời kỳ bằng cơ chế thuế suất và giá tính thuế giá trị gia tăng,mục tiêu cuối cùng của quản lý thuế giá trị gia tăng vẫn nhằm tạo ra nguồnthu hiệu quả huy động vào NSNN, tính hiệu quả về nguồn thu ở đây thể hiện

ở tiêu chí thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước, tiết

Trang 26

giảm được tối đa chi phí quản lý, chi phí tuân thủ của người nộp thuế và tạonên sự hài lòng của các đối tượng quản lý.

Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng, chủ thểnhà nước thông qua các phương tiện, công cụ quản lý tác động đến đối tượngquản lý nhằm mục tiêu hiệu quả Sự đa dạng và phức tạp của đối tượng quản

lý cùng sự khác biệt của các công cụ quản lý đòi hỏi các phương pháp quản lýđặc thù Các phương pháp quản lý có thể được phân chia bao gồm phươngpháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục

- Phương pháp hành chính được hiểu như là phương pháp mang tính bắtbuộc, khi tác động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý đòi hỏi sựtuân thủ một cách vô điều kiện Tính hiệu quả của phương pháp này được bộc

lộ rõ khi quyết định của chủ thể quản lý phải có căn cứ, khoa học Đặc thù củaphương pháp là thường gắn liên với quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, bộphận, cán bộ thực hiện việc ra quyết định Biểu hiện của phương pháp nàythường được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật, văn bản áp dụng,hướng dẫn pháp luật

- Phương pháp kinh tế là phương pháp thông qua các lợi ích vật chấtmang tính kinh tế như các khoản thưởng, ưu đã nhằm mục tiêu khơi gợi sựtích cực trong hoạt động động của các khách thể quản lý

- Phương pháp giáo dục thường liên quan đến những tác động tới nhậnthức, tình cảm của chủ thể lên khách thể quản lý, từ đó nhằm nâng cao sự tựgiác, tích cực trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Cácphương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương pháp này là sách, báo,truyền thông truyền hình, các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội

Chủ thể quản lý có thể sử dụng các phương pháp quản lý một cách linhhoạt và phối hợp nhằm tạo ra sự hiệu quả trong mục tiêu quản lý, bằngphương tiện chính là các công cụ quản lý Trong đó các công cụ quản lý cụthể là chính sách, pháp luật, kế hoạch:

Trang 27

- Pháp luật là công cụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý thuế khimang tính chất định hướng, điều tiết, tạo nên sự đồng bộ trong hoạt độngnhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Bên cạnh việc đảm bảo tính hữuhiệu, pháp luật còn phải thể hiện được sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tếliên quan đến các mặt như quyền lợi hay nghĩa vụ Pháp luật được thể hiện ởcác văn bản Luật và dưới Luật do các cơ quan quyền lực ban hành như Quốchội, Chính phủ, UBNN, HĐNN.

- Để có thể đánh giá, so sánh được chất lượng hiệu quả của quản lý thuếtrong các giai đoạn thì kế hoạch là công cụ không thể thiếu Việc đưa ra kểhoạch trong ngắn, trung và dài hạn cụ thể nhằm đặt ra một định mức cụ thể,

từ đó các hoạt động thực tế có kim chỉ nam để hướng tới, so sánh Với nềnkinh tế thị trường hiện nay, các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế ở trong vàngoài nước ngày càng đa dạng càng chứng tỏ tầm quan trọng của công tác lập

Trang 28

Dựa trên những cơ sở lý luận trên góc độ quản lý ở trên, chúng ta có thểkhái quát hóa nên khái niệm của hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạtđộng quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng như sau:

Theo nghĩa rộng: Quản lý thuế là tất cả các hoạt động quản lý của chủthể nhà nước tác động đến các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thu thuế,bằng việc sử dụng các phương pháp đặc thù như kinh tế, hành chính, giáodục, thông qua các phương tiện là các công cụ quản lý thuế như chính sách,pháp luật, kế hoạch nhằm mục tiêu hiệu quả về nguồn thu bổ sung choNSNN

Theo nghĩa hẹp: Quản lý thuế GTGT là tất cả các hoạt động quản lý củachủ thể nhà nước và các cơ quan quản lý thuế tác động đến các mối quan hệnảy sinh trong quá trình thu thuế giá trị gia tăng, bằng các phương pháp đặcthù như kinh tế, hành chính, giáo dục liên quan đến hoạt động thu thuếGTGT, thông qua các phương tiện là các công cụ quản lý thuế như chính sáchthuế, luật thuế giá trị gia tăng, kế hoạch thu thuế GTGT nhằm mục tiêu hiệuquả về nguồn thu bổ sung cho NSNN

Từ đó, ta có khái niệm về quản lý thuế GTGT như sau:

“Quản lý thuế GTGT là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và

giám sát của cơ quan quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế GTGT nhằm đảm bảo hiệu quả của các nguồn thu đối với Ngân sách nhà nước trong phạm vi các quy định, chính sách Thuế GTGT của Nhà nước”.

1.2.2 Đặc điểm của quản lý thuế GTGT

Đặc điểm quản lý thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật như sau:

- Phương pháp quản lý thuế GTGT được sử dụng chủ yếu là phươngpháp hành chính: Đây là phương pháp được sử dụng khi chủ thể của quản lýthuế là Nhà nước tác động tới các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lýbằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trênquyền lực của mình, đặc trưng phương pháp này là sự tác động trực tiếp của

Trang 29

chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý bằng cách quy định nhiệm vụ vàphương án hành động của đối tượng quản lý một cách đơn phương Phươngpháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật Việc ban hành cácquyết định hành chính dựa trên cơ sở quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng củachủ thể quản lý do pháp luật quy định tuy nhiên trong xã hội hiện nay theo xuhướng thu hẹp biện pháp quản lý hành chính cưỡng bức, phương pháp quản lýthuế này đang dần được chuyển dịch theo hướng tính chất mang tính phục vụ,dịch vụ Tuy nhiên sự chuyển dịch này khó mang tính toàn diện để đảm bảođược tính hiệu quả trong quản lý thuế giá trị gia tăng biểu hiện ở một số nộidung về quản lý thuế GTGT như ấn định thuế, cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính về quản lý thuế GTGT, xử phạt vi phạm hành chính về quản lýthuế GTGT.

- Công cụ quản lý thuế GTGT được sử dụng chủ đạo là pháp luật biểuhiện bằng các văn bản Luật và dưới Luật như Thông tư, Quyết định, Hướngdẫn do các cơ quan quyền lực ban hành như Quốc hội, chính phủ, UBND,HĐND, bên cạnh đó hai công cụ kế hoạch và chính sách cũng đóng vai tròquan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động quản lý thuế GTGT nhằm đạt mục tiêuquản lý

- Hoạt động mang tính chất tiêu chuẩn, nghiệp vụ được đồng bộ hóa mộtcách chặt chẽ bằng các văn bản theo quy định của pháp luật thống nhất và phùhợp với chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo tính thực hiện một cách toàn diệncho sự đa dạng về đối tượng quản lý

1.2.3 Vai trò của quản lý thuế GTGT

- Tạo nguồn thu đúng, đủ, kịp thời cho NSNN trên cơ sở bền vững, nuôidưỡng và phát triển nguồn thu nội địa Thuế GTGT luôn đóng vai trò chínhyếu trong cơ cấu thu thuế nội địa, chính vì vậy việc quản lý thuế GTGT làmsao để hiệu quả, khai thác được tối đa đảm bảo cung ứng cho nguồn thu ngânsách đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, về mặt dài hạn trong tương lai, sự

Trang 30

bền vững của các nguồn thu cũng đòi hỏi việc quản lý thuế GTGT phải chú ýduy trì, phát triển nguồn thu đã có, tiềm năng, từ đó điều chỉnh mức thuế suấthợp lý theo định hướng chung trong tương lai của nền kinh tế.

- Phân phối lại thu nhập tạo sự công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội,

hỗ trợ nhà nước như là công cụ để điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh tếthương mại, từ đó góp phần làm hoàn chỉnh các quy định, chính sách và phápluật thuế GTGT

- Tạo nên cơ chế kiểm tra thường xuyên đối với các DN thông qua hệthống kiểm soát thuế GTGT, từ đó thúc đẩy sự lành mạnh hóa các hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Cũng tương tự như các hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuếGTGT thực hiện thông qua các công cụ như luật pháp, chính sách thông qua

đó điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhận hoạt động trong nền kinh tế.Bên cạnh đó, quá trình triển khai cũng đòi hỏi nhiều hoạt động như công tácthanh, kiểm tra việc thực hiện của đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành, phốihợp của các khách thể liên quan Chính vì vậy, hoạt động quản lý thuế GTGTcũng đóng vai trò nâng cao, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật đối vớicác tổ chức kinh tế và dân cư

1.2.4 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng

a Lập dự toán thuế giá trị gia tăng

Dự toán thuế GTGT là bản dự trù các khoản thu thuế GTGT, chi hoànthuế GTGT trong một năm và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquyết định Dự toán thuế GTGT là căn cứ để cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụthu thuế GTGT, chi hoàn thuế GTGT trong năm một cách khoa học, chủ động

và ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh Hoạt động lập dự toán thuếgiá trị gia tăng

Việc xây dựng dự toán thuế GTGT phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với chính sách thuế GTGT, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế và

Trang 31

có các biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT

- Phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng phát triển sảnxuất kinh doanh của NNT trên địa bàn

- Phải được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình thu thuế GTGT cácnăm trước; dự báo về các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tác động của nhữngchính sách thuế hiện hành hoặc sắp có hiệu lực đến công tác thu thuế, sự biếnđộng của NNT,

- Đảm bảo không bỏ sót nguồn thu phát sinh trên địa bàn; đảm bảo đượcnguồn chi để kịp thời chi hoàn thuế GTGT cho NNT đúng với quy định

b Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế.

Đăng ký thuế: Là việc người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế và được

cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanhhoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Các thông tin cá nhân,hoạt động kinh doanh phải được cung cấp đầy đủ cho cơ quan thuế trong hồ

sơ đăng ký thuế

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thuế, người nộp thuế sẽ được cấp mã

số thuế riêng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế cho đến khichấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế nàytrong các loại hóa đơn, chứng từ, tài liệu trong toàn bộ các hoạt động kinhdoanh liên quan Việc sử dụng mã số thuế được quản lý thông qua cơ chếphối hợp giữa các cơ quan quản lý thuế và các khách thể liên quan như Khobạc Nhà nước, ngân hàng thương mại

Khi có những thay đổi thông tin đăng ký thuế người nộp thuế phải thựchiện thủ tục thay đổi thông tin với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khithay đổi thông tin Khi tạm dừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế cótrách nhiện phải thông báo với cơ quan thuế có thẩm quyền trong thời giantạm dừng Trong trường hợp tổ chức bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể,phá sản, chấm dứt hợp đồng hay các cá nhân chết, mất tích, mất năng lực

Trang 32

hành vi dân sự thì phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Việc quản lý đăng ký thuế nhằm tối ưu việc bỏ sót các đối tượng nộpthuế, tạo điều kiện thuận lợi để quản lý, theo dõi hoạt động kinh doanh củangười nộp thuế, tránh sự trùng lặp giữa trách nhiệm của các cơ quan thuế

Kê khai thuế: Là việc người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp (trừ

trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ) tại cơ quan có thẩm quyền thông qua hồ sơ khai thuế để nộp

số thuế phát sinh theo kỳ hoặc từng lần

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trênnền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nướcngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài

có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộpthuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kếtđược quy định như sau: Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyêntắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạtđộng, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộpnhư trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập; Giá giao dịch liên kếtđược điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phảinộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế; Người nộp thuế cóquy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện theo quy định và được

áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương phápxác định giá tính thuế được quy định như sau: Việc áp dụng cơ chế thỏa thuậntrước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đềnghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuếtheo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế,người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan; Việc

Trang 33

áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phảidựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểmchứng bảo đảm tính pháp lý; Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phươngpháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệttrước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sựtham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định củapháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theotháng phát sinh nghĩa vụ thuế (khai và nộp theo tháng), chậm chất là ngàycuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo (khai và nộp theo quý) và chậmnhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

Định hướng quản lý thuế trong việc kê khai thuế đó là để người nộp thuế

tự kê khai, tự tính số thuế phát sinh trong kỳ Cơ quan thuế chỉ thực hiện theodõi, kiểm tra hoạt động của người nộp thuế nhằm kịp thời phát hiện các saisót, gian lận của người nộp thuế để có các biện pháp xử lý thích hợp Khâukiểm tra, thanh tra thuế sẽ là khâu quan trọng để phát hiện và xử lý các hành

vi này, và việc xử lý ngăn chặn được thực hiện càng sớm càng hiệu quả

Việc kê khai thuế chính là tiền đề để cơ quan thuế nắm bắt được tìnhhình thực hiện nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế, việc quản lý kê khai thuếkịp thời thông qua danh sách các trường hợp chưa nộp, chậm nộp sẽ là bướcđệm để tiếp nhận các thông tin từ phía người nộp thuế, từ đó đánh giá mức độtuân thủ của người nộp thuế và đưa ra các biện pháp xử lý, quản lý phù hợpcho từng nhóm người nộp thuế

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ thục hành chính thuếhiện nay trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử thể hiện vai trò quantrọng giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí cho cả người nộp thuế vàcán bộ, cơ quan quản lý thuế Người nộp thuế không cần phải phụ thuộc vàothời gian làm việc hành chính của cơ quan thuế mà có thể thực hiện kê khai

Trang 34

vào bất kỳ thời điểm nào Cơ quan thuế cũng sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ kêkhai thuế, xử lý dữ liệu một cách tự động, tối thiểu hóa sai sót so với việc xử

lý thủ công Việc lưu trữ hồ sơ cũng giúp giảm thiểu được chi phí lưu trữ vàvận chuyển cho cơ quan thuế

Ấn định thuế: Là việc cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải

nộp cho người nộp thuế và yêu cầu người nộp thuế phải chấp hành nộp sốthuế được ấn định

Việc cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế chỉ xảy ra trong một số trườnghợp nhất định được quy định như trường hợp vi phạm pháp luật về thuế(không đăng ký, kê khai thuế, không xuất trình chứng từ hóa đơn đẩy đủ, )hay đối với các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán dựatrên căn cứ là cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, dữ liệu thương mại,hoặc so sánh với số tiền phải nộp của các cơ sở kinh doanh tương đồng vềmặt hàng, ngành nghề, quy mô hoặc các tài liệu và kết quả kiểm tra và thanhtra còn hiệu lực hoặc tỷ lệ thu thuế theo quy định pháp luật

Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý vềthuế của cơ quan quản lý thuế, trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do

cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó,đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại,khởi kiện về việc ấn định thuế Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp các

hồ sơ, tài liệu để chứng minh cho việc khiếu nại, khởi kiện

Nộp thuế: Là hoạt động người nộp thuế chuyển số tiền thuế phải nộp

cho Ngân sách nhà nước thông qua tài khoản hoặc nộp trực tiếp tại các cơquan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ thuế, kho bạc nhà nước, ngân hàngthương mại hoặc các tổ chức được ủy nhiệm khác

Thời hạn nộp thuế được gắn với thời gian nộp hồ sơ khai thuế tạo điềukiện thuận lợi, dễ nhớ cho người nộp thuế

Hoàn thuế: Là việc cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường

Trang 35

hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộpngân sách nhà nước.

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện để đảm bảo sự khôngtrùng lặp giữa việc nộp thuế hai lần ở cả khâu đầu ra và đầu vào của hoạtđộng sản xuất kinh doanh của người nộp thuế Do đó, đòi hỏi phải được xử lýnhanh để giảm tải gánh nặng cho người nộp thuế Đây cũng là nội dung quản

lý thuế bị lợi dụng gian lận thông qua các hành vi như mua bán hóa đơn,chứng từ, xuất khẩu khống hàng hóa nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT

c Miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế, khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Không thu thuế, miễn thuế, giảm thuế: Là việc cơ quan quản lý thuế

không thực hiện thu thuế đối với các trường hợp đặc thù như không phải nộpthuế xuất, nhập khẩu, miễn thuế giảm thuế đối với các hộ gia đình, cá nhân có

số tiền nộp thuế quá ít dưới ngưỡng quy định

Khoanh tiền thuế nợ: Là việc cơ quan thuế chuyển số tiền thuế phải

nộp của người nộp thuế thành khoản thuế không có khả năng thu hồi Việcnày thường được thực hiện khi người nộp thuế chết, mất tích, giải thể, phásản, không còn hoạt động kinh doanh đã đăng ký hoặc bị thu hồi giấy phépkinh doanh, hành nghề

Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt: Được thực hiện khi doanh

nghiệp, cá nhân, hợp tác xã phá sản, chết, mất năng lực hành vi dân sự màkhông có tài sản bao gồm cả tài sản thừa kể để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp,tiền phạt Bên cạnh đó, các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa,dịch bệnh lan rộng cũng được xem xét đưa vào trường hợp này

d Quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử.

Quản lý thông tin người nộp thuế : Là việc các cơ quan quản lý thuế

quản lý toàn bộ thông tin, dữ liệu về người nộp thuế được thu thập, sắp xếp,

Trang 36

lưu trữ, khai thác và sử dụng Đây chính là cơ sở để cơ quan thuế thực hiện:

- Thông tin người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá

dự báo tình hình, xây dựng chính sách về thuế, đánh giá mức độ chấp hànhpháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật

về thuế

- Báo cáo thống kê phục vụ cho việc điều hành hoạt động quản lý thuế

và các mục đích khác của nhà nước, xây dựng các dự báo, phân tích khả năngthu ngân sách nhà nước

- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về nghĩa vụ thuế của người nộpthuế, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp

Quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử: Là việc quản lý số tiền thuế phải

nộp thông qua việc quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử (hóa đơn GTGT, hóađơn bán hàng…) được quản lý thông qua các mã của cơ quan thuế cung cấp.Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuếđược thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cungcấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quyđịnh của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, baogồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển

dữ liệu điện tử với cơ quan thuế bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơnbán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuấtkho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác

Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ởdạng dữ liệu điện tử do cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức có trách nhiệmkhấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế bằng phương tiện điện tử khi thực hiệncác thủ tục về thuế hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và cácloại chứng từ, biên lai điện tử khác

Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý hóa đơn điện tử thông qua quyđịnh bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thông qua các dịch vụ hóa đơn điện tử

Trang 37

dưới sự quản lý dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, bảo mật an ninh của dữ liệu hóa đơnđiện tử sắp tới, tạo tiền đề để ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế của ngườinộp thuế, tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, quản

lý của cơ quan quản lý thuế

e Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

Là chức năng trong hoạt động quản lý của cơ quan thuế đối với ngườinộp thuế và các hoạt động liên quan nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định

về nghĩa vụ nộp thuế Hay nói cách khác, là các hoạt động nhằm quản lý vàngăn ngừa rủi ro nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dungcác chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với

cơ quan quản lý thuế, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quyđịnh của pháp luật Hai chức năng thanh tra và kiểm tra có sự khác biệt vàtương đồng

Kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra, so sánh, đối chiếu tại trụ sở của cơquan thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chínhxác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế củangười nộp thuế, nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáotài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sởcủa cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi,nội dung của quyết định kiểm tra thuế Việc thực hiện kiểm tra phải theo quytrình công bố quyết định, đối chiếu các nội dung theo quyết định trong mộtphạm vi thời gian quy định

Thanh tra thuế thường gắn với mục đích, phương pháp, trình độ nghiệp

vụ và phạm vi rộng hơn trong các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

về thuế, giải quyết khiếu nại, thanh tra chọn mẫu theo yêu cầu, kiến nghị củacác cơ quan quản lý thuế cấp trên

Trang 38

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quanquản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn khôngđúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lýthuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xửphạt vi phạm hành chính về quản lý thuế Trường hợp xác định rõ hành vi viphạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanhtra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế

có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điềutra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lýthuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điềutra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật

Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế, cơ quanthực hiện kiểm tra, thanh tra thuế sẽ quyết định chu kỳ thực hiện kiểm tra,thanh tra (không quá một lần trong năm tại trụ sở của người nộp thuế) Cáctrường hợp thanh tra xảy ra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, giảiquyết khiếu nại, theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quảphân loại rủi ro trong quản lý thuế, theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước,kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền

f Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và

xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế: Là biện

pháp nhằm bắt buộc, cưỡng chế người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộpthuế với cơ quan thuế Hành động này được thực hiện khi người nộp thuế có

nợ quá hạn quy định cho phép, có hành vi phát tán tài sản, hay bỏ trốn Đâyđược xem là khoản nợ mà người nộp thuế chiếm dụng của ngân sách nhànước

Các biện pháp cưỡng chế bao gồm cưỡng chế phong tỏa tài khoản, trích

Trang 39

tiền từ tài khoản đối tượng bị cưỡng chế, khấu trừ một phần tiền lương hoặcthu nhập, hoặc dừng các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,ngừng sử dụng hóa đơn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế: Là hành vi làm trái các

quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hànhchính bảo vệ như các hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế, thời hạn nộp hồ

sơ, khai sai, không đầy đủ dẫn đến thừa hoặc thiếu số thuế phải nộp,

Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theoquy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mứcphạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (trừ hành

vi khai sai) Các hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền

g Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan cóthẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quanquản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặchành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Tố cáo là việc người nộp thuế báo cho cơ quan có thẩm quyền biết vềhành vi vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, công chức thuế gây thiệt hại hoặc

đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của NNT.Thông thường, công tác giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quátrình thực hiện quản lý thuế ở các địa phương được giao cho bộ phận Kiểm tranội bộ thuộc Cục Thuế cấp tỉnh hoặc Chi cục Thuế cấp huyện Chức năng của

bộ phận này là kiểm tra tính liêm chính của cơ quan thuế, cán bộ thuế tronghoạt động quản lý thuế và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NNT, đảm bảoviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo của NNT được chính xác, công khai, đúngthời hạn, đúng quy định, đồng thời người khiếu nại, tố cáo có thể theo dõi,

Trang 40

giám sát tiến độ giải quyết của cơ quan thuế; tránh tình trạng quan liêu của cơquan thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế.

h Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Mục tiêu của quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tuân thủ tựnguyện của NNT chứ không phải là đưa ra những hình thức xử phạt, do đócông tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT luôn được ngành Thuế đặt lên hàng đầu.Đây còn là chức năng quan trọng giúp giảm bớt các sai sót của NNT và là cầunối cho mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT

Tuyên truyền pháp luật thuế GTGT là hoạt động chuyển tải các thông tin

về chính sách thuế GTGT đến cộng đồng xã hội một cách chính xác, đầy đủ,kịp thời; giải thích về bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích xã hội có được từviệc sử dụng tiền thuế; phổ biến các vấn đề về nghĩa vụ thuế của NNT, tráchnhiệm của cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác trong việc phối hợp với

cơ quan thuế; phổ biến các quy định về xử lý vi phạm pháp luật thuế; tuyêndương NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Hoạt động này có thể được thựchiện thông qua các hình thức như: phát tờ rơi, xuất bản ấn phẩm, thông quabáo chí, đài phát thanh-truyền hình, trang thông tin điện tử của ngành Thuế…

Hỗ trợ NNT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm tạo điều kiện tốt nhất

để NNT hoàn thành nghĩa vụ thuế như: tư vấn về thủ tục hành chính thuế;hướng dẫn đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, giải đáp các vướng mắc vềchính sách thuế Hoạt động này có thể được thực hiện thông qua các hìnhthức như: định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp với NNT; tổ chức các “Tuần lễlắng nghe ý kiến NNT”, các hội nghị tập huấn cho NNT; thực hiện giải đáp,

hỗ trợ NNT dưới nhiều hình thức như: trực tiếp tại cơ quan thuế, qua e-mail,điện thoại,

Nếu như hoạt động tuyên truyền pháp luật thuế thường được thực hiệntheo ý muốn chủ quan của cơ quan thuế thì các dịch vụ hỗ trợ NNT thườngđược thực hiện theo nguyện vọng và yêu cầu từ phía NNT Hoạt động tuyên

Ngày đăng: 04/12/2020, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w