Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
90,64 KB
Nội dung
MỘTSỐLÍLUẬNCHUNGVỀCÔNGTÁCVĂNTHƯ-LƯUTRỮ 1.CÔNG TÁCVĂN THƯ 1.1.Khái niệm côngtácvăn thư Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau vềcôngtácvăn thư. Nhưng có hai khuynh hướng đáng chú ý là: + Côngtácvăn thư là côngtác tổ chức giải quyết và quản lívăn bản giấy tờ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Theo khuynh hướng này thì côngtácvăn thư bao gồm hai nội dung chủ yếu: tổ chức giải quyết văn bản và quản lí quy trình chuyển giao văn bản trong cơ quan, tổ chức. + Côngtácvăn thư là toàn bộ công việc về soạn thảo và ban hành văn bản trong các cơ quan tổ chức, tổ chức và quản lívăn bản trong các cơ quan đó. Theo khuynh hướng này thì côngtácvăn thư được quan niệm rộng hơn chính xác hơn. *Tóm lại: Côngtácvăn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ côngtác quản lí, bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản, giải quyết văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang. Hay nói cách khác côngtácvăn thư là một bộ phận của côngtáccôngvăn giấy tờ, là một phần của quá trình xử lí thông tin. 1.2.Vị trí của côngtácvăn thư Côngtácvăn thư được xác định là hoạt động của bộ máy quản lí nói chung. Trong hoạt động của bộ phận văn phòng, côngtácvăn thư không thể thiếu được và là nội dung quan trọng, chiếm một phần lớn trong nội dung hoạt động của văn phòng. Như vậy côngtácvăn thư gắn liền với hoạt động của cơ quan, được xem như một bộ phận hoạt động quản lí Nhà nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lí Nhà nước. 1.3. Ý nghĩa của côngtácvăn thư Côngtácvăn thư đảm bảo việc thông tin cho hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lí Nhà nước. Các văn bản hình thành trong côngtácvăn thư là phương tiện thiết yếu giúp cho hoạt động của các đơn vị đạt hiệu quả. Quan niệm đúng vềcôngtácvăn thư là một điều kiện đảm bảo cho côngtác này phát triển. Nếu quan niệm không đúng sẽ dẫn tới phương pháp chỉ đạo, quản lí đối với côngtácvăn thư cũng không đúng và kìm hãm sự phát triển của nó, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động quản lí trong cơ quan tổ chức. Làm tốt côngtácvăn thư sẽ góp phần giải quyết công việc cơ quan được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Côngtácvăn thư bảo đảm giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu tạo điều kiện làm tốt côngtáclưu trữ. Đây là nguồn bổ sung tài liệu chủ yếu, thường xuyên cho lưutrữ quốc gia và lưutrữ cơ quan. 1.4.Yêu cầu của côngtácvăn thư Côngtácvăn thư là một bộ phận của côngtácvăn bản giấy tờ. Do đó quá trình thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: + Nhanh chóng: Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng văn bản, tổ chức quản lí và giải quyết văn bản kịp thời góp phần hoàn thành tốt công việc của cơ quan. + Chính xác: Tất cả các khâu từ tiếp nhận văn bản đến soạn thảo văn bản, ký duyệt văn bản, vào sổ, đánh máy, chuyển giao văn bản đều phải được thực hiện theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc và đối tượng. + Bí mật: Trong nội dung văn bản đến, văn bản đi của cơ quan đều thuộc phạm vi bí mật của cơ quan, của Nhà nước. Vì vậy trong quá trình tiếp nhận, nhân bản, gửi, phát hành, bảo quản các văn bản đều phải bảo đảm bí mật. + Hiện đại: Việc thực hiện những nội dung cụ thể của côngtácvăn thư gắn liền với việc sử dụng các phương tiện và kĩ thuật văn phòng hiện đại. Vì vậy, yêu cầu hiện đại hoá côngtácvăn thư đã trở thành một trong những tiền đề bảo đảm cho côngtác quản lí Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan nói riêng có năng suất chất lượng cao. Hiện đại hoá côngtácvăn thư ngày nay tuy đã trở thành một nhu cầu cấp bách, nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cần tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu coi thường việc áp dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phát minh sáng chế có liên quan đến việc tăng cường hiệu quả côngtácvăn thư. 1.5.Nội dung côngtácvăn thư Côngtácvăn thư bao gồm 3 nhóm công việc chủ yếu sau: - Thứ nhất: Xây dựng và ban hành văn bản. + Soạn thảo văn bản + Trình duyệt và kí văn bản + Ban hành văn bản - Thứ hai: Tổ chức giải quyết và quản lívăn bản, nội dung công việc này bao gồm: + Tổ chức giải quyết và quản lívăn bản đến. + Tổ chức giải quyết và quản lívăn bản đi. + Tổ chức quản lívăn bản mật. + Tổ chức lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ. -Thứ ba: Tổ chức sử dụng con dấu. 1.5.1.Xây dựng và ban hành văn bản Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lí Nhà nước là toàn bộ các công việc diễn ra từ khi bắt đầu đến khi hoàn chỉnh mộtvăn bản, trong đó các công việc được diễn ra theo một trình tự nhất định. Nội dung quy trình bao gồm các phần sau: - Soạn thảo văn bản: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, yêu cầu của cơ quan, tổ chức để soạn thảo văn bản nhằm giải quyết mộtcông việc cụ thể hay điều chỉnh một mối quan hệ xã hội nào đó. - Trình duyệt và kí văn bản + Sau khi văn bản được soạn thảo thì người soạn thảo văn bản phải trình văn bản lên Chánh văn phòng để kiểm tra lại việc đánh máy, xem xét lại thể thức, thủ tục văn bản, kí nháy văn bản trước khi trình thủ trưởng duyệt văn bản. + Thủ trưởng cơ quan xem xét duyệt, kí theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm pháp lívềvăn bản kí. - Ban hành văn bản: Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Sau khi văn bản được kí thì chuyển sang bộ phận văn thư hoàn tất các thủ tục để ban hành văn bản. 1.5.2.Tổ chức giải quyết và quản lívăn bản 1.5.2.1.Quy trình xử lívăn bản đến Văn bản đến là những giấy tờ, tài liệu, thư từ, sách báo…do cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bên ngoài gửi đến. Tất cả những văn bản đến cơ quan bằng bất cứ hình thức nào đều phải đăng kí vào sổ quản lí thống nhất ở bộ phận văn thư. Văn bản đến cơ quan phải được xử lí nhanh chóng, chính xác và bí mật. Văn bản đến phải trình thủ trưởng cơ quan hoặc chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính trước khi chuyển đến các đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm giải quyết giải quyết. * Trình tự giải quyết văn bản đến như sau: Bước 1: Kiểm tra sơ bộ Khi văn bản đến cơ quan thì cán bộ văn thư nhận và kiểm tra sơ bộ bì văn bản nhằm mục đích xem có đúng văn bản gửi cho cơ quan mình hay không? Số lượng bì văn bản có đủ không? Kiểm tra bì văn bản còn nguyên vẹn không? Có dấu hiệu bị bóc rách, bị mất văn bản bên trong hay không? Nếu có phải lập biên bản gửi cho người có trách nhiệm. Sau khi nhận đủ số lượng văn bản gửi cho cơ quan, cán bộ văn thư phải phân loại văn bản nhận thành 2 loại: - Loại văn bản phải đăng kí vào sổ bao gồm 2 loại: + Loại được phép bóc bì văn bản: Bao gồm những văn bản gửi đến mà phần nơi nhận đề tên cơ quan. + Loại không được phép bóc bì văn bản: Bao gồm những văn bản gửi đích danh tên thủ trưởng, những văn bản gửi cấp dưới, những văn bản gửi các tổ chức trong cơ quan như: Văn bản gửi cho tổ chức Đảng, văn băn gửi cho công đoàn, văn bản gửi cho đoàn thanh niên… - Loại văn bản không phải đăng kí vào sổ: Là tất cả thư riêng, sách báo, tạp chí … Bước 2: Bóc bì văn bản Bóc bì văn bản đến được tiến hành theo các nguyên tắc sau: - Những văn bản có đóng dấu “Hoả tốc”, “Thượng khẩn”, “Khẩn” khi nhận cần được mở trước để đảm bảo về mặt thời gian. Trường hợp đã quá thời gian yêu cầu trong văn bản thì cán bộ văn thư cần ghi rõ thời gian nhận được văn bản đó trên bì thư và vào sổvăn bản đến. - Khi rút văn bản ra khỏi phong bì yêu cầu động tác phải nhẹ nhàng, khéo léo tránh làm rách văn bản hoặc làm mất địa chỉ nơi gửi, hay làm mất dấu bưu điện…Soát lại phong bì xem có bỏ sót văn bản hay không? - Đối chiếu số, kí hiệu, số lượng văn bản ghi ngoài bì văn bản với các thành phần tương ứng ghi trên văn bản. Trường hợp văn bản có kèm theo phiếu gửi thì sau khi nhận đủ văn bản cán bộ văn thư phải kí xác nhận, đóng dấu vào phiếu gửi rồi gửi trả lại phiếu đó cho cơ quan gửi văn bản. - Nếu văn bản gửi nhầm địa chỉ thì phải gửi lại cho cơ quan gửi văn bản đó. - Đối với văn bản mà ngày, tháng ghi trên văn bản quá xa so với ngày đến thì phải giữ lại phong bì. - Đối với những văn bản có dấu chỉ mức độ mật: + Nếu cán bộ văn thư được thủ trưởng cơ quan phân công trực tiếp bóc bì văn bản mật thì bóc văn bản đó như những văn bản bình thường khác. + Nếu thủ trưởng cơ quan không phân công cán bộ văn thư bóc bì văn bản mật thì không được phép bóc bì mà phải chuyển cho người có trách nhiệm bóc bì, khi vào sổvăn bản đó thì cán bộ văn thư sẽ bỏ trống phần trích yếu nội dung văn bản. Bước 3: Đóng dấu đến, ghi số đến, ngày đến - Đóng dấu đến, ghi số đến và ngày đến để xác nhận văn bản đó đã qua bộ phận văn thư và ghi nhận ngày tháng đến cơ quan. - Dấu đến được đóng vào khoảng trên góc trái ( phần lề văn bản ), dưới phần số và kí hiệu. - Đối với côngvăn dấu đến được đóng bên dưới phần trích yếu nội dung văn bản. - Nếu là văn bản mật thì đóng dấu vào bì thư. - Mẫu dấu đến như sau: 5 cm Tên cơ quan nhận văn bản ĐẾN - Số đến …………… - Ngày đến ………… - Chuyển …………… - Lưu hồ sơsố ……… 3 cm - Số đến: Là số thứ tự đăng kí của các văn bản đến cơ quan trong một năm ( tính từ ngày 01 tháng 01đến ngày 31 tháng12 hàng năm ) - Ngày đến: Là ngày cơ quan nhận văn bản và đăng kí vào sổvăn bản đến. - Chuyển: Thủ trưởng hoặc người được giao phụ trách côngtácvăn thư của cơ quan ghi ý kiến phân phối lên văn bản đến đơn vị hoặc các nhân có trách nhiệm giải quyết. Bước 4: Trình văn bản - Mọi văn bản nhận được cán bộ văn thư đều phải trình lên thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính để xem xét và cho ý kiến phân phối. Những văn bản đến phải trình ngay trong ngày tốt nhất là trong từng buổi. Khi trình văn bản phải chú ý văn bản khẩn phải trình ngay sau khi nhận văn bản. Khi trình văn bản thì những văn bản quan trọng phải đặt lên trên. - Sau khi có ý kiến phân phối, cán bộ văn thư nhận lại văn bản để vào sổvăn bản đến, cán bộ văn thư phải nắm được nội dung văn bản, nội dung ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ( nếu có ) và chuyển đến các đơn vị, phòng, ban có trách nhiệm giải quyết. Bước 5: Vào sổvăn bản đến Vào sổ đăng kí văn bản đến đây là một khâu quan trọng trong việc tổ chức giải quyết và quản lívăn bản đến. Nhờ đó mà lãnh đạo cơ quan nắm được số lượng văn bản đến cơ quan hàng ngày, nắm được nội dung văn bản và biết được đối tượng giải quyết văn bản. Từ đó dễ dàng kiểm tra văn bản do ai giải quyết và mức độ giải quyết đến đâu? Khi vào sổ đăng kí văn bản đến tránh đánh trùng số hoặc bỏ sót số gây khó khăn cho việc thống kê và tra tìm tài liệu. Có nhiều hình thức để đăng kí văn bản đến. Ví dụ: Đăng kí văn bản đến bằng sổ, có thể dùng thẻ đăng kí, có thể đăng kí trên máy vi tính… Văn bản đến ngày nào thì cần vào sổ và chuyển giao ngay trong ngày đó. Tuỳ theo số lượng văn bản cơ quan nhận được trong một năm nhiều hay ít để lập các sổ. + Đối những cơ quan có số lượng văn bản đến nhiều thì lập các sổ sau: 01 sổ đăng kí văn bản quy phạm pháp luật 01 sổ đăng kí văn bản mật 01 sổ đăng kí văn bản thường của các cơ quan gửi đến 01 sổ đăng kí đơn thư. + Đối với những cơ quan có số lượng văn bản đến ít thì lập các sổ sau: 01 sổ đăng kí văn bản mật 01 sổ đăng kí chung cho tất cả các văn bản gửi đến cơ quan. * Dưới đây là mẫu bìa sổ đăng kí văn bản đến: TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên cơ quan (đơn vị ) Năm … SỔ ĐĂNG KÍ VĂN BẢN ĐẾN Từ số……. đến số …………. Từ ngày .… đến ngày ………. Quyển số ……… +) Nội dung đăng kí trong sổvăn bản đến: gồm 10 cột Ngày đến Số đến Cơ quan gửi văn bản Số, kí hiệu văn bản Ngày, tháng văn bản Trích yếu nội dung văn bản Lưu hồ sơ Nơi nhận Kí nhận Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối với văn bản mật đến thì mẫu sổ đăng kí giống như sổ đăng kí văn bản thường nhưng có thêm cột “Mức độ mật” sau cột số 6. Bước 6: Chuyển giao văn bản - Sau khi có ý kiến phân phối lãnh đạo thì văn bản phải được cán bộ văn thư phải chuyển ngay đến đơn vị, phòng ban hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết. - Cán bộ văn thư phải chuyển giao văn bản trực tiếp đến người có trách nhiệm giải quyết, tuyệt đối không nhờ đơn vị hoặc cá nhân khác chuyển hộ hoặc nhận hộ văn bản. Không để người không có trách nhiệm xem văn bản, tài liệu của cá nhân hay đơn vị khác trong cơ quan. - Văn bản đến ngày nào phải được chuyển giao ngay trong ngày đó. - Văn bản có dấu chỉ mức độ khẩn phải chuyển đến tay người có trách nhiệm, chậm nhất là 30 phút trong giờ hành chính và 1 giờ ngoài giờ hành chính. - Trước khi chuyển giao văn bản đến người có trách nhiệm giải quyết, cán bộ văn thư phải đăng kí vào sổ chuyển giao văn bản và người nhận văn bản phải kí nhận vào sổ chuyển giao văn bản của cơ quan. * Mẫu sổ chuyển giao văn bản: Ngày chuyển Số đến Đơn vị hoặc cá nhân nhận Kí nhận Ghi chú 1 2 3 4 5 Đối với văn bản “Mật” thì mẫu sổ chuyển giao văn bản giống như sổ chuyển giao văn bản thường, chỉ thêm cột mức độ mật vào sau cột 3. Bước 7: Tổ chức giải quyết văn bản đến và theo dõi giải quyết văn bản đến trong cơ quan a) Tổ chức giải quyết văn bản đến - Đối với văn bản thường: Nội dung nêu trong văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị, cá nhân nào thì do đơn vị, cá nhân đó trực tiếp giải quyết + Tất cả những văn bản đến cơ quan phải được xem xét giải quyết nhanh chóng đặc biệt đối những văn bản khẩn, đột xuất phải xin ý kiến giải quyết khi nhận được văn bản đó. + Đối với những văn bản gửi đến để xin ý kiến lãnh đạo, khi có ý kiến lãnh đạo ghi ở lề thì không được đóng dấu ở lề văn bản và soạn thảo văn bản để trả lời dựa trên ý kiến của lãnh đạo. + Những văn bản có ý kiến lãnh đạo phải lưu lại trong hồ sơcông việc của cán bộ thừa hành chuyên môn. + Chỉ lãnh đạo mới có quyền ghi ý kiến trên lề văn bản, còn ý kiến đề xuất của cán bộ điều hành thì ghi ra tờ khác. + Các đơn vị trong cơ quan không được tự ý ghi ý kiến riêng lên văn bản, không được gạch chân những dòng trong văn bản đến. Những văn bản đề cập tới những vấn đề quan trọng như chương trình kế hoạch thì phải do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan giải quyết. + Khi trình lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết mộtvấn đề gì đó thì cán bộ thừa hành phải trình tất cả các văn bản có liên quan đến văn bản mới nhất nhận được. + Đối với văn bản mật: +) Chỉ phổ biến những nội dung mật trong văn bản với những người có trách nhiệm. +) Không được mang văn bản mật, tài liệu mật về nhà riêng hoặc đi côngtác nếu văn bản đó có liên quan đến chuyến công tác. Khi cần phải đem văn bản mật về nhà hoặc đi côngtác thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan và khi đi côngtác không được nhờ người khác giữ hộ và không được để những nơi không an toàn. +) Không sao chụp, ghi chép những bí mật trong văn bản. +) Không trao đổi những điều bí mật của văn bản trong điều kiện không an toàn. b) Theo dõi kiểm tra việc giải quyết văn bản đến - Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc giải quyết văn bản so với quy định, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. - Người phụ trách côngtácvăn thư có trách nhiệm kiểm tra việc phân phối và tiến độ chuyển giao văn bản. - Theo dõi văn bản là việc xem xét văn bản đã được giải quyết chưa? Giải quyết có đúng thời gian hay không? Đúng tinh thần chỉ đạo hay không? Đó là công việc của cán bộ văn thư. 1.5.2.2. Quy trình xử lívăn bản đi Nguyên tắcchungvề việc tổ chức và quản lívăn bản đi là tất cả văn bản, giấy tờ do cơ quan gửi ra ngoài đều phải đăng kí và làm thủ tục gửi đi ở bộ phận văn thư của cơ quan. Bước1: Đăng kí văn bản đi - Đăng kí văn bản đi là quá trình ghi chép mộtsố thông tin cần thiết của văn bản đi như số, kí hiệu, ngày tháng, trích yếu nội dung văn bản…vào những phương tiện đăng kí như sổ đăng kí văn bản đi, thẻ, máy vi tính… nhằm quản lí chặt chẽ văn bản đi. - Trước khi đăng kí văn bản vào sổvăn bản đi thì nhân viên văn thư phải kiểm tra thể thức văn bản, đây là vấn đề hết sức quan trọng không thể thiếu [...]... chuyển ngay văn bản đến tay người nhận Mức độ khẩn gồm 3 loại: “Khẩn”, “Thượng Khẩn”, “Hoả tốc” Mức độ khẩn của văn bản do người kí văn bản quyết định 2 CÔNGTÁCLƯUTRỮ 2.1.Khái niệm côngtáclưutrữCôngtáclưutrữ là khâu cuối cùng của quá trình xử lí thông tin Tất cả những văn bản đến đã qua xử lí, bản lưu của văn bản đi và những hồ sơ tài liệu liên quan đều phải được chuyển vào lưutrữ 2.2 Khái... với công việc cũng là nguồn hỗ trợ rất lớn đối với hiệu quả của côngtácvăn thư - lưutrữ 2.8.Mối quan hệ giữa văn thư và lưutrữ Trong quá trình thu thập và xử lí thông tin, văn thư và lưutrữ có mối quan hệ khăng khít với nhau Nếu thiếu hoặc làm thiếu một trong hai côngtác này thì việc xử lí thông tin sẽ không được thực hiện Vì thế trong điều lệ công táccôngvăn giấy tờ kèm theo Nghị định số 142/CP... dụng, tra tìm các văn bản lưu tại chỗ 1.5.2.3.Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưutrữ cơ quan a) Lập hồ sơ Hồ sơ là một tập hay nhiều tập văn bản có liên quan mật thiết với nhau vềmộtcông việc, vềmột quá trình, vềmột con người trong quá trình hoạt động để giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, một cá nhân, được sắp xếp theo một trình tự khoa học vào một hồ sơ, có thể... Chính phủ đã quy định: Côngvăn giấy tờ là một trong những phương tiện cần thiết trong hoạt động của Nhà nước Làm côngvăn giấy tờ và giữ gìn hồ sơ tài liệu là hai côngtác không thể thiếu được đối với quản lí Nhà nước” Do vậy, côngtácvăn thư càng làm tốt và chính xác bao nhiêu thì côngtáclưutrữ càng phát huy được tác dụng bấy nhiêu, tạo điều kiện cho việc xử lí thông tin một cách khoa học, chính... hiệu quả Ngược lại, lưutrữ lại là sự tích luỹ kinh nghiệm bổ sung tư liệu phục vụ cho côngtácvăn thư, do vậy cần phải quan tâm tới chất lượng công tácvăn thư Côngtácvăn thư và côngtáclưutrữ trong mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần được quan tâm đầu tư một cách thích đáng để hai nghiệp vụ này hỗ trợ lẫn nhau và phát huy được hết vai trò tác dụng của mình trong quá trình xử lí thông tin ... lượng văn bản 3 tờ Nơi nhận văn bản 4 Kí nhận và đóng dấu 5 Bước 3: Sắp xếp và quản lívăn bản lưu - Bất cứ văn bản nào được ban hành bao giờ cũng được lưu ít nhất 2 bản: 1 bản lưu tại bộ phận văn thư cơ quan, 1 bản lưu tại hồ sơcông việc của cán bộ chuyên môn - Cách sắp xếp hồ sơlưu tại bộ phận văn thư đối với những văn bản đăng kí chung và đánh số tổng hợp thì chỉ cần dựa vào thời gian ban hành văn. .. đắc lực cho công việc thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho côngtác nghiên cứu và giải quyết các công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức nói riêng và cơ quan nói chung Do tính chất và tầm quan trọng như vậy mà tài liệu lưutrữ trở thành di sản đặc biệt quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc 2.5.Chức năng của công táclưutrữCôngtáclưutrữ là một ngành... thập bổ sung tài liệu lưutrữ là một nội dung được tiến hành thường xuyên nhằm từng bước hoàn hiện phòng lưutrữ quốc gia nói chung và từng phòng lưutrữ cụ thể Thu thập bổ sung gồm giai đoạn thu thập tài liệu giải quyết xong từ bộ phận văn thư vào lưutrữ hiện hành của cơ quan và thu thập tài liệu lưutrữ hiện hành vào lưutrữ lịch sử Trong quá trình thu thập, bổ sung tài liệu lưutrữ đặc biệt chú ý... chức lưutrữVề nguyên tắc tài liệu lưutrữ không phải chỉ bảo quản đóng kín mà chúng còn có ý nghĩa khi được khai thác phục vụ cho toàn xã hội Nội dung chủ yếu của việc tổ chức sử dụng tài liệu lưutrữ là tổ chức phòng đọc phục vụ cho độc giả, công bố, giới thiệu trưng bày, triển lãm tài liệu lưutrữ Mục đích cao nhất của côngtáclưutrữ là bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. .. không ngừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển sẽ hỗ trợ đắc lực cho côngtác thu thập và xử lí thông tin nói chung và công tácvăn thư - lưutrữ nói riêng Con người sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn khi được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc hiện đại như: máy vi tính, điện thoại, máy photo, máy fax…Với côngtáclưutrữ thì việc tra cứu thông tin được . MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ- LƯU TRỮ 1.CÔNG TÁC VĂN THƯ 1.1.Khái niệm công tác văn thư Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về công tác văn. khác công tác văn thư là một bộ phận của công tác công văn giấy tờ, là một phần của quá trình xử lí thông tin. 1.2.Vị trí của công tác văn thư Công tác văn