1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTHK môn pháp luật cộng đồng ASEAN đề 5

12 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Ngày nay, cùng với tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư đang là một trong những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia hướng tới. Việc thực hiện tự do hóa đầu tư, xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng trong việc thu hút các dòng vốn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tự do hóa đầu tư bao gồm việc mở cửa thị trường và tiến tới xóa bỏ các hạn chế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt đó là các biện pháp hạn chế đầu tư bị cấm theo ACIA cũng như việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư. Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn Đề 5: “Phân tích các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009 về việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư và lấy ví dụ minh họa” để làm bài tập học kỳ của mình.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

ĐỀ BÀI: SỐ 5

Phân tích các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009

về việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư và lấy ví dụ minh họa

MỤC LỤC

Trang 2

I Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trong khuôn khổ Khu vực đầu tư

ASEAN 1

1 Khái niệm về đầu tư 1

2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp 1

II Các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009 về việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư 2

III Thực trạng việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư 4

KẾT LUẬN 5

Danh mục tài liệu tham khảo 6

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư đang là một trong những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia hướng tới Việc thực hiện tự

do hóa đầu tư, xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng trong việc thu hút các dòng vốn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tự do hóa đầu tư bao gồm việc mở cửa thị trường và tiến tới xóa bỏ các hạn chế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Đặc biệt đó là các biện pháp hạn chế đầu tư bị cấm theo ACIA cũng như việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư Với mong muốn được tìm

hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn Đề 5: “Phân tích các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009 về việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư và lấy ví dụ minh họa” để làm bài tập học kỳ của mình.

Trang 4

NỘI DUNG

I Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trong khuôn khổ Khu vực

đầu tư ASEAN

1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội Dưới góc độ quan hệ quản lý, đầu tư được chia làm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tưtự thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Trong khuôn khổ Khu vực đầu tư ASEAN, đầu tư chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư1

2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp

Thứ nhất, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối

thiểu theo quy định pháp luật Luật đầu tư nước ngoài của từng nước Điều đó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có quyền trực tham gia điều hành, quản lý hoạt động đầu tư mà họ bỏ vốn Ví dụ như ở Việt Nam, khoản 1 Điều 23 Luật

Đầu tư 2014 quy định: “1 Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập

tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên

1 Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến; Phạm Hồng Hạnh, (chủ biên) (2016), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng

ASEAN, Nxb Công an nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 222

Trang 5

hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

…”.

Thứ hai, quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài phụ thuộc vào vốn góp Tỷ lệ vốn của bên đầu tư càng cao thì quyền quản lý hoạt động đầu tư càng cao Ví dụ như theo quy định khoản 3 điều 22 Luật đầu tư 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ những trường hợp do pháp luật quy định

Thứ ba, quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án đầu

tư Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của các nhà đầu tư

Thứ tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng theo mục

đích của chủ thể đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại Nguồn vốn này được nước tiếp nhận đầu tư sử dụng một cách gián tiếp thông qua thuế, giá thuê đất, các quy định khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp vào một số ngành, lĩnh vực nhất định

II Các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009

về việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư

Biện pháp đầu tư được hiểu là bất kỳ biện pháp nào của các quốc gia thành viên được thể hiện dưới dạng luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định và các hoạt động quản trị hành chính hay những thông lệ được chính quyền trung ương, khu vực, địa phương và các tổ chức phi lợi nhuận (được chính quyền trung ương, khu vực, địa phương ủy quyền thực hiện) áp dụng2

Biện pháp hạn chế đầu tư trong khuôn khổ AIA chính là các biện pháp đầu

tư bị cấm theo ACIA, biện pháp được chia làm hai loại đó là các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài và biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp

2Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến; Phạm Hồng Hạnh, (chủ biên) (2016), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng

ASEAN, Nxb Công an nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 226

Trang 6

Việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư chính là các biện pháp đầu tư bị cấm theo ACIA, đồng thời là các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài theo Điều 7 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009:

“Article 7: Prohibition of Performance Requirements

1.The provisions of the Agreement on Trade-Related Investment Measures in Annex 1A to the WTO Agreement (TRIMs), which are not specifically mentioned

in or modified by this Agreement, shall apply, mutatis mutandis, to this Agreement.

2 Member States shall undertake joint assessment on performance requirements

no later than 2 years from the date of entry into force of this Agreement The aim

of such assessment shall include reviewing existing performance requirements and considering the need for additional commitments under this Article.

3 Non-WTO Members of ASEAN shall abide by the WTO provisions in accordance with their accession commitments to the WTO”.

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN không quy định thế nào là biện pháp yêu cầu hay liệt kê các biện pháp đầu tư liên quan đến yêu cầu, điều kiện đối với đầu tư nước ngoài bị cấm Tại khoản 1 điều 7 trên dẫn chiếu tới Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) Theo đó, cấm các quốc gia, không được áp dụng các biện pháp được liệt kê tại Phụ lục 1A của Hiệp định đầu

tư toàn diện ASEAN:

“(a) doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hoặc theo tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị của sản xuất trong nước”.

Theo đó, có 2 nhóm biện pháp:

Trang 7

Thứ nhất, các biện pháp về yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa: Đây là yêu cầu về

hàm lượng nội địa Yêu cầu về hàm lượng nội địa (LCRs) là các biện pháp chính sách yêu cầu các chủ đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước dành tỷ lệ nhất định để tìm nguồn hàng hóa trung gian từ nhà sản xuất hoặc các nhà sản xuất địa phương3 LCRs (ví dụ như số lượng hoặc chất lượng) được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia hoặc quy định của ngành yêu cầu tỷ lệ tối thiểu của hàm lượng nội địa (hàng hóa hoặc dịch vụ có nguồn gốc địa phương) Quốc gia yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng hàng hóa hay nguyên vật liệu đầu vào sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa nhất định

Ví dụ: Năm 2012, Chính phủ Thái Lan ban hành quy định: Thiết bị điện tử được sản xuất bởi các công ty đăng ký thành lập và tham gia hoạt động sản xuất

ở Thái Lan phải có hàm lượng nội địa tối thiểu 25% trong năm đầu tiên Tỷ lệ này sẽ tăng 5% mỗi năm và phải đạt tối đa 45% trong 5 năm

Thứ hai, các biện pháp yêu cầu về cân bằng thương mại: Yêu cầu doanh

nghiệp phải đảm bảo khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu Chằng hạn như yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này sản xuất Việc giới hạn này làm hạn chế khả năng của nhà đầu

tư thông qua các chính sách hạn chế nhập khẩu như cấp giấy phép nhập khẩu Đồng thời, biện pháp này cũng yêu cầu nhà đầu tư không được nhập khẩu với doanh số vượt quá doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp

Ví dụ: Ngày 23/5/2000, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Philippines về các biện pháp được quy định trong Chương trình phát triển phương tiện xe máy Philippines (MVDP), bao gồm chương trình phát triển ô tô, chương trình phát

3 ICTSD: “Yêu cầu về hàm lượng nội địa và Công nghiệp Năng lượng tái tạo – Một kết hợp tốt?”,

Jan-Christophe Kuntze và Tom Moerenhout, tháng 5 năm 2013.

Trang 8

triển phương tiện thương mại và chương trình phát triển xe máy Hoa Kỳ cáo buộc:

+ MVDP qui định các nhà sản xuất ôtô, xe máy đặt tại Philippines nếu đạt các yêu cầu nhất định thì sẽ được phép nhập khẩu linh kiện và nhập khẩu nguyên chiếc với mức thuế ưu đãi;

+ Việc cấp phép nhập khẩu của các nhà sản xuất nước ngòai để nhập khẩu linh kiện và nhập khẩu nguyên chiếc cũng đưa ra các điều kiện theo các yêu cầu trên Trong đó, các yêu cầu bị Hoa Kỳ chất vấn đó là: yêu cầu các nhà sản xuất

sử dụng linh kiện sản xuất tại Philippines và yêu cầu đạt tỷ lệ qui đổi ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các linh kiện bằng xuất khẩu nguyên chiếc

Từ đó, việc cấp phép nhập khẩu của các nhà sản xuất nước ngoài để nhập khẩu linh kiện và nhập khẩu nguyên chiếc cũng đưa ra các điều kiện theo các yêu cầu trên

III Thực trạng việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư

Yêu cầu về hàm lượng nội (LCRs) địa kéo theo sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực, tác động tiêu cực về thương mại tự do và lạm phát giá cả Hơn nữa, chúng sẽ không thực sự giúp tạo thêm việc làm của công nghệ xanh

Yêu cầu về hàm lượng nội địa có thể tác động đáng kể đến đầu tư và thương mại Trong trường hợp yêu cầu hàm lượng nội địa cao (ví dụ trên 20 – 30%) và kết hợp với cơ chế thực thi có hiệu quả ở các ngành và sản phẩm, việc

sử dụng LCRs của Chính phủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư và cơ cầu nguồn nhiên liệu của nước sở tại Ví dụ như việc sử dụng LCRs tại Thái Lan trong ngành ô tô dấn đến giảm 77% giá trị nhập khẩu linh kiện trong mỗi chiếc

xe lắp ráp trong nước4

4UNCTAD, trường hợp đặc biệt – Hội nghị Nhóm chuyên gia về yêu cầu hàm lượng nội địa và các biện pháp hỗ

trợ trong lĩnh vực Xanh, “Hiệu quả kinh tế và môi trường và Chỉ dẫn thương mại”, yêu cầu nội địa hóa và Kinh

tế xanh, ngày 13-14 tháng 6 năm 2013.

Trang 9

LCRs không có hiệu quả tại các thị trường nhỏ và chưa được đầu tư nhiều LCRs chỉ có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí của sản phẩm cuối cùng (mà có thể

là năng lượng sạch hoặc hàng hóa và dịch vụ môi trường), làm suy yếu quyền tiếp cận những sản phẩm sáng tạo và chuyển giao công nghệ

Năm 2015, Việt Nam muốn xem xét áp dụng LCRs trong lĩnh vực năng lượng Điều này yêu cầu Việt Nam cần có một nguồn năng lượng đủ lớn và một thị trường trong nước sản xuất điện đủ lớn để được hưởng lợi từ kinh tế quy mô sản xuất Nhưng thực tế trong thời gian qua, hình thức thầu trong nhiều dự án ngành điện của Việt Nam không đạt mục đích nội địa hóa Hệ quả là nhà thầu nước ngoài mang thiết bị và nhân công sang, tác động tới cơ hội việc làm cũng như sự phát triển của các ngành khác tại Việt Nam như ngành công nghiệp cơ khí

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên đã giúp ta phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về đầu tư đối với sự phát triển của từng quốc gia Bên cạnh những mặt lợi ích mà các biện pháp đem lại thì vẫn

Trang 10

còn những hạn chế nhất định Vì vậy, cần khắc phục nó để các quy định được toàn vẹn hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Đầu tư 2014

2 Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

Trang 11

3 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009

4 Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến; Phạm Hồng Hạnh, (chủ biên) (2016), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb Công an nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội

5 ICTSD: “Yêu cầu về hàm lượng nội địa và Công nghiệp Năng lượng tái tạo – Một kết hợp tốt?”, Jan-Christophe Kuntze và Tom Moerenhout, tháng 5 năm 2013

6 UNCTAD, trường hợp đặc biệt – Hội nghị Nhóm chuyên gia về yêu cầu hàm lượng nội địa và các biện pháp hỗ trợ trong lĩnh vực Xanh, “Hiệu quả kinh tế và môi trường và Chỉ dẫn thương mại”, yêu cầu nội địa hóa và Kinh tế xanh, ngày 13-14 tháng 6 năm 2013

7 TS David Luff, ThS Nguyễn Hoàng Minh, ThS Lại Văn Mạnh, ThS Đặng Thị

Phương Hà (biên soạn), Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hàng hóa

và dịch vụ môi trường, Báo cáo phân tích khung chính sách: Những đề xuất xây

dựng cơ chế ưu đãi khuyễn khích đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam, ngày 21 tháng 01 năm 2016,

http://thuvien.hlu.edu.vn/KIPOSDATA0/KIPOSSysWebFiles/files/SanPham/Tai LieuDuAnMuTrap/BaoCaoNghienCuu/INVEN%201%20Phan%20tich

%20khung%20chinh%20sach_%20Nhung%20de%20xuat%20xay%20dung

%20co%20che%20uu%20dai%20khuyen%20khich%20dau%20tu%20hang

%20hoa%20dich%20vu%20moi%20truong%20tai%20Vn.pdf

8 Giải quyết tranh chấp số DS195, Philippines – Các biện pháp ảnh hưởng tới đầu

tư và thương mại trong lĩnh vực xe máy,

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/2295-giai-quyet-tranh-chap-so-ds195

Trang 12

9. Bạch Dương (2015), Áp dụng LCRs để khuyến khích sản xuất,

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=360956

10. Dung Ngô Phương, Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nươc ngoài,

https://www.academia.edu/33451621/L%C3%BD_lu%E1%BA%ADn_chung_v

%E1%BB%81_%C4%91%E1%BA%A7u_t%C6%B0_tr%E1%BB%B1c_ti

%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i

Ngày đăng: 21/11/2020, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w