BÀI LÀM Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở
Trang 1BÀI LÀM
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu
Theo các văn bản pháp lý của ASEAN thì nội dung AEC bao gồm: (1) một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; (3) một khu vực kinh tế đồng đều; (4) một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu
Trong đó thì yếu tố “tự do di chuyển lao động” làm một trong năm yếu tố cốt lõi của nội dung “Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”
*Sự hợp tác trong tự do di chuyển lao động được thể hiện thông qua các biểu hiện sau:
- Cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi cho cấp thị thực (visa)
và di chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao tham gia vào thương mại hóa, dịch vụ và đầu tư
- Tăng cường hợp tác giữa các thành viên mạng lưới các trường đại học ASEAN để tạo thuận lợi cho sinh viên và cán bộ các trường đại học trong đi lại, học tập và làm việc trong khu vực
- Phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng của các giảng viên đại học trong các ngành nghề liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và các lĩnh vực hội nhập khác
- Tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động
- Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nước thành viên ASEAN
**Vai trò của hoạt động này đối với xây dựng thành công cộng đồng ASEAN vào năm 201
Trang 2Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập với tư cách là một trong trụ cột của cộng đồng ASEAN không chỉ đặt ra những mục tiêu về kinh tế cụ thể mà còn mang những mục tiêu chính trị quan trọng với tính chất chủ yếu
là gắn kết khối cộng đồng ASEAN Và việc hợp tác trong hoạt động tự do
di chuyển lao động giữa các thành viên của ASEAN cũng là góp phần để giúp cộng đồng kinh tế ASEAN thực hiện được các mục tiêu đó
- Việc cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi cho cấp thị thực (visa) và di chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao tham gia vào thương mại hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên là để thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN đoàn kết, xóa bỏ mọi “hàng rào” cản trở, gắn kết các thành viên giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển về mặt khoa học kỹ thuật
- Tăng cường hợp tác giữa các thành viên mạng lưới các trường đại học ASEAN ,phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng của các giảng viên đại học trong các ngành nghề liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và các lĩnh vực hội nhập khác hay tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động là nhằm đạt được mục tiêu cùng nâng cao trình độ hướng đến mức độ đồng đều giữa các nước, nhất thể hóa thị trường và cơ sở sản xuất; nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN trước sức ép của nền kinh
tế toàn cầu hay nền kinh tế của các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ
***Toàn cầu hiện có khoảng hơn 160 triệu lao động di cư, riêng trong khối ASEAN có khoảng 15 triệu người Bên cạnh những lao động lành nghề là những lao động không có tính chuyên môn cao.Chính vì vậy bên cạnh những vai trò mà tự do di chuyển lao động mang lại thì nó cũng có những rủi ro và thiếu những yếu tố bảo vệ cần thiết
Trang 3Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã chủ động đề xuất dự thảo Tuyên bố ASEAN về "Nguồn nhân lực và phát triển kỹ năng nghề cho phục hồi và phát triển" và nhận được sự đồng thuận cao của các quốc gia
"Do sự phát triển về số lượng cũng như trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động tại các quốc gia ASEAN có sự khác nhau, nên từ lâu đã xuất hiện những dòng lao động di cư giữa các nước để đáp ứng cả về cung lẫn cầu", Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải cho biết Trong khi các nước Malaysia, Lào, Brunei, Singapore chủ yếu tiếp nhận lao động nước ngoài, thì các nước còn lại được xem là những nước xuất khẩu lao động
Với Việt Nam, những kết quả đạt được thông qua các hội nghị Bộ trưởng lao động sẽ mở ra rất nhiều cơ hội để phát triển thị trường xuất khẩu lao động, phát triển nguồn nhân lực không chỉ trong ASEAN mà cả ở các nước đối tác lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zeland… Đặc biệt, khi Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng nghề cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 vào tháng 10 tới, việc công nhận trình
độ tay nghề của lao động trong các nước thành viên sẽ khiến công tác xuất khẩu lao động thuận lợi hơn
Hiện ở nhiều nước ASEAN, nhu cầu lao động cũng tập trung vào hai lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều điều kiện đáp ứng Đó là việc làm trong xây dựng, công nghiệp dành cho lao động nam và việc làm trong ngành dệt may, điện tử, chăm sóc y tế, dịch vụ giúp việc gia đình dành cho lao động
nữ Thị trường lao động khu vực ASEAN cũng trở thành một trong những khu vực trọng điểm có khả năng tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN – Trường đại hoc Luật Hà Nội, Khoa pháp luật quốc tế, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương
2, Hiến chương Asean 2007
3, Tầm nhìn Asean 2020
4, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint)
http://www.aseanec.org/
5, Thúc đẩy thị trường lao động trong ASEAN
http://www.baomoi.com/Thuc-day-thi-truong-lao-dong-trong-ASEAN/ 47/4404301.epi
6,Lao động di cư đối mặt nhiều rủi ro
http://vneconomy.vn/20100721080616879p0c5/lao-dong-di-cu-doi-mat-nhieu-rui-ro.htm