Bài viết trình bày mô tả thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân của Trạm y tế xã tại các tỉnh Tây Nguyên năm 2013.
Trang 1VI
ỆN S
ỨC KH
ỎE CỘ
NG ĐỒ
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁM
CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI DÂN CỦA TRẠM Y TẾ XÃ TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2013
Trần Kiên 1 , Lê Văn Bào 1
TÓM TẮT
Điều tra cắt ngang khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân của y tế 5 xã thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên
năm 2013 cho thấy: Dân số mỗi xã từ 3.365- 17.717 người
Về cơ sở hạ tầng có 2/5 trạm mức trung bình và 3/5 trạm
mức tốt Các trạm có diện tích mặt bằng khá rộng (900m2 -
4.900m2), đều có khu nhà làm việc chính (200m2- 250m2),
có 30,0% là diện tích cây xanh và trạm đều có cổng, hàng
rào, có từ 4- 9 phòng chức năng và các trạm đều có khu hậu
cần nhà bếp Trạm biên chế từ 4 - 7 người, 3/5 trạm có bác
sỹ và 100% thôn/bản có nhân viên y tế Các trạm có đủ trang
thiết bị cấp cứu thông thường, các dụng cụ chuyên khoa cơ
bản, có túi y tế thôn bản và giường điều trị nội trú Mỗi xã có
3- 9 người hành nghề y tế tư nhân và có 2/5 xã có bác sĩ hành
nghề y tư nhân Chẩn đoán điều trị đúng đạt 80% - 100% Số
sinh con tại trạm xã cao nhất (140/153 trường hợp) và trong
năm qua có 2.012 lượt cán bộ y tế thăm hộ gia đình, trong đó
y tế xã (83,0%)
Từ khóa: Đáp ứng, nhu cầu, khám chữa bệnh, hộ gia đình
CAPACITY TO MEET HEALTH CARE NEEDS
OF COMMUNE HEALTH STATIONS IN CENTRAL
HIGHLAND PROVINCES IN 2013
SUMMARY
A cross sectional survey of capacity of commune health
stations in meeting health care needs in 5 communes of 5
provinces in Central Highlands in 2013 showed that: The
population of communes ranged from 3,365 to 17,717
people The communes’ infrastructure were ranked average
(2/5 stations) and good (3/5 stations) The stations had fairly
large area (900- 4,900 sqm), involved operational buildings
(200- 250 sqm), had tree-covered area of 30%, gates, fences,
4 to 9 functional rooms, and the logistics and kitchen area
Station personnel ranged from 4- 7 staff, 3 of 5 stations had
doctors and all had village health collaborators The stations were equipped with standard emergency kit, fundamental specialty tools, village medical bag, and inpatient treatment beds Each commune had 3-9 private medical practitioners and 2 of 5 communes had doctors practicing medicine privately Proportion of appropriate diagnosis and treatment
of was from 80% to 100% The majority of birth delivery was at station (140/153 cases) and in the last year there were 2,012 household visits, of which station’s staff accounted for 83.0%
Keywords: Meet, needs, health care, households.
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trạm y tế cơ sở là tổ chức y tế trên địa bàn xã/phường, thị trấn cũng là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân Trạm y tế đóng vai trò chủ yếu trong việc khám chữa bệnh cho người nghèo Nước ta, khoảng 70% dân số ở vùng nông thôn, cơ sở y tế gần với họ nhất, dễ tiếp cận nhất
là Trạm y tế, việc củng cố hoạt động cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm y tế là cần thiết để làm tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với cơ sở y tế cũng như đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe Khi điều kiện kinh tế- xã hội ngày một phát triển, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên và người dân luôn mong muốn tiếp cận, lựa chọn các dịch vụ tốt hơn đặc biệt là những cơ sở
có kỹ thuật cao tuyến tỉnh, tuyến trung ương Do hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm y tế còn yếu và chất lượng còn chưa cao, dẫn đến việc ít sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế là một nguyên nhân gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên
Tại Tây Nguyên có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc có những điều kiện sống, thực hành canh tác, tập
1 Học viện Quân y; Tác giả Trần Kiên: Email: trangiaktdbp@gmail.com
Trang 2Trạm y tế ở đây cũng có sự khác biệt so với các vùng khác
trên cả nước Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng đáp
ứng của Trạm y tế một số xã các tỉnh Tây Nguyên, nhằm đề
xuất một số biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cho người dân của Trạm y tế
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân của Trạm y tế xã tại các tỉnh Tây Nguyên
năm 2013
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu: Người cung cấp dịch vụ y tế
(cán bộ y tế xã, gồm cả y tế tư nhân) trên địa bàn nghiên cứu
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc tại các TYT
2 Địa điểm nghiên cứu: Tại 5 xã thuộc 5 tỉnh Tây
Nguyên gồm: Xã Lộc Sơn - huyện Bảo Lộc - Lâm Đồng;
xã Yang Reh - huyện Krông Bông - Đăklăk; xã Đăk Ta ley -
huyện Mang Yang - Gia Lai; xã Đăk Long - huyện Đăk Hà
- Kon Tum; xã Đăk Lao - huyện Đăk Mil - Đăk Nông
3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm
2013
4 Nội dung nghiên cứu: Thu thập dữ liệu về đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân của các Trạm y tế và
y tế tư nhân trên địa bàn nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang
- Chọn mẫu: Cán bộ nhân viên TYT và y tế tư nhân trên
địa bàn nghiên cứu
- Lấy mẫu: Trên mỗi tỉnh Tây Nguyên (5 tỉnh) chọn ngẫu
nhiên 1 huyện và mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 1 xã
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ cán bộ nhân viên TYT và y tế tư
nhân trên địa bàn nghiên cứu Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và
thuốc của 5 Trạm y tế
* Công cụ nghiên cứu: Phỏng vấn cán bộ nhân viên TYT
và y tế tư nhân qua các bộ câu hỏi có sẵn Đánh giá cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị và thuốc tại 5 TYT trên địa bàn nghiên
cứu qua phiếu thu thập số liệu
6 Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
và phần mềm SPSS 16.0
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung về địa bàn và đối tượng nghiên
cứu:
Nội dung Lộc Sơn Yang Reh Đắk Ta Ley Long Đắk Đắk Lao
Mật độ dân số
Kết quả bảng 1 cho thấy: Xã Lộc Sơn có số dân 17.717 người, mật độ dân số 1.429 người/km2 và 22 buôn làng là cao nhất Xã Đắk Ta Ley có dân số 3.365 người, mật độ 69 người/km2 và có 5 buôn làng là thấp nhất
Bảng 2: Thu nhập, tiếp cận trạm y tế và cơ cấu theo độ tuổi tại địa bàn nghiên cứu
Nội dung Lộc Sơn Yang Reh Đắk Ta Ley Long Đắk Đắk Lao
Thu nhập người/
Số thôn cách
Từ xã đến BV
Số phụ nữ 15-49
Kết quả bảng 2 cho thấy: Xã Lộc Sơn có số hộ nghèo (834), số trẻ em <1 tuổi (320), trẻ em <5 tuổi (1.528), số phụ
nữ ở tuổi sinh đẻ (4.632) là cao nhất và không có thôn xa TYT > 1 giờ đi bộ Xã Đắk Long có số hộ nghèo (159), số trẻ
em <1 tuổi (80), số trẻ em <5 tuổi (331) là thấp nhất và có 2 thôn xa đến TYT>1 giờ đi bộ
Trang 3VI
ỆN S
ỨC KH
ỎE CỘ
NG ĐỒ
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3: Tình hình học vấn và nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu (n=2.012)
Học vấn lượng Số Tỷ lệ % nghiệp Nghề lượng Số Tỷ lệ %
Trung học
Trung học
Cao đẳng,
Làm thuê,
Kết quả bảng 3 cho thấy: Người tham gia nghiên cứu: đa
số có trình Tiểu học (33,9%) và Trung học cơ sở (42,3%),
mù chữ (8,8%) Nghề nghiệp của đối tượng đa số làm nông
nghiệp (83,7%)
2 Khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho
người dân của các Trạm y tế
Bảng 4: Tình hình cơ sở hạ tầng của 5 Trạm y tế trên
địa bàn nghiên cứu
Nội dung Sơn Lộc Yang Reh Đắk Ta Ley Long Đắk Đắk Lao
Thực trạng nhà
Nhà chính,
Cây xanh
Diện tích nhà
Cở sở hạ tầng
Số phòng chức
Thuê bao điện
Nguồn nước
Kết quả bảng 4 cho thấy: Cơ sở hạ tầng có 2/5 trạm mức trung bình và 3/5 trạm mức tốt Các trạm có diện tích mặt bằng khá rộng (900 m2- 4.900 m2), đều có khu nhà làm việc chính (200 m2- 250m2), có diện tích cây xanh trên 30% và
có cổng, hàng rào trạm, mỗi trạm có 4- 9 phòng chức năng
có Các trạm đều có khu hậu cần nhà bếp, kho, bể nước, điện lưới, điện thoại, nguồn nước sạch
Bảng 5: Tình hình tổ chức biên chế và trang thiết bị của
5 Trạm y tế
Nội dung Sơn Lộc Yang Reh Đắk Ta Ley Long Đắk Đắk Lao
Tổ chức biên chế cán bộ nhân viên y tế
Nữ hộ sinh, Y
Số nhân viên y
tế thôn bản (tỷ
lệ % bao phủ)
22 (100) (100)8 (100)5 (100)6 (100)11
Trang thiết bị (TTB)
TTB cấp cứu
Dụng cụ CK
Có TTB của
Dụng cụ tiệt
TTB thông
Túi y tế thôn
Giường điều trị
Kết quả bảng 5 cho thấy: Về tổ chức biên chế, các trạm
có từ 4- 7 người, 3/5 TYT có bác sỹ và 100% thôn/bản có nhân viên y tế Về các trang thiết bị (TTB) khám chữa bệnh thiết yếu, các trạm đều có các TTB cấp cứu thông thường và các dụng cụ chuyên khoa (CK) cơ bản và có đủ dụng cụ tiệt khuẩn, thiết bị thông dụng (đèn dầu,máy bơm, đèn pin…), túi y tế thôn bản và giường điều trị nội trú
Trang 4Bảng 7: Tình hình hoạt động khám chữa bệnh của 5 Trạm y tế
Kết quả bảng 6 cho thấy: Xã Lộc Sơn có 9 người đang
hành nghề y tế tư nhân (YTTN), trong đó bác sĩ 66,7% và
100% có giấy phép hoạt động Xã Yang Reh có 5 người đang
hành YTTN, không có bác sĩ và 60% có giấy phép Xã Đắk
Ta ley có 5 người hành YTTN, không có bác sĩ và 40% có giấy phép Xã Đắk Long có 3 người đang YTTN, không có bác
sĩ và không có giấy phép Xã Đắk Lao có 4 người đang hành YTTN, trong đó bác sĩ 50% và 75% có giấy phép hoạt động
Kết quả bảng 7 cho thấy: Hoạt động khám chữa bệnh
ở xã Lộc Sơn cao nhất (10.230 lượt) và chẩn đoán điều trị
đúng (80%-100%) Kinh phí hoạt động chủ yếu là Ủy ban
nhân dân (UBND) xã và Trung tâm y tế (TTYT) huyện cấp
Về các mặt hoạt động y tế: Số sinh tại TYT cao nhất ở xã Đắk Lao (140/153 ca), rất ít trường hợp nạo hút điều hòa,
xã Yang Reh có 2 trẻ em<1 tuổi và 1 trẻ em 1-5 tuổi chết trong năm
Dược tá, dược sĩ,
Hoạt động khám chữa bệnh năm 2013
Kinh phí hoạt động năm 2013 (đồng)
Kết quả các hoạt động y tế năm 2013
Trang 5VI
ỆN S
ỨC KH
ỎE CỘ
NG ĐỒ
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 8: Hoạt động thăm hộ gia đình của cán bộ y tế
các tuyến trong năm qua
CBYT
thăm HGĐ SL (%) TL thăm HGĐ Mục đích SL (%) TL
Cán bộ y tế
Cán bộ y
Tổng số
Tổng số
Kết quả bảng 8 cho thấy: Trong năm qua có 2.012 lượt
cán bộ y tế (CBYT) các tuyến thăm hộ gia đình (HGĐ), trong
đó: Y tế xã chiếm tỷ lệ cao nhất (83,0%) và mục đích thăm
hộ gia đình của CBYT các tuyến chủ yếu là để TT-GDSK
IV BÀN LUẬN
Về cơ sở hạ tầng của các trạm y tế (TYT) có 2/5 trạm đạt
mức trung bình và 3/5 trạm đạt mức tốt Các trạm đều có diện
tích mặt bằng khá rộng từ 900- 4.900 m2 Tất cả các trạm
đều có khu nhà làm việc chính, có diện tích cây xanh chiếm
trên 30% và có cổng, hàng rào trạm, khu nhà chính của mỗi
trạm từ 200- 250 m2, mỗi trạm có từ 4- 9 phòng chức năng
như: nơi đón tiếp, bộ phận dược, trang thiết bị, phòng khám
bệnh/cấp cứu, nơi điều trị Hầu hết các trạm đều có khu hậu
cần nhà bếp, kho, bể nước, điện lưới, điện thoại, nguồn nước
sạch Về các trang thiết bị khám chữa bệnh thiết yếu, hầu
hết các TYT đều có các trang thiết bị cấp cứu thông thường
và các dụng cụ chuyên khoa cơ bản Bên cạnh đó tất cả các
trạm đều có đủ: dụng cụ tiệt khuẩn, thiết bị thông dụng (đèn
dầu,máy bơm, đèn pin…), túi y tế thôn bản hay giường điều
trị nội trú Đặc biệt là các xã có bác sĩ cũng không có bộ
dụng cụ khám chuyên khoa như bảng đo thị lực, dụng cụ
khám Tai-Mũi-Họng hoặc Răng-Hàm-Mặt Tuy nhiên khi so
sánh cho thấy tỷ lệ người ốm đến sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh (KCB) tại các TYT có đủ trang thiết bị và TYT không
đủ trang thiết bị là gần bằng nhau Điều này chứng tỏ do đội
ngũ cán bộ y tế tại các TYT đã không phát huy được trang
thiết bị sẵn có để phục vụ và thu hút người bệnh đến khám
chữa bệnh tại TYT Phần lớn cán bộ y tế ở đây chỉ phát hiện
bệnh, chứng bằng cách vấn hỏi người bệnh là chính Trung
bình mỗi trạm có 5 cán bộ y tế và có 60% TYT xã có bác sĩ
Tính chung tại 5 xã nghiên cứu có 334 người dân/1 cán bộ y
tế và 2.891 dân/1 bác sĩ, tỷ lệ này vượt cao hơn nghiên cứu
tại Gia Lai năm 2007 (485người/ 1 cán bộ y tế) Mặc dù tại các xã có số dân/1 cán bộ y tế cao hơn các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên với đặc thù là các xã miền núi, diện tích rộng, dân cư phân bố rải rác, mật độ dân số thấp thì chỉ số nhân lực cán bộ y tế như trong nghiên cứu chưa cao Đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa này, cán bộ y tế không được thường xuyên cập nhật chuyên môn, không được đào tạo về quản lý, lương và phụ cấp không đảm bảo được đời sống tối thiểu nên khả năng hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân Ở các xã nghiên cứu có đội ngũ y tế tư nhân khá phát triển Trong các yếu tố hài lòng về TYT thì có trên 60% hài lòng chuyên môn của cán bộ y tế, có 42% là do trạm có bác sĩ tốt và 27% cho rằng trạm đầy đủ thuốc Truyền thông
và tư vấn chăm sóc sức khỏe tại gia đình là 1 trong những nhiệm vụ của TYT và trong năm qua có 53% cán bộ y tế xã đến thăm hộ gia đình Kết quả này tuy cao hơn các nghiên cứu khác nhưng tỷ lệ cán bộ y tế đến thăm HGĐ mới đạt 25% Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, cũng chỉ đảm bảo chi trả lương và phụ cấp theo quy định hiện hành Các khoản chi thường xuyên cho hoạt động của TYT như điện, nước, điện thoại, bông, cồn, văn phòng phẩm, sửa chữa hàng năm trước đây do ngân sách xã cấp và hiện nay do TTYT huyện cấp là rất ít, không đủ trang trải tối thiểu để phục vụ cho khám chữa bệnh
Vì vậy cần tăng cường công tác giám sát hỗ trợ các TYT, nâng cao thái độ phục vụ, chất lượng khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh tại nhà, góp phần tạo dựng niềm tin của người dân đối với y tế tuyến xã, đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên y tế và với tuyến y tế cơ sở để công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên ngày một tốt hơn
V KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nguời dân của 5 trạm y tế xã thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2013:
- Các xã có đủ số lượng nhân viên y tế thôn bản, trung bình
có khoảng trên 330 dân/1 cán bộ y tế và 2.891 dân/1 bác sĩ
- Cả 5 trạm có cơ sở hạ tầng khá tốt đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh hàng ngày và có đủ trang thiết bị y
tế cơ bản thông thường phục vụ khám chữa bệnh Kinh phí khám chữa bệnh các trạm rất hạn chế, nhất là 2/5 trạm không được cung cấp từ các nguồn dẫn đến việc khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Trong các yếu tố hài lòng về trạm y tế, có trên 60,0% hài lòng về trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, có 42,0% hài lòng là do trạm có bác sĩ tốt và 27,0% cho rằng trạm đầy
đủ thuốc
Trang 61 Bộ Quốc phòng- Bệnh viện 175 (2009), Điều tra cơ cấu bệnh tật, điều kiện vệ sinh môi trường, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên năm 2009, TP Hồ Chí Minh
2 Lê Sỹ Cần (2007), Thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh của người Jarai, Bahnar và khả năng đáp ứng của y tế một số
xã tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y
3 Vũ Thị Minh Hạnh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh và cộng sự, Thực trạng và khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế công lập của 5 tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí Chính sách Y tế, số 11/2013
4 Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2009), Báo cáo đánh giá tác động nội dung hỗ trợ cho người nghèo của dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội
5 Bjorn Ekman and etal (2008), Health insurance reform in Vietnam: a review of recent developments and future challenges