1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học ở học viện kỹ thuật mật mã

181 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 650,7 KB

Nội dung

Đặc điểm Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung Khoahọc, được thực hiện theo phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổchức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BIỆN PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số

Học viên Cao học quản lý giáo dục khoá 5 : Đặng Thị

Xuân Lương

Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS Đặng Bá Lãm

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mở Đầu 1

1 Lý do chọn đề tài. 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giới hạn vê đối tượng và địa bàn khảo sát. 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Giả thuyết khoa học 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu 5

1.1.1 Dạy học 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Đặc điểm 5

1.1.2 Hoạt động dạy học 6

1.1.2.1 Khái niệm 6

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động dạy học. 7

1.1.3 Quản lý 8

1.1.3.1 Khái niệm 8

1.1 3.2 Chức năng quản lý 9

1.1.4 Quản lý giáo dục và quản lý trường học 12

1.1.4.1 Khái niệm 12

1.1.4.2 Mục tiêu quản lý trường học: 14

1.2 Những nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy học. 15

1.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học 15

1.2.2 Quản lý phương pháp giảng dạy, học tập 16

1.2.3 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá 17

1.2.4 Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực 17

1.2.5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học 18

1.3 Các biện pháp quản lý hoạt động DH của Phòng Đào tạo ở trường Đại học. 19

1.3.1 Lập kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học: 20

1.3.2 Tổ chức chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học: 21

Trang 4

1.4.2 Các yếu tố khách quan 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ……… 34

2.1 Giới thiệu về Học viện Kỹ thuật Mật mã………

34 2.1.1 Giới thiệu chung về Học viện……… 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ở Học viện Kỹ thuật Mật mã……… 37

2.1 3 Quy mô đào tạo của Học viện Kỹ thuật Mật mã ……… 38

2.1.4 Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật:…… 38

2.1.5 Công tác xây dựng đội ngũ:……….39

2.1.6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo ……… 40

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên……… …40

2.2.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên:……… 40

2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng Đào tạo……….42

2.2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các Phòng, Khoa

2.3 Thực trạng HĐDH ở Học việnKTMM……… 45

2.3.1 Những quy định về quản lý hoạt động giảng dạy……… 46

2.3.2 Quản lý hoạt động giảng dạy cụ thể………47

2.3.3 Nhận xét chung……… ……… 49

2.3.3.1 Ưu điểm……… 49

2.3.3.2 Tồn tại……….50

2.4 Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo Học viện Kỹ thuật Mật mã .

2.4.1 Đánh giá về việc thực hiện các nội dung quản lý HĐDH của phòng Đào tạo

2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học .

2.4.2.1 Quy trình lập kế hoạch của phòng Đào tạo

2.4.2.2 Các phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của phòng Đào tạo .

2.4.3 Thực trạng các biện pháp quản lý thực hiện chương trình

2.4.4 Thực trạng công tác quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

2.4.5 Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên

2.4.6 Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn, NCKH của giảng viên

2.4.7 Thực trạng QL việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV

2.4.8 Thực trạng quản lý hoạt động học của HS - SV

2.4.9 Thực trạng quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý dạy học của Học viện Kỹ thuật Mật mã 77

Trang 6

98 3.3 Thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Học viện Kỹ thuật Mật mã 104

3.3.1 Ý kiến của CBQL Phòng Đào tạo

105 3.3.2 Ý kiến của Ban Giám hiệu, trưởng phó các Phòng, Khoa

106 3.3.3 Ý kiến của giảng viên Học viện Kỹ thuật Mật mã

106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

1 Kết luận 108

2 Kiến nghị: 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Trang 8

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài.

Ngày nay, trên thế giới tiềm lực một quốc gia không còn phụ thuộc vàonguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn nữa, sức mạnh đó giờ đây phụ thuộc vàokiến thức, kỹ năng và chất lượng nguồn nhân lực mà họ sở hữu Hơn thế, xuthế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới đang là thời cơ và cũng là tháchthức lớn, mở ra cơ hội giao lưu và phát triển Các quốc gia kém phát triển cóthể tranh thủ thời cơ bằng chiến lược đi tắt đón đầu để tiếp cận, tiếp nhậncông nghệ kỹ thuật tiên tiến và học tập những kinh nghiệm quản lý, điều hànhcủa quốc gia khác Các nước phát triển mở rộng thị trường, thị phần và giảmchi phí sản xuất bằng việc sử dụng công nhân bản địa với giá rẻ, tăng dịch vụbán và chuyển giao công nghệ, chuyên gia Trong bối cảnh đó để trở thànhmột nước giàu mạnh, điều quan trọng là đào tạo được, sở hữu được lựclượng lao động có trình độ cao thích ứng nhanh với sự thay đổi Khoa họccông nghệ và nền kinh tế toàn cầu hướng vào thị trường

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang tiếp tục tiến hànhthắng lợi công cuộc đổi mới, nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấpsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đãkhẳng định: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ……tạo nền tảng

để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại” Để góp phần đạt được mục tiêu này, riêng về lĩnh vực quản lý giáodục cần tiếp tục xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và sự hội nhập vớicác quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang là vấn đề thách thức lớn đốivới Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ Đứngtrước yêu cầu đó, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đang đẩy nhanh tốc

1

Trang 9

độ đổi mới công nghệ, thay thế và trang bị hiện đại, mở rộng qui mô sản xuất,

đã và đang cần một lực lượng lớn kỹ thuật viên có kiến thức, kỹ năng, phẩmchất đạo đức và tay nghề thành thạo

Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo có có vai trò vô cùng quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, bởi chỉ có giáo dục

và đào tạo mới tạo ra lớp người có đủ tri thức, nắm bắt được kỹ năng khoahọc kỹ thuật và công nghệ hiện đại, áp dụng vàp thực tiễn nhằm rút nhanhkhoảng cách với các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới Tuyvậy, chất lượng đào tạo, phương thức đào tạo và đầu tư của các cơ sở đào tạocòn thấp, cơ cấu và ngành nghề đào tạo thiếu cân đối, mang tính truyền thống,phương thức quản lý kém hiệu quả, chưa định hướng được thị trường laođộng và kịp cập nhật với yêu cầu của xã hội

Như vậy, ở đâu có hoạt động, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý Quản lý

là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung

và một tổ chức nói riêng Do vậy, cũng như các hoạt động khác, quản lý nhànước về giáo dục và quản lý hoạt động dạy học ở một cơ sở đào tạo là điềukiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục tiêu đã được hoạch định.Chất lượng hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng cấu thành chấtlượng và hiệu quả của giáo dục Để khắc phục về chất lượng và hiệu quả quy

mô đào tạo nêu trên cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc về các biệnpháp quản lý của các cơ sở đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng nhằmnâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và những ảnh hưởng của nó dếntoàn bộ nền kinh tế xã hội

Học viện Kỹ thuật Mật mã với hơn 30 năm tồn tại và phát triển, đã đàotạo hàng nghìn kỹ sư Mật mã cho các cơ quan, đơn vị, tuy nhiên vẫn còn tồntại không ít khó khăn cần phải được giải quyết Trong đó, phải kể đến khâuquản lý hoạt động dạy học, vì đây là một trong những khâu then chốt quyết

Trang 10

định đến chất lượng, thương hiệu và vị thế của trường Tuy nhiên, cho đếnnay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nhằm tìm ra các biện phápquản lý hoạt động dạy học mang tính thiết thực và hiệu quả để nâng cao chất

lượng, năng lực đào tạo cho Học viện Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Biện

pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã"

làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáodục, với mong muốn nâng cao khả năng tiếp cận phương pháp nghiên cứuKhoa học, phân tích thực tiễn để đánh giá và tìm tòi các biện pháp

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và năng lực đào tạo củanhà trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã

- Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học

- Khảo sát, đánh giá thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học của Học viện

Kỹ thuật Mật mã

- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng chất lượng hoạt động dạy học

ở Học viện Kỹ thuật Mật mã

5 Giới hạn đối tượng và địa bàn khảo sát.

- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện

Kỹ thuật Mật mã

3

Trang 11

- Giới hạn về đối tượng, địa bàn khảo sát: Cán bộ quản lý; Phòng đào tạo và một số Khoa tại Học viện Kỹ thuật Mật mã trong giai đoạn 2001 – 2006.

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu Khoa học và các văn bản pháp quy, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bảng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằngcác loại câu hỏi đóng, mở thu thập, trưng cầu ý kiến của cán bộ, giảng viên

Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn các giảng viên, sinhviên và những người có liên quan đến hoạt động dạy học ở trường

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia có trình độ cao vềchuyên môn, có năng lực quản lý về nội dung nghiên cứu

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Bằng kinh nghiệm của bản thân,thông qua tài liệu và kinh nghiệm thực tế của Học viện Kỹ thuật Mật mã vàmột số trường để rút kinh nghiệm bổ sung cho hướng nghiên cứu của mình

Phương pháp toán thống kê: Xử lý số liệu điều tra

7 Giả thuyết khoa học

Nếu đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có tính khả thithì có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn dự kiến được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã

Trang 13

Dạy học bao hàm trong đó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, dạykhông chỉ là sự truyền thụ, giảng dạy kiến thức kỹ năng cho học sinh mà còn

là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển hoạt động học (nghĩa hẹp) Dạy học làcon đường giáo dục tích cực, chủ động ngắn nhất và có hiệu quả nhất giúp thế

hệ trẻ tránh được những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời Dạy học là loạihoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường Nó diễn ra theo mộtquá trình nhất định được gọi là quá trình dạy học Quá trình dạy học là mộtquá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người trong đó có hai hoạtđộng trung tâm: Hoạt động dạy và hoạt động học Hai hoạt động này luôn gắn

bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau

1.1.1.2 Đặc điểm

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung Khoahọc, được thực hiện theo phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổchức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thứcKhoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao trình độ họcvấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách

Trang 14

Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướngtới cùng một mục đích, trong đó giảng viên đóng vai trò chủ động Phảikhẳng định rằng, nếu hai hoạt động này bị tách rời lập tức phá vỡ khái niệmdạy học Học mà không có thầy trở thành tự học, giảng dạy mà không có họcsinh trở thành độc thoại Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đíchgiáo dục xã hội Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân pháttriển, tiến bộ và thành đạt.

1.1.2.Hoạt động dạy học

1.1.2.1 Khái niệm

Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường vàxét theo quan điểm tổng thể hoạt động dạy học chính là con đường giáo dụctiêu biểu nhất, đó là một quá trình xã hội, bao gồm và gắn liền với hoạt độngdạy và hoạt động học, trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổchức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điềukhiển, chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên nhằm thực hiện và đạt được mụcđích, nhiệm vụ dạy học

1.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy học hướng tới 2 đối tượng hoạt động; hoạt động dạy làlàm cho học sinh nắm vững kiến thức và hình thành kĩ năng hoạt động mà từ

đó mà phát triển trí tuệ và nhân cách; hoạt động dạy học là một hoạt độngnhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổichính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động, tích cựcnhận thức và cải biến hiện thực khách quan

Hoạt động dạy và học luôn gắn bó, không tách rời nhau, thống nhấtbiện chứng với nhau, tạo thành một hoạt động chung Dạy điều khiển học,học tuân thủ dạy Dạy tốt dẫn đến học tốt, học tốt đòi hỏi phải dạy tốt Suycho cùng, việc giảng dạy là vì học sinh, chính họ là khách hàng vì có học sinhnên có nhà trường và thầy giáo Học sinh là trung tâm trong mọi hoạt

7

Trang 15

động và mọi sự cố gắng, mọi cải tiến về nội dung và phương pháp dạy học,

là trung tâm của mọi tìm tòi về cách tổ chức quá trình dạy học

Hoạt động của giảng viên không chỉ là hoạt động truyền thụ cho họcsinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn là hoạt độnggiúp đỡ, chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội Chỉ khi nàonắm bắt được các điều kiện bên trong của học sinh thì giảng viên mới đưa ranhững tác động sư phạm phù hợp để hoạt động mang lại hiệu quả mongmuốn

C.Mác đã viết: “Tất cả các lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng’’[2, tr.32]

Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên rất phổ biến và được sự quantâm đặc biệt, Khoa học quản lý được coi là chiếc chìa khóa vàng cho nhữngthành công của cá nhân hay tổ chức

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các

Trang 16

nguồn nhân lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu lànội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất

"và" quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể thành viên của hệ- nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dựkiến" [16, tr.15]

người-Theo Hà Thế Ngữ: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình cómục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược mục tiêu nhất định " [22, tr.8]

Theo Đặng Quốc Bảo: " Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởngcủa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung."[1, tr.17]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:

"Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức"[4, tr.3]

Qua những định nghĩa trên ta thấy quản lý có những đặc trưng cơ bảnsau:

Quản lý bao gồm hai thành phần: chủ thể và khách thể quản lý

Chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương

hỗ nhau, chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì nảy sinhcác giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầucủa con người, thoả mãn mục đích của chủ thể quản lý

Do đó: Quản lý là một hoạt động nhằm thực hiện những tác độnghướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác có hiệuquả những tiềm năng và cơ hội tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức đật ra Quá trình tác động này được vận hànhtrong một môi trường xác định

9

Trang 17

Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua

sự nỗ lực của người khác Cũng có ý kiến cho rằng quản lý là quá trình lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm tra công việc các thành viên thuộc một hệthống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích

đã định Tuy vậy, theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười Quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Dù được hiểu theo cách nào về quản lý cũng cần quan tâm một số điểm:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xácđịnh

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, là quan hệ không đồng cấp và có tính bắt buộc

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin

Tóm lại: Con người là độc đáo và phức tạp và có thể hoặc là đóng gópcho sự tiến bộ của tổ chức hay là nguyên nhân làm cho tổ chức bị tiêu huỷ

Do đó, quản lý vừa là một khoa học vừa có tính nghệ thuật, nó đóng một vaitrò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống con người Quản lý

là sự chi phối và dẫn dắt mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức đi đến một đíchnhất định trong từng giai đoạn, hay xuyên suốt thời gian – không gian và ở đótồn tại những những đối tượng điều khiển được và cả những đối tượngkhông điều khiển được

1.1 3.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý Đó là tập hợpnhững nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình

Trang 18

quản lý Chức năng quản lý có chức năng cơ bản, chức năng cụ thể với nhiềucách tiếp cận khác nhau bao gồm:

a, Lập kế hoạch (hoạch định chiến lược): Phán đoán trước toàn bộ quá

trình và các hiện tượng mà tương lai có thể xảy ra mang tính định hướng,chuẩn bị các giải pháp thực hiện hoạt động mong muốn này bằng cách xácđịnh rõ:

- Hoạt động nào mà tổ chức muốn thực hiện

- Cách thức các hoạt động này được thực hiện như thế nào, khi nào thìthực hiện

- Ai sẽ là người thực hiện, nguồn lực nào cần có để thực hiện các hoạtđộng đó (tiền bạc, thiết bị, con người)

- Các hoạt động này được thực hiện ở đâu, khi nào kết thúc

Việc lập kế hoạch sẽ kết nối khoảng trống giữa vị trí hiện tại với mụctiêu mà tổ chức mong muốn đạt đến trong tương lai Chức năng này được coi

là chức năng cơ bản nhất của tất cả các chức năng quản lý Nhà quản lý lập kếhoạch bao gồm cả việc tuyển chọn nhân viên, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra

và phối hợp con người và các hoạt động để đảm bảo đạt được các mục tiêu

b, Tổ chức: Tổ chức là đảm bảo tất cả các hoạt động và các tiến trình

được sắp xếp, giúp cho một tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đề ra Nộidung quan trọng nhất của tổ chức là tìm được đúng người, đúng việc, xác địnhđược trách nhiệm của họ, thiết kế một tổ chức và cơ cấu đảm bảo các nhân viênđều hiểu rõ họ làm việc gì, ở đâu và với ai hay báo cáo cho ai, và phải rõ ràngquyền lực và trách nhiệm để tránh tình trạng hỗn loạn Đảm bảo một môi trườnglàm việc lành mạnh, tích cực và khuyến khích làm việc hiệu quả

Trang 19

- Phân bổ công việc và các hoạt động

- Đánh giá kết quả để quyết định xem có cần những thay đổi hay điều chỉnh nào không

c, Lãnh đạo điều khiển (phối hợp): Các nhà quản lý phải là những

người lãnh đạo hiệu quả, họ phải học cách làm việc với người khác, cách chiphối và động viên người khác để đảm bảo công việc được thực hiện Cáccông nhân, nhân viên trong mỗi tổ chức đều có cách suy nghĩ riêng và cũng sẽlàm những việc họ muốn nếu họ không thích những mệnh lệnh hoặc các chỉdẫn của các nhà quản lý đưa ra

d, Kiểm tra: Trong tất cả các tổ chức phải có một mức độ kiểm tra nhất

định đối với con người, tài chính, thời gian và các hoạt động Thường cácnhà quản lý hay nhầm lẫn phối hợp với kiểm tra Phối hợp hàm ý là một cáchtiếp cận mềm dẻo để kiểm tra và kiểm tra ngụ ý là các hoạt động được giámsát để đảm bảo sự tuân thủ các luật và quy định

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý Để cho chức năngnày có hiệu quả, nhà quản lý phải thiết lập được các tiêu chuẩn, quy trìnhkiểm tra, đo lường và phân tích các kết quả các nhà quản lý xác định được là

tổ chức có đạt được các mục tiêu đề ra hay không, và có được liên kết chặtchẽ với việc lập kế hoạch hay không, và nếu không đạt được thì phải cảithiện việc thực hiện nhằm tăng cơ hội đạt được mục đích

Đạt được các mục tiêu của tổ chức có hiệu

Nguồn lực con người

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực vật chất

12

Trang 20

1.1.4 Quản lý giáo dục và quản lý trường học.

1.1.4.1 Khái niệm:

Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của bộ máy quản lý giáo dụcđến hình thức giáo dục và hoạt động giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dụcđạt đến kết quả mong đợi Quan hệ căn bản của hoạt động quản lý giáo dục làquan hệ của của người quản lý với người dạy và người học trong hoạt độnggiáo dục Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậcquản lý, giữa người với người (giảng viên – học sinh), giữa con người với cơ

sở vật chất và điều kiện phục vụ giáo dục Khoa học quản lý giáo dục là mộtchuyên ngành của khoa học quản lý nói chung

Quản lý giáo dục (QLGD ) là sự vận dụng khoa học quản lý vào hoạtđộng giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục như mong muốn Quan niệm vềQLGD ở các quốc gia cũng khác nhau:

- Theo Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành,phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thườngxuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người.Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân".[1, tr.31]

13

Trang 21

- Theo Phạm Minh Hạc: "QLGD là tổ chức các hoạt động dạy học Có

tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhàtrường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức

là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và đưa đường lối đó thành hiệnthực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước." [11, tr.9]

- Theo Đỗ Hoàng Toàn: "QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức,phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính…nhằm đảm bảo sự vận hànhbình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tụcphát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như về chất lượng." [26,

tr 29]

Có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp cáclực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội

Trong hoạt động giáo dục, con người giữ vai trò là trung tâm, họ vừa làchủ thể vừa là khách thể quản lý Mọi tác động của quản lý giáo dục đềuhướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ Do đó, một lầnnữa phải khẳng định rằng, con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lýgiáo dục

Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý giáo dục được thểhiện ở sơ đồ sau:

Lập kế hoạch

Kiểm tra,

đánh giá

Trang 22

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý giáo dục

Các chức năng này gắn bó mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, khithực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức

độ khác nhau Trong mọi hoạt động quản lý giáo dục, thông tin quản lý giáodục đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như là "Mạch máu" củahoạt động quản lý giáo dục

Quản lý trường học:

Nhà trường với tư cách là một thể chế nhà nước – xã hội, là nơi trựctiếp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ và giáo dục đào tạo lại cho nhiều đối tượng

có nhu cầu trong xã hội Tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia

mà quy định cấp bậc học và phạm vi, quy mô cũng như các cách thức hoạtđộng của mỗi nhà trường

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đặc thù của xã hội, được hìnhthành từ nhu cầu mang tính tất yếu khách quan của xã hội nhằm thực hiệnchức năng truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội để đạt mục tiêu tồn tại vàphát triển của cá nhân, phát triển của cộng đồng

15

Trang 23

Quản lý xã hội lấy tiêu điểm là QLGD thì QLGD phải coi nhà trường

là nút bấm và quản lý nhà trường phải lấy quản lý việc dạy và học là khâu cơbản, việc dạy học phải xuất phát và hướng vào người học

Theo điều 48 của Luật giáo dục năm 2005: "Nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kếhoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục".[ 7, tr.21]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì ở Việt nam: "Quản lý nhà trường

là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm củamình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tớimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ vàvới từng học sinh."[24, tr.42]

- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà

trường

Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường."

- Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thựcthể bên ngoài nhà trường nhưng có liên hệ trực tiếp đến nhà trường như cộng

đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sựphát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phươnghướng phát triển đó "

- Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồmcác hoạt động: Quản lý Giảng viên; Quản lý học sinh; Quản lý quá trình dạy học-giáo dục; Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học; Quản lý tài chínhtrường học; Quản lý lớp học xem như nhiệm vụ của Giảng viên quản lý

Quản lý trường học là giữ ổn định và tìm cách đưa nhà trường từ trạngthái đang có tiến lên trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng vàphát triển mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng vàhiệu quả giáo dục

Trang 24

Trong quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học là nội dung quantrọng và xuyên suốt quá trình đào tạo, chi phối các hoạt động quản lý khác.

1.1.4.2 Mục tiêu quản lý trường học:

Mục tiêu quản lý trường học là nhằm đạt được chỉ tiêu cho mọi hoạtđộng của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai những công việc đó.Mục tiêu quản lý trường học thường được cụ thể hoá trong kế hoạch nămhọc của nhà trường

Trong quản lý cần xác định các mục tiêu bộ phận chính xác để từ đócác biện pháp quản lý tốt hơn và cũng là thực hiện phát huy tốt công tác kiểmtra hoạt động chuyên môn ở nhà trường

Mục tiêu bộ phận gồm:

a), Quản lý đảm bảo hiệu lực pháp chế về GDDT.

Đảm bảo sao cho các quy định trong hệ thống pháp chế, các quy địnhpháp luật được thực hiện đầy đủ và đúng đắn trong dạy học, trước hết làtrong khâu thiết kế chương trình, soạn bài giảng, giảng bài và đánh giá kếtquả dạy học của giảng viên

b), Phát huy và điều hành có hiệu quả bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học Nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ

giảng viên, nhằm tạo cho họ có đủ điều kiện thích ứng với việc cải tiếnphương pháp dạy học Thiết lập được cơ cấu tổ chức của trường một cáchphù hợp và xây dựng được cơ chế vận hành hợp lý cho trường, nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho từng bộ phận, từng cá nhân dễ dàng liên hệ, phối hợp và hỗtrợ sư phạm cho nhau khi chuẩn bị bài giảng, giảng bài và đánh giá kết quảdạy học

c), Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực và vật lực dạy học

Thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục nhằm huy động tối đa tài lực

và vật lực từ cộng đồng và toàn thể xã hội, các tổ chức nước ngoài, các nguồn

17

Trang 25

vốn vay ưu đãi, các nguồn vốn tài trợ khác bổ trợ thêm cho nguồn và ngânsách nhà nước cấp, nguồn học phí cho các nhà trường.

Tận dụng Khoa học, triệt để công suất, năng lực cơ sở vật chất và thiết

bị dạy học Sử dụng nguồn tài lực, vật lực đúng mục đích, hiệu quả và tiếtkiệm

d), Nâng cao chất lượng thông tin và môi trường quản lý dạy học.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý dạy học có chất lượng, đồng thờigiải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường – xã hội, nhằm tạo môi trườngdạy học thuận lợi nhất trong đó chú trọng tới việc tranh thủ các cơ hội thuậnlợi từ cộng đồng và xã hội Giải quyết sự cạnh tranh, thực hiện tự vệ hayPhòng ngừa những tác động bất lợi của thiên nhiên, xã hội và các yếu tố khácđối với hoạt động dạy học trong nhà trường

Tóm lại: Trong các mục tiêu quản lý trường học, mục tiêu chung và bao

trùm là nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học thể hiện nhiều mặt về địnhhướng của hiệu quả quản lý dạy học và nó đặt ra những yêu cầu cho việc xácđịnh các mục tiêu bộ phận đã được nêu ở trên

1.2 Những nội dung cơ bản của quản lý quá trình dạy học .

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường Mục tiêugiáo dục được Đảng ta khẳng định là giáo dục con người toàn diện: Đức, trí,thể, mỹ Hoạt động trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy học, hoạt độnglao động, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất Trong đó HĐDH là hoạtđộng trung tâm bởi vì: Việc hình thành nhận thức con người có thể bằngnhiều con đường, nhưng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhất làthông qua nhà trường HĐDH được tiến hành một cách có tổ chức có kếhoạch với nội dung dạy học được lựa chọn đã góp phần hình thành nhân cáchhọc sinh

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền thụ trí thức củađội ngũ giảng viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng kỹ sảo của học

Trang 26

sinh và quản lý các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện phục vụhoạt động dạy học.

Nội dung quản lý quá trình hoạt động dạy học bao gồm:

1.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học.

- Mục tiêu đào tạo: Hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trìnhdạy học Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo chính là người học sinh, sinhviên tốt nghiệp với nhân cách đã được phát triển, hoàn thiện thông qua quátrình dạy học Nhân cách người học hiểu theo cấu trúc đơn giản gồm có phẩmchất (phẩm chất của người công dân, người lao động nói chung, lao động ởmột lĩnh vực nhất định) và năng lực (hệ thống kiến thức khoa học – côngnghệ, kỹ năng – kỹ xảo thực hành chung và riêng)

- Nội dung đào tạo: Để thực hiện được mục tiêu người học cần phải lĩnh hội một hệ thống mà nội dung đào tạo gồm: Chính trị – xã hội; Khoa học – kỹ thuật –công nghệ; Giáo dục thể chất và Quốc phòng Nội dung đào tạo được phânchia thành các môn học hoặc các môđun tích hợp

Quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình:

Trong giáo dục phổ thông, việc xây dựng mục tiêu, nội dung chươngtrình thường được tiến hành một cách tập trung cao độ ở trung ương có sựtham gia của các chuyên gia, các nhà giáo có trình độ và kinh nghiệm, dưới

sự quản lý của Bộ GD & ĐT thông qua các Vụ và sự chỉ đạo, tư vấn chuyênmôn của các Viện, cơ quan nghiên cứu Khoa học giáo dục

Trong giáo dục đại học, việc xây dựng có phần phức tạp hơn do có sựphân hoá mạnh trong hệ thống cơ cấu mục tiêu đào tạo cả theo chiều dọc lẫnchiều ngang Việc xây dựng mục tiêu, nội dung được phát triển theo một quytrình chặt chẽ trên cơ sở 3 loại mô hình căn bản: Mô hình hoạt động, mô hìnhnhân cách, mô hình đào tạo

19

Trang 27

Công cụ chủ yếu của công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nộidung chính là các chương trình khung, chương trình chi tiết môn học, giáotrình, sách giáo Khoa,… và hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành khác.

1.2.2 Quản lý phương pháp giảng dạy, học tập.

Phương pháp giảng dạy là con đường, là cách thức để chuyển tải nộidung dạy học Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vậndụng vào một quá trình cụ thể là quá trình dạy học Đây là quá trình được đặctrưng ở tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động, hoạt động của thầy– hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mốiquan hệ biện chứng Vì vậy phương pháp dạy học phải là tổng hợp nhữngcách thức làm việc của thầy và trò

Quản lý phương pháp giảng dạy – học tập, chính là quản lý cách thứclàm việc của thầy và trò trong việc chuyển tải nội dung dạy học Việc quản lý

ở đây không chỉ thuần tuý là quản lý việc sử dụng hợp lý các phương phápgiảng dạy – học tập, để nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo mà phải thườngxuyên tổng kết, đánh giá và cập nhật các cách thức làm việc giữa thầy và tròsao cho tối ưu nhất, thoả mãn những yêu cầu của khách hàng và nhà cungcấp Bằng việc cập nhật các cách thức làm việc mới, hiệu quả, người thầyđóng vai trò là đường dẫn, chỉ ra cho trò phương pháp nghiên cứu và khaithác tài liệu, trò là người chủ động tiếp nhận, tìm tòi và thử nghiệm để rút rakết luận và kết quả nghiên cứu

1.2.3 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

Hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học thường được thể hiện ở nhiềukhâu đối với người học; kiểm tra đầu giờ, kiểm tra trong giờ, kiểm tra thườngxuyên, kiểm tra định kỳ Thông qua việc kiểm tra đó để có được thông tin phảnhồi từ phía người học Tương tự như vậy, kiểm tra đối với giảng viên bao gồm:kiểm tra hồ sơ giáo án lên lớp, kiểm tra trình độ chuyên môn và

Trang 28

năng lực sư phạm, kiểm tra ý thức thái độ và kết quả giảng dạy, kiểm tra việcthực hiện tiến độ và khối lượng giờ giảng…

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình dạy học tức là, qua đánhgiá để lấy kết quả làm căn cứ phân loại, xếp hạng HS – SV, đánh giá trình độđội ngũ cán bộ giảng viên Mặt khác, thông qua đó nhà trường thấy rõ đượccách dạy của thầy và cách học của trò, từ đó nhà quản lý có cơ sở cho côngtác quản lý như: xét thi đua, lên lớp, tốt nghiệp; phân loại giảng viên, điềuchỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, nhằm nâng caochất lượng giảng dạy và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người học,mong muốn của xã hội và thương hiệu của nhà trường

1.2.4 Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình dạy học theo quan niệm hiệnnay, không chỉ chú trọng đến đội ngũ giảng viên và còn phải quan tâm chútrọng đến những nhân viên văn phòng, nhân viên thư viện, nhân viên thínghiệm, thực hành thạo việc và tận tâm, kể cả các bác sĩ học đường,…

Theo Đặng Quốc bảo: “ Trong một nhà trường, người hiệu trưởng dù

có tài năng đến đâu nhưng thiếu đội ngũ giảng viên là những người biết ứngdụng và biết canh tân phương pháp giảng dạy, thiếu những nhân viên tinhthông nghiệp vụ thì quá trình dạy học đều không suôn sẻ” [1, tr.25]

Quản lý nguồn nhân lực trong phạm vi nhà trường: Chủ thể quản lý làhiệu trưởng và êkíp quản lý, đối tượng quản lý là nguồn nhân lực giáo dụccủa nhà trường Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực cần đạt; Dự báo nhu cầuđội ngũ của nhà trường ngắn hạn và dài hạn; Tuyển chọn người phù hợp; Bồidưỡng - đào tạo ban đầu và thường xuyên theo yêu cầu của công việc, bố tríxắp xếp hợp lý các cá nhân và các nhóm để đạt được hiệu quả ; Đề bạt, khenthưởng và sàng lọc, bổ sung hoàn thiện cơ cấu nhân lực và đặc biệt tạo rađược môi trường làm việc hiệu quả, ít bất mãn nhất; Xây dựng tập thể cán

bộ, giảng viên, công nhân viên trung thực, mẫn cán và đoàn kết

21

Trang 29

1.2.5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Quản lý vật lực: Quản lý việc đầu tư mua sắm, xây dựng phòng học,phương tiện dạy học, tài liệu cho thư viện, ứng dụng các phương tiện kỹ thuậ

hiện đại Quản lý việc thiết kế, chế tạo đồ dùng phương tiện, các thiết bị thínghiệm, thực nghiệm tự tạo, biên soạn giáo trình nội bộ phục vụ giảng dạy.Quản lý việc sử dụng bảo quản các phương tiện dạy học; giáo trình, tài liệuhướng dẫn tham khảo, đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ dạy học, hệ thốngPhòng học, thí nghiệm, thực nghiệm, thực tập Khai thác tối đa năng lực vàhiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học, giúp cho việc nâng cao chất lượng vàhiệu quả đào tạo

- Quản lý tài lực: Quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo; phân bỏngân sách đầu tư đúng trọng điểm, cân đối thu chi trên cơ sở lấy thu bù chi

và đầu tư có lãi Huy động các nguồn vốn dịch vụ đào tạo, đào tạo liên kết,…

Có kế hoạch chi tiêu chi tiết, chi phí đầu tư cơ bản và chi phí thường xuyên.Quản lý việc chi thường xuyên chặt chẽ, qui trách nhiệm chi sai mục đích,gây thất thoát, lãng phí tài chính, hiệu quả kém Hoạch định việc phát triển tàichính, để dần thích ứng với xu hướng cổ phần hoá trường học, theo chủtrương của Đảng và chính sách của nhà nước

1.3 Các biện pháp quản lý hoạt động DH của Phòng đào tạo ở trường Đại học.

Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó

Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thứctiến hành của chủ thể (nhà quản lý) nhằm tác động đến đối tượng quản lý(giảng viên, học sinh - sinh viên) để giải quyết những vấn đề trong công tácquản lý, làm cho hệ vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra phùhợp với quy luật khách quan

Biện pháp quản lý là cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản

lý Vì đối tượng quản lý thường phức tạp đòi hỏi các biện pháp quản lý cũngphải rất đa dạng linh hoạt Các biện pháp sẽ giúp cho nhà quản lý thực thi tốt

Trang 30

các phương pháp quản lý của mình, nhằm mang lại hiệu quả hoạt động hữuhiệu của bộ máy và tổ chức Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phầnquan trọng vào sự chọn lựa đúng đắn và áp dụng linh hoạt các biện pháp quản

lý Biện pháp quản lý giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là bộ phậnnăng động nhất trong hệ thống quản lý

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các nhà quản lý là nhữngcách thức tiến hành của nhà quản lý giáo dục tác động đến những hoạt động,những lĩnh vực trong quản lý hoạt động dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động này và nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp bậc học, ngànhhọc đã đề ra

Trong thực tế quản lý, không có biện pháp nào là vạn năng, các nhà quản

lý thường sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể,

ở mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Do đó các biện pháp quản

lý hoạt động dạy học, cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, điềunày giúp cho các nhà quản lý giáo dục, phát huy được sức mạnh tổng hợp củacác biện pháp thực thi tốt nhiệm vụ, công việc mình đảm nhận

1.3.1 Lập kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học:

1.3.1.1.Quy trình lập kế hoạch:

- Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong và bênngoài

- Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý hoạt động dạy học

- Trao đổi với lãnh đạo các Khoa ngành về bản kế hoạch phác thảo để

có sự điều chỉnh cần thiết, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch

- Lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần, tháng, học kỳ và cho cả năm học.Muốn xây dựng được kế hoạch chi tiết tỉ mỉ và đảm bảo tính thống nhất trongnhà trường, Phòng đào tạo cần phải phân tích được đặc biệt tình hình, nhiệm

vụ năm học của nhà trường

1.3.1.2 Các phương pháp xây dựng kế hoạch:

23

Trang 31

- Nghiên cứu hồ sơ có sẵn:

Dựa vào những hồ sơ đã có sẵn, người xây dựng kế hoạch chỉ việcchọn lọc lấy những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc lập kế hoạch củamình Phương pháp này tiết kiệm về mặt thời gian và sức lực cho người lập

kế hoạch, tuy nhiên đôi khi hồ sơ sẵn có không cập nhật được những thôngtin mới

- Phương pháp quan sát:

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứubằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đếnđối tượng trong lĩnh vực hoạt động dạy học

Mục đích quan sát là để phát hiện, thu thập các thông tin về vấn đềnghiên cứu, phát hiện bản chất vấn đề và xác định giả thuyết nghiên cứu vàkết quả nghiên cứu mà người lập kế hoạch đã thu thập được

Ưu điểm phương pháp này là thu thập được hình ảnh thực, sinh độngcủa đối tượng nghiên cứu, nhưng lại hạn chế là kết quả quan sát lại phụ thuộcnhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát, khối lượng quan sát bị hạn chếchỉ thu được những hình ảnh trực tiếp bề ngòai của đối tượng, có tính bị độngcao…

- Phương pháp phỏng vấn:

Là phương pháp tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi,nhằm thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của việcquản lý hoạt động dạy học Phương pháp này cho phép người lập kế hoạchthu thập được những thông in rất đa dạng, từ những vấn đề liên quan đến cánhân có thể suy ra những vấn đề chung mà nhà trường cần phải giải quyết,mặc dù vậy nhiều khi đối tượng phỏng vấn lại không trả lời chân thực với suynghĩ của mình

- Phân tích SWOT:

Trang 32

Khi lập kế hoạch một yếu tố rất quan trọng cần được quan tâm là yếu

tố môi trường, kỹ năng cơ bản được dùng để phân tích môi trường chính làphương pháp phân tích SWOT Phân tích SWOT là cách đánh giá phân tíchcác điểm mạnh điểm yếu của tổ chức, các cơ hội và nguy cơ từ môi trường,thông qua việc đánh giá phân tích để có những căn cứ hữu hiệu khi xây dựngchiến lược

- Ngoài ra còn có các phương pháp dự báo khác để tiến hành lập kế hoạch như: Phương pháp ngoại suy, phương pháp mô hình hóa…

1.3.2 Tổ chức chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học:

Quản lý hoạt động dạy học như đã nêu là hoạt động động quan trọngnhất trong công tác quản lý nhà trường Để tổ chức chỉ đạo hoạt động dạyhọc, cần có các biện pháp sau:

1.3.2.1 Quản lý việc thực hiện chương trình:

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theomục tiêu đào tạo của nhà trường Chương trình dạy học về nguyên tắc nó làpháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục & đào tạo ban hành và được cụ thểhóa theo từng mục tiêu đào tạo của các nhà trường Các giảng viên phải thựchiện nghiêm túc, đúng, đủ chương trình đ tạo, không tùy tiện cắt xén, thayđổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học Khi thấy nội dung chươngtrình bất ổn phải thông báo và đề nghị hội đồng biên soạn chương trình xemxét điều chỉnh cho phù hợp Để quản lý tốt nhà quản lý cần phải nắm vữngchương trình dạy học của tòan bộ bậc học, ngành học để thực hiện

Yêu cầu nắm bắt chương trình:

- Đối với Phòng đào tạo: Phải nắm vững những nguyên tắc, mục tiêu,nội dung chương trình đào tạo của từng chuyên ngành, mục tiêu, nội dung,kiến thức cơ bản của từng môn học thuộc các chuyên ngành đào tạo Cácphương pháp dạy học có tính đặc trưng của từng bộ môn và các hình thứcdạy học của từng môn đó

25

Trang 33

- Đối với giảng viên: Phải nắm vững nguyên tắc, mục tiêu, nội dungchương trình đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo, mục tiêu nội dung kiếnthức cơ bản của các môn học có liên quan đến môn học mình giảng dạy ởtừng chuyên ngành Nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của môn học, phương pháp đặc trưng dùng để giảng dạy môn học mà mình đảm nhận.

Những hoạt động để giảng viên và cán bộ quản lý nắm vững chương trình:

- Ngay từ đầu năm học: Phòng đào tạo thừa lệnh Hiệu trưởng phổ biếnnhững thay đổi về nội dung chương trình Hướng dẫn các Khoa, ngành thảoluận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học của năm học trước vànhững vấn đề mới của chương trình dạy học để thống nhất thực hiện trong năm học mới

- Hàng tháng cuối học kỳ và hết năm học: Phòng đào tạo yêu cầu cácKhoa lập kế hoạch dạy học môn học do đơn vị phụ trách, trong đó việc thựchiện chương trình dạy học phải được thể hiện rõ, kết hợp với các Khoa theodõi, nắm bắt tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, tháng củagiảng viên Sử dụng các bảng biểu, hồ sơ giảng viên, hay trực tiếp thăm lớp

để nắm bắt tình hình thực hiện, phân phối chương trình của giảng viên và củatoàn Khoa Sử dụng thời gian biểu để điều tiết tiến độ thực hiện chương trìnhdạy học của các môn, các lớp sao cho đảm bảo tính đồng đều, cân đối vàKhoa học

1.3.2.2 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên:

Trước khi lên lớp giảng viên cần soạn bài và chuẩn bị tài liệu, các thiết

bị hỗ trợ, bài thí nghiệm (nếu có) của nội dung bài học Để quản lý tốt nộidung này phòng đào tạo cần tập trung vàp những phần việc như sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các Khoa hướng dẫn giảng viên lập kế hoạchsoạn bài, kế hoạch làm đồ dùng dạy học, quản lý kiểm tra bài soạn của giảngviên

Trang 34

- Cùng với các Khoa phân công trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theodõi, nắm bắt tình hình bài dạy của giảng viên, kiểm tra phân phối chươngtrình, đối chiếu với giáo án và bài dạy trên lớp với kế hoạch thực hiện Chútrọng kiểm tra trực tiếp những tiết dạy cần đến giáo cụ trực quan, đồ dùng dạyhọc, thí nghiệm - thực nghiệm, kịp thời nêu các gương điển hình thực hiệnchuẩn bị bài tốt, góp ý phê bình những giảng viên thực hiện chưa tốt côngviệc đó.

1.3.2.3 Quản lý việc lên lớp của giảng viên:

Chất lượng dạy học phụ thuộc rất nhiều vào giờ lên lớp của giảng viên

Để quản lý giờ lên lớp một cách hiệu quả phải xây dựng được tiêu chuẩn giờlên lớp đối với giảng viên Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn đó là đảm bảo cho

HS - SV nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài học, rèn luyện các kĩ năngvận dụng kiến thức, tư duy tích cực, chủ động, đặc biệt tạo cho họ cách thứchọc tập, tiếp cận với nội dung bài học và tìm kiếm thông tin liên quan

Xây dựng thời khóa biểu một cách khoa học để duy trì nề nếp dạy học,điều khiển nhịp độ dạy và học trong ngày, học kỳ Thời khóa biểu chính là kếhoạch chi tiết phân phối thời gian học tập của HS - SV là yếu tố quan trọng vàphương tiện hữu hiệu để theo dõi giờ lên lớp của giảng viên

Phòng đào tạo lập kế hoạch dự giờ giảng viên, đảm bảo trong năm họctối thiểu mỗi giảng viên được dự giờ một lần, thông qua việc trao đổi với cácKhoa, trực tiếp với giảng viên sau khi dự giờ để đánh giá, phân loại được tiếtdạy Căn cứ vào đó để có kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên giỏi và giảngviên kém Tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp giảng dạy mới, các tìnhhuống sư phạm, các bài dạy mẫu và tổ chức hội giảng cấp Khoa và cấptrường

Nẵm vững tình hình thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá cho điểm họctập cho học sinh của giảng viên Cách thức ra đề, lựa chọn nội dung kiểm tra

và phương pháp kiểm tra đảm bảo tính trung thực khách quan đối với người

27

Trang 35

học Phòng Đào tạo phải là người theo dõi, tổng hợp tình hình giảng dạy theohàng tuần, hàng tháng, lập ra các biểu mẫu báo cáo, thống kê để thu thậpnhanh, chính xác các thông tin phục vụ cho việc quản lý hoạt động dạy họctrong nhà trường.

1.3.2.4 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giảng viên:

Hồ sơ giảng dạy là phương tiện phản ánh quá trình quản lý, mang tínhkhách quan và cụ thể Quản lý việc dạy học của giảng viên thông qua việc lập

hồ sơ chuyên môn sẽ giúp Phòng Đào tạo nắm chắc, nắm vững tình hình cụthể hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hồ sơ cần có:

- Kế hoạch tiến bộ giảng dạy bộ môn

- Đề cương bài giảng, giáo trình (nếu có), giáo án

- Các loại sổ sách: Sổ tay giảng viên, sổ dự giờ thăm lớp

Để quản lý tốt hồ sơ chuyên môn của giảng viên, Phòng Đào tạo cầnquy định nội dung và mẫu, cách ghi chép các loại hồ sơ, lên lịch kiểm tra chotừng loại hồ sơ, phối hợp với cán bộ các Khoa kiểm tra hồ sơ của giảng viêntheo lịch đã đề ra

1.3.2.5 Quản lý sinh hoạt chuyên môn của giảng viên:

Trong trường Đại học, sinh hoạt chuyên môn của giảng viên là việcdiễn ra thường xuyên và không thể thiếu đối với các nhà giáo

Để quản lý sinh hoạt chuyên môn, phòng đào tạo cần:

- Quy định những trọng tâm trong sinh hoạt chuyên môn như lịch trìnhđược vạch ra ngay từ đầu năm học

- Mỗi tháng có từ 1 đến 2 chuyên đề được bàn bạc ở từng Khoa

- Tổ chức thông qua giáo án ở các nhóm chuyên môn nhằm để thốngnhất mục đích yêu cầu, phương pháp giảng dạy từng bài dạy nhất là ở phầnkiến thức trọng tâm có nhiều vấn đề liên quan đến những bài khác Đồng thời

Trang 36

bằng việc thông qua giáo án giúp cho những giảng viên trẻ có thêm kinh nghiệm trong việc soạn bài và giảng dạy.

- Coi sinh hoạt chuyên môn ở Khoa là loại hình học tập bắt buộc đốivới mọi giảng viên đứng lớp, để trau dồi chuyên môn trong đội ngũ các nhàgiáo, lấy đó là một tiêu chí đánh giá thi đua trong đơn vị

1.3.2.6 Quản lý việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chogiảng viên để theo kịp những thay đổi của nội dung, chương trình cũng làmột trong những hoạt động quản lý dạy học Ngày nay, trong thời đại bùng nổthông tin, người thầy luôn cập nhật những tri thức mới mẻ, không chỉ trongsách vở mà cả trong đời sống với cộng đồng và xã hội Qua đó, đưa đến chohọc sinh những kiến thức mới mẻ và chính xác Muốn đạt được điều đó hoạtđộng quản lý chuyên môn cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồidưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên

- Sắp xếp, tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên nâng cao trình độđúng với chuyên ngành giảng dạy, nhất là cao học và nghiên cứu sinh, đểcủng cố và nâng cao chuyên môn Cần ưu tiên đảm bảo chế độ chính sách đốivới những giảng viên này

- Yêu cầu giảng viên tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề một cách thường xuyên khi được tổ chức

- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua sinh hoạt chuyên môn, hội thảo Khoa học, viết sáng kiến cải tiến kinh nghiệm và NCKH

- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước

1.3.2.7 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học:

Tổ chức công tác đổi mới phương pháp giảng dạy bao gồm:

29

Trang 37

- Nhận thức rõ về vai trò, vị trí của 2 tác nhân trong sơ đồ giảng dạy đó làngười dạy - người học, lấy người học làm trung tâm, còn người dạy chuyển dần

từ vai trò người truyền thụ kiến thức sang vai trò hướng dẫn, cố vấn

- Xây dựng giáo trình, tài liệu, bài giảng theo quan điểm mới, dẫn dắtngười học tiếp cận Khoa học, chỉ ra các tài liệu bắt buộc tham khảo để ngườihọc tự tìm kiếm, nghiên cứu trên cơ sở "Đề cương mở" và từ đề cương nàydưới sự chỉ dẫn của người dạy, người học dễ dàng xây dựng mục đích cầnđạt tới của mình và tự tìm kiếm phương pháp để đạt được mục đích đó

- Xây dựng phương pháp giảng dạy hiệu quả: Tổ chức dạy học theophương pháp nêu vấn đề và quan điểm "cá thể hoá" quá trình giảng dạy là haimấu chốt cơ bản của việc đổi mới phương pháp giảng dạy

- Tăng cường hệ thống tư liệu thư viện và trang thiết bị phục vụ dạyhọc: phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết chophép người học "phát huy nội lực" và người dạy "dạy cách phát huy nội lực",trong đó nguồn tư liệu, giáo trình mới, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất,trang thiết bị là điều kiện không thể thiếu

- Gắn đào tạo với NCKH: Đây là một trong hai nhiệm vụ chính củangười giảng viên, nó góp phần quan trọng trong việc hình thành một phươngpháp giảng dạy ở bậc cao NCKH với đào tạo là giúp cho người học và ngườidạy đi vào chiều sâu hơn, tạo điều kiện để người học và người dạy phát triển

tư duy Khoa học và hình thành hệ thống phương pháp luận, giúp ích chocông tác đổi mới phương pháp dạy học

- Để quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị:

Thành lập ban chỉ đạo dự thảo kế hoạch hành động; tác động đến nhậnthức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới phương pháp dạyhọc của giảng viên; phân tích nguyên nhân của việc tồn tại các phương pháp

Trang 38

dạy học lạc hậu; phát hiện các nhân tố tích cực; tổ chức hội thảo thống nhất kếhoạch hành động.

1.3.2.8 Quản lý hoạt động học của học sinh:

- Xây dựng nề nếp học tập với các nội dung hướng vào những vấn đề sau: Thực hiện những quy định về tinh thần, thái độ học tập: Chăm chỉ,chuyên cần học bài, làm bài đầy đủ, tham gia các hoạt động ngoài giờ

Về tổ chức học tập trên lớp, ở nhà

Về sử dụng, bảo vệ trang thiết bị, tài liệu học tập

Về khen thưởng và kỷ luật trong việc chấp hành nề nếp

Xây dựng quỹ học bổng, khen thưởng, áp dụng các hình thức độngviên tinh thần học tập của học sinh - sinh viên

Hàng tháng phòng đào tạo phối hợp với phòng Công tác học sinh - sinhviên theo các mặt:

Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ đối với học tập, sựchuyên cần, kỷ luật trong học tập; Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá chất lượngdạy và học, qua đó có biện pháp tác động vào các khâu của quá trình giáo dụcnhằm đạt được mục tiêu giáo dục; Kết quả học tập các môn học: điểm số, tìnhhình kiểm tra, nhận xét đánh giá của giảng viên để quản lý học tập của họcsinh- sản xuất

Phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lý học tập của học sinh sinh viên, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của học sinh - sinh viên tronghoạt động học tập, bao gồm:

-31

Trang 39

Tổ chức phối hợp giữa giảng viên bộ môn, giảng viên chủ nhiệm lớp và

tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, với gia đình học sinh để quản lý chặtchẽ hoạt động học tập của học sinh - sinh viên từ trên lớp, trong trường đếngia đình các em

Đề cao vai trò tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, thông qua Đoànthanh niên, Hội sinh viên phát huy vai trò làm chủ tập thể để sinh viên tự giác,tích cực

1.3.2.9 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học

Quản lý cơ sở vật chất vừa là nội dung quản lý, vừa là biện pháp quản

lý hoạt động dạy và học, vì vậy, các CBQL cần chú trọng việc xây dựng, sửdụng và bảo quản CSVC phục vụ cho dạy và học bằng các biện pháp chủ yếusau:

- Quản lý việc bảo quản, sử dụng các phương tiện dạy học: Giáo trình,tài liệu tham khảo đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ dạy học, phòng thí

nghiệm, thực hành Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường mà lập kế hoạch trướcmắt, lâu dài cho việc xây dựng, mua sắm mới các trong thiết bị hiện đại, tàiliệu tham khảo, nghiên cứu…

- Xây dựng những quy định về bảo quản sử dụng CSVC, từ đó mọi người tự giác thực hiện

1.3.3 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học ở trường:

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu không thể thiếutrong quá trình dạy học Nó là khâu cuối cùng của mọi quá trình đào tạo, nóvừa đo lường kết quả, vừa có vai trò cung cấp thông tin giúp cải tiến việc xâydựng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên

1.3.3.1 Quy trình đánh giá, kiểm tra

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Trang 40

- Tổ chức lực lượng kiểm tra.

- Chỉ đạo kiểm tra

Kiểm tra giảng viên: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng, năm

học của cá nhân, của Khoa; Kiểm tra việc chuẩn bị dạy học (giáo án, bài giảng, phương tiện dạy học); Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng

1.3.3.2.Phương pháp kiểm tra

Kiểm tra thông qua dự giờ, hồ sơ chuyên môn, đối thoại thăm dò ý kiếnsinh viên

Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giảng viênđối với phòng đào tạo, đó là qua đánh giá có kết quả làm căn cứ phân loại,xếp hạng học sinh - sinh viên Điều quan trọng hơn là qua kiểm tra đánh giáthấy được rõ hơn cách dạy của thầy và cách học của trò Từ đó, có cơ sở chocông tác quản lý như xét thi đua, lên lớp, tốt nghiệp; điều chỉnh, cải tiến mụctiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, mong muốn của người học và xã hội, đảm bảo cho

sự sống còn của Học viện

Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo phụ thuộc nhiềuvào người quản lý thực hiện nghiêm túc các chức năng quản lý Trong đó,chức năng kiểm tra, đánh giá mà phương tiện chủ yếu là nắm bắt các nguồnthông tin, đặc biệt là thông tin ngược một cách toàn diện, đầy đủ kịp thời vàkhách quan để ra các quyết định kịp thời, đúng đắn và phù hợp Do đó, cácCBQL của phòng đào tạo phải biết dựa vào các tổ chức trong nhà trường

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý dạy học ở trường:

33

Ngày đăng: 29/10/2020, 20:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w