Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tíc
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Thế giới đang chuyển mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong xuthế toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cho tất cả các lĩnh vựcđời sống Với giáo dục và đào tạo, đổi mới là yêu cầu sống còn để đáp ứng nguồn
nhân lực cho đất nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”
Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Để thực
hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số NQ/TW và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, cần có nhận thức đúng về bản chấtcủa đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
29-và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này
Như vậy, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt racho ngành giáo dục và đào tạo, cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục câu hỏi: "Cần phảilàm gì để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy học trong mỗinhà trường?”
Hoạt động dạy học giữ vị trí trung tâm của nhà trường bởi nó chiếm hầu hếtthời gian, khối lượng công việc của thầy và trò, nó làm nền tảng để thực hiện thànhcông mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, quyết định kết quả đào tạo của nhàtrường Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên
lí, chương trình giáo dục để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp.Thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức thì sứ mạng củangười giáo viên càng nặng nề hơn Người thầy không chỉ chuyển tải thông tin chohọc sinh mà còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh
Trang 2tri thức Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên hết sứcquan trọng
Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn duy trì ở nhiều nơi và ở các cấphọc Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thựchành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng Do đó tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thứckhông được phát huy Tình trạng phổ biến ở học sinh hiện nay là ỷ lại vào thầy cô,
ỷ lại vào gia đình dẫn đến trạng thái thờ ơ trong học tập, rèn luyện và các hoạtđộng khác Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục con người ViệtNam, nền văn hóa Việt Nam và sự phát triển toàn diện
Chính từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
làm đề tài nghiên cứu
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở trường Tiểu học
Đối tượng khảo sát: Giáo viên, và học sinh của nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 8 năm
2018 đến tháng 5 năm 2019
Sáng kiến có thể áp dụng một cách rộng rãi trong các trường tiểu học, tùytheo điều kiện thực tế để vận dụng
1.3 Điểm mới của sáng kiến:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một vấn đề mớiđược triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên từ năm học 2018-2019 Điểm mớicủa sáng kiến là đưa ra được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trang 3có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, tuy nhiên trong công tác đổimới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển nănglực của học sinh cũng không ít khó khăn do bị chi phối của nhiều yếu tố như sứckhỏe, tư duy Cơ cấu đội ngũ trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo ham học hỏi làđiều kiện thuận lợi để nhà trường tiến hành những đổi mới quan trọng trong hoạtđộng dạy học và giáo dục học sinh Nhiều giáo viên có kiến thức vững chắc,phương pháp giảng dạy tốt, luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Nhà trường có 14 giáo viên trong biên chế, trong đó có 9 giáo viên dạy giỏicấp trường, 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện
Đội ngũ cốt cán như các tổ trưởng, tổ phó, phụ trách các tổ chức trong nhàtrường nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động
Ngoài ra phải kể đến sự quan tâm, nhiệt tình phối hợp của các ban ngànhtrong xã, của cấp uỷ chính quyền địa phương trong việc huy động, duy trì số lượnghọc sinh
Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đang được củng cố và phát triển.Trường, lớp từng bước được kiên cố hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu họctập của học sinh Thiết bị dạy học hiện đại từng bước được tăng cường, phòng họcTin học, phòng Tiếng Anh, phòng Âm nhạc, phòng Mỹ thuật… đang được đầu tư
Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có phong cách làm việc chưa đồng bộnên hiệu quả quản lý cũng khác nhau Việc trao đổi kinh nghiệm chưa được thườngxuyên, do vậy đã ảnh hưởng tới việc tự bồi dưỡng
Trang 4Hầu hết tổ trưởng chuyên môn chưa qua các lớp đào tạo về quản lý, việcquản lý, chỉ đạo chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm, nên đôi khi chưa phát huy hếtthế mạnh, tiềm năng của đội ngũ giáo viên.
Phần lớn học sinh ở trường là con em nhà nông, điều kiện kinh tế khó khăn.Nhận thức của phần lớn phụ huynh về vai trò của gia đình trong giáo dục còn hạnchế Nhiều gia đình phó mặc việc dạy học cho nhà trường
Cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn như trang thiết bị phục vụ cho việcgiảng dạy, học tập còn ít cũng phần nào ảnh hưởng tới việc quản lí chuyên môn
2.1.3 Thực trạng quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu hoc.
Đội ngũ cán bộ quả lý, giáo viên của nhà trường đã được Phòng Giáo dục vàĐào tạo tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển nănglực cho học sinh
Hiệu trưởng nhà trường đã triển khai các văn bản, Chỉ thị hướng dẫn của cấptrên đến tận các thành viên trong nhà trường, có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo và tổchức các hoạt động dạy học để đạt mục tiêu đề ra trong năm học Xây dựng cácbiện pháp quản lý với nội dung phong phú, sát hợp với dạy học nhằm phát triểnnăng lực học sinh
Trong quá trình giảng dạy, hầu hết giáo viên đã chủ động điều chỉnh nộidung dạy học cho phù hợp với học sinh Tuy nhiên, có một bộ phận giáo viên chưabiết điều chỉnh những nội dung dạy, hình thức dạy học cho phù hợp mà còn cứngnhắc tuân thủ theo trình tự các hoạt động trong Tài liệu hướng dẫn học của họcsinh Một số giáo viên không xác định đúng trọng tâm để phân bố thời lượng dạycho hợp lý, hoặc chưa nắm rõ chất lượng từng đối tượng học sinh của mình để cóphương pháp tốt nhất Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và kết quảhọc tập của học sinh
Qua khảo sát về đội ngũ, tôi nhận thấy có 10/14 giáo viên (tỷ lệ 71,4%) đãtích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực hiện công tác chuyên môn còn 4/14giáo viên (tỷ lệ 28,6%) cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhiều để học hỏi
và tích lũy thêm kinh nghiệm đáp ứng được với yêu cầu của công tác giảng dạy, để
có thể hỗ trợ một cách chủ động, kịp thời các tình huống sư phạm trên lớp
Một số giáo viên chưa xác định được nội dung và phương pháp tổ chức dạyhọc phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, mặc dù đây là một trong nhữngyêu cầu cơ bản của người thầy
Việc chủ nhiệm lớp của một số giáo viên còn yếu, chưa biết cách quản líhọc sinh, chưa giao việc cụ thể cho các thành viên trong lớp để học sinh tự quản, tựgiúp đỡ nhau trong quá trình học tập Việc giáo viên chưa biết cách quản lí lớp củamình cũng dẫn đến việc học của các em kém hiệu quả, giáo viên vất vả mà kết quảmang lại không cao
Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, một số hoạt động văn hoá vănnghệ nhằm thu hút học sinh đến trường còn nhiều thầy cô chưa chú trọng Phần lớngiáo viên chỉ chú trọng đến việc rèn các kĩ năng về kiến thức cho học sinh mà quên
đi việc cung cấp cho các em một số kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cũng như một
Trang 5số hoạt động văn nghệ, thể thao cho các em Chính vì lí do này mà các em đếntrường nhiều khi cảm thấy khô cứng chưa thực sự hứng thú với việc học tập Chủyếu các em đi học chỉ mang tính chất bắt buộc nên việc tiếp thu bài của các emcũng mang tính thụ động chưa thực sự tự giác.
Việc chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ diễn
ra một cách thường xuyên 3 lần/tháng Hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường
đã thực sự phát huy hết yêu cầu Tuy nhiên, một số buổi sinh hoạt chất lượng chưacao, các thành viên dè dặt trong việc trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chiếu lệ làmảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường Tổ chuyên mônchưa chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương dạy học, phát triển nănglực học sinh, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hay chỉ đạo tổchuyên môn hội thảo về cách dạy học, cách đánh giá nhằm phát triển năng lực họcsinh Giáo viên ít được đi dự giờ dạy học phát triển năng lực học lực học sinh của
tổ khác, các giáo viên ít có cơ hội tham gia vào các buổi sinh hoạt bàn về dạy họcphát triển năng lực cho học sinh
Đầu năm học, qua dự giờ 12 tiết và trực tiếp giảng dạy 8 buổi ở các khối lớp,tôi phát hiện ra nhiều học sinh ở các lớp còn hay rụt rè, rất ít muốn thể hiện hoặctrao đổi ý kiến với tập thể, kỹ năng hợp tác, chia sẻ và giao tiếp còn nhiều hạn chế.Việc điều hành hoạt động của nhóm trưởng còn mờ nhạt, hình thức, hiệu quả củahoạt động nhóm chưa cao Hội đồng tự quản của các lớp còn nhút nhát, vai trò điềuhành còn hạn chế Các ban và các trưởng ban hoạt động chưa hiệu quả Một bộphận học sinh chưa xác định động cơ, mục đích học tập rõ ràng, lành mạnh, chưasay mê với hoạt động học, tích cực tự học, làm bài tập và đọc các tài liệu thamkhảo để mở mang thêm kiến thức cho bản thân
Để việc quản lý hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh đạt kết quảnhư mong muốn, cần có những biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng trên cơ
sở phát huy những mặt tích cực, khắc phục những vấn đề còn hạn chế còn mắcphải
2.1.4 Thực trạng chất lượng học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến:
Kết quả các môn học, hoạt động giáo dục cuối năm học 2017-2018:
Trang 6Số HSKT không đánh giá: 1 em (khối 3)
2.2 Biểu hiện năng lực của học sinh theo chương trình GDPT tổng thể
* Các năng lực chung
1 Năng lực tự chủ và tự học
1.1 Tự lực Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự
phân công, hướng dẫn
-Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác.
Trang 71.4 Tự định hướng nghề
nghiệp
-Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân
-Biết tên, hoạt động chính và vai tr của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình
1.5 Tự học, tự hoàn
thiện -Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học -Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận
xét của thầy cô
-Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố
và mở rộng hiểu biết
-Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt
- 2 Năng lực giao tiếp và hợp tác
2.1 Xác định mục đích,
nội dung, phương tiện và
thái độ giao tiếp
- Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân
- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng
-Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp
2.6 Tổ chức và thuyết
phục người khác
Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công
Trang 82.7 Đánh giá hoạt động
hợp tác
Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên
2.8 Hội nhập quốc tế - Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên
thế giới
- Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn
3 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
3.1 Nhận ra ý tưởng mới Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản
thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn
giá giải pháp GQVĐ Biết tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn
3.6 Tư duy độc lập Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý
kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót
* Các năng lực chuyên môn
4 Năng lực ngôn ngữ
4.1 Sử dụng tiếng Việt - Biết đọc trôi chảy và hiểu đúng bài đọc ngắn về các chủ đề
quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi; bước đầu biết phản hồi các văn bản đã học; bước đầu có ý thức tìm t i, mở rộng phạm vi đọc
- Biết viết đúng chính tả và ngữ pháp; viết được bài văn ngắn
về các chủ đề quen thuộc (bằng chữ viết tay và đánh máy); điền
Trang 9được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản
Biết nói rõ ràng, mạch lạc; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi
Biết nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề học tập phù hợp với lứa tuổi; có thái độ tích cực trong khi nghe; bước đầu có phản hồi phù hợp.
4.2 Sử dụng ngoại ngữ Đạt năng lực bậc 1 về ngoại ngữ
5 Năng lực tính toán
5.1 Hiểu biết kiến thức
toán học phổ thông, cơ
bản
Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu về:
Số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân) và thực hành tính toán với các số;
Các đại lượng thông dụng và đo lường các đại lượng thông dụng; - Một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản
5.2 Biết cách vận dụng
các thao tác tư duy, suy
luận; tính toán, ước
lượng, sử dụng các công
cụ tính toán và dụng cụ
đo,…; đọc hiểu, diễn
giải, phân tích, đánh giá
tình huống có ý nghĩa
toán học
- Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Làm quen được với lập luận logic
- Biết tính toán, ước lượng, sử dụng toán học trong học tập và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày (phù hợp với trình độ)
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ thông thường để tiếp nhận (nghe, đọc) và biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận
- Làm quen được với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ
thông tin hỗ trợ học tập
5.2 Biết cách vận dụng
các thao tác tư duy, suy
luận; tính toán, ước
lượng, sử dụng các công
cụ tính toán và dụng cụ
đo,…; đọc hiểu, diễn
giải, phân tích, đánh giá
tình huống có ý nghĩa
toán học
- Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Làm quen được với lập luận logic
- Biết tính toán, ước lượng, sử dụng toán học trong học tập và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày (phù hợp với trình độ)
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ thông thường để tiếp nhận (nghe, đọc) và biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận
- Làm quen được với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ
thông tin hỗ trợ học tập
6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
6.1 Năng lực tìm hiểu tự nhiên
Trang 106.1.1 Hiểu biết kiến thức
khoa học
- Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự đa dạng của thế giới
tự nhiên xung quanh; về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hiểu biết về tác động của thế giới tự nhiên tới đời sống của con người; biết cách giữ vệ sinh an toàn và ph ng tránh một số bệnh ở người
6.1.2 Tìm tòi và khám
phá thế giới tự nhiên -Biết quan sát, khám phá và đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượngđơn giản trong tự nhiên và cuộc sống xung quanh
-Biết tìm tòi khám phá để giải quyết các câu hỏi đặt ra
-Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, nhận biết, phát hiện một số vấn đề mang tính khoa học đơn giản
tri thức cơ bản về đối
tượng của các khoa học
xã hội
-Nhận biết được một số khái niệm cơ bản của khoa học xã hội, như: cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng, dân cư, xã hội, đất nước, quốc tế, nhân loại,… và liên hệ với môi trường sống xung quanh
-Nhận biết được một số khái niệm cơ bản liên quan đến quan sát và nhận thức xã hội: nhiều - ít, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, riêng - chung,…
-Nhận biết được và quan tâm đến các vấn đề, như: tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, ph ng chống tệ nạn xã hội và tội phạm
-Biết quan sát và phân biệt được các hiện tượng đơn giản trong
xã hội mà học sinh thường gặp (xã, phường, cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú, trồng trọt, chăn nuôi, chợ )
-Bước đầu biết quan sát và tìm t i khám phá về các vấn đề trong đời sống xã hội hằng ngày
Trang 11xung quanh: nông thôn, thành thị, duyên hải, rừng núi, xa, gần, bẩn, sạch, giàu, nghèo,… - Có niềm tin vào những quy luật: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng phi nghĩa, tốt được ủng hộ, xấu phải bị phê phán,…
6.2.4 Vận dụng được
những tri thức về xã hội
và văn hóa vào cuộc
sống
-Biết tự tìm hiểu về gia đình, d ng họ, địa phương (với sự giúp
đỡ của gia đình, bạn bè, người thân quen khác)
-Trình bày được những ước mơ của bản thân về tương lai của bản thân, gia đình, đất nước và thế giới
7 Năng lực công nghệ
7.1 Thiết kế - Nhận biết được đồ vật trong tự nhiên và đồ vật do con người
làm ra - Tự làm được một số đồ vật đơn giản theo ý tưởng của bản thân từ những vật liệu đơn giản, gần gũi.
7.2 Sử dụng -Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật đơn giản với các
dụng cụ kỹ thuật trong gia đình; sử dụng được một số thiết bị
kỹ thuật phổ biến trong gia đình
-Nhận biết được những tình huống nguy hiểm trong sử dụng thiết bị ở gia đình, lớp học và biết cách xử trí
7.3 Giao tiếp -Biết nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, đồ dùng trong gia
hóa của công nghệ thông
tin và truyền thông
Thực hiện được thao tác cơ bản trên một số thiết bị kỹ thuật số quen thuộc để sử dụng được một số ứng dụng hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí
8.2 Hiểu biết và ứng xử
phù hợp chuẩn mực đạo
đức, văn hóa và pháp
luật trong xã hội thông
tin và nền kinh tế tri
thức
-Nhận biết được thông tin (được tạo ra hay được cung cấp) có được sử dụng đúng cách hay đã bị lạm dụng; biết bảo vệ thông tin cá nhân
-Biết bảo vệ sức khoẻ bản thân khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số
Trang 12-Hiểu và diễn đạt được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán
-Bước đầu hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính
-Bước đầu biết tra cứu những thông tin đơn giản trên mạng máy tính
thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi,
cái hài, cái chân, cái
thiện, cái cao
hài hòa với môi trường Nhận ra một số yếu tố chủ yếu của môi trường sống có lợi vàcó hại cho sức khỏe Thực hiện những chỉ dẫn của người lớn có
lợi cho sức khỏe và phát triển thể chất