1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN dạy truyện ngắn những đứa con trong gia đình của nhà văn nguyễn thi theo định hướng phát triển năng lực học sinh

36 111 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việcchuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học,cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ n

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: DẠY TRUYỆN NGẮN “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hương

Mã sáng kiến: 05 51

VĨNH PHÚC, NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lời giới thiệu 3

1.1 Lí do chọn đề tài……… 3

1.2 Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……… 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu……… 4

2 Tên sáng kiến………4

3 Tác giả sáng kiến……… 4

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến……… 4

5 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến……… 4

6 Ngày áp dụng………4

7 Mô tả bản chất của sáng kiến………4

PHẦN NỘI DUNG I Cơ sở lý luận……… 5

II Thực trạng vấn đề……….9

III Giải pháp và tổ chức thực hiện đề tài……….10

III Giáo án minh họa………13

8 Những thông tin cần được bảo mật……… 33

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến……… 33

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến.33 11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu……… 34

PHẦN KẾT LUẬN……… 35

Tài liệu tham khảo ………36

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 LỜI GIỚI THIỆU

1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo

dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới

việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì quaviệc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việcchuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học,cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồngthời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sangkiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm trađánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác độngkịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục

Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việctrong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thànhcông bước đầu Đầu là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việcviệc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực củangười học Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờđồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều Dạy học vẫnnặng về truyền thụ kiến thức Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm Hoạtđộng kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác(chủ yếu tái hiện kiếnthức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình Tất cả nhữngđiều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trongthực tiễn

Trong chương trình Ngữ văn 12 có rất nhiều tác phẩm hay, có ý nghĩa khôngchỉ trong việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn chương mà còn góp phần giáo dục lòng

yêu nước, lý tưởng sống cho thế hệ thanh thiếu niên và truyện ngắn Những đứa con

trong gia đình là một ví dụ tiêu biểu Những đứa con trong gia đình là tác phẩm

xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi và cũng là một trong những thiên truyện ngắn tiêubiểu của văn học thời chống Mỹ Thiên truyện đã ra đời trong những ngày tháng “sôisục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc tabước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ” (Nguyên Ngọc) Truyệnthuộc vào những tác phẩm xuất sắc nhất được viết trên báng súng trong cuộc chiếntranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Một tác phẩm viết trong khói lửa chiến tranh nhưng

đã không rơi vào số phận của những tác phẩm minh họa, những trang nhật kí chiếntrường ghi vội mà trở thành một truyện ngắn đặc sắc làm rung động trái tim bao thế

hệ bạn đọc Tuy nhiên việc dạy học tác phẩm này trong nhà trường là một vấn đề

Trang 4

không hề đơn giản, bởi nhiều lẽ: Truyện ngắn này mới đưa vào giảng dạy trong nhà

trường, lại ít xuất hiện trong các kì thi nên tài liệu nghiên cứu còn ít và hiếm

Vì vậy, khi dạy “Những đứa con trong gia đình” không ít giáo viên rất lúng

túng, đó là thực tế không chỉ với những giáo viên trẻ mới ra trường, mà với cả nhữnggiáo viên lâu năm, dù có kinh nghiệm Bởi với họ, Nguyễn Thi vẫn là mới mẻ khinhững năm tháng ngồi trên giảng đường đại học, nhà văn này vẫn chưa được có một

vị trí xứng đáng như hiện nay

Với các lý do trên, tác giả sáng kiến đã lựa chọn đề tài “Dạy truyện ngắn

Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi theo định hướng phát

triển năng lực học sinh” trước hết để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp và

nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, sau nữa nhằm chia sẻ, tháo gỡ nhữngkhó khăn, lúng túng có thể gặp phải của đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

1.2 Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

1.2.1 Mục đích của đề tài:

- Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểmtra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phầnhình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là:

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực hợp tác

+ Năng lực tự quản bản thân

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt

+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ

- Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực củangười học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

- Nhằm giúp cho giáo viên dạy văn, nhất là giáo viên đang trực tiếp giảng

dạy ở lớp 12 trung học phổ thông có thêm nguồn tư liệu về Nguyễn Thi và truyện

ngắn “Những đứa con trong gia đình”

- Đối với người học: đây là một trong những phương pháp quan trọng, giúp các

em phát triển năng lực bản thân, thấy được cái hay, cái đẹp một tác phẩm văn họcxuất sắc nhất của Nguyễn Thi, đồng thời là một truyện ngắn tiêu biểu của nền vănhọc cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 Nhằm góp phần làm tăng sức hấp dẫn củabài học đối với học sinh, trong thời điểm mà hứng thú học văn của các em còn nhiềuđiều đáng phải suy tư, trăn trở

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Đi sâu vào khám phá những phương diện nghệ thuật đặc sắc nhằm làm nên giá

trị độc đáo, sức hấp dẫn của tác phẩm Những đứa con trong gia đình bằng một số

phương pháp dạy học tích cực.Từ đó hướng dẫn học sinh đọc - hiểu để cảm nhận

sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm, phát huy năng lực bản thân

Trang 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng Trong khuônkhổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:

-Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp điều tra

2 TÊN SÁNG KIẾN: “Dạy truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà

văn Nguyễn Thi theo định hướng phát triển năng lực học sinh”

3 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Thái Học

- Điện thoại: 0972511247 Email: thanhhuongc3nth@gmail.com

4 CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Trường THPT Nguyễn Thái Học

5 LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giảng dạy môn Ngữ văn

6 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: 10/02/2019

7 MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:

7.1 Nội dung

PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận:

1 Khái niệm năng lực

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 1998) có giải thích:

Năng lực là: “ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện mộthoạt động nào đó Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thànhmột loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm

2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức

kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực

thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người lao động, kiến thức

và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện mộtloại công việc nào đó Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động,

mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” Định hướng

chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lựcnhững năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:

– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:

+ Năng lực tự học;

Trang 6

+ Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lí bản thân

– Năng lực xã hội, bao gồm:

+ Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác

– Năng lực công cụ, bao gồm:

+ Năng lực tính toán;

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)

Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cảnhững yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giảiquyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống

2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triểnnăng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từnhững năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực ngườihọc

Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lựcvận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con ngườinăng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình nàynhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướngphát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sảnphẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từviệc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung

và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm củachương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:

Chương trình định hướng nội dung

Chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu giáo

dục

Mục tiêu dạy học được mô tảkhông chi tiết và không nhấtthiết phải quan sát, đánh giáđược

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chitiết và có thể quan sát, đánh giá được;thể hiện được mức độ tiến bộ của HSmột cách liên tục

Nội dungViệc lựa chọn nội dung dựaLựa chọn những nội dung nhằm đạt

Trang 7

giáo dục

vào các khoa học chuyên môn,không gắn với các tình huốngthực tiễn Nội dung được quyđịnh chi tiết trong chươngtrình

được kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới các tình huống thực tiễn Chươngtrình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết

Phương pháp

dạy học

GV là người truyền thụ trithức, là trung tâm của quá trìnhdạy học HS tiếp thu thụ độngnhững tri thức được quy địnhsẵn

– GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ

HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.Chú trọng sự phát triển khả năng giảiquyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;– Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực; các phương pháp dạy học thínghiệm, thực hành

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu

ra, có tính đến sự tiến bộ trong quátrình học tập, chú trọng khả năng vậndụng trong các tình huống thực tiễn

3 Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:

3.1 Năng lực giải quyết vấn đề

GQVĐ là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việcnhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống

mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết nhữngvấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trongviệc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu

Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khaicác nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thànhnăng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn bản) của mônhọc, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề

3.2 Năng lực sáng tạo

Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà mônhọc Ngữ văn hướng tới Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tìnhhuống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn bảnvăn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn khácnhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước một vẻ đẹp,

Trang 8

một giá trị của cuộc sống Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và khátkhao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức Trong cácgiờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là người đọc,phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có được những cách cảm nhậnriêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày,diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…).

3.3 Năng lực hợp tác

Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân vàtập thể trong học tập và cuộc sống Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệuquả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau

để cùng hướng tới một mục đích chung Đây là một năng lực rất cần thiết trong xãhội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mởcủa quá trình hội nhập

Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ,phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ họctập diễn ra trong giờ học Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiệnnhững suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghenhững ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình Đây lànhững yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trongbối cảnh mới

3.4 Năng lực tự quản bản thân

Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn luyện

và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân Trong các bài học, HS cần biết xácđịnh các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạtđược mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiếnthức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực,hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiếttrong những tình huống của cuộc sống

3.5 Năng lực giao tiếp tiếng Việt

Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giaotiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặcthù của môn học Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS được hiểu vềcác quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tìnhhuống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội thoại theo nghi thức

và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước làm chủ tiếng Việt trongcác hoạt động giao tiếp Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để

HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nângcao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học Đây cũng là mục tiêu chi phối

Trang 9

trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo quan điểm giaotiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong nhữngbối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy

học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng

dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộcsống

3.6 Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với

tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học Quá trình tiếp xúc với tácphẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm

và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình Từ việc tiếp xúcvới các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động

vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trongcuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và pháttriển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rènluyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói Trong quá trình hướng dẫn HStiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn còn giúp HS từng bước hình thành và nâng cao

các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết).

II Thực trạng vấn đề dạy và học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong nhà trường THPT:

1.Thuận lợi:

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của ngành giáo dục nóichung, sự quan tâm của các cấp ngành, sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tintrong các giờ học cũng như hướng dẫn soạn giảng ở sách giáo viên và kinh nghiệmgiảng dạy của bản thân người thầy giáo, giờ học đã thu được những thành công nhấtđịnh

- Thể loại truyện ngắn là thể văn xuôi quen thuộc trong nhà trường mà họcsinh dễ tiếp cận Đã vậy tác phẩm ra đời trong bối cảnh trọng đại của lịch sử giữnước với nhiều tấm gương anh dũng đã đi vào huyền thoại đẹp đẽ mà gần gũi vôcùng trong tâm thức người dân đất Việt

- Về phía học sinh, một bộ phận học sinh yêu thích môn Văn, có kĩ năng tốt đãphát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong quá trình học Giờ học Ngữ văn các

em đã hứng thú say sưa và có tình yêu đối với bộ môn học

2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nói trên vẫn còn tồn tại một số những khó khăn gâyảnh hưởng đến hiệu quả giờ học Đó là:

Trang 10

- Xu thế xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã tácđộng đến tâm lý học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên hơn khoa học xãhội Tồn tại cách học thụ động đọc chép, chưa hiểu được học văn là cả một quá trìnhcảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Một phần học sinh còn mờ nhạt trong kiến thức về thể loại truyện ngắn Vănbản tự sự đòi hỏi người học phải hiểu rõ đặc trưng thể loại cũng như nét phong cáchnhà văn

- Đọc - hiểu văn bản truyện yêu cầu học sinh phải có thời gian, trải qua nhiềucông đoạn: tóm tắt cốt truyện, cảm nhận ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, phântích nhân vật, rút ra ý nghĩa giá trị nội dung và nghệ thuật Vì thế, học sinh phải cóthái độ học tập chăm chỉ, đầu tư thời gian nhưng các em thường có tâm lý ngại học,lười chuẩn bị bài nên khó tiếp cận

III Giải pháp và tổ chức thực hiện đề tài “Dạy truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi theo định hướng phát triển năng lực

học sinh”

1 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT:

1.1 Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút

gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của người học PPDH tích cựchướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học , tức

là tập kết và o phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vàophát huy tính tích cực của người dạy , tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích

cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Trang 11

(Mô hình ppdh tích cực)

1.2 Một số phương pháp dạy học tích cực:

1.2.1 Vấn đáp (đàm thoại): Là phương pháp trong đó giáo viên đặt câu hỏi và

học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với giáo viên; qua đó,học sinh lĩnh hội được nội dung bài học

1.2.2 Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa tình huống có vấn đề

hoặc để học sinh tự phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bàihọc, từ đó học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng giải quyết tốt các vấn đề gặp phải tronghọc tập cũng như trong đời sống

1.2.3 Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, tùy mục

đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủđịnh, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùngmột nhiệm vụ hay các nhiệm vụ khác nhau Phương pháp nay sẽ giúp học sinh rènluyện kĩ năng hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập

1.2.4 Đóng vai: là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách

ứng xử nào đó trong một tình huống giả định trong bài học

1.2.5 Động não: là phương pháp trong một thời gian ngắn giúp học sinh nảy

sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó

1.2.6 Đọc sáng tạo: Đọc sáng tạo đối với học sinh trước hết là rèn kĩ năng

phát âm, luyện giọng, thể hiện được năng lực diễn tả, tái hiện các tình tiết, đặc điểmcủa nhân vật Đọc sáng tạo diễn ra dưới hình thức lắng nghe giọng đọc của người

Trang 12

khác, nắm được ưu, khuyết điểm, sau đó đưa ra giọng đọc phù hợp với thể loại củavăn bản.

Ngoài các phương pháp dạy học mới, môn Ngữ văn không phủ nhận tính tíchcực của một số phương pháp dạy học truyền thống như phát vấn, thuyết giảng, Vìthế, trong giờ học giáo viên cần có sự kết hợp linh hoạt và khéo léo các phương pháp

để giờ học đạt được hiệu quả cao, vừa kích thích khả năng chủ động, sáng tạo, vừachú trọng phát huy năng lực của học sinh

2 Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi dạy truyện ngắn

Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

2.2 Cách vận dụng cụ thể khi giảng dạy truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi:

Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên, trong mộtkhoảng thời gian có hạn, đồng thời để phù hợp với đặc trưng thể loại của tác phẩm vànăng lực cụ thể của Hs, trong bài học này, người dạy đã lựa chọn và vận dụng thựchiện một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, cụ thể như sau:

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đoạn trích ở nhà, đến lớp cho họcsinh đọc diễn cảm một số đoạn truyện hay (đọc sáng tạo) Trong đoạn đối thoại giữahai nhân vật Việt và Chiến, giáo viên có thể cho học sinh tập, chuẩn bị và đọc bằngngôn ngữ Nam bộ

- Tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm ở một số nội dung thích hợp nhằmphát huy khả năng hợp tác và độc lập suy nghĩ của học sinh đồng thời rèn luyện kĩnăng trình bày vấn đề hoặc bác bỏ một vấn đề:

+ Phần tìm hiểu tình huống truyện và phương thức trần thuật, GV cho HS thảoluận theo nhóm bàn và gọi HS đại diện một số bàn trả lời câu hỏi GV có thể gọi một

HS bất kì để kiểm tra hiệu quả thảo luận của HS

+ Phần tìm hiểu về các nhân vật trong gia đình Việt, Chiến, GV sử dụng kĩthuật công đoạn: GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí của các nhóm,phátphiếu học tập để HS thảo luận và trả lời câu hỏi Sau thời gian thảo luận, GV cho cácnhóm trao đổi phiếu và lần lượt bổ sung, cuối cùng gọi đại diện các nhóm trình bày

và GV đánh giá, chốt lại kiến thức

- Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc những tình huống có vấn đề để học sinhgiải quyết nhằm định hướng, dẫn dắt để học sinh khám phá và đào sâu kiến thức Ví

dụ, phần khởi động, GV cho HS xem một số hình ảnh liên quan đến tác giả, tác phẩm

Trang 13

để tạo hứng thú cho HS và dẫn dắt vào nội dung bài học, GV cũng có thể cho HS

nghe một và câu hò Nam bộ để tạo không khí cho giờ học

- Để tái hiện và khắc sâu kiến thức, phần Luyện tập, GV kết hợp với máy

chiếu để đưa ra các câu hỏi nhanh, tổ chức cho HS chơi trò chơi tính điểm nhằm tạo

hứng thú và sự sôi nổi cho giờ học, giúp học sinh phát huy cả kiến thức của cá nhân

và kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề; trong phần vận dụng, GV cho HS vẽ sơ đồ tư

duy cho nội dung bài học

- Kết hợp với một số phương pháp dạy học truyền thống tích cực (phát vấn,

thuyết giảng…) giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu tác phẩm: GV bình về vẻ đẹp của các

nhân vật, về truyền thống cao đẹp của gia đình nông dân Nam Bộ trong kháng chiến

chống Mĩ hoặc có thể gọi HS đứng dậy nêu cảm nhận

- Kết hợp với việc sử dụng CNTT (phần mềm powerpoint) trong việc thiết kế

bài giảng và trong quá trình dạy học

III Giáo án minh họa:

- Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên

cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước

- Thấy được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách

mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh

thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống

Mĩ cứu nước

- Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật đặc

sắc; khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh,

giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ

2 Kỹ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng

thể loại

3.Thái độ: Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường

mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn, bảo vệ đất

nước

Trang 14

4 Năng lực hình thành:

- Năng lực tư duy

- Năng lực tưởng tượng và sáng tạo

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực đọc hiểu

- Năng lực cảm thụ

- Năng lực thẩm mỹ

II PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY, HỌC:

- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: phát vấn, thuyết giảng,thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống,…

- Máy chiếu hoặc tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học,…

III CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: SGK, chuẩn KT-KN, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng Ngữ văn 12– tập 2; Bài tập Ngữ văn 12 – tập 2

- HS: vở soạn, vở ghi, SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1.Ổn định tổ chức lớp

2.Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới

- Có định hướng nội dung tiếp cận mới khi vào bài học

* PP/KTDH: Nêu vấn đề, phát vấn.

* Hình thức: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.

* Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, Phiếu học tập.

* Tiến trình thực hiện:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV cho HS xem hình ảnh về nhà văn Nguyễn Thi,

hình ảnh nhân dân Nam bộ, phim “Mẹ vắng nhà”, nghe nhạc về những câu hò Nam

bộ và nêu câu hỏi:

+ Những hình ảnh trên gợi nhớ tới nhà văn nào?

+ Hãy kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của ôngmà em biết?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Bước 4: GV nhận xét từ đó giới thiệu vào bài: Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó

sâu sắc với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ Tác phẩm tiêu biểu của ông là “Những đứa con trong gia đình” Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Trang 15

* Mục tiêu: Định hướng để học sinh hình thành được kiến thức cơ bản về tác giả, tác

phẩm đồng thời đồng thời nắm đc nội dung và những đặc trưng nghệ thuật căn bảncủa tác phẩm

* PP/KTDH: đọc, phát vấn, nêu vấn đề, gợi mở, thuyết trình, bình giảng, thảo luận

nhóm,

* Hình thức: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

* Phương tiện dạy học: SGK, phiếu học tập, giấy A0.

về cuộc đời và sự

nghiệp của Nguyễn

- Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu sắc vớinhân dân Nam bộ và đã thực sự trở thành nhà văn của ngườinông dân Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước

* Tác phẩm chính: Nguyễn Thi sáng tác nhiều thể loại: bút

kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, nổi bật nhất là hai tác phẩm:

Người mẹ cầm súng (1965) và Những đứa con trong gia đình (1966)

* Những nét chính trong những sáng tác của Nguyễn Thi.

- Nhân vật: là những người nông dân Nam Bộ, những conngười bản chất vừa hồn nhiên… sgk.57

- Nghệ thuật: phân tích tâm lí sắc sảo Ông có khả năngthâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, phân tích vàdiễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh vi của conngười

- Ngôn ngữ: phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình vàđậm chất Nam Bộ

2 Văn bản.

* Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được Nguyễn Thi viết

ngay trong những ngày đầu chiến đấu ác liệt tại chiếntrường miền Nam khi Nguyễn Thi công tác tại tạp chí Vănnghệ Quân giải phóng được hoàn thành tháng 2/1966 Sau

Trang 16

tập, khả năng giao tiếp

và đánh giá kết quả cuối

tạo, phát vấn, thảo luận

nhóm, sơ đồ tư duy,

- Mở đầu: Việt bị thương nằm trong bệnh viện rờ rờ từngdòng viết thu báo tin cho chị Chiến, chị gia của Việt, anhhồi tưởng lại trận đánh và bị thương, bị lạc đồng đội giữachiến trường

- Tỉnh dậy lần thứ nhất, Việt quyết bò đi tìm đồng đội dù bịthương khắp người và mắt không nhìn thấy gì Nhưng sau

đó lại ngất đi

- Tỉnh dậy lần thứ hai, trời lất phất mưa, Việt nhớ lại chuyện

đi soi ếch hồi ở nhà , chuyện về chú Năm và cuốn sổ giađình

- Choàng tỉnh dậy lần thứ ba, Việt nhớ chuyện cái ná thun,chuyện hi sinh của ba, chuyện về má

- Tỉnh dậy lần thứ tư, Việt nhớ lại chuyện đi bộ đội củamình và chị Chiến

- Anh Tánh cùng đồng đội tìm thấy Việt và đưa Việt vềbệnh viện dã chiến, anh Tánh giục Việt viết thư cho chịChiến

II/ Đọc – hiểu văn bản.

1 Tình huống truyện và nghệ thuật trần thuật.

a Tình huống truyện: tình huống nhân vật Việt - một

chiến sĩ Quân giải phóng - sau một trận đánh ác liệt đã bịthương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì, bị lạc đồng đội,phải nằm lại giữa chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần

b2 Phương thức trần thuật của tác phẩm:

Trang 17

* Phương tiện dạy học:

máy chiếu, sgk, giấy A0,

bút màu

* Tiến trình thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV cho HS thảo luận

+Đoạn trích được trần

thuật chủ yếu từ điểm

nhìn của nhân vật nào?

Cách trần thuật này có

tác dụng như thế nào

đối với kết cẩu truyện

và khác họa tính cách

nhân vật?

Bước 2: HS thực hiện

nhiệm vụ

HS phân công nhiệm vụ

trong nhóm,thảo luận và

ghi kết quả thảo luận và

là chuyện vẫn được kể theo ngôi thứ ba

* Hiệu quả của cách trần thuật trên.

- Làm cho câu chuyện trở nên nên chân thật hơn, tự nhiênhơn bởi được kể từ chính “người trong cuộc” Đồng thời,cách trần thuật độc đáo ấy cũng tạo điều kiện cho nhà văn

có thể nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắtcâu chuyện

- Tạo nên sự linh hoạt trong diễn biến của câu chuyện Cốttruyện không bị phụ thuộc vào trật tự của thời gian tự nhiên,

có thể xáo trộn không gian và thời gian, đan xen giữa tự sự

và trữ tình Thậm chí, có thể từ những chi tiết ngẫu nhiêncủa hiện thực chiến trường mà gợi ra những dòng hồi tưởng,lien tưởng đến quá khứ, từ chuyện này sang chuyện khác hếtsức tự nhiên của nhân vật

Ví dụ: Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc trời “lất phất mưa” Haimắt bị thương nên Việt không nhìn thấy gì hết Mọi cảnhvật xung quanh chỉ được cảm nhận bằng các giác quan khácnhư xúc giác, thính giác Việt cảm thấy “hơi gió lạnh lùatrên má và nghe thấy tiếng “ếch nhái kêu dậy lên” Chínhcái âm thanh có thực vang lên giữa chiến trường đêm tốimênh mông ấy đã gợi cho Việt nhớ đến những ngày còn ởquê, những đêm như đêm nay hai chị em xách hai cái đènsoi, lóp ngóp đi bắt ếch, “cười từ lúc đi tới lúc về” Và khi

“đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang” Thế làmạch hồi tưởng rất tự nhiên lại chuyển sang chú Năm, vàcũng rất tự nhiên nói đến cuốn gia phả của gia đình mà chú

là tác giả Đến đây, dòng hồi tưởng của Việt đột ngột đứt, vìViệt, một lần nữa lại bị ngất

Dòng hồi tưởng tiếp theo của Việt lại bắt đầu khi “Việtchoàng dậy” nghe thấy tiếng trực thăng phành phạch baytừng đàn trên đầu và tiếng sung nổ từng loạt ngắn ở phía xa.Việt nhận ra đã là ban ngày vì ngửi thấy mùi nắng và nghethấy “tiếng cu rừng gù gù đâu đây” Tiếng chim gợi nhớ

Trang 18

Thao tác 4: GV hướng

dẫn HS đọc hiểu văn

bản: Những người con

trong gia đình Việt,

tạo, phát vấn, thảo luận

nhóm, sơ đồ tư duy,

Hình thức: Hoạt động

cả lớp, hoạt động nhóm,

hoạt động cá nhân

* Phương tiện dạy học:

máy chiếu, sgk, giấy A0,

chiếc ná thun hồi ở nhà Việt thường xách đi bắn những con

cu cổ đeo những chấm xanh đỏ óng ánh như cườm Thế rồi,chiếc ná thun lại dẫn Việt trở về với những kỉ niệm về má,rồi từ má lại nghĩ đến ba, nhớ chuyện hai chị em giành nhau

đi tong quân,…

→Qua những dòng liên tưởng, hồi tưởng cứ đứt rồi lại nốinhư thế của Việt, các thành viên trong gia đình được lầnlượt giới thiệu cứ hiện dần ra ngày một rõ nét, đồng thờinhân vật người kể chuyện cũng tự thể hiện ngày càng đầy

đủ cá tính và tính cách của mình

2 Những người con trong gia đình

Đặc sắc của truyện là đã dựng lên được hình tượng nhữngcon người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyềnthống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung, son sắtvới cách mạng Và trong cái dòng sông của truyền thống giađình ấy “mỗi người một khúc” với những thế hệ khác nhau

từ ông cha tới con cháu đóng vai trò tạo nên và kế tiếp pháphuy truyền thống gia đình

a Những người làm nên truyền thống a1 Nhân vật chú Năm.

- Người thân lớn tuổi duy nhất còn lại tron gia đình, từng

bôn ba khắp nơi, cưu mang các cháu khi ba mẹ Việt - Chiến

hi sinh

- Người đề cao truyền thống gia đình, hay kể sự tích của gia

đình để giáo dục con cháu, cần mẫn ghi chép trong cuốn sổgia đình tội ác của giặc và chiến công của các thành viên

- Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm và có tâm

hồn nghệ sĩ (thích câu hò, tiếng sáo) Tiếng hò “khàn đục,tức như tiếng gà gáy” nhưng đó là tâm tư, khát vọng củatâm hồn ông

- Tự nguyện, hết lòng góp sức người cho cách mạng khi thu

xếp cho cả Việt và Chiến lên đường tòng quân

=> Trong dòng sông gia đình, chú Năm là thượng nguồn, lànơi kết tinh đầy đủ những nét truyền thống

a2 Nhân vật má Việt.

* Là một người rất gan góc và có lòng căm thù giặc sâu sắc.Thể hiện rõ nét ở tình tiết đi đòi đầu chồng

- Một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòiđầu chồng

- Hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà “hai bàn tay to bản” vẫn

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w