1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10

21 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Vì vậy, khi dạy phần Sinh học vi sinh vật đểhọc sinh tiếp cận nhanh với tri thức khoa học và có kĩ năng vận dụng tốt kiếnthức vào thực tiễn thì việc tìm ra phương pháp giảng dạy và công

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông,

sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiệnnay đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng Đểkhông bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, đòi hỏi giáo dục Việt Nam cầnphải có sự đổi mới toàn diện không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phươngpháp dạy học, phương pháp đánh giá để đào tạo ra những con người năng động,sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng và chủ động đưa ra những cách giải quyếthợp lí trong mọi tình huống Để đáp ứng những con người như vậy ngành Giáodục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với phương châm: Lấy ngườihọc làm trung tâm, thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, người học chủ động tư duytrong quá trình tiếp cận tri thức Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thuthập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triểnnăng lực cá nhân, tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập

Đứng trước những yêu cầu đó, với mỗi tiết dạy tôi đều băn khoăn trăn trở,làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tích cực và chủ độngchiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để các giờ kiểm tra không còn nặng nề về vấn đềđiểm số mà trở thành một giờ được các em mong đợi để được khám phá mộtđiều gì đó thật lí thú, được bày tỏ quan điểm và những ý tưởng của mình Tuynhiên, hiện nay môn Sinh học ở trường THPT được xem là một trong nhữngmôn học khó, là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong thựctiễn Những năm gần đây, Sinh học ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sựphát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn,nhất là phần Sinh học vi sinh vật Vì vậy, khi dạy phần Sinh học vi sinh vật đểhọc sinh tiếp cận nhanh với tri thức khoa học và có kĩ năng vận dụng tốt kiếnthức vào thực tiễn thì việc tìm ra phương pháp giảng dạy và công cụ đánh giágóp phần kích thích và phát huy tinh thần tự lực, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong học tập, rèn luyện và phát triển kĩ năng là rất cần thiết Với lí do trên

tôi đã lựa chọn đề tài: “Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Biên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh

áp dụng vào trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá phần Vi sinh vật Sinh học 10

Giúp học sinh có hứng thú học tập và yêu thích phần Vi sinh vật

- Kích thích và góp phần nâng cao khả năng tự học của học sinh Từ đó,học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị, trình bày nội dung cũngnhư những hiểu biết của mình trong các giờ học

- Giúp học sinh tiếp cận với phương pháp học mới, những dạng câu hỏi

mở, câu hỏi gắn với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành cho các em niềm đam

mê khám phá khoa học và ứng dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn đờisống, có kĩ năng sống và ứng phó tốt với các vấn đề xảy ra trong thực tiễn

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của học sinh

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 cơ bản

- Học sinh lớp 10A1, 10A4 của Trường THCS và THPT Quan Hoá

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan

- Tìm hiểu kĩ mục tiêu theo từng chương, từng bài bao gồm các kiến thức,

kĩ năng, thái độ và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học

- Tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến chủ đề bài học qua báo chí,tập san, mạng internet…

- Thăm dò ý kiến của học sinh, các vấn đề hiện nay học sinh đang quantâm, tìm hiểu khả năng tin học và khai thác thông tin trên mạng internet của họcsinh

- Biên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực học sinh theotừng chủ đề (chương)

- Phương pháp thực nghiệm: qua các tiết dạy thực nghiệm, các bài kiểmtra ở các lớp theo từng chủ đề (chương)

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Phương pháp được tôi đề cập trong đề tài này đã khắc phục được nhữnghạn chế của các dạng câu hỏi, bài tập truyền thống, và có những ưu điểm sau:

+ Câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn, học sinh vận dụng kiến thức, kĩnăng trong những bối cảnh cụ thể - Vận dụng cao

+ Kích thích được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chuẩn

bị bài ở nhà và tham gia vào các hoạt động của bài trên lớp Gây được sự hứngthú của học sinh với các tiết kiểm tra

+ Giúp học sinh nắm vững được các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩnăng một cách chủ động, sáng tạo

+ Đề tài đã giúp học sinh phát triển tốt năng lực và đặc biệt vận dụng tốtkiến thức vào thực tiễn như: làm sữa chua, muối chua rau quả, phòng chống tốtdịch bệnh do virut gây ra đặc biệt là dịch bệnh Covid - 19 hiện nay đang diễnbiến rất phức tạp

+ Hình thành cho học sinh sự say mê khám phá khoa học và các ý tưởngđưa kiến thức đã học áp dụng vào thực tế

- Để đánh giá được tính hiệu quả của đề tài này, tôi đã tiến hành songsong cả 2 hình thức kiểm tra, đánh giá: một là hình thức truyền thống, hai làkiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Ngoài ra tôi còn

so sánh được thái độ của học sinh trong khi làm bài, sau khi trả bài của hai hìnhthức kiểm tra Thông qua điểm kiểm tra, thái độ của học sinh tôi sẽ thấy đượctính hiệu quả của phương pháp dạy học mà tôi áp dụng

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Năng lực là gì? Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức

kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giảiquyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định

Trang 3

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập khônglấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánhgiá, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huốngứng dụng khác nhau Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiếnthức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánhgiá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn

Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội chohọc sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn Khi đó,học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường,vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệmbên ngoài nhà trường Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trongbối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩnăng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học

Có thể tổng hợp 1 số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa câu hỏi, bài tập đánhgiá năng lực và câu hỏi bài tập đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học

Câu hỏi, bài tập đánh giá

-Mỗi cá nhân để thành công trong học tập và cuộc sống cần phải sở hữucác loại năng lực khác nhau Người ta phân năng lực ra 2 hình thức: năng lựcchung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham giahiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội.Nhóm năng lực chung, gồm:

- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

+ Năng lực tự học (là năng lực quan trọng nhất)

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực tư duy, sáng tạo

+ Năng lực tự quản lí

- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:

Trang 4

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, gồm:

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triểntrên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, thường liên quanđến một số môn học Cụ thể như trong môn Sinh học các năng lực chuyên biệtbao gồm:

- Năng lực kiến thức sinh học (kiến thức về: Sinh học tế bào, Vi sinh vật,cấu tạo cơ thể và các hoạt động sống của thực vật, động vật, con người; các quyluật di truyền, tiến hoá và sinh thái học…)

- Năng lực nghiên cứu khoa học (quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dựđoán, giả thuyết, thiết kế thí nghiệm…)

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm (sử dụng kính hiển vi, làmtiêu bản, giải phẫu…)

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Môn Sinh học ở trường THPT nói chung và phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 nói riêng là môn khoa học thực nghiệm, nó có sự gắn bó chặt chẽgiữa kiến thức khoa học và những ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống Trongquá trình dạy tại trường THPT, tôi nhận thấy nếu tách kiến thức khoa học trongchương trình phổ thông ra khỏi các ứng dụng thực tiễn đời sống thì việc chiếmlĩnh tri thức với học sinh chỉ là những ghi nhớ khó hiểu Các em nhớ kiến thứcnhưng lại không biết kiến thức đó để làm gì, hay chỉ với mục tiêu duy nhất là để

-đi thi và đỗ vào một trường đại học, cao đẳng nào đó Vì vậy, dạy học địnhhướng năng lực đòi hỏi việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học

và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụhọc tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng

Đối với giáo viên, câu hỏi là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục Đối vớihọc sinh, câu hỏi là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập.Trong thực tiễn dạy học môn Sinh học tại các trường THPT hiện nay, câu hỏi

mở gắn với thực tiễn còn ít được quan tâm Tuy nhiên, câu hỏi mở là hình thứcbài tập có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực của học sinh Giáoviên cần kết hợp một cách thích hợp các loại câu hỏi để đảm bảo giúp học sinhnắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản đồng thời hình thành cho các em năng lựcvận dụng các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn

2.3 Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm

2.3.1 Phân loại các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực

Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực có thể chia thành các dạng:

- Các câu hỏi dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức Dạngcâu hỏi này không phải là trọng tâm của câu hỏi phát triển năng lực

- Các câu hỏi vận dụng: Dạng câu hỏi này nhằm củng cố kiến thức và rèn

kĩ năng cơ bản chưa đòi hỏi sáng tạo

Trang 5

- Các câu hỏi giải quyết vấn đề: Các câu hỏi này đòi hỏi sự phân tích, tổnghợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi Dạng câu hỏinày đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

- Các câu hỏi gắn với bối cảnh, tình huống thực tế: là các câu hỏi vậndụng và giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống thực tế Câu hỏidạng này là những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều conđường giải quyết khác nhau

2.3.2 Quy trình biên soạn câu hỏi theo hướng phát triển năng lực

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tập trung biên soạn hệ thốngcác câu hỏi từ dạng câu hỏi tái hiện đến dạng câu hỏi gắn với các tình huốngthực tiễn theo từng chủ đề (chương) Dựa vào hệ thống câu hỏi đó giáo viên cóthể sử dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giásao cho đạt hiệu quả cao nhất theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Cấu trúc của câu hỏi gồm:

- Tiêu đề: Tiêu đề tình huống

- Phần dẫn: Mô tả tình huống cần giải quyết

- Câu hỏi: Có thể là 1 hoặc nhiều câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm kháchquan hoặc tự luận

2.3.3 Hệ thống câu hỏi theo chủ đề (chương)

- Chia phần sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 thành 3 chủ đề:

Chủ đề 1: Chuyển

hóa vật chất và năng

lượng ở vi sinh vật

(Bài: 22, 23, 24)

- Khái niệm vi sinh vật, hô hấp và lên men

- Các loại môi trường cơ bản trong nuôi cấy vi sinh vật

và và các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

- Quá trình phân giải, tổng hợp các chất và ứng dụng

- Thực hành lên men etilic và lacticChủ đề 2: Sinh

trưởng và sinh sản

của vi sinh vật

(Bài 25, 26, 27, 28)

- Sinh trưởng và sinh sản của quần thể vi sinh vật

- Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào vật chủ

- Vi rút gây bệnh và những ứng dụng của vi rút trongthực tiễn

- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chủ đề 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Tiêu đề 1: Dưa cải muối chua

Dưa cải muối chua là món ăn ngon, đồng thời có thể dùng làm nguyênliệu cho nhiều món ăn hấp dẫn khác Nếu không an tâm với cách muối dưa cảibán sẵn ngoài chợ, mời các bạn tham khảo cách muối dưa cải chua ngon giòn

của Tạp chí Món ngon sau đây nhé! Với cách làm đơn giản này dưa muối xong

luôn chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giòn ngontuyệt, mà lại còn đảm bảo an toàn tuyệt đối nữa chứ!

Trang 6

- Xếp cải ra khay phơi một nắng cho hơi héo.

- Sau đó rửa lại cho sạch bụi bẩn rồi cắt nhỏ vừa ăn, vẩy cho ráo nước,hành lá rửa sạch, cắt đoạn nhỏ bằng chiều dài miếng rau cải, trộn chung rau cải

và hành lá với nhau

- Pha nước muối dưa: 1,2 lít nước, 40g đường vàng, 40g muối, một chút

mì chính, khuấy tan rồi nếm thử có vị lợ lợ là được

- Cho dưa cải vào âu hoặc lọ, thêm nước muối cho ngập cải, rồi dùng 1đĩa đè lên cho cải được ngập trong nước muối

- Nếu muốn dưa nhanh chua, bạn có thể cho thêm chút dấm hoặc nướcmuối dưa có sẵn

Đậy kín, để khoảng 2 - 3 ngày cho dưa chua, vàng đều là có thể ăn được

Hình ảnh 1: Dưa cải muối chua

Chúc bạn thành công và có món dưa muối thật ngon nhé!

Câu hỏi 1: Dưa cải muối chua là hình thức lên men nào sau đây?

A Lên men etilic B Lên men Lactic

C Lên men giấm D Lên men rượu

Câu hỏi 2: Lọ dưa vừa muối xong thuộc loại môi trường gì? Giải thích?

Câu hỏi 3: Tại sao phải dùng 1 đĩa đè lên cho cải được ngập trong nước muối Câu hỏi 4: Có người cho là không có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến

của em thế nào?

Câu hỏi 5: Tại sao khi để lâu vại dưa thường có váng?

Các năng lực hướng tới:

+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.

+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tư duy

Hướng dẫn trả lời:

Trang 7

Câu hỏi 1: Đáp án B Lên men Lactic

Câu hỏi 2: Bán tổng hợp

Câu hỏi 3: Để tạo điều kiện kị khí cho quá trình lên men, tránh không cho dưa

tiếp xúc với không khí (oxi)

Câu hỏi 4:

- Khi bắt đầu muối dưa, các chất (nhất là đường) chưa khuếch tán ra môi trường

Vi khuẩn gây thối và vi khuẩn lactic (tự nhiên có trên bề mặt rau củ) cùng pháttriển Nếu không cung cấp đủ cơ chất (đường) cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩngây thối sẽ phát triển mạnh hơn và ngay lập tức các nguyên liệu sẽ bị hỏng

- Nếu như vi khuẩn lactic phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo được dưa muối Nhưngnếu để hũ dưa đó trong một thời gian dài, các sản phẩm do vi khuẩn lactic tiết rangày càng nhiều, cơ chất ngày càng ít, môi trường gây độc cho vi khuẩn lacticnhưng có lợi cho vi khuẩn gây thối Như vậy sau một thời gian dài dưa muối sẽ

bị hỏng

- Như vậy, "tay" muối dưa có thể hiểu là có kinh nghiệm muối dưa (pha chế tỷ

lệ nguyên liệu) chứ không phải do yếu tố siêu nhiên nào khác

Câu hỏi 5: Vại dưa để lâu nên nước dưa trở thành môi trường axit sẽ làm cho

các vi khuẩn lactic bị chết (đa số vi khuẩn hoạt động ở môi trường trung tính) tạo thành lớp váng

Tiêu đề 2: Rượu bia: Con dao 2 lưỡi

Rượu là một loại đồ uống rất phổ biến trong các buổi liên hoan, các bữatiệc, giao lưu trong công việc, ngày lễ, ngày hội, đặc biệt là trong dịp tết NguyênĐán Cùng với những nét tích cực thì rượu cũng là một tác hại lớn đến mọi mặtđời sống, sinh hoạt của người Việt chúng ta Hiện nay, rượu bia đã được lạmdụng quá nhiều trong đời sống thường ngày Theo thống kê của Bộ y tế, hàngnăm cứ vào dịp tết Nguyên Đán số ca phải nhập viện bị ngộ độc do rượu lại tănglên đột biến, số vụ tai nạn giao thông do người uống rượu không làm chủ đượctay lái cũng tăng cao

Hình ảnh 2: Va chạm giao thông trên đường do rượu bia

Câu hỏi 1: Rượu là loại chất gì mà có thể gây ngộ độc cho cơ thể?

A Etanol B Axit axetic C Axit lactic D Benzen

Câu hỏi 2: Em hãy nêu các tác hại của rượu đối với sức khỏe con người và xã

hội?

Trang 8

Câu hỏi 3: Em hãy đề xuất một số phương pháp nhằm giảm những tác hại do

rượu, bia gây ra?

Câu hỏi 4: Gia đình em thường sử dụng rượu, bia vào những mục đích gì? Các năng lực hướng tới:

+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin

- Khi uống rượu nhiều và thường xuyên sẽ gây ra các loại bệnh: như đau dạ dày,

sơ gan, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến não và thần kinh, tim mạch… Phụ

nữ uống rượu trong thời kì mang thai có thể gây ra những dị tật ở thai nhi

- Đối với xã hội: Khi uống rượu nhiều, con người ta thường không làm chủ đượchành vi của mình: đa số các trường hợp bạo lực gia đình thì người chồng đều cóuống rượu Uống rượu làm cho tai nạn giao thông tăng vì không làm chủ đượctay lái…

Câu hỏi 3: Một số phương pháp nhằm giảm những tác hại do rượu, bia:

- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh rượu bia

- Quy định chặt chẽ về đối tượng, độ tuổi… được sử dụng rượu bia

- Xử phạt những người sử dụng rượu bia với nồng độ cao khi tham gia giaothông, làm việc nơi công sở…

- Tuyên truyền sâu rộng những tác hại của rượu, bia gây ra…

Câu hỏi 4: Gia đình em thường sử dụng rượu bia vào những mục đích:

- Ngày xum vầy: Lễ tết, cưới hỏi…

- Ngâm rượu để chữa bệnh: uống hoặc xoa bóp

Tiêu đề 3: Sữa chua - món ăn giàu dinh dưỡng

Có thể nhận thấy sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡngkhá cao và cân đối: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100 Kcal, chất đạm trungbình từ 3,1 - 5,3 g, chất béo khoảng 2,3 - 2,6 g, chất bột khoảng 14-15g 100 gsữa chua có thể cung cấp xấp xỉ 100 Kcal Và cơ cấu năng lượng trung bình củasữa chua khá cân đối, với tỷ lệ năng lượng của 3 chất P: L: G là khoảng 17: 23:

60 So với nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ em đến

9 tuổi là 15: 30: 55 thì rõ ràng sữa chua là một sản phẩm cân đối về năng lượngđáp ứng tốt cho sự phát triển nhanh của trẻ

Hơn nữa, sữa chua còn là một sản phẩm khá giàu canxi cần cho phát triển

hệ xương và răng; đa số các loại sữa chua trên bao bì có ghi đủ các thành phần

Na, K và photpho; 1 số loại có Vitamin D khoảng 0,1 mg và Cholesterol khoảng5,0 mg Một số loại còn được bổ sung thêm DHA (chất béo không no nhiều nốiđôi) giúp cải thiện phát triển trí tuệ và Probi (cfu) giúp ngăn ngừa một số bệnhđường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn,thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễdàng hơn, phòng chống được chứng táo bón

Trang 9

Hình ảnh 3: Sữa chua

Câu hỏi 1: Vì sao trong sữa chua lại có nhiều các chất dinh dưỡng?

Câu hỏi 2: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Câu hỏi 3: Vì sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?

Các năng lực hướng tới:

+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tư duy

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi 1: Sữa chua là thực phẩm rất bổ dưỡng vì:

- Trong sữa chua lên men tốt có các chất dễ đồng hóa như axit lactic, vitamin,lactose, nhân tố sinh trưởng do vi khuẩn lactic đồng hình sinh ra khi lên menđường lactôzơ

- Trong sữa chua ko có vi khuẩn gây bệnh vì môi trường axit ức chế các vi sinhvật này

Câu hỏi 2: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi

khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại visinh vật gây bệnh (vì những vi sinh vật này quen sống trong môi trường pHtrung tính) Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh Có thểnói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng

Câu hỏi 3: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucôzơ thành axit lactic:

C6H12 O6  2CH3CHOHCOOH + năng lượng

Khi axit lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, cazêin(protein của sữa) kết tủa làm sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt

Tiêu đề 4: Sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đónhiều nhất là trẻ em Theo số liệu từ Bệnh viện Răng hàm mặtTrung ương cho biết 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng Đó là con sốđáng báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng của người ViệtNam nói chung và trẻ em nói riêng Các kết quả nghiên cứu đãcho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng

Trang 10

nhiều hơn khi lớn lên Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻgiúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.

Hình ảnh 4: Sâu răng ở trẻ em

Câu hỏi 1: Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em?

Câu hỏi 2: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Các năng lực hướng tới:

+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin

- Bé không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách

- Chế độ ăn uống không hợp lý - thực phẩm chứa nhiều chất đường

- Lớp men của răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, vi khuẩn dễ tấn cônghơn Tuy nhiên, nguồn gốc gây bệnh sâu răng ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn và chấtđường còn sót lại gây ra Vi khuẩn tác dụng lên chất đường rồi sản sinh thành axit.Axit ăn mòn men răng, ngà răng… gây bệnh sâu răng Nếu không chữa sớm có thểbiến chứng thành viêm tủy răng

Câu hỏi 2: Trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng vì:

- Trong kẹo có chứa đường Khi trẻ ăn kẹo sau đó lại không làm sạch răngmiệng thì các mảng đường sẽ bám ở răng

- Trong miệng có tích tụ rất nhiều loại vi sinh vật, chúng sẽ phân giải đường đểlấy dinh dưỡng, đồng thời hình thành các sản phẩm phụ làm phá hủy men răngtạo điều kiện cho các vi sinh vật khác thâm nhập vào chân răng , dẫn tới sâurăng

Chủ đề 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Tiêu đề 1: Rửa rau sống đúng cách

Mỗi loại rau có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau vì thế cần có những cáchrửa khác nhau để rau sạch và loại bỏ phần nào hóa chất (nếu có)

Rau chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khácnhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch Với các loại rau ăn sống như xàlách : thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi

Ngày đăng: 18/05/2021, 12:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w