ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ NINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRỊNH THỊ NINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI MINH HIỀN
HÀ NỘI - 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Với tất cả tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cácthầy giáo, cô giáo khoa Quản lý giáo dục và các thầy cô giáo của trường Đại họcGiáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS.TS Bùi MinhHiền, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn này
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Giám đốctrung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe trường Cao đẳng ANND I đặc biệt làđồng chí Thiếu tá, TS Lê Xuân Phương phó Giám đốc phụ trách trung tâm đãđộng viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có được số liệu, tưliệu cũng như có những ý kiến đóng góp rất lớn trong quá trình nghiên cứu đểtôi hoàn thành luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do khả năng cóhạn, luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫn vàgóp ý của các chuyên gia, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Tác giả
Trịnh Thị Ninh
i
Trang 3Học viênQuản lý giáo dục
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn……… i
Danh mục từ viết tắt……… ……ii
Danh mục các bảng……… ………….viii
Danh mục biểu đồ……… x
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
8 Phương pháp nghiên cứu 5
9 Những đóng góp của đề tài 6
10 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG 7
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Nghiên cứu về quản lý dạy học trong các cơ sở giáo dục đại học 7
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô trong cơ sở giáo dục đại học 9
1.2 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Hoạt động dạy học 11
1.2.2 Quản lý nhà trường 12
1.2.3 Môn Kỹ thuật lái xe ô tô 13
1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn học 14
1.3 Hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ôtô ở trường cao đẳng 14
1.3.1 Mục tiêu môn học 14
1.3.2 Nội dung chương trình môn học 15
iii
Trang 51.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 16
1.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 17
1.3.5 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học 18
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ôtô 18
1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu môn học 18
1.4.2 Quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học 19
1.4.3 Quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 20
1.4.4 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 20
1.4.5 Quản lý xây dựng, khai thác sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn học 21
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ôtô ở trường Cao đẳng 22
1.5.1 Yếu tố chủ quan 22
1.5.2 Yếu tố khách quan 25
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I 28
2.1 Khái quát đặc điểm trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 28
2.1.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 28
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe thuộc trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 35
2.1.3 Trinh sát ngoại tuyến và môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên chuyên ngành Trinh sát ngoại tuyến trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 38
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 39
2.2.1 Mục đích khảo sát 39
2.2.2 Nội dung khảo sát 39
2.2.3 Phương pháp khảo sát 39
2.2.4 Đối tượng khảo sát 39
2.2.5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát 39
Trang 62.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường
Cao đẳng An ninh nhân dân I 40
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu môn học 40
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung chương trình môn Kỹ thuật lái xe ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 43
2.3.3 Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 47
2.3.4 Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 50
2.3.5 Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 52
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 54
2.4.1 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu môn học 54
2.4.2 Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chương trình môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 56
2.4.3 Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 57
2.4.4 Thực trạng quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 59
2.4.5 Thực trạng quản lý thực hiện xây dựng, khai thác sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học 60
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng ANND I 62
2.5.1 Các yếu tố chủ quan 62
2.5.2 Yếu tố khách quan 67
2.6 Đánh giá chung 68
2.6.1 Nhận xét chung về thực trạng thực hiện hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 68
2.6.2 Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 73
Tiểu kết chương 2 77
v
Trang 7CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ
THUẬT LÁI XE Ô TÔ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH
NHÂN DÂN I 78
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 78
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 78
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 78
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 79
3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 79
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân dân I 80
3.2.1 Chỉ đạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học môn học và đổi mới phương pháp dạy theo hướng tăng cường thực hành 80
3.2.2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cơ hữu dạy môn Kỹ thuật lái xe ô tô 84
3.2.3 Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô 87
3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kỹ thuật lái xe ô tô 88
3.2.5 Tạo động lực cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên 90
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 93
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 93
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 93
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 93
3.4.4 Hình thức, phương pháp khảo nghiệm 93
3.4.5 Xử lý số liệu 94
3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 94
Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ thực hiện các mục tiêu dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô
theo đánh giá của cán bộ QLGD, GV (n = 30) 40Bảng 2.2 Mức độ thực hiện các mục tiêu dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô
theo đánh giá của HV (n = 150)41Bảng 2.3 Mức độ thực hiện nội dung chương trình môn Kỹ thuật lái xe ô tô
theo đánh giá của cán bộ QLGD và GV (n = 30) 44Bảng 2.4 Mức độ thực hiện nội dung chương trình môn Kỹ thuật lái xe ô tô
theo đánh giá của HV (n = 150)45Bảng 2.5 Mức độ thực hiện các phương pháp dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô
tô47Bảng 2.6 Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức dạy học môn Kỹ thuật lái
xe ô tô 48Bảng 2.7 Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kỹ thuật lái xe ô
tô ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 50Bảng 2.8 Mức độ sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn Kỹ thuật lái
xe ô tô 52Bảng 2.9 Mức độ quản lý thực hiện mục tiêu môn Kỹ thuật lái xe ô tô 54Bảng 2.10 Mức độ quản lý nội dung chương trình môn Kỹ thuật lái xe ô tô56Bảng 2.11.Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học môn Kỹ thuật lái xe ô tô 57Bảng 2.12 Thực trạng quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Kỹ thuật lái xe ô tô 59Bảng 2.13 Thực trạng quản lý thực hiện xây dựng, khai thác sử dụng cơ sở
vật chất phục vụ dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô 61Bảng 2.14 Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến hoạt động
quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe cho học viên trường Cao đẳng
vii
Trang 9Bảng 2.15 Năng lực, trình độ của giáo viên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý
dạy học môn Kỹ thuật lái xe ở trường Cao đẳng ANND I 65Bảng 2.16 Năng lực, trình độ của học viên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý
dạy học môn Kỹ thuật lái xe ở trường Cao đẳng ANND I 66Bảng 2.17 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động quản lý dạy học
môn Kỹ thuật lái xe ở trường Cao đẳng ANND I 68Bảng 2.18 Thống kê mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế trong hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô71Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất
(n = 24) 94Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất (n = 24) 96
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thực trạng quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học
viên trường Cao đẳng ANND I 58Biểu đồ 2.2 Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất
lượng dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng
Biểu đồ 3.1 Biểu thị tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất 95Biểu đồ 3.2 Biểu thị tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 97
ix
Trang 11MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình lịch sử giáo dục hiện đại Đảng nhà nước ta luônxác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạonhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [1, tr.114.] Đểgiáo dục đáp ứng được vai trò “quốc sách hàng đầu” đòi hỏi phải tăng cườnghoạt động QLGD, trong đó có quản lý môn học, đây là đòi hỏi tất yếu, kháchquan của thực tiễn góp phần định hướng cho hoạt động giáo dục đúng hướng,đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Đối với lực lượng CAND, Nghị quyết 04 của Đảng Ủy Công an Trungương về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của lực lượngCAND trong thời kỳ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã xác định: “Tập trungphát triển nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để đầu tư phát triển ngườiCông an cách mạng có đủ phẩm chất, trí tuệ, năng lực thích ứng với thời kỳcông nghiệp hóa - hiện đại hóa Phải gắn đào tạo với sử dụng; gắn yêu cầugiáo dục - đào tạo với yêu cầu phát triển khoa học công nghệ ” [24] Để thựchiện mục tiêu đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới cănbản toàn diện giáo dục, đào tạo trong CAND theo tinh thần của Nghị quyết số17-NQ/ĐUCA của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị số 13/CT-BCAngày 28/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo trong CAND Trong đó, chú trọng đến đổi mới hoạt độngQLGD trong các trường CAND, tạo bước đột phá về đổi mới giáo dục
Môn học Kỹ thuật lái xe ô tô trang bị cho HV những kiến thức cơ bản
về Luật giao thông đường bộ, văn hóa giao thông và trách nhiệm của côngdân trong chấp hành luật lệ giao thông đảm bảo an toàn giao thông; trang bị
và rèn luyện cho HV những kiến thức, kỹ năng về cấu tạo và sửa chữa thôngthường đối với phương tiện ô tô; kỹ năng điều khiển phương tiện ô tô khitham gia giao thông Những kiến thức kỹ năng này rất cần thiết đối với ngườiđiều khiển phương tiện xe ô tô tham gia giao thông nói chung và lực lượng
Trang 12Công an trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia nói riêng Nắmvững và thực hiện tốt các kiến thức, kỹ năng này sẽ giúp người tham gia giaothông bằng phương tiện ô tô điều khiển phương tiện tham gia giao thông antoàn, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Đối với cán bộ Công an làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giaothông đấu tranh chống tội phạm nắm được những kiến thức, kỹ năng nàykhông chỉ giúp họ đảm bảo việc điều khiển phương tiện giao thông an toàn,đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia đảm bảo an toàn cho sự thôngsuốt của các “mạch máu của nền kinh tế” mà còn sử dụng tốt phương tiện ô tôvào hoạt động đấu tranh trấn áp tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luậttrên lĩnh vực an ninh trật tự
Nhận thức được vai trò vị trí quan trọng của việc đào tạo lái xe trongđảm bảo an toàn giao thông quốc gia, đảm bảo tài sản tính mạng của công dân
và vận hành phát triển kinh tế xã hội đất nước, thời gian qua Đảng, Nhà nước
và các ban ngành liên quan luôn quan tâm lãnh đạo chỉ đạo công tác đảm bảo
an toàn giao thông quốc gia nói chung trong đó có đào tạo lái xe ô tô; cáctrường có môn học đào tạo lái xe, các trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xetrong cả nước đã có những đầu tư có sở vật chất, đội ngũ GV, cán bộ quản lý
và thực hiện nhiều giải pháp tổ chức đào tạo quản lý để nâng cao hiệu quả đàotạo môn học Kỹ thuật lái xe ô tô và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận,các HV được đào tạo, thi sát hạch và được cấp giấy phép lái xe đã được trang
bị những kiến thức kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông bằng xe ô tô.Song vẫn còn tình trạng một số HV ở một số cơ sở đào tạo sau khi được đàotạo môn học này vẫn chưa nắm vững được luật giao thông, văn hóa ứng xử vàtrách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông, cá biệt còn có nhiềutrường hợp chưa thành thạo kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông dẫnđến điều khiển phương thiện tham gia giao thông gây tai nạn giao thông…
Còn tình trạng trên một mặt do quá trình giảng dạy môn Kỹ thuật lái xeôtô đòi hỏi cao về năng lực thực hành của GV và HV, sự tận tâm và những
2
Trang 13kinh nghiệm xử lý các tình huống của GV, sự đầu tư thời gian công sức vàotập luyện rèn luyện kỹ năng của HV Tuy nhiên, việc dạy học của môn này lạichủ yếu ngoài đường và ngoài giờ, số GV dạy thực hành chủ yếu là hợp đồngthời vụ (trừ GV được biên chế trong các khoa của các trường Công an, Quânđội, trường Đại học giao thông vận tải) do đó việc quản lý hoạt động dạy họcmôn học này của các trường, các Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn, chưa đápứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Đối với trường Cao đẳng ANND I môn học Kỹ thuật lái xe ô tô là mônhọc bắt buộc thuộc khối kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành trong chương trìnhđào tạo ngành Trinh sát ngoại tuyến, những năm qua được sự quan tâm củaĐảng ủy, Ban Giám hiệu việc quản lý hoạt động dạy học Môn Kỹ thuật lái xe
ô tô đã đi vào nề nếp và đạt những kết quả tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầuđòi hỏi của hoạt động đào tạo đặt ra nhưng cũng còn những tồn tại, hạn chếcần nghiên cứu khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Về mặt lý luận cho đến nay QLGD nói chung quản lý nhà trường vàquản lý môn học nói riêng cơ bản đã được nhiều nhà khoa học QLGD nghiêncứu làm rõ Tuy nhiên, việc nghiên cứu vận dụng vào quản lý hoạt động dạyhọc môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV thì chưa có công trình nào nghiên cứulàm rõ
Xuất phát từ các lý do trên, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy
học môn học, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng ANND Inhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học
Trang 143 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường Cao đẳng
ANND I 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô hạng B2 cho HV trường Cao đẳng ANND I
Phải làm gì để quản lý tốt được hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe cho HV trường Cao đẳng ANND I?
Cần xây dựng các giải pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả quản lýhoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường Cao đẳng ANND I?
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HVtrường Cao đẳng ANND I trong những năm qua đã được chú trọng và đạtđược những kết quả thành tích đáng kể Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khoa họcquản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô của nhà trường còn nhiềuvấn đề cần được nghiên cứu, khảo sát Nếu đề xuất được những biện phápquản lý phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy họcmôn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường Cao đẳng ANND I
6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường cao đẳng.
6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường Cao đẳng ANND I.
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái
xe ô tô cho HV trường Cao đẳng ANND I.
7.1 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe
ô tô cho học viên trường cao đẳng An ninh nhân dân I
4
Trang 157.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô hạng B2 cho HV chuyên ngành Trinh sát ngoại tuyến của Trường Cao đẳng ANND I
7.3 Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng ANND I, huyện Sóc Sơn, Thànhphố Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến tháng 11/2019 (từ khi nghịquyết số 17 – NQ/ĐUCA về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo trongCAND có hiệu lực đến nay)
7.4 Giới hạn về khách thể điều tra
Ban Giám hiệu trường Cao đẳng ANND I, Ban Giám đốc, cán bộQLGD, GV dạy lái xe thuộc Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe TrườngCao đẳng ANND I, HV chuyên ngành Trinh sát ngoại tuyến của trường Caođẳng ANND I tham gia học Kỹ thuật lái xe ô tô hạng B2
7.5 Chủ thể quản lý
Ban Giám hiệu trường Cao đẳng ANND I, Ban Giám đốc, cán bộ QLGDcủa trung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe thuộc trường Cao đẳng ANND I
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: bao gồm các phương phápphân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản của Đảng và nhà
nước có liên quan, các công trình nghiên cứu: luận văn, luận án có liênquan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe
ô tô
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tế, tổng kếtkinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, nhằm khảo sát, đánh giá thực trạnghoạt động dạy học môn kỹ thuật lái xe ôtô, quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xeôtô cho HV Trường Cao đẳng ANND I
- Phương pháp thống kê toán học: tổng hợp, xử lý số liệu kết quả khảo sát, điều tra
Trang 169 Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận
Luận văn đã phân tích làm rõ được những vấn đề cơ bản của lý luậndạy học và quản lý hoạt động dạy học từ đó hệ thống hóa một số vấn đề lýluận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe
ô tô cho HV Trường Cao đẳng, xây dựng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học này cho HV trường Cao đẳng ANND I
- Về mặt thực tiễn
Góp phần đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Kỹ thuật lái
xe ô tô và rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp quản lý
Luận văn được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo trong trường Caođẳng ANND I và các Học viện, trường đại học, cao đẳng trong việc quản lýhoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật
lái xe ô tô cho HV trường cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe
ô tô cho HV trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe
ô tô cho HV trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
6
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1.1 Nghiên cứu về quản lý dạy học trong các cơ sở giáo dục đại học
Quản lý dạy học là một trong bốn khâu cơ bản góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo, để xây dựng cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, cho hoạtđộng quản lý dạy học ở nước ta các cơ quan quản lý và các nhà khoa học giáodục nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lýdạy học trong các cơ sở giáo dục đại học Trong đó, có các công trình tiêubiểu như:
Sách chuyên khảo “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục”, tác giả Trần Kiểm, do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản
năm 2018 [31] Công trình khoa học này đã làm rõ được những vấn đề lý luận
cơ bản về khoa học QLGD như Khái niệm, nội dung, khách thể, chủ thể vàđối tượng quản lý Những vấn đề này là cơ sở lý luận khoa học có giá trị thamkhảo tốt để nghiên cứu xây dựng khung lý luận trong luận văn của mình
Sách chuyên khảo “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2014 [32] Trong công trình khoa học này tập thể tácgiả đã kế thừa được các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Giáo dụctrong và ngoài nước để tổng hợp lý luận QLGD ở Việt Nam Đồng thời, vậndụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà lý luận khác về giáo dục,
về phát triển con người tạo nền tảng phương pháp luận cho việc nhận thứcvấn đề giáo dục và QLGD của đất nước hiện nay Đây là công trình khoa học
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn giúp tác giả nhận thức về lý luận QLGDhiện nay và xây dựng nội dung lý luận trong luận văn của mình
Trang 18Giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục”, của tác
giả Trần Khánh Đức (2011), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [25].Giáo trình này đề cập đến các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa họcgiáo dục cũng như các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Nhómphương pháp nghiên cứu lý luận; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn;nhóm phương pháp xử lý số liệu Nội dung giáo trình là định hướng lý luận vềphương pháp nghiên cứu giúp tác giả sử dụng các phương pháp trong nghiêncứu hoàn thiện luận văn
Giáo trình QLGD “Khoa học quản lý đại cương”, do tác giả Trần QuốcThành chủ biên (2002), Đại học Sư phạm Hà Nội [39] Trong giáo trình tậpthể tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý đại cương,trong đó có nội dung về QLGD Cùng với các tài liệu khác công trình khoahọc này cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý vận dụng vàonghiên cứu lý luận quản lý dạy học môn học trong các cơ sở giáo dục đại họchiện nay
Trong bài giảng cho học viên Cao học quản lý giáo dục, Đại học Sư
phạm Hà Nội “Những vấn đề về lãnh đạo - quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường” của tác giả Đặng Quốc Bảo (2010) đã đề cập đến những
vấn đề cơ bản trong tổ chức lãnh đạo quản lý của các nhà lãnh đạo và vậndụng lý luận lãnh đạo quản lý trong đó chủ yếu là quản lý hoạt động dạy họcvào quản lý nhà trường Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cao nghiên cứu vềcác hoạt động quản lý của chủ thể quản lý trong quản lý môn học ở các cơ sởgiáo dục đại học hiện nay
Ngoài những công trình trên còn có nhiều công trình của nhiều tác giảnghiên cứu về QLGD trong đó có quản lý dạy học như: Đặng Quốc Bảo
(1995), “Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề”, Trường cán bộ quản lý và Đào tạo, Hà Nội; Phạm Khắc Chương (2004), “Lý luận quản lý giáo dục đại cương”, Đại học sư phạm Hà Nội; Trần Kiểm (1997), “QLGD
8
Trang 19và quản lý trường học”, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội; Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2018), “Quản lý và lãnh đạo nhà trường”, tái bản Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội; Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ
Ngọc Hải (2017), “Quản lý giáo dục”, tái bản Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, Hà Nội… ngoài ra còn có nhiều luận văn luận án, bài báo khoa họcnghiên cứu đề cập đến vấn đề này từ các góc độ khác nhau
Nhìn chung tất cả những công trình này có đề cập đến những vấn đềchung của quản lý dạy học trong các cơ sở giáo dục: giải thích khái niệm, đặcđiểm của hoạt động dạy học, ý nghĩa của quản lý dạy học, phương pháp…Những nội dung này đều giúp ích cho tác giả trong việc định hướng nghiêncứu và hệ thống hóa mặt lý luận cho đề tài
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô trong
cơ sở giáo dục đại học
Kỹ thuật lái xe ô tô là một môn học đặc thù được nghiên cứu và giảngdạy ở nhiều cơ sở giáo dục đại học như Đại học Giao thông vận tải, Đại họcBách khoa, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học Phòng Cháy chữa cháy, Đạihọc Kỹ thuật hậu cần CAND, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, TrườngCao đẳng ANND I cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có liênquan đến quản lý dạy học môn Kỹ thuật lái xe trong các cơ sở đào tạo nóichung và các cơ sở đào tạo trong CAND nói riêng như:
Luận văn Thạc sĩ QLGD “Quản lý hoạt động dạy học nghề đào tạo lái
xe tại trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Đông Bắc” của HV
Thân Văn Hoạt, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2013 [29] Luậnvăn đã bước đầu làm rõ được một số vấn đề lý luận QLGD và thực trạng việcquản lý hoạt động dạy nghề đào tạo lái xe tại trường Cao đẳng nghề và bướcđầu đề xuất được những biện pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động day nghề đào tạo lái xe ở cơ sở đào tạo này, những giải pháp màtác giả luận văn nêu lên cũng có giá trị tham khảo nhất định cho tác giảnghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình
Trang 20Luận văn Thạc sỹ QLGD “Quản lý hoạt động dạy thực hành nghề lái
xe ô tô ở trường cao đẳng nghề Công nghệ và nông lâm Phú Thọ theo tiếp cận năng lực thực hiện” của tác giả Phạm Minh Quang, trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên năm 2015 [35] Tác giả luận văn đã bàn đến quản lý hoạtđộng dạy nghề lái xe ô tô dưới cách tiếp cận năng lực thực hiện, trong đónghiên cứu làm rõ được một phần các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý
và quản lý dạy nghề lái xe như khái niệm “Quản lý hoạt động dạy thực hành”,khái niệm “dạy học nghề lái xe”, khái niệm “Quản lý hoạt động dạy thực hànhlái xe theo tiếp cận năng lực thực hiện” Đây là những thông tin khoa học bổích để giúp tác giả tham khảo làm rõ những nhận thức cơ bản về lý luận trongchương 1 của luận văn
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông” Ủy Ban an
toàn giao thông quốc gia và Học viện Cảnh sát nhân dân biên soạn năm 2014[43] Kỷ yếu đã tập hợp được 28 bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lýđầu ngành bàn về các vấn đề nâng cao hiệu quả đào tạo lái xe ô tô, xây dựng vănhóa giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông Trong
các bài viết này nhiều nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp góp phần nângcao hiệu quả đào tạo đặc biệt là các giải pháp tăng cường công tác quản lýhoạt động dạy học trong đào tạo lái xe ô tô tại các trường, các trung tâm đàotạo hiện nay Đây là tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả nghiên cứu thamkhảo xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy môn
Kỹ thuật lái xe ô tô cho HV trường Cao đẳng ANND I
Ngoài những công trình khoa học trên còn có nhiều bài báo khoa học,tài liệu dạy học khác nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến quản
lý môn học Kỹ thuật dạy lái xe ô tô như: Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô,trường Đại học Giao thông vận tải năm 2015; Giáo trình Cấu tạo và sửa chữathông thường xe ô tô, mô tô (dùng cho đào tạo lái xe trong CAND), do Trungtâm kỹ thuật nghiệp vụ - Bộ Công an xuất bản năm 2015; Giáo trình Văn hóa
10
Trang 21giao thông (dùng cho đào tạo lái xe trong CAND), do Trung tâm kỹ thuậtnghiệp vụ - Bộ Công an xuất bản năm 2015 Đây là những tài liệu có giá trịđịnh hướng lý luận trong xác định nội dung quản lý hoạt động dạy học môn
Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng ANND I
Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến hoạt động quản lý mônhọc Kỹ thuật lái xe ô tô cho thấy nhìn chung các công trình trên đã nghiên cứucác vấn đề về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, phương pháp giảng dạy Kỹthuật lái xe ô tô ở một trường Cao đẳng nghề nhất định nhưng chưa có mộtcông trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy họcmôn Kỹ thuật lái xe ô tô nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong thực tiễn giảngdạy môn học này nói chung và giảng dạy môn học này cho HV trường Caođẳng ANND I nói riêng Do đó, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này là
có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đồng thời không trùng lặpvới bất kỳ một công trình khoa học nào nghiên cứu trước đó
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Hoạt động dạy học
Tiếp cận dưới góc độ hoạt động, Nguyễn Ngọc Quang trong sáchNguyễn Ngọc Quang – Nhà Sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy
học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia năm 1998 thì “Dạy là sự điều khiển tối
ưu hóa quá trình điều khiển người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách” còn “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển của giáo viên” [33, tr.12] Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội thì “Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và học của thầy và trò trong nhà trường, với mục tiêu là giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng,
kỹ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống” [44, tr.110].
Tiếp cận theo chức năng của hoạt động dạy học thì “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội
Trang 22đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất
và năng lực cá nhân” [34, tr.10].
Từ các khái niệm của những nhà giáo dục học trên có thể thấy rằnghoạt động dạy học là hoạt động của GV và HV, trong đó GV với vai trò làngười “điều khiển tối ưu hóa” của mình theo một mục đích nhất định giúpngười học chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kỹ năng, thái độ cần thiết nhấtđịnh, còn người học sẽ “tự giác, tích cực, tự lực” chiếm lĩnh tri thức khoa họcmới theo sự điều khiển của GV Hai hoạt động này tương tác qua lại trongmối quan hệ biện chứng với nhau người dạy định hướng, người học chiếmlĩnh tạo nên một quá hoàn chỉnh trong dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm có tác động chi phối các hoạtđộng khác trong nhà trường Hoạt động dạy học làm cho người học nắm vữngtri thức khoa học một cách có hệ thống, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiếtphục vụ yêu cầu xã hội và đời sống; làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo,hình thành những năng lực nhận thức và hành động của người học, tạo nên thếgiới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần xâydựng con người trở thành công dân tốt và có ích cho xã hội
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “Quản lý nhà trường hay nói rộng hơn
là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [26, tr.61]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền thì “Quản lý nhà
12
Trang 23trường quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch củacác chủ thể quản lý (đứng dầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượngquản lý (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan…) và huyđộng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứmệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trườngluôn luôn biến động” [28, tr.31-32]
Từ khái niệm này có thể hiểu quản lý nhà trường là tổ chức thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạotrong hoạt động dạy và hoạt động học ở phạm vi trách nhiệm của người quản
lý nhằm đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục giúp đạt được mụctiêu giáo dục đặt ra Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy của GV,hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ đảm bảo cho việc dạy và việchọc của cán bộ, nhân viên trong trường
1.2.3 Môn Kỹ thuật lái xe ô tô
Môn học là một bộ phận của chương trình học bao gồm một khối lượngkiến thức kỹ năng tương đối chọn vẹn về một khoa học nhất định
Kỹ thuật lái xe ô tô là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối cácmôn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trungcấp các chuyên ngành học điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ ở cáctrường cao đẳng nghề, chuyên ngành cảnh sát giao thông, cảnh sát phòngcháy, trinh sát ngoại tuyến trong CAND
Môn học này trang bị cho HV những tri thức, kỹ năng về Luật giaothông đường bộ; Văn hóa giao thông; cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động
cơ ô tô; một số hư hỏng thông thường của ô tô và kỹ thuật sữa chữa; kỹ năngđiều khiển ô tô tham gia giao thông
Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn mônhọc Kỹ thuật lái xe ô tô hoặc môn học khác theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để giảng dạy
Trang 241.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn học
Quản lý hoạt động dạy học môn học là những tác động có mục đích,hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường tới hoạt động dạy học nhằm vậnhành hoạt động dạy học môn học đó đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra Quản
lý hoạt động dạy học môn học là một nội dung cơ bản và chủ yếu trong quản
lý trường học nó bao gồm các nội dung: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nộidung chương trình dạy học; quản lý việc thực hiện hình thức tổ chức dạy học,phương pháp, nề nếp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; quản lýgiảng viên; quản lý hoạt động của HV,
Quản lý hoạt động dạy học môn học là những tác động có mục đích,hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý nhằm điều khiển quá trình dạyhọc môn học đó của giảng viên, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dạy họcmôn học đề ra đó là hình thành ở HV kiến thức, kĩ năng cần thiết của môn học
kỹ năng HV phải đạt được sau khi học môn học đó Mục tiêu môn học gắnliền với mục tiêu dạy học đó là trang bị cho người học những tri thức, kỹnăng, thái độ và các giá trị Mục tiêu môn học được xây dựng trên cơ sở đặcđiểm cụ thể của môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh, mục tiêu của mônhọc được thực hiện qua hoạt động dạy học của GV và hoạt động học của HV
và được đo bằng hoạt động kiểm tra đánh giá
Theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 Thông tư 12/2017/TT-BGTVTngày 15/4/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thìmục tiêu môn học Kỹ thuật lái xe ô tô trong chương trình đào tạo ở các trường
14
Trang 25Cao đẳng là sau khi học xong môn học này HV cần đạt được các mục tiêu cụthể sau:
Về kiến thức: HV nắm vững những kiến thức cơ bản về Luật giaothông đường bộ; cấu tạo, nguyên lý hoạt động của của ô tô; một số hư hỏngthông thường của ô tô và kỹ thuật sửa chữa; kỹ thuật lái xe ô tô và thực hànhlái xe ô tô;
Về kỹ năng: HV thực hành thành thạo lái xe ô tô và xử lý các tìnhhuống khi điều khiển xe ô tô, bài thi sát hạch lái xe ô tô các hạng; biết kiểmtra và sửa chữa những hư hỏng thông thường của ô tô thi và đạt yêu cầu sáthạch được cấp giấy phép lái xe ô tô theo hạng tương ứng
Về thái độ: HV có ý thức nghề nghiệp, chấp hành tốt Luật giao thôngđường bộ, các quy định về quản lý sử dụng phương tiện khi tham gia giaothông
1.3.2 Nội dung chương trình môn học
Theo quy định tại Điều 8 Luật giáo dục năm 2019 thì Chương trìnhgiáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêucầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nộidung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cáchthức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấphọc hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo [40]
Chương trình môn học là loại chương trình đào tạo mà cấu trúc, nộidung cơ bản được thiết kế hay xây dựng chủ yếu từ các môn học, theo cáclĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và kỹ thuật - nghề nghiệp
Nội dung chương trình môn học Kỹ thuật lái xe ô tô được quy định tạiđịnh tại các Điều 13, 14, 15 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 vềđào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Đối với các trườngCAND nội dung chương trình đào tạo môn kỹ thuật lái xe được quy định tạiĐiều 8 Thông tư 53/2015/TT – BCA quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, quản
Trang 26lý giấy phép lái xe ô tô trong CAND, theo đó nội dung chương trình môn Kỹthuật lái xe ô tô gồm: Pháp luật giao thông đường bộ; Cấu tạo và sửa chữathông thường; Nghiệp vụ vận tải; Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông;
Kỹ thuật lái xe
Đối với người học: lắng nghe, quan sát, thao tác theo hướng dẫn củagiảng viên và luyện tập, thực hành các thao tác kỹ thuật
Trong quá trình học môn Kỹ thuật lái xe ô tô căn cứ vào nội dung mônhọc được Quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 về đàotạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư 53/2015/TT –BCA quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái xe ô tô trongCAND, chương trình chi tiết môn học đề cương môn học mà cán bộ QLGD, GV
và HV sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học khác nhau thôngthường việc tổ chức dạy học Kỹ thuật lái xe ô tô được tiến hành bằng các hìnhthức như: Hình thức giảng lý thuyết tập trung toàn lớp; Hình thức thảo luận theonhóm, làm bài tập; Hình thức hướng dẫn thực hành, luyện tập theo nhóm và cáthể; Hình thức tự học; Hình thức học tập trực tuyến (online)…
16
Trang 271.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá kết quả học tập học phần Kỹ thuật lái xe ô tô của ngườihọc được thực hiện theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày15/4/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông
tư 53/2015/TT – BCA quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý giấy phéplái xe ô tô trong CAND; Thông tư 09/2017/TT - BLĐTBXH ngày 13 tháng 3năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định việc
tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳngtheo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô - đun hoặc tín chỉ
- Đối với học lái xe các hạng B1, B2, C quá trình kiểm tra như sau: Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa
chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 HV có thể tựhọc nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa họcgồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết;môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái
Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng
F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộtheo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trênđường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F
Trang 28Sau khi hoàn thành các nội dung kiểm tra để được điều khiển phươngtiện giao thông HV phải tham gia kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe dànhcho hạng xe đã được đào tạo và được cấp giấy phép lái xe theo quy định.
1.3.5 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Cơ sở vật chất phục vụ dạy môn Kỹ thuật lái xe ô tô được quy định tạiNghị định 65/2016/NĐ – CP, Nghị định 138/2018/NĐ – CP sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định 65/2016/NĐ – CP quy định về điều kiện kinhdoanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe ô tô; Thông tư53/2015/TT – BCA quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái
xe ô tô trong CAND
Theo quy định tại các văn bản này các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải xâydựng cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong đó phải có đủcác phòng học về pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo, kỹ thuật lái xe,xưởng thực tập bảo dưỡng sửa chữa; phòng điều hành giảng dạy; sân tập láixe; đường tập lái xe; hệ thống xe tập lái và các dụng cụ giảng dạy khác đảmbảo tiêu chuẩn theo quy định Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đàotạo đảm bảo tốt nhất cho việc đào tạo theo tiêu chuẩn quy định, là những điềukiện tiên quyết để triển khai đào tạo môn học này
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ôtô
1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu môn học
Quản lý thực hiện mục tiêu môn học là nhằm đảm bảo thực hiện cácquy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành những phẩmchất, năng lực và phát triển nhân cách của người học góp phần đảm bảo mụctiêu giáo dục đặt ra
Để quản lý thực hiện mục tiêu nhà quản lý tùy theo chức năng nhiệm
vụ của mình đối chiếu theo chương trình môn học đã được phê duyệt để xâydựng kế hoạch quản lý, tổ chức kiểm tra toàn bộ quá trình dạy học đảm bảothực hiện mục tiêu môn học; phân bổ mục tiêu của môn học cho từng chương(bài) của môn học từng khâu thực hiện giảng dạy theo mục tiêu môn học đã
18
Trang 29định; thực hiện việc truyền đạt thông tin về mục tiêu của môn học đến GV và
HV một cách chặt chẽ, đảm bảo việc thông suốt và thấu hiểu của từng GV,HV; tổ chức giảng dạy theo đúng mục tiêu môn học đã định; tiến hành tiếpxúc trao đổi với HV để nắm bắt việc thực hiện mục tiêu môn học; tiến hànhđánh giá và điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV nhằmđảm bảo mục tiêu môn học, đảm bảo sau khi học xong môn học Kỹ thuật lái
xe ô tô HV phải có được những kiến thức kỹ năng cần thiết như: HV hiểuđược những kiến thức cơ bản về Luật giao thông đường bộ; cấu tạo, nguyên lýhoạt động của ô tô; một số hư hỏng thông thường của ô tô và kỹ thuật sửachữa; kỹ thuật lái xe ô tô và thực hành lái xe ô tô; HV thực hành thành thạolái xe ô tô và xử lý các tình huống khi điều khiển xe ô tô, bài thi sát hạch lái
xe ô tô các hạng; biết kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thông thường của
ô tô, thi và đạt yêu cầu sát hạch được cấp giấy phép lái xe ô tô theo hạngtương ứng Đồng thời có ý thức nghề nghiệp, chấp hành tốt Luật giao thông đường
bộ, văn hóa giao thông và các quy định về quản lý sử dụng phương tiện khi thamgia giao thông
1.4.2 Quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình môn học là một nội dungquan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm đảm bảo cho việcthực hiện mục tiêu môn học Quản lý thực hiện nội dung chương trình mônhọc Kỹ thuật dạy lái xe được các nhà quản lý thực hiện thông qua việc quản lýbiên soạn giáo án giảng dạy, quản lý nội dung giảng dạy trên lớp và nội dunghướng dẫn thực hành của GV và quản lý nội dung học tập của HV trong
quá trình lên lớp, tự học và thực tập thực hành tại nhà xưởng, thực hành điềukhiển phương tiện
Việc quản lý nội dung chương trình được thực hiện thông qua quản lýlập kế hoạch và thực hiện kế hoạch; quản lý thông qua phân công giáo viênthực hiện; quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp (duyệt giáo án, giám sát nội dunggiảng dạy và nhận xét các buổi lên lớp vào giáo án) của GV và chuẩn bị bài
Trang 30của HV; quản lý giờ lên lớp của GV (thông qua việc điểm danh giám sát thờigian lên lớp, hướng dẫn thực hành, thực tập của HV và thời gian học tập, thựchành thực tập của HV (kể cả trong giờ hành chính và hoạt động tự học)); việcquản lý nội dung chương trình còn được thực hiện thông qua việc kiểm tra kếtquả học tập của HV qua các bài kiểm tra và hoạt động kiểm tra cấp chứng chỉnghề cho HV.
1.4.3 Quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được hiểu lànhững tác động của của người quản lý (Giám đốc, hiệu trưởng hoặc cán bộquản lý được giao quyền) đến đến GV, HV và các điều kiện vật chất của nhàtrường nhằm thực thi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt được mụctiêu đã đề ra
Như vậy, chủ thể quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức dạyhọc là Giám đốc, Hiệu trưởng hoặc cán bộ quản lý được giao quyền Đốitượng chịu sự quản lý là GV, HV…
Hoạt động quản lý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của chủ thểquản lý được thực hiện qua duyệt kế hoạch, giáo án lên lớp của GV và kếhoạch học tập của HV; qua kiểm tra giám sát quá trình giảng dạy, học tập; quaviệc đảm bảo các điều kiện vật chất để thực thi phương pháp tổ chức dạy học
1.4.4 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục được thực hiện trong suốt quátrình đào tạo từ khâu tuyển chọn học sinh vào học đến quá trình dạy học, quátrình kiểm tra, đánh giá giúp người học biết được kết quả học tập và rèn luyện
để tiếp tục phấn đấu đi lên, giúp cho GV, các nhà QLGD nắm được kết quảdạy học, QLGD để khẳng định, điều chỉnh, rút kinh nghiệm hoạt động dạyhọc, QLGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV nhằm đánh giá trình
độ nhận thức của HV hiện tại so sánh với mục tiêu đào tạo đề ra Từ đó đánh
20
Trang 31giá trình độ nhận thức của học trò và khả năng giảng dạy của GV, phát hiện kịpthời những lệch lạc trì trệ và các nguyên nhân, phân loại đối tượng học sinh đồngthời đề ra các quyết định khắc phục, nhằm điều chỉnh quá trình điều hành, cảitiến các biện pháp chỉ đạo nhằm đạt kết quả cao nhất của quá trình dạy học, để
có kế hoạch định hướng đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo
Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần quán triệt đặcđiểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Quản lý hoạt động kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của nhà quản lý được thực hiện thông qua việc nhàquản lý đề ra quy trình, kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra đánh giá, hình thứckiểm tra của từng môn học, hệ thống các tiêu chí đánh giá, đồng thời chỉ đạo,giám sát quá trình kiểm tra đánh giá và kiểm tra kết quả kiểm tra đánh giá của
GV Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá của nhà quản lý còn được thực hiện quaviệc nắm bắt kết quả tự đánh giá quá trình học tập của HV
1.4.5 Quản lý xây dựng, khai thác sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn học
Quản lý dạy học không thể thiếu các điều kiện thiết yếu hỗ trợ dạy họcnhư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Quản lý tốt các điều kiện này sẽ tácđộng mạnh mẽ đến chất lượng dạy học
Để quản lý tốt người quản lý phải quan tâm đến quản lý ứng dụng côngnghệ thông tin vào các bộ phận thư viện, giáo vụ, văn phòng…; cung cấp đầy
đủ các thiết bị về phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập;mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học môn Kỹ thuật lái xe như: xe tập lái,cabin điện tử, hệ thống bảng biển báo hiệu, hệ thống xa bàn, hệ thống láinguội Đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của GV; quản
lý tốt công tác thi đua khen thưởng, định ra những tiêu chuẩn thi đua địnhmức khen thưởng về vật chất, tinh thần phù hợp; công khai dân chủ, côngbằng vô tư trong bình xét thi đua, xử lý có tình có lý các trường hợp vi phạm
Quá trình quản lý xây dựng cơ sở vật chất nhà quản lý phải thườngxuyên tập huấn bồi dưỡng việc sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại được
Trang 32trang bị mới cho đội ngũ GV, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạmđặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng tổ chức giảngdạy và hướng dẫn thực tập, thực hành góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngcông nghệ phương tiện và thiết bị dạy học, tối ưu hóa tính năng tác dụng củacông cụ phương tiện dạy học vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học củaHV; xử lý kịp thời và có tình, có lý những trường hợp vi phạm quy định củanhà trường.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ôtô ở trường Cao đẳng
1.5.1 Yếu tố chủ quan
1.5.1.1 Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý
Năng lực trình độ của chủ thể quản lý tác động trực tiếp đến kết quảquản lý ở mọi lĩnh vực của cán bộ Trong QLGD cũng vậy trình độ và nănglực quản lý của chủ thể sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý Nếu cán bộquản lý có năng lực quản lý tốt, có đủ các phẩm chất của người quản lý như
có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn kiên định với chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước; có tầm nhìn xây dựng chiến lược, chínhsách giáo dục; có năng lực quản lý nguồn nhân lực giáo dục; có năng lựcchuyên môn; năng lực lãnh đạo; khả năng phát triển nhà trường… thì khi thựchiện QLGD hiệu quả quản lý sẽ cao và ngược lại nếu năng lực QLGD của cán
bộ hạn chế thì hiệu quả quản lý cũng hạn chế
Quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô là một nội dungtrong QLGD quản lý nhà trường nên cũng chịu tác động trực tiếp từ năng lực
và trình độ quản lý của cán bộ quản lý Đồng thời việc tổ chức giảng dạy vàhọc tập môn học này phần lớn ở nhà xưởng, bãi tập và trên đường giao thôngnên đòi hỏi cán bộ quản lý phải có năng lực quản lý tốt nắm bắt được các quyluật khách quan trong hoạt động dạy và học để có biện pháp quản lý phù hợpgóp phần đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường
22
Trang 33vật chất nhà trường tốt mà đội ngũ GV thiếu, không đủ trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả, chất lượng giáo dục sẽ
không cao vì lẽ đó “phát triển đội ngũ giáo viên (nhà giáo) và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [1] trở thành một giải pháp đổi mới giáo dục đào tạo trong Nghị quyết số 29/NQ – TW ngày 4 tháng 11 năm
2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Tổ chức Văn hóa
và Giáo dục của Liên hợp quốc đã nêu rõ: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắtđầu từ GV Vấn đề này thể hiện rõ ở trong cải cách giáo dục có các thànhphần cơ bản là cải cách đội ngũ GV; cải cách chương trình giáo dục, đào tạo;cải cách tài chính của giáo dục, trong đó thì cải cách GV luôn được xác định
là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra
Hoạt động giảng dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong toàn bộ quátrình dạy học ở các nhà trường, đây là hoạt động sư phạm nhằm tổ chức điềukhiển quá trình hoạt động nhận thức của HV Để hoạt động giảng dạy đạt kếtquả cao GV cần tìm ra được các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đốitượng dạy học, tâm huyết, gần gũi với HV, đồng thời không ngừng nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại vàothiết kế bài giảng và tổ chức giảng dạy Mặt khác, để GV thực hiện tốt chứcnăng giảng dạy của mình trên cương vị QLGD cán bộ quản lý phải quan tâm,giúp đỡ thường xuyên tới việc bồi dưỡng đội ngũ GV, quan tâm đến đời sốngvật chất và tinh thần của họ; quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các GV cách tiếpcận, nghiên cứu, tìm hiểu tốt để có phương pháp dạy học hợp lý, gắn bó, gần
Trang 34gũi với HV với sự nghiệp giáo dục có như vậy mới nâng cao được hiệu quảgiáo dục.
Đối với GV dạy môn học Kỹ thuật lái xe ô tô do đặc thù nội dung giảngdạy chủ yếu là hướng dẫn thực hành hoạt động của HV thực hành trực tiếptrên phương tiện tham gia giao thông trên đường hoạt động của GV và HVtương đối độc lập với cán bộ QLGD, đồng thời hoạt động của HV tác độngtrực tiếp đến an toàn phương tiện, an toàn tính mạng của HV và người thamgia giao thông nên đòi hỏi trình độ năng lực, khả năng hướng dẫn thực hành
và sự kèm cặp của GV rất cao, tác động trực tiếp đến hoạt động đào tạo và kếtquả học tập của HV
1.5.1.3 Năng lực, trình độ của học viên
HV là vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục và là trungtâm của mọi hoạt động giáo dục Năng lực, trình độ của HV quyết định kếtquả học tập và hiệu quả của quá trình giáo dục Bởi lẽ hoạt động học tập của
HV về bản chất là một hoạt động nhận thức, do đó năng lực trình độ nhậnthức của HV càng cao thì quá trình nhận thức của HV càng tốt Do đó, việcgiảng dạy của GV, quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý phải căn
cứ vào trình độ và năng lực nhận thức, động cơ mục đích học tập của HV đểlựa chọn phương pháp giảng dạy, quản lý phù hợp nhằm phát huy tốt nhất khảnăng nhận thức của HV
Đối với môn học Kỹ thuật lái xe ô tô bên cạnh việc trang bị những kỹnăng thực hành sửa chữa, kỹ năng điều kiển phương tiện thì đòi hỏi quá trìnhđào tạo phải trang bị cho HV những kiến thức cơ bản về Luật giao thôngđường bộ, văn hóa giao thông nên đòi hỏi người học phải có một trình độnhận thức nhất định để tiếp thu tri thức Vì vậy, để hoạt động học tập của HVhiện nay đạt kết quả cao thì GV cần giáo dục cho HV tinh thần, thái độ, động
cơ học tập đúng đắn; biết phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạotrong học tập của HV; hình thành được nề nếp trong học tập cho HV
24
Trang 351.5.2 Yếu tố khách quan
1.5.2.1 Môi trường dạy học
Môi trường giáo dục là toàn bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà trong
đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụngnhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mụcđích giáo dục đã quy định
Khi nói đến điều kiện môi trường tác động đến hoạt động dạy họcngười ta thường đề cập đến những điều kiện tinh thần và điều kiện vật chất;môi trường kinh tế, xã hội và môi trường sư phạm của quá trình dạy học
Điều kiện tinh thần gắn với bầu không khí tâm lý trong quá trình hoạtđộng dạy học, khi tâm lý người dạy thoải mái thì truyền đạt kiến thức cũngthăng hoa và ngược lại, đối với người học cũng vậy khi thầy giáo là thầntượng thì mỗi giờ đến lớp sẽ là niềm vui
Điều kiện vật chất gắn với cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt độngdạy học đó chính là các trang thiết bị phục vụ việc dạy và hệ thống học liệuphục vụ việc học do đó nếu người dạy không đủ phương tiện dạy học hoặcphương tiện không đáp ứng được yêu cầu dạy học thì khó có thể dạy học chotốt được và hiển nhiên chất lượng dạy học sẽ không cao Đối với người họccũng vậy, người học không thể nào học tốt nếu như không có hệ thống họcliệu đảm bảo cho việc học tập
Có thể nói yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến người học và phươngpháp học kết quả học tập; người dạy và phương pháp dạy một cách tương hỗ
Do đó môi trường có thể xem như là những tác nhân quan trọng tác động lênhoạt động dạy học ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
1.5.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất
Hiệu quả của hoạt động dạy học phụ thuộc vào ba yếu tố đó là: yếu tốngười dạy (GV), yếu tố người học (HV) và yếu tố công cụ phương tiện dạyhọc hệ thống học liệu cho học tập Điều kiện cơ sở vật chất không có vai tròquyết định chất lượng hoạt đông dạy học nhưng nó ảnh hưởng theo hướng
Trang 36tương hỗ đến hoạt động dạy học Nếu điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạyhọc tốt thì sẽ tác động tốt đến hoạt động dạy học và ngược lại.
Cơ sở vật chất của quá trình dạy học là những công cụ phương tiệnphục vụ cho việc dạy học, tức là hỗ trợ cho GV truyền tải nội dung bài học và
HV thực hiện quá trình nhận thức, kỹ năng của bài học Ngạn ngữ có câu
“trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng được làm” Như vậyphương tiện dạy học nâng mức độ nhận thức nội dung dạy học đối với ngườihọc, tạo cơ hội cho họ tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức Tuy nhiên vấn đề
sử dụng và khai thác hiệu suất, hiệu quả các phương tiện kỹ thuật đòi hỏi cácnhà sư phạm phải có kiến thức kỹ năng về công nghệ theo từng lĩnh vực giảngdạy đồng thời nắm vững công nghệ dạy học vận dụng và ứng dụng công nghệthông tin vào thực hiện bài giảng giúp cho việc sử dụng phương tiện dạy họchiệu quả nâng cao được chất lượng dạy học
26
Trang 37Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích làm rõ vấn đề tổng quanliên quan đến đề tài nghiên cứu chỉ ra những nội dung cần kế thừa phát triểntrong đề tài của mình Đồng thời làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đếnhoạt động dạy học như: Khái niệm hoạt động dạy học, khái niệm quản lý nhàtrường, khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn học Làm rõ lý luận liênquan đến hoạt động dạy học nói chung, dạy học môn Kỹ thuật lái xe ở trườngCao đẳng nói riêng như: Mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học;phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập;xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Trong chương này tác giả luận văn cũng đã làm rõ lý luận về quản lýhoạt động dạy học bao gồm: quản lý mục tiêu môn học; quản lý thực hiện nộidung chương trình; quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc; quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập; quản lý xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ dạy học Bên cạnh đó tác giả luận văn cũng chỉ ra các yếu
tố tác động đến hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trườngCao đẳng hiện nay như: năng lực trình độ của đội ngũ GV, cán bộ QLGD;năng lực trình độ của HV; yếu tố môi trường, điều kiện cơ sở vật chất đảmbảo cho hoạt động dạy học
Những nội dung kiến thức ở chương 1 sẽ là nền tảng cơ sở lý luận đểtác giả luận văn tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng ANND I đảm bảo khoa học kháchquan
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I
2.1 Khái quát đặc điểm trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
2.1.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường
Ngày 9 tháng 7 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyếtđịnh số 2508/QĐ - BGDĐT về việc thành lập trường Cao đẳng ANND I – BộCông an, trên cơ sở đơn vị tiền thân là trường Trung cấp ANND I được thành lậpngày 15/5/1968 theo Quyết định số 515/CA- QĐ của Bộ trưởng Bộ Công anTrần Quốc Hoàn trên cơ sở hợp nhất Trường Sơ cấp Công an II ở Bắc Thái vàTrường Sơ cấp Công an IV ở Hà Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ cho cán bộ công an làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền bảo vệ thànhquả cách mạng XHCN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã có nhiều têngọi khác nhau như: giai đoạn 1968 – 1971 là Trường Đào tạo cán bộ Công an;giai đoạn 1971 – 1974 là Trường Đào tạo cán bộ An ninh Miền Nam; giaiđoạn 1974 – 1984, trường lần lượt có tên Trường Đào tạo cán bộ An ninh A,Trường Hạ sĩ quan An ninh A, Trường Hạ sĩ quan An ninh I, Trường Trunghọc ANND I; giai đoạn 1984 – 1989, trường được nâng cấp lên thành TrườngCao đẳng ANND I; giai đoạn 1989 – 2008, trường có tên gọi là Trường Trunghọc ANND I; giai đoạn 2008 – 2013, trường có tên gọi Trường Trung cấpANND I, từ năm 2013 đến nay là Trường Cao đẳng ANND I
Ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào Nhà trường luôn là địa chỉ đào tạo cán
bộ an ninh tin cậy của Đảng và Bộ Công an Nhà trường là một trong những đơn vịchủ lực đào tạo cán bộ Công an tham gia kháng chiến chống Mỹ, tham gia chi việncho chiến trường B, C, K; tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩatrong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia
28
Trang 39trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế và thực hiện nhiệm vụ cán bộ an ninh giúp các nước bạn Lào, Campuchia
Cùng với sự phát triển đất nước thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục đào tạo, Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA của Đảng ủy Công anTrung ương và Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ trưởng BộCông an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND, nhàtrường đã không ngừng lớn mạnh Đảng ủy nhà trường được cấp trên giaoquyền cơ sở với 19 chi bộ và 01 Đảng Bộ trực thuộc các khoa, phòng, trungtâm; 03 tổ chức quần chúng gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Công đoànnhà trường Đội ngũ GV, cán bộ QLGD nhà trường không ngừng phát triển vềmọi mặt với tổng số 258 đồng chí, trong đó 85% cán bộ, GV có trình độ từ đạihọc trở lên (10 tiến sĩ, 95 thạc sĩ, 115 cử nhân, 33 đồng chí có trình độ trungcấp) Về chức danh giảng dạy, 01 Phó giáo sư, 13 giảng viên cao cấp, 35giảng viên chính; về danh hiệu nhà giáo 01 nhà giáo Nhân dân, 15 Nhà giáo
Ưu tú [41, tr.3]
Căn cứ Quyết định số 1229/QĐ-TTg , ngày 22/7/2011 của Thủ tướngChính phủ “Phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chấtlượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020”(gọi tắt là Đề án 1229); Quyết định số 2359/QĐ-BCA ngày 06/5/2014 của Bộtrưởng Bộ Công an ban hành Đề án thành phần số 1 “Quy hoạch, phát triển hệthống và quy mô đào tạo của các trường, trung tâm huấn luyện, bồi dưỡngnghiệp vụ trong CAND đến năm 2020”, trường Cao đẳng ninh nhân dân Iđược giao quy mô đào tạo đến năm 2020 là 2.500 HV; dự trữ phát triển đếnnăm 2030 quy mô đào tạo là 3.500 HV
2.1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường
Căn cứ vào Quyết định số 4210/QĐ – BCA, ngày 2/8/2013 và Quyếtđịnh số 6492/QĐ-BCA, ngày 18/11/2015, của Bộ trưởng Bộ Công an về Quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Caođẳng ANND I thì trường có chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ máy như sau:
Trang 40và quy định của Bộ Công an” [8, tr.1]
Như vậy, trường Cao đẳng An ninh nhân dân là cơ sở giáo dục đào tạotrình độ cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự chỉ đạo vềnghiệp vụ giáo dục của Bộ GD&ĐT, sự tổ chức toàn diện của Bộ trưởng BộCông an và sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Đào tạo CAND
Mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo những cán bộ Công an cóbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, có nănglực nghiệp vụ chuyên môn sâu và sức khỏe để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược Đảng và ngành giao phó Học viên sau đào tạo tốt nghiệp ra trường có
đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận nhiệm vụ của người Trinh sát an ninh ởcác đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các tỉnh thành phố, Công an các quận,huyện, thị xã
- Nhiệm vụ và quyền hạn
“Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, chủ trương, định hướng, chiến lược,chương trình, đề án, kế hoạch phát triển trường Cao đẳng An ninh nhân dân Itrình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện
Đào tạo cán bộ An ninh có trình độ cao đẳng, trung cấp cho Công ancác đơn vị, địa phương, lực lượng Công an bán chuyên trách và nhu cầu xãhội (nếu có) theo quy chế văn bằng của Nhà nước và quy định của Bộ trưởng