1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan niệm về nhà nước pháp quyền của ch s montesquieu trong bàn về tinh thần pháp luậtvà ý nghĩa của nó với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

105 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

Montesuquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay làm đề tài cho luận văn của mình bởi những lý d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC

======== *** ========

NGUYỄN THỊ HOÀN

QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA CH.S.MONTESQUIEU

TRONG BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI XÂY

DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Nội dung và các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chính xác Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là lịch sử hình thành và pháttriển của những tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhànước nói chung thông qua hệ thống pháp luật Nhà nước pháp quyền là nhànước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luậtđược tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo của bất kỳ tổ chứchoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ của pháp luật và chịu sựđiều chỉnh của pháp luật Với cách tiếp cận như thế, theo chúng tôi, tư tưởng

về Nhà nước pháp quyền ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Và tươngứng với mỗi kiểu nhà nước đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạtmức độ phát triển khác nhau Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà nước nàotrong lịch sử có hệ thống pháp luật cũng được gọi là Nhà nước pháp quyền

Ở nước ta, ý tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộichủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân đã được Đại hội VII, XIII, IX

của Đảng đặt sự quan tâm và mong muốn thiết lập Tại Đại hội X, Đảng tatiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa trên tất cả các mặt; Hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổchức bộ máy; cán bộ, công chức; phương hướng hoạt động” [13, 253] Chủtrương của Đảng là xây dựng Nhà nước được tổ chức và vận hành một cáchkhoa học theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước Để thực hiện đường lối đúng đắn củaĐảng cộng sản Việt Nam về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, dodân và vì dân, theo chúng tôi, việc nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm cógiá trị về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử là một trong những nhân tố quantrọng xúc tiến vào quá trình xây dựng ấy Bởi lẽ, cho tới nay Nhà nước phápquyền đã trở thành giá trị văn minh của nhân loại mà mọi nhà nước mong

Trang 4

muốn trở thành nhà nước dân chủ, nhà nước văn minh đều phải hướng tớikhông phân biệt chế độ chính trị.

Chúng tôi quyết định lựa chọn Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S Montesuquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

làm đề tài cho luận văn của mình bởi những lý do sau:

Lý do thứ nhất, theo chúng tôi, việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng về Nhà

nước pháp quyền nói chung và giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng là thực sựcần thiết Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đứng trước những thách thứcngày càng lớn của công cuộc hội nhập và phát triển, có rất nhiều vấn đề thựctiễn đặt ra cần phải giải quyết Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu cơ sở lýluận về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học sẽ góp một phần nào đócho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Bên cạnh

đó, chúng tôi cũng nhận thấy việc trở lại nghiên cứu những tư tưởng giai đoạnKhai sáng Pháp với những quan điểm về nhà nước, xã hội công dân, về conngười…là một trong những hướng nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận vàcòn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng

Lý do thứ hai để chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài chính bởi những

giá trị hiện thời quý báu của những quan điểm về nhà nước pháp quyền củaNam tước Ch.S Montesquieu (1689-1755)- Đệ nhất Khai sáng Pháp thế kỷXVIII Sinh ra trong dòng dõi quý tộc nhưng suốt cuộc đời mình Montesquieu

đã có những đóng góp tích cực nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lậpnhững nguyên tắc căn bản cho việc xây dựng thể chế chính trị mới Bản thânMontesuquieu là nhà Khai sáng, nhà triết học, nhà xã hội học, nhà sử học vànhà tư tưởng luật gia xuất sắc của nước Pháp Cùng với Francois-MarieVoltaire, Jean-Jacques Rousseau…Montesquieu đã góp phần tạo nên một thời

kỳ Khai sáng huy hoàng trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn hóa

Trang 5

Pháp nói riêng Montesquieu viết khá nhiều tác phẩm cho tới những năm cuối

đời, trong đó Bàn về tinh thần pháp luật được xem là “viên ngọc sáng trong

kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều khoa học xã

hội của nhân loại” [40, 5] Với tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật,

Montesquieu thể hiện không chỉ là nhà luật học với tư duy sắc sảo, mà còn đểlại một dấu ấn sâu sắc trong tư duy nhân loại với tư cách là một triết gia pháp

quyền Trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã đưa ra

những kiến giải hết sức sâu sắc về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.Mặc dù khái niệm “Nhà nước pháp quyền” chưa một lần được gọi tên trong

các văn bản của ông nhưng ở Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã

trình bày những quan niệm tiến bộ về những cơ sở của nhà nước pháp quyền.Cho tới nay gần ba thế kỷ đã trôi đi nhưng thời gian không làm phai mờ sức

sống mãnh liệt của tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật Sức hấp dẫn của tác

phẩm vẫn thu hút sự quan tâm của những nhiều nhà khoa học trong và ngoàinước Những quan niệm bước đầu về Nhà nước pháp quyền của Montesquieu

trong Bàn về tinh thần pháp luật không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý

luận mà còn có giá trị hiện thời sâu sắc với xây dựng nhà nước pháp quyền ởViệt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong những thập kỷ trước đây, do những lý do chủ quan và kháchquan khác nhau, việc nghiên cứu các học thuyết tư sản nói chung và các họcthuyết triết học pháp quyền của Montesquieu nói riêng ở Việt Nam còn khákhiếm tốn Những tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp như Montesquieu,Rousseau…bắt đầu được nhắc tới trong các Tân văn, Tân thư cũng như trongcác tư liệu sách báo du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, tác

phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1963 với tên gọi Vạn pháp tinh lý do Trịnh Xuân Ngạn dịch Sau đó, năm 1996 nhà xuất bản Giáo dục ra mắt bạn đọc cuốn Tinh thần

Trang 6

pháp luật của dịch giả Hoàng Thanh Đạm với lối văn hiện đại, dễ hiểu hơn.

Năm 2004, được sự đồng ý của Hoàng Thanh Đạm, nhà xuất bản Lý luận

chính trị đã xuất bản tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu trên cơ sở bổ sung từ cuốn Tinh thần pháp luật năm 1996.

Xung quanh đề tài luận văn, chúng tôi khảo sát nguồn tư liệu trên hai

phương diện: Thứ nhất là loại nghiên cứu liên quan trực tiếp tới quan niệm nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật Thứ hai là loại nghiên cứu liên quan tới nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam

Ở loại nghiên cứu thứ nhất, các nghiên cứu liên quan tới quan niệm về

nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật,

chúng tôi xin kể tên các công trình nghiên cứu như sau :

Công trình nghiên cứu Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc

tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước của Nguyễn Thị Hồi được Nhà xuất

bản Tư Pháp Hà Nội phát hành năm 2005 Đây là công trình tương đối đầy đủ

và hiện thiện về tư tưởng phân quyền và việc áp dụng nó trong tổ chức vàhoạt động của một số bộ máy nhà nước mang tính tiêu biểu hiện nay Trongcông trình nghiên cứu này, Nguyễn Thị Hồi đã đi khảo sát những tư tưởngphân quyền qua các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu,Rousseau…Từ phương diện lý thuyết, tác giả đi phân tích sự tác động trở lạicủa các tư tưởng phân quyền đó phục vụ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nướcqua sự áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Sự mạnh dạn nghiên cứu những tưtưởng phân quyền của tác giả đã giúp chúng tôi có điều kiện hiểu sâu sắc hơn

về Montesquieu trên khía cạnh lý thuyết phân quyền của ông

Một công trình khác cũng có giá trị trong thời gian gần đây là Triết học pháp quyền của Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của Lê Tuấn Huy được Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

xuất bản năm 2006 Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá chi tiết

Trang 7

về các quan niệm triết học pháp quyền của Montesquieu Đồng thời, tác giảtrẻ Lê Tuấn Huy còn đưa ra nhiều phân tích về nhà nước pháp quyền, nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nghiên cứutriết học pháp quyền của Montesquieu Chính vì vậy, công trình này có giá trịlớn với chúng tôi không chỉ ở các khía cạnh các quan niệm triết học phápquyền của Montesquieu mà còn ở ý nghĩa hiện thời của chúng với quá trìnhxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Lịch sử triết học Pháp là công trình của tác giả Jean Wahl (do tập thể

tác giả Nguyễn Hải Bằng, Đào Ngọc Phong, Trần Nhựt Tân dịch), Nhà xuất

bản Văn hóa thông tin, năm 2006 và công trình Lý luận giáo dục châu Âu của

tác giả Nguyễn Mạnh Tường, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1994 cũng

là hai công trình nghiên cứu tương đối kỹ về lịch sử triết học Pháp Tác giảcủa các công trình nghiên cứu này đã cho người đọc thấy cái nhìn bao quáttheo chiều dài lịch sử triết học Pháp qua một số triết gia tiêu biểu, trong đó có

Montesquieu Riêng tác phẩm Lý luận giáo dục châu Âu, tác giả Nguyễn

Mạnh Tường tập trung vào các lý thuyết giáo dục từ thế kỷ XVI tới thế kỷXVIII ở châu Âu, tuy nhiên tác giả không những đưa ra những khái quát cơbản về tình hình kinh tế xã hội châu Âu trong giai đoạn này mà còn trình bàykhá kỹ lịch sử phát sinh và đấu tranh của giai cấp tư sản Chính điều đó đãgiúp cho chúng tôi thêm những cơ sở lý luận khi nghiên cứu bối cảnh lịch sử

và tiền đề lý luận cho các quan niệm pháp quyền của Montesquieu

Bên cạnh đó cũng có một số luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài

nghiên cứu Một trong số đó phải kể tới đó là công trình Quan niệm của Montesquieu về xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền của Nguyễn thị

Thu Hương, viện Triết học, năm 2006 Tác giả đã đưa ra sự phân tích quanniệm của Montesquieu qua một số tác phẩm của ông trên hai khía cạnh : Xãhội công dân và Nhà nước pháp quyền Đây là tài liệu tham khảo khá gần gũivới đề tài luận văn chúng tôi nghiên cứu

Trang 8

Nghiên cứu tác phẩm cụ thể trong giai đoạn Khai sáng Pháp, Nguyễn

Thị Châu Loan có luận văn Tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rútxo trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,

năm 2007 Luận văn đi sâu vào phân tích các tư tưởng chính trị của Rútxô

thông qua nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của ông Bàn về khế ước xã hội.

Công trình đã đưa lại cái nhìn tương đối toàn diện về triết học chính trị Rútxô,đồng thời cũng cung cấp cho chúng tôi những kinh nghiệm nghiên cứu bướcđầu về việc phân tích một tác phẩm cụ thể của thời kỳ Khai sáng Pháp

Khi nói tới những nghiên cứu về Montesquieu chúng ta không thểkhông kể tới nỗ lực to lớn dịch giả Hoàng Thanh Đạm khi ông cho ra mắt bạn

đọc bản dịch tiếng Việt tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật Không chỉ có

vậy, dịch giả còn cung cấp những tư liệu lịch sử rất quan trọng về thân thế sựnghiệp cũng như phụ lục tóm tắt các tác phẩm của Montesquieu Đây là tácphẩm gốc rễ để luận văn nghiên cứu những nội dung cụ thể của tác phẩm

Bên cạnh đó, trên các tạp chí Triết học, Luật học, Thông tin xã hội…cũng

có một số bài viết liên quan tới đề tài luận văn như: Học thuyết phân quyền của Montesquieu và việc áp dụng ở một số nước Tư bản phát triển của Bùi Việt Hương, Thông tin chính trị số 1, năm 2005; Xã hội công dân và xã hội dân sự:

từ Arixtot đến Hêghen của Trần Tuấn Phong trên tạp chí Triết học ; Học thuyết phân chia quyền lực- một cách tư duy về quyền lực nhà nước của tác giả Bùi

Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học quốc gia…Tuy vậy, có thể nói việc đi sâu nghiêncứu triết học chính trị của Montesquieu nói chung và quan niệm về Nhà nước

pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật vẫn là

mảnh trống cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ

Loại tư liệu nghiên cứu thứ hai có số lượng không nhỏ bao gồm cáccông trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Từ các góc nhìn của các chuyên ngành khác nhau như triết học, luật học, xãhội học…nhiều tác giả đã trình bày những nghiên cứu về nhà nước phápquyền khá sâu sắc

Trang 9

Từ góc nhìn văn hóa, tác giả Bùi Ngọc Sơn với công trình nghiên cứu

Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, Nhà xuất

bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2004 cũng là một nguồn tài liệu quý giá với luậnvăn Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Ngọc Sơn đã phân tích khá kỹbối cảnh văn hóa của sự hình thành lý thuyết về Nhà nước pháp quyền, trong

đó có bối cảnh văn hóa châu Âu thế kỷ mà Montesquieu sinh sống Đồng thời,tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa hiện nay

Trong số các công trình thuộc loại này, có thể kể tên tới Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đào Trí Úc, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005 Đây là công trình nghiên cứu khá côngphu về Nhà nước pháp quyền Tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm Nhà nướcpháp quyền trên bình diện rộng trong lịch sử tư tưởng phương Tây, phươngĐông, các học thuyết tư sản cũng như các quan niệm Mác-Lênin về Nhà nước

và pháp luật Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị về xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Với những điều đó, côngtrình đã đưa lại cái nhìn khá toàn diện về Nhà nước pháp quyền, đồng thờicũng đã cung cấp cho chúng tôi những kiến giải nhất định về việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tác giả Trần Hậu Thành, Nhà

xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2005 là một công trình khá sâu sắc vềnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên cả khía cạnh

lý luận và thực tiễn xây dựng Đồng thời, trong nghiên cứu của mình, tác giảTrần Hậu Thành cũng đưa ra một số quan niệm hiện nay về nhà nước phápquyền và thực tiễn tổ chức nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền hiệnnay trên thế giới Đây cũng là tư liệu khá gần gũi của luận văn

Ngoài những tư liệu nghiên cứu gần đây về nhà nước pháp quyền kể

trên còn có một số tác phẩm như : Sự hạn chế quyền lực nhà nước của tác giả

Trang 10

Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2006; Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền của Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Tư pháp năm 2004; Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của

Hoàng Thị Kim Quế, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005…cũng là những tài liệu tham khảo quý báu cho luận văn chúng tôi không chỉtrên khía cạnh lý luận về nhà nước, nhà nước pháp quyền mà còn cả thực tiễnxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Do những điều kiện hạn chế về ngoại ngữ, chúng tôi chưa trực tiếp

nghiên cứu được nhiều tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật cũng như các tài

liệu liên quan bằng tiếng nước ngoài Luận văn chủ yếu dựa trên tư liệu đãđược dịch ra tiếng Việt và những nghiên cứu ở trên làm tư liệu tham khảo.Chính vì thế, những ý kiến đánh giá trong luận văn không tránh khỏi nhữnghạn chế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm cơ bản về nhà nước pháp

quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, từ đó làm

rõ ý nghĩa của những quan niệm đó đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích này, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sauđây :

- Phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề lý luận hình thành quan

niệm nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật.

- Làm rõ quan niệm cơ bản về nhà nước pháp quyền của Montesquieu

trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật.

- Làm rõ ý nghĩa của quan niệm trên với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trang 11

4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn này được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào phương pháp luận mác xít nghiêncứu lịch sử triết học

Mác-4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật trongnghiên cứu, trong đó phối hợp các phương pháp như lôgic và lịch sử, phântích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa các quan niệm về nhà

nước pháp quyền của Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích quan niệm về nhà nước pháp quyền của

Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về triết học chính trị của Montesquieu nói chung và nghiêncứu các quan niệm về nhà nước pháp quyền của Montesquieu nói riêng là mộtvấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi đầu tư công sức của nhiều nhà khoa học Vìthế, trong một đề tài nghiên cứu bước đầu, luận văn chỉ tập trung vào nhữngnội dung quan niệm cơ bản về nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong

tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật Và ở đây những tư tưởng về nhà nước

pháp quyền của Montesquieu chủ yếu được xem xét từ góc độ triết học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Với mục đích nghiên cứu đi sâu về những quan niệm cơ bản về nhànước pháp quyền của Montesquieu trong một tác phẩm cụ thể và nổi tiếng là

Bàn về tinh thần pháp luật, luận văn này có thể coi là những cố gắng bước

đầu nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này

Trang 12

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong nghiên cứuhọc tập về lịch sử triết học phương Tây nói chung và các học thuyết triết họcchính trị giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 2 chương 8 tiết

Trang 13

CHƯƠNG 1 Ch.S MONTESQUIEU VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ

RA ĐỜI QUAN NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA ÔNG

1.1 Thân thế và sự nghiệp của Ch.S Montesquieu

Montesquieu sinh ngày 18/01/1689 trong một gia đình dòng dõi quý tộclâu đời tại Boócđô ở Tây Nam nước Pháp Cha ông là một quý tộc bị sa sút,không giàu có nhưng sống nhờ hoa lợi bên vợ Mẹ ông xuất thân từ một dòngdõi quý tộc họ Penel người Anh Mẹ của ông là một phụ nữ thông minh, rấtsùng đạo và có thiên hướng bí ẩn Bà mất năm Montesquieu mới lên 7 tuổi.Người có ảnh hưởng tới Montesquieu nhiều hơn cả là người chú ruột của ông

- Giăng đơ Sơcongđơ - người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Boócđô

Montesquieu được học luật từ nhỏ Khi còn là học sinh trung học, ông

tỏ ra khá say mê văn học và triết học cổ điển Ngay sau khi tốt nghiệp đại họcluật năm 1714, ông vào làm tại Nghị viện Boócđô với cương vị Nghị sĩ Hainăm sau, ông trở thành Chủ tịch Nghị viện Boócđô do thừa hưởng chức vụ từngười chú của mình Cùng năm đó ông trở thành thành viên của viện Hàn lâmPháp Chế độ phong kiến ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng trong giaiđoạn này đang bước vào thời kỳ suy tàn và phản động Nhà nước chuyên chếlúc đó trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội Chính điều kiện sống và đặcbiệt hơn 10 năm giữ cương vị làm Chủ tịch Toà án Boócđô đã giúp choMontesquieu hiểu sâu sắc hơn về thực chất chế độ chuyên chế phong kiếnđương thời ở Pháp Năm 1728, Montesquieu quyết định từ bỏ các chức vụ đểdành thời gian chuyên tâm vào công việc nghiên cứu lý luận Ông đi tới nhiềunước ở châu Âu và lưu lại Anh hai năm cuối Trong thời gian ở Anh, ông cóđiều kiện tìm hiểu trực tiếp nền quân chủ lập hiến - một chính thể khác hẳnvới chính thể quân chủ chuyên chế ở Pháp Và quả thực “Một nước Anh mới

Trang 14

thực trực tiếp hiện diện trong đời sống cộng đồng của Montesquieu trong thờigian đó, đã là chất liệu thực tiễn quý báu nữa cho công việc của tư tưởng gianày” [22, 85] Montesquieu say sưa tìm hiểu và tỏ ra khá thích thú với nềnquân chủ lập hiến ở Anh lúc bấy giờ Điều khá thú vị là “tại Nghị viện Anh,người ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữa Chính phủ vàphe đối lập kéo dài tới 12 giờ Các tư tương về phân quyền của ông chín muồi

ở Anh” [50, 688,689] Năm 1731, ông trở lại lâu đài Brét tại Pháp và hoạtđộng nghiên cứu lý luận cho tới cuối đời Montesquieu mất vào ngày

10/2/1755 khi ông ở tuổi 66

Nghiên cứu về cuộc đời Montesquieu, có nhiều ý kiến cho rằng: so vớicác nhà triết trước đó cũng như với các nhà triết gia đương thời thì cuộc đờiMontesquieu tương đối “thành đạt và suôn sẻ”, bản thân ông cũng không trởthành đối tượng đàn áp của nhà nước chuyên chế Về điều này chúng tôi đồng

ý với quan niệm của tác giả Lê Tuấn Huy khi cho rằng có lẽ tất cả những điềumay mắn đó “chỉ nói lên được một điều, là điều kiện xuất thân của ông, mà khôngthể hiện những gì mà triết gia đầu tiên của thế hệ Khai sáng thứ nhất này đã đónggóp cho Khai sáng, với xuất phát điểm không chỉ là tinh thần phê phán đối với xãhội chuyên chế, mà còn là thái độ khai sáng công nhiên và có

ý thức” [22,89] Trong suốt hơn 60 năm của cuộc đời mình, Montesquieu đã

để lại nhiều tác phẩm có giá trị không chỉ trên lĩnh vực triết học, luật học mà cảtrên lĩnh vực khoa học tự nhiên và văn chương

Tác phẩm đầu tiên đánh dấu con đường nghiên cứu lý luận của nhà

Khai sáng thuộc thế hệ thứ nhất này phải kể tới Những bức thư Ba Tư năm

1721 Đây là tác phẩm văn chương thể hiện sâu sắc triết lý về con người, đạođức, tôn giáo và nhà nước Tác phẩm ra đời gây chấn động dư luận khôngriêng chỉ ở Pháp mà còn cả ở châu Âu đương thời Thông qua câu chuyện traođổi thư của hai người Ba Tư gửi về quê nhà, Montesquieu đã cho công chúngthấy bộ mặt thật của vua Lui XIV Đó là một ông vua sống xa hoa trên máu

Trang 15

thịt của nhân dân, ông vua đó tuy “không có mỏ vàng như vua Tây Ban Nhaláng giềng nhưng lại có của cải nhiều hơn, bởi vì của cải của ông được khaithác trong các hư danh của thần dân, là một thứ kho vô tận hơn cả mỏ vàng”[55, 161] Chi tiết thú vị trong tác phẩm chính là thân phận người thái giám -người bị xã hội chuyên chế phương Đông tước đoạt quyền công dân của mìnhtheo cả nghĩa đen và nghĩa bóng Thông qua nhân vật này, Montesquieu đã đềcập tới những con người “mà trước quyền lực và phong tục, định kiến cổ hủ,thực tế đã bị làm cho kém đi, bị tước bỏ những quyền tự nhiên của mình, luôn

lo sợ bị trừng phạt, không giám phản kháng” [22, 86] Mặc dù dưới hình thứcvăn chương với hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhưng theo chúng tôi, ở tác phẩm nàyMontesquieu đã bước đầu gián tiếp đề cập tới quyền tự nhiên của con người

dù chưa nhiều Ông đã thể hiện sự phê phán gay gắt nhà nước chuyên chếphong kiến tồn tại lâu đời ở cả phương Đông và phương Tây Nhà nước đókhông chỉ là lực cản đối với sự phát triển của xã hội mà còn là chế độ tướcđoạt quyền công dân của con người bằng những tư tưởng bảo thủ và phảnđộng Riêng về điều này chúng tôi đánh giá cao tinh thần cách mạng ởMontesquieu, bởi lẽ, không phải bất kỳ nhà quý tộc nào cũng có đủ bản lĩnhđứng lên phê phán chính chế độ sản sinh ra họ

Năm 1734, Montesquieu cho xuất bản tác phẩm Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome Trong tác phẩm này, Montesquieu lý giải

về nguyên nhân hưng thịnh của người La mã Theo ông: “Những chiến thắng;việc chấp nhận các phong tục nước ngoài mà dân Rome cho là thích hợp vớimình; khả năng của các đạo luật; những thắng lợi mà các vị tổng tài chấpchính theo đúng phong cách quân tử nên giành được.” [40, 304] Sau nàyD’Alembert phân tích nhận định nguyên nhân hưng thịnh của Rome trong tưtưởng của Montesquieu khái quát lên chính là “tình yêu tự do, lao động và tổquốc” Montesquieu cũng nhấn mạnh tới việc sử dụng khôn khéo các đườnglối quân sự, chính trị với các nước láng giềng để củng cố quyền lực của mình

Trang 16

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái của người La Mã theo Montesquieu

là do: “Các cuộc chiến tranh ở những vùng xa xôi; Sự nhượng “quyền trưởnggiả” của công dân Rome cho các đồng minh của họ; sự bất lực của luật pháptrong tình trạng đất nước đã bành trướng” [40, 305] Điều này về sauD’Alembert cho rằng Montesquieu đã tìm thấy những nguyên nhân suy thoáicủa Rome ngay trong sự bành trướng của đất nước này Khi phân tích nguyênnhân dẫn tới suy thoái ở Rome, Montesquieu trình bày quan điểm về quy luậtdiễn biến của lịch sử Ông cho rằng: “Một nước cộng hoà thông minh thì chớnên phó mặc số phận tốt hay xấu của mình cho những điều ngẫu nhiên” [40,308] Ở đây Montesquieu đã thể hiện quan điểm duy vật khi phủ nhận quanđiểm cho rằng sự vận động của lịch sử dân tộc là sự sắp đặt của thần linh, do

ý muốn chủ quan của cá nhân hay do ngẫu nhiên chi phối Tuy nhiên do nhữnghạn chế của thời đại nên Montesquieu chỉ thấy được yếu tố tinh thần mà chưa nhậnthấy đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động lịch sử của

xã hội có đối kháng giai cấp - điều mà sau này chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhậnthấy khi phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nghiên cứu tác phẩm

Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome chúng ta cũng thấy có sự khác nhau trong quan điểm của Montesquieu với nhà Khai sáng sau ông hai mươi năm

J.Rousseau( 1712-1778) - người mà cùng với Montesquieu được xem là “mở đườngcho tư duy xã hội Pháp tới cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789 - 1792” [40, 5] Sựkhác nhau ở chỗ: khi nghiên cứu về nền cộng hoà Rome theo Lê Tuấn Huy “Rousseausay sưa nói về một triệu công dân của Rome họp đại hội thường xuyên, có khi mộttuần mấy lần, để thực hiện quyền lực tối cao bằng cách giải quyết các công việc, bànthảo các vấn đề Việc này, ông nói, “từ hiện thực đến khả năng, tôi thấy hệ quả rõràng là tốt” trong khi Montesquieu xem đó là một trong những nguyên nhân suy vong

của Rome” [22, 113] Tuy vậy, giới nghiên cứu vẫn khẳng định Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome là

Trang 17

một trong ba tác phẩm thành công trong sự nghiệp của Montesquieu Tácphẩm không chỉ có giá trị về lịch sử tư tưởng mà còn có giá trị về triết học.

Bàn về tinh thần pháp luật được Montesquieu cho xuất bản năm 1748.

Ông đã dành thời gian hai mươi năm của cuộc đời mình để viết tác phẩm này

Từ trước khi cuốn sách này được xuất bản, tình trạng sức khoẻ củaMontesquieu bị suy giảm nghiêm trọng, ông làm việc nhiều tới nỗi gần nhưhai mắt bị loà Và cũng bởi vì sự khổ công nghiên cứu miệt mài ấy mà sau

này Bàn về tinh thần pháp luật được xem là công trình khoa học kết tinh toàn

bộ tài năng trí tuệ và con người Montesquieu Trong tác phẩm này,Montesquieu không nghiên cứu luật pháp như một nhà luật học thuần tuý mà

nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần cốt lõi của pháp luật Montesquieu muốn

khám phá quy luật bên trong những hỗn độn các luật pháp của mọi thời đại.Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện thái độ phê phán gay gắt của Montesquieuvới nền chuyên chính tồn tại ở Pháp lúc bấy giờ Chính thái độ khách quan,khoa học ấy của Montesquieu mà ngay khi ra đời, tác phẩm bị công kích dữdội từ phía quan phương và bị liệt vào “danh mục sách cấm” Tuy nhiên, cuốnsách vẫn lọt qua sự kiểm soát gắt gao của giáo hội để tới với độc giả Năm

1750, Montesquieu viết tác phẩm luận chiến “Bảo vệ tinh thần pháp luật” để

khẳng định lập trường kiên định của mình với tác phẩm đã xuất bản Nhiềuhọc giả đã tìm tới lâu đài “để mong được nói chuyện với Montesquieu hoặc

dù chỉ là nhìn thấy ông” [50, 690] Một số nhà khoa học đã công khai bảo vệ

mãnh liệt cuốn Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu, trong đó có giáo

sư La- Bômen Sau đó vị giáo sư này bị bắt giam với tội danh khả nghi vềchính trị Năm 1754 Montesquieu hăng hái tới Pari để xin giúp cho vị giáo sưbất hạnh, sử dụng các mối liên hệ có thế lực của mình và giải thoát được choông ta Trong thời gian đó, ông cũng phải chịu sự hành hạ thân xác khủngkhiếp do bệnh tật ngày một trầm trọng

Vào những năm cuối đời, Montesquieu sống tại lâu đài La Brét, nghiêncứu và viết thêm một vài tác phẩm khác nữa như Lyđimác (1751), Atxat và

Trang 18

Ixmêni (1754) Trước khi qua đời Montesquieu còn để lại nhiều di cảo trong

đó có tập “Những tư tưởng của tôi”.

Montesquieu là người tiên phong trong phong trào Khai sáng Pháp thế

kỷ XVIII Tuy không phải là một người đứng đầu, một nhà lãnh đạo nhưngông lại là “con người đầu tiên khởi phát cả một cuộc vận động văn hoá và tưduy Montesquieu đã lần lần đầu tiên chính thức sử dụng khái niệm “khaisáng” để nói đến một chương trình học thuật, để rồi sau đó trở thành tên gọicủa cả một giai đoạn triết học và của cả một thời đại” [22, 93]

1.2 Bối cảnh lịch sử và những tiền đề tư tưởng ra đời quan niệm nhà nước pháp quyền của Ch.S Montesquieu

1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Trước cuộc cách mạng 1789, Pháp là một nước quân chủ phong kiến.Nhà vua nắm trong tay mọi quyền lực và không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào.Trong suốt thế kỷ XVIII, mặc dù là nước đứng thứ hai ở châu Âu sau Anh,song nhìn chung Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu với phần đông dân số

là nông dân Công cụ và phương thức sản xuất canh tác thô sơ, năng xuất laođộng thấp Đất đai tập trung chủ yếu trong tay các lãnh chúa phong kiến Cácđời vua Luiz thay thế nhau đều tiếp tục tăng cường cách cai trị độc đoán vàcuộc sống xa hoa lãng phí của các đời vua trước Triều đình ra sức bóc lột dânchúng bằng thuế khoá nhằm phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của tầng lớp quý tộc

và không hề chú ý tới phát triển sản xuất Hệ quả tất yếu của tình trạng đó lànạn mất mùa, đói kém xảy ra hàng năm liên tiếp ở khắp mọi nơi Cũng trongthế kỷ XVIII ở Pháp có một số địa chủ đã tổ chức sản xuất theo phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa trên chính đất đai của mình Họ tập trung đất đai lại,xua đuổi những người nông dân đang canh tác lâu đời trên mảnh đất đó đi nơikhác Đồng thời họ ứng dụng các thành tựu kỹ thuật du nhập từ Anh vào quátrình sản xuất Tuy nhiên, đó là công việc diễn ra hiếm hoi ở một vài nơi vàcũng chưa có vai trò đáng kể trong nền kinh tế -xã hội Pháp Tuyệt đại bộ

Trang 19

phận người dân Pháp lúc bấy giờ vẫn canh tác theo phương thức sản xuấtphong kiến lạc hậu.

Do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp diễn ra sôi nổi ở eo biểnMăng sơ, công nghiệp Pháp đến nửa cuối thế kỷ XVIII đã có sự phát triển Ởmột số nơi, người ta đã xây dựng nhà máy đường, xưởng đóng tàu, xưởng dệt,

mỏ khai thác kim loại tương đối lớn Ngoài ra, việc mua bán với nước ngoàicũng ngày một mở rộng “dọc theo biên giới từ phía bắc xuống đến tây nam,người ta thấy nhiều trung tâm kinh tế quan trọng: Ruăng và Havrơ, nơi tậptrung công nghiệp vải sợi; hải cảng Năngtơ và Boođô trông ra Đại TâyDương, nơi buôn bán hương liệu sầm uất với các đảo phương Đông: phốLyông sản xuất hàng tơ lụa và nhung nổi tiếng châu Âu Về phía đông giápgiới nước Đức có Anhat và Lôren, trù phú nguyên liệu với những lò luyệnkim lớn.” [41, 64] Tình hình thương nghiệp cũng khá phát triển Pháp mởrộng buôn bán với nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ và phương Đông Buônbán nô lệ da đen đã đem lại lãi xuất lớn cho ngành thương nghiệp Pháp Tuynhiên, chế độ phong kiến áp dụng quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểmsoát chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc đã ngăn cản sự phát triển củacông thương nghiệp Và nhìn chung, nửa cuối thế kỷ XVIII những yếu tố tưbản chủ nghĩa đã nảy sinh và phát triển khá rõ trong lòng chế độ chuyên chếPháp Song với tính chất bảo thủ trì trệ, nhà nước quân chủ phong kiến đã tìmmọi biện pháp để ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Và do đó, việcxoá bỏ sợi dây ràng buộc của phong kiến với sự phát triển của lực lượng sảnxuất đang đi lên đã trở thành một yêu cầu khách quan và tất yếu của lịch sửnước Pháp khi đó

Tình hình xã hội Pháp thế kỷ XVIII được chia thành ba đẳng cấp khá rõlà: tăng lữ, quý tộc và “đẳng cấp thứ ba” Trong ba đẳng cấp đó, tăng lữ vàquý tộc là đẳng cấp trên, được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi của xã hội Hai

Trang 20

giai cấp này có liên hệ chặt chẽ về dòng họ, tuy chiếm một số ít trong xã hộinhưng bản thân họ lại giữ vị trí thống trị nước Pháp phong kiến Đẳng cấp thứ

ba bao gồm tư sản, nông dân, thợ thủ công, họ là những người chiếm số đôngtrong xã hội nhưng lại không có chút quyền lực chính trị nào Sự phân biệt bađẳng cấp trong xã hội Pháp lúc đó được quy định theo công thức: tăng lữ phục

vụ nhà vua bằng lời cầu nguyện, quý tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ baphục vụ tăng lữ và quý tộc bằng của cải

Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, bước sang thế kỷXVIII, giai cấp tư sản ngày càng có thế lực hơn về kinh tế Họ nắm trong taynhiều xí nghiệp, nhà máy, các ngành nội - ngoại thương, thậm chí cả một sốruộng đất nhất định Bọn quý tộc thiếu tiền ăn chơi phải vay nợ các nhà tưsản Triều đình phong kiến Pháp nhanh chóng trở thành con nợ của các nhà tưsản mới Nói về điều này, C.Mác viết: “Tính chất tiêu cực phổ biến của giớiquý tộc Pháp và của giới thầy tu Pháp là điều kiện có tính chất tích cực phổbiến của giai cấp gần nhất và đối lập với chúng nhất: giai cấp tư sản” [34, 1].Giai cấp tư sản vừa giàu có lại có tri thức nên họ nhanh chóng trở thànhnhững người đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ trong xã hội Họmong muốn tham gia chính quyền, xoá bỏ sự ngặt nghèo các luật lệ của nhànước chuyên chế để phát triển công thương nghiệp Những mong muốn đócủa giai cấp tư sản hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dântrong xã hội Pháp lúc bấy giờ Vì thế, giai cấp tư sản Pháp nhanh chóng được

đa số dân chúng ủng hộ làm cách mạng chống lại chế độ phong kiến

Bên cạnh đó, nước Pháp còn bị suy yếu đi bởi những cuộc tranh chấpthuộc địa với Anh Để củng cố địa vị uy tín của nước Pháp và lợi ích của triềuđình, bọn quan lại phong kiến ra sức bóc lột đẳng cấp thứ ba bằng nhiều hìnhthức thuế khoá vô lý Trong xã hội, tệ mua quan bán tước xảy ra phổ biếntrong bộ máy nhà nước Pháp lúc bấy giờ Và sự thật là: “Người ta chỉ cần bỏ

ra một số tiền là trở thành quan chức và trên cương vị đó có thể bòn rút của

Trang 21

nhân dân những món tiền lớn gấp bội Cách lựa chọn như vậy làm cho nhànước trở thành một gánh nặng đối với nhân dân vì tính quan liêu, tham nhũng

và bất công của nó” [41, 60- 61] ngay trong lòng xã hội Pháp lúc đó diễn racuộc khủng hoảng sâu sắc giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị Nóđặt ra nhu cầu bức thiết cần phải thay thế chế độ phong kiến đã lỗi thời, thốinát bằng một chế độ khác tiến bộ hơn Có thể thấy khá rõ tình hình xã hộiPháp lúc đó tồn tại những mâu thuẫn mà tính chất của chúng phức tạp hơn sovới các nước khác cùng thời ở châu Âu Hầu hết các nhà Khai sáng Pháp nhưMotesquieu, Vonte, Rousseau đều sinh thời trong điều kiện lịch sử này Vàchính yếu tố thời đại đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của các triết giaKhai sáng này Cuộc đại cách mạng năm 1789 là tiếng chuông cáo chung vớichế độ phong kiến Pháp và mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước Pháp.Đây là cuộc cách mạng tư sản sâu sắc và toàn diện nhất trong lịch sử nhânloại chống lại chế độ phong kiến Thắng lợi của cuộc cách mạng đó phải kểtới vai trò tích cực của giai cấp tư sản - những người đại diện cho phươngthức sản xuất mới tiến bộ khi ấy Đồng thời, người ta cũng không quên ơnnhững nhà triết học Khai sáng Chính những tư tưởng của họ đã trở thành tiền

đề lý luận mở đường cho cuộc cách mạng tư sản năm 1789 đi tới thắng lợi,đập tan xiềng xích của chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Pháp

1.2.2 Tiền đề tư tưởng

Tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” được Montesquieu hoàn thành

năm 1748 sau chuyến đi hiểu phong tục, tập quán, các thể chế chính trị củanhiều nước châu Âu Trên thực tế, tác phẩm này là kết quả hai mươi nămMontesquieu nghiên cứu các thể chế chính trị trước đó Có thể khẳng định

rằng, tư tưởng của Montesquieu nói chung và tinh thần của tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật nói riêng có sự kế thừa chọn lọc những tư tưởng chính trị

pháp quyền trước đó và của chính thời đại Montesquieu

Trang 22

Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, chúng ta thấy ngay từ thời Hy Lạp cổđại người ta đã quan tâm đến vai trò của pháp luật cũng như mối quan hệ côngdân và nhà nước trong việc thiết lập một xã hội có trật tự, kỷ cương Có thểkhẳng định rằng, chính những tư tưởng đó đã đặt cơ sở nền tảng cho các quanniệm triết học pháp quyền về sau này Hay nói theo cách của C.Mác vàPh.Ăngghen trong các tác phẩm của mình đều khẳng định: “Không có cái cơ

sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”[36, 254] Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi không có điều kiệntìm hiểu hết tư tưởng pháp quyền thời kỳ này mà chỉ tập trung vào hai triếtgiai tiểu biểu là Socrates và Aristotle dưới góc độ là tiền đề lý luận cho các

quan niệm về nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”.

Socrates (469-399) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổđại, người mà sau này Hêghen coi là “bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triếthọc cổ Hy Lạp và La Mã Mặc dù bản thân ông không hề trực tiếp tham giacác hoạt động nhà nước nhưng Socrates rất quan tâm tới công việc của nhànước - thành thị và cố gắng hoàn thiện chúng Ông cũng là “người đầu tiêntrong lịch sử tư tưởng chính trị châu Âu đã hình thành quan điểm về quan hệkhế ước giữa nhà nước và công dân của mình” [20, 120] Socrates cho rằngviệc tổ chức đời sống nhà nước có đạo đức không thể thiếu luật pháp, cũnggiống như không thể có thứ luật pháp nào ở bên ngoài nhà nước - thành thị

Do đó, luật pháp theo Socrates chính là bản thân nền tảng của nhà nước Ôngkêu gọi mọi người ủng hộ các điều luật chính nghĩa và coi các điều luật mangbản chất chính nghĩa này thống trị vô điều kiện trong xã hội Socrates quanniệm không phải bất cứ giai cấp thống trị nào cũng có quyền đưa ra các mệnhlệnh hay quy định buộc luật pháp phải tuân thủ Ông kịch liệt phê phán nềnbạo chính, ông coi đó là chế độ không có pháp luật, chế độ độc đoán và dãman Ông cho rằng, khi đã trở thành thành viên của nhà nước công dân mới

Trang 23

thực sự tham gia khế ước với nhà nước và có nhiệm vụ phải tôn trọng các trật

tự cũng như các quy định của nó Và quả thực “Sự trung thành tuyệt đối củacông dân đối với nhà nước - thành thị và luật pháp của mình là xuất phát điểmtrong toàn bộ quan điểm chính trị - xã hội của Socrates” [20; 120]

Điểm độc đáo trong quan niệm của Socrates theo chúng tôi còn ở chỗ ông

đã đưa ra tiêu chuẩn của người cầm quyền nhà nước là phải có tri thức Socratescho rằng người làm vua phải là những người biết cai trị Quan điểm này đã giántiếp khẳng định tư tưởng của Socrates về sự cần thiết phải có tri thức để cai quản

xã hội, dù ở bất kỳ thể chế chính trị nào Mặc dù những tư tưởng của Socrates vềnhà nước pháp quyền còn ở mức sơ khai nhưng đóng góp của ông cho các nhà tưtưởng chính trị về sau chính là ở chỗ Socrates đã khẳng định tính tất yếu củapháp luật trong xây dựng một xã hội có kỷ cương, đồng thời ông cũng phác thảomột số tiêu chí đúng đắn khi xây dựng nhà nước

Nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại Renan cho rằng: Nếu như Socratesđem lại triết lý cho nhân loại thì Aristotle đem lại khoa học cho nhân loại Chúngtôi đồng thuận với nhận định này bởi lẽ Aristotle (384-322 TCN) là triết gia cókiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực, ông là nhà “bách khoa toàn thư” củathời cổ đại Đồng thời, Aristotle người vẫn được coi là «ông tổ của khoa họcchính trị”, tư tưởng của Aristotle có ảnh hưởng sâu đậm tới nhiều nhà triết họcchính trị phương Tây sau này Trong quan niệm của Aristotle, pháp luật đồngnhất với sự công bằng, ở nhà nước nào không cai quản bằng pháp luật thì không

có kỷ cương nhà nước Ông là người đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật với

sự tồn tại của nhà nước Theo ông trong pháp luật bộc lộ rõ bản chất của nhànước bởi lẽ các quyền chung của công dân được thể chế bằng pháp luật Vànhiệm vụ của pháp luật chính là “trợ giúp” các công dân thoả mãn quyền lợi củamình Tuy nhiên trong quan niệm của Aristotle không có sự bình đẳng chính trịcho tất cả mọi công dân trong xã hội Các phạm trù pháp luật theo ông được

Trang 24

đồng nhất với công lý Trong quan niệm của ông các khuynh hướng đạo đứcphải có khuynh hướng phục vụ cho pháp luật.

Khác với người thầy Platôn của mình, Aristotle xem xét cá nhân từ góc

độ nhà nước chứ không phải là nhà nước dưới góc độ cá nhân Về điều này,tác giả Lê Tuấn Huy cho rằng: “Aristotle xem khả năng phụng sự lợi íchchung là tiêu chuẩn xác định nhà nước kiểu mẫu” [22, 70] Xuất phát từ điềunày, theo Aristotle, có hai tiêu chí để phân biệt các hình thức nhà nước Haitiêu chí đó là: căn cứ vào số lượng người cầm quyền và căn cứ vào mục đíchthực hiện của nhà nước Dựa theo tiêu chí đầu ông phân biệt quyền lực củamột người, của một số người và của nhiều người Theo tiêu chí thứ hai ôngphân chia thành hình thức nhà nước đúng và hình thức nhà nước sai Dướihình thức nhà nước đúng thì quyền lực phù hợp với lợi ích chung TheoAristotle trong lịch sử có ba hình thức nhà nước đúng là: Chế độ quân chủ,chế độ quý tộc và chế độ cộng hoà Còn dưới hình thức nhà nước sai thìquyền lực không phù hợp với lợi ích chung mà nó thuộc về một số ít ngườitrong xã hội Ba hình thức nhà nước sai trong lịch sử theo ông đó là: Nền bạochính - là hình thức nhà nước bảo vệ lợi ích của một người; nhà nước tập đoàn

là hình thức nhà nước bảo vệ lợi ích của số ít; và chế độ dân chủ - hình thứcnhà nước bảo vệ lợi ích của số đông Aristotle có khuynh hướng nghiêng vềnhà nước quân chủ Ông xếp chế độ dân chủ là hình thức sai vì theo ông trongchế độ dân chủ đa số quyền lực thuộc số đông dốt nát, nghèo khổ và xu nịnh.Aristotle là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng ở phương Tây khi đưa raphân tách bộ máy nhà nước thành ba bộ phận: cơ quan tư vấn pháp lý chohoạt động nhà nước, toà thị chính và cơ quan xét xử Tương ứng với ba cơquan này hiện nay trong bộ máy chính trị ở các nước hiện đại là: Lập pháp,hành pháp và tư pháp

Tư tưởng chính trị của Aristotle ảnh hưởng tới Montesquieu ngoài cácđiều nói trên còn một yếu tố nữa, đó chính là sự ảnh hưởng các điều kiện bên

Trang 25

ngoài tới nhà nước Theo Aristotle “các thể chế chính trị tốt nhất không thể nảysinh thiếu những điều kiện bên ngoài thích hợp” [57, 73] Và do đó Aristotle rấtcoi trọng các yếu tố khí hậu, vị trí nhà nước, phạm vi lãnh thổ tới sự tồn tại nhànước Những tư tưởng này có ảnh hưởng khá nhiều tới quan niệm địa khí hậu

của Montesquieu trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”.

Giai đoạn Phục hưng diễn ra ở châu Âu từ thế kỷ XV-XVI Đây là mộtgiai đoạn đặc thù của văn hóa Tây Âu chủ nghĩa nhân văn Phục hưng có ảnhhưởng tới nhiều nước trên thế giới Đồng thời đây cũng là giai đoạn lịch sảnsinh ra nhiều nhà tư tưởng có tên tuổi như: M Phichino (1433-1499), L.Valla(1407-1457), Nicolai (1401-1464), N Machiavelli (1469-1527), Montaigne(1533- 1592)…Các nhà triết học trong giai đoạn này chủ yếu tập trung khaithác yếu tố cá nhân con người và cuộc sống hiện thực của con người Họ kiênquyết bác bỏ sự chi phối của thần quyền tới đời sống của con người Đặc biệt

ở giai đoạn này các nhà triết học cũng bước đầu phác họa các thiết chế trongđời sống xã hội của con người Có thể nhận thấy khá rõ những đặc điểm đó tậptrung khá nhiều trong các tác phẩm của N Machiavelli và Montaigne

N Machiavelli (1469- 1527) là nhà văn, chính khách và là một triết gia

người Italia Với hai tác phẩm nổi tiếng là “Quân vương” và “Những suy ngẫm về tuần đầu tiên của Tít Livi” Machivelli xứng đáng được mệnh danh là

“Ông tổ của chính trị học hiện đại” Quan điểm chính trị của Machivelli tậptrung trên khá nhiều khía cạnh Trên bình diện lịch sử tư tưởng cho quan điểmpháp quyền của Montesquieu chúng tôi tập trung phân tích quan niệm củaMachiavelli trên ba khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất: Machiavelli đã luận chứng cho tính độc lập của lĩnh vực

chính trị khi giải quyết mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, đạo đức TheoMaichiavellie, chính trị và đạo đức là hai lĩnh vực tách biệt, không nên canthiệp vào nhau Ông còn nhấn mạnh thêm: “Đạo đức như là lĩnh vực của cáituyệt đối, còn chính trị là lĩnh vực của cái tương đối” [20, 311] và do đó

Trang 26

không nên đánh giá lĩnh vực chính trị bằng thước đo của đạo đức hay của tôngiáo Machiavelli đã cố gắng tách biệt chính trị khỏi ràng buộc của luân lý tôngiáo và nghiên cứu chính trị với tư cách là đối tượng đặc thù không chịu chiphối của các lĩnh vực khác Theo ông, đạo đức và tôn giáo nghiên cứu tráchnhiệm của công dân với nhau trong xã hội còn đối tượng của chính trị là vấn

đề quyền lực, và do đó, có sự khác nhau căn bản giữa chúng Lập trường của

Machiavelli nói như cách của các tác giả cuốn Đại cương triết học lịch sử phương Tây được biểu thị ngắn gọn bằng cụm từ “chính trị vị chính trị”.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần nói thêm một điều, trong việc luận chứngcho tính độc lập của lĩnh vực chính trị Machiavelli hoàn toàn không phủ nhậnvai trò của tôn giáo nói chung Thậm chí triết gia Italia này còn cho rằng tôngiáo là cần thiết vì ở đâu có tôn giáo thì sẽ dễ dàng thiết lập kỷ luật quân sự,đảm bảo trật tự xã hội Machiavelli khuyên các nhà chính trị cần phải biết lợidụng tình cảm tôn giáo của nhân dân bởi vì sẽ dễ dàng lãnh đạo được nhữngngười dân ngoan đạo Và “nếu như đối với hệ tư tưởng chính trị trung cổ theonguyên tắc đặc trưng thần quyền có ưu thế hơn thế quyền, thì đối vớiMachiavelli tôn giáo phải là thứ vũ khí trong tay nhà nước, trợ giúp việc củng

cố chính quyền thế tục” [57, 156] Tư tưởng này của Machiavelli có ảnhhưởng khá lớn tới quan niệm về thần quyền và thế quyền của Montesquieu

trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật Montesquieu đã dành cả quyển

XXIV để luận giải về “Pháp luật trong tương quan với tôn giáo” Chúng tôinhận thấy có sự thống nhất giữa hai triết gia khi khẳng định chính trị và tôngiáo là hai lĩnh vực đặc thù riêng biệt Và đi tìm sự khác biệt đó, nếu như triếtgia Italia chú ý hướng vào đối tượng của hai lĩnh vực của chính trị và tôn giáothì triết gia người Pháp lại hướng tới sự khác nhau căn bản về lợi ích (Xem

thêm bài viết về Mối quan hệ thần quyền và thế quyền trong quan niệm của Montesquieu của tác giả, tạp chí phát triển nguồn nhân lực, 2009) Theo

Montesquieu, lợi ích của chính trị là đảm bảo sự ổn định xã hội còn lợi ích

Trang 27

của tôn giáo là an ủi tinh thần con người và muốn giải quyết mối quan hệ giữachúng cần thì “phải hiểu rõ hai lợi ích ấy” [40, 193] Cả hai triết gia này đều cóquan điểm chung khi cho rằng chính trị và tôn giáo là hai lĩnh vực tách biệtnhưng chúng có mối quan hệ với nhau Và theo họ, người chính khách giỏi làphải kết hợp hài hòa hai lĩnh vực đó chứ không phải là thù địch chúng với nhau.

Thứ hai, Machiavelli trình bày lý luận về người cầm quyền trên bình

diện hiện thực Theo ông, cơ sở của vai trò người đứng đầu dựa vào quyền lực

và chính quyền lực sẽ giúp họ có trong tay của cải, đặc quyền chính trị.Machivelli khuyên nhà cầm quyền cần tính đến các đặc điểm tâm lý, cácnguyên tắc đạo đức, thậm chí cả ưu khuyết điểm của người khác để tăng thêmsức mạnh quyền lực Và nguyên tắc của nhà cầm quyền là không được xâmphạm các quyền về tài sản cũng như nhân cách công dân, bởi lẽ, theo ông viphạm điều đó sẽ khiến cho thần dân căm phẫn “có thể lật đổ thủ lĩnh” Ngườicầm quyền “ổn định” theo Machivelli là “ở sự kết hợp khéo léo giữa nhữngphương tiện ban thưởng và trừng phạt” [20, 314] Về điểm này, Machiavelli

có quan niệm gần với quan niệm của triết gia Trung Quốc Hàn Phi Tử.Machivelli xây dựng hình ảnh lý tưởng về người đứng đầu dựa trên mối quan

hệ qua lại giữa nhà cầm quyền và thần dân Machiavelli cho rằng người cầmquyền phải hội tụ trong mình phẩm chất của con sư tử (sức mạnh, sự trungthực) và phẩm chất của con cáo (thần bí hóa, dối trá) Đồng thời ông cũngkhẳng định luôn rằng: những phẩm chất này không tự nhiên nhà cầm quyền

có được mà cần phải có quá trình rèn luyện mới Theo các tác giả cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây thì Machivelli đã xây dựng lý luận về

người cầm quyền được dựa trên bốn điểm:

Quyền lực của thủ lĩnh bắt nguồn từ sự ủng hộ của những người bảo vệông ta

Những quyền lực phục tùng phải biết họ hy vọng cái gì ở thủ lĩnh vàhiểu được thủ lĩnh hy vọng cái gì ở họ

Trang 28

Thứ ba: Machiavelli cũng là người đặt nền móng cho các quan niệm về

quyền lực, các tiêu chí phân loại quyền lực Machiavelli cho rằng, quyền lựcdưới mọi biểu hiện của nó đều là đối tượng của chính trị học Ông đã bác bỏquan điểm của triết học kinh viện vốn dựa trên nền tảng niềm tin vào tính chấtthần thánh của quyền lực và của nhà nước Tư tưởng phân loại quyền lực

được ông bắt đầu phác họa trong tác phẩm “Quân vương” Machiavelli coi

việc xác định hành vi con người là cơ sở cho việc phân loại quyền lực chínhtrị Ông cho rằng hai động cơ chủ yếu của hành vi con người là tình yêu vànỗi sợ hãi Ngoài ra hai động cơ chính đó ra Machiavelli lưu ý còn có thêmyếu tố dục vọng và khuyết tật của con người cũng là các nhân tố ảnh hưởngtới quyền lực Machiavelli cho rằng: “Những người giàu có sợ hãi đánh mấtnhững gì họ đã tích lũy được, còn những người nghèo lại cháy bỏng khátvọng về những gì mà người giàu đang có Cả hai đều khát vọng về quyền lực,

mà đằng sau đó là khát vọng phá hủy, đều nguy hiểm như nhau” [20, 312].Một điểm khá đặc biệt trong quan điểm chính trị của Machiavelli ở chỗ: Ôngluôn chú ý tới dữ kiện quyền lợi vật chất khi phân loại các quyền lực chính trị.Machiavelli hiểu rõ nguyên nhân căn bản dẫn tới xung đột giữa người giàu vàngười nghèo là do sự khác nhau về quyền lợi của cải Theo ông “Con người

Trang 29

có thể cam chịu mất mát quyền lực hoặc danh dự, chịu mất tự do, nhưngkhông bao giờ chấp nhận mất của” [20, 309] Và rõ ràng, trong khuôn khổ củathời đại mình Machiavelli đã nhận ra những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội

có cơ sở từ nguyên nhân kinh tế Theo chúng tôi, đây là điểm độc đáo, tiến bộtrong quan điểm chính trị của Machiavelli có ảnh hưởng lớn tới các nhà Khaisáng cũng như các nhà tư tưởng cận đại, trong đó có Montesquieu

Trên cơ sở nhấn mạnh vai trò của cơ sở kinh tế, Machiavelli đã trìnhbày quan điểm của ông về nguồn gốc nhà nước Ông cho rằng nhà nước là docon người lập ra chứ không phải do Chúa hay lực lượng thần thánh nào Nhànước ra đời và tồn tại xuất phát từ nhu cầu của con người vì lợi ích chung Vìthế, theo Machiavelli thực chất chính trị là “lĩnh vực hoạt động thông quanhững giải pháp mang tính chiến lược” [20, 310] Và chính trị theo ông là cáchoạt động có mục đích rõ ràng của con người, trong đó họ cố gắng thực hiệnlợi ích và nhu cầu của mình Mục đích của nhà nước là bảo đảm cho conngười được tự do sử dụng tài sản và an toàn sinh sống Tới đây chúng ta hoàntoàn có thể khẳng định rằng Machiavelli là nhà triết học vô thần dũng cảm.Ông đã đứng trên quan điểm duy vật khi lý giải nguồn gốc và mục đích của sựtồn tại nhà nước bác bỏ quan niệm của tôn giáo đang ngự trị trong giai đoạnlịch sử đó Machiavelli đã phân tách nhà nước trong lịch sử thành hai hìnhthức: Hình thức nhà nước tồi bao gồm nền bạo chính, chế độ đầu sỏ và hìnhthức vô chính phủ Tương ứng với ba hình thức đó là ba hình thức tốt: chế độquân chủ, quý tộc và dân chủ Machiavelli kiên trì theo tư tưởng của quý tộc

về sự cầm quyền hỗn hợp và ông ra sức khẳng định nó trong lịch sử, ông đượcđánh giá là “nhà khoa học trong giai đoạn ban đầu và rất tự giác” [ 2, 207]

M Montaigne (1533-1592) thuộc tầng lớp quý tộc Pháp Ông đã từng

là cố vấn nghị viện Pháp tại Boóc-đô, rồi thị trưởng Boóc-đô Do vậy ôngquan tâm nhiều tới vấn đề xã hội Ảnh hưởng của ông tới Montesquieu chủ

Trang 30

yếu là những tư tưởng nhân văn, đề cao giá trị con người và thái độ phê phánthuyết kinh viện và thần học Ông cho rằng con người có quyền được hưởngcác giá trị vật chất và tinh thần Khi nghiên cứu về con người Montaigne cònđưa ra quan điểm khá độc đáo khi cho rằng “Lợi ích của người này là thiệt hạicủa người khác” [32, 462] Montaigne là người đứng trên lập trường của chủnghĩa duy nghiệm Ông khẳng định tất cả mọi thứ tồn tại trên thế giới đều bắtđầu từ kinh nghiệm và kinh nghiệm này phải thường xuyên cần có sự nghingờ Nhưng sự nghi ngờ của ông không mang tính bi quan mà mang tính chấtnghi ngờ khoa học Đây cũng là điểm có ảnh hưởng khá lớn tới tư tưởng củaMontesquieu sau này Bên cạnh đó, Montaigne cũng đưa ra quan niệm vềhạnh phúc, sống theo bản tính tự nhiên và tính chất cá nhân chủ nghĩa trong tưtưởng đạo đức học Trong điều kiện của nước Pháp khi ấy thì việc đề cao cánhân con người là những tư tưởng nhân đạo tiến bộ Điều quan trọng nhất vớicon người, theo Montaigne, là con người phải “biết sống” Con người phảibiết phục tùng các quy tắc xã hội, phù hợp với xã hội và trí tuệ con người Rõràng, Montaigne, mặc dù đề cao cái tôi của con người nhưng vẫn chú ý tớiviệc chấp hành các quy tắc xã hội của các cá nhân Hơn nữa những tư tưởngcủa của Montaigne có tính chất tiến bộ ở chỗ nó thể hiện sự chống lại lýthuyết phong kiến và nhà thờ về nguồn gốc và bản chất thần bí của nhà nước.

Có thể nói, Montaigne là người đặt nền móng bước đầu cho các quan niệm vềpháp quyền tự nhiên và chủ nghĩa nhân văn đề cao vai trò của con người trong

xã hội Những tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn tới các quan niệm phápquyền của các nhà triết học Khai sáng cận đại sau này, trong đó cóMontesquieu

Từ thế kỷ XVI, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa đã làmcho các quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã Nhiều công trường ra đờithay thế cho các phường hội, các thương hội trung đại được thay thế bằng cáccông ty thương mại Sự giải thể của các quan hệ sản xuất phong kiến, cùng

Trang 31

với những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật đã tạo điều kiện cho quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa hình thành Cùng với sự phát triển của kinh tế tư bảnchủ nghĩa, đời sống chính trị các nước phương Tây có nhiều biến động mạnh

mẽ Nói như G.L.Lepnit thì giai đoạn này “một trật tự mới của các sự vật đãbắt đầu” Đây cũng là giai đoạn gắn liền với tên tuổi của B Spinoza, T.Hobbes, J Locke- những triết gia có ảnh hưởng sâu đậm tới những quan niệmpháp quyền của Montesquieu

B Spinoza (1632-1677) là triết gia tiểu biểu người Hà Lan Cuộc đời vànhân cách của ông được ví như triết gia Socrat thời Hy Lạp cổ đại bởi lẽ

“Ngoài Socrat ra, khó có thể tìm được một triết gia nào hơn Barrush Spinoza

vì nhân cách của ông Giống như Socrat, Spinoza không bận tâm về quyền lực

và của cải Giống như Socrat, ông bị tố cáo là vô thần và bị săn lùng vì niềmtin không chính thống của ông Và cũng giống như Socrats, ông say mê triếthọc như một lối sống, chứ không như một bộ môn chuyên ngành” [1; 328].Theo chúng tôi, ảnh hưởng của B Spinoza tới Montesquieu trên hai khíacạnh: lý thuyết pháp quyền tự nhiên và quan niệm về tự do

Spinoza lấy cơ sở từ việc xem xét con người là một bộ phận của giới tựnhiên, phụ thuộc vào các quy luật chung để xây dựng học thuyết chính trị củamình Theo ông, trong trạng thái tự nhiên mỗi người có quyền tất cả nhữngphạm vi sức mạnh và mong muốn của mình Song trên thực tế các quyền nàykhông có cơ hội thực hiện bởi theo Spinoza, sự say mê và nỗi xúc cảm biếncon người thành kẻ thù của nhau, họ không còn tin tưởng vào khả năng duy trìcác quyền của mình Do đó, Spinoza đòi hỏi các triết lý chính trị cần phải dựatrên sự phân biệt giữa trạng thái tự nhiên (trật tự tự nhiên) và trật tự xã hội.Trạng thái tự nhiên của con người là trạng thái trước khi xã hội được tổ chức.Trong trạng thái này, con người không bị ngăn cấm, họ có thể làm bất cứ điều

gì họ có thể làm Spinoza phát triển lý thuyết pháp quyền tự nhiên đã có từthời cổ đại Lý thuyết này nhằm khẳng định nhà nước và pháp luật

Trang 32

không phải do Chúa tạo ra mà do sự thỏa thuận của con người với nhau đểphù hợp với quyền tự nhiên vốn có của mình Tiếp thu quan điểm của

Spinoza, Montesquieu dành cả chương 2 quyển I trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật để bàn về luật tự nhiên Montesquieu khẳng định rằng “trước

khi có những luật quy định nói trên thì đã có những luật của thiên nhiên tạo ra

sự tồn tại của chúng ta” [40; 40]

Trong quan niệm về tự do, Spinoza khẳng định không có sự đối lậpgiữa tự do và tất yếu Ông nói: “Bảo rằng tất yếu và tự do là đối lập với nhau,điều đó…tôi cho hình như trái với lẽ phải” [Dẫn theo 15; 172] Sở dĩ khẳngđịnh như vậy là do Spinoza xuất phát từ việc thừa nhận tính tất yếu kháchquan, ông cho rằng mọi vật trong tự nhiên đều do tính tất yếu tối cao quyếtđịnh Con người là một bộ phận của tự nhiên nên nó chịu sự chi phối tác độngcủa những nguyên nhân bên ngoài và trạng thái tinh thần bên trong (cái mà cảSpnoza và Descartes gọi là ham muốn) Spinoza quan niệm con người tự do làcon người “đã thoát khỏi những vòng kiểm tỏa của đam mê” và do vậy họ trởnên “tự tại vô ngại” [3, 162] Đó là con người lý tưởng mà ông hướng tới.Con người đó không phải là một con người “tự mãn” theo quan niệm củaAritote hay tự kiêu như quan niệm của Nietzsche mà là một con người bìnhthản, trầm tĩnh và hiểu biết Và do đó, mục đích của các quốc gia theoSpinoza không có gì khác hơn là đem lại tự do cho mỗi cá nhân Xuất phát từviệc nhận định con người luôn có khuynh hướng theo chủ nghĩa cá nhân,Spinoza khẳng định vai trò của luật pháp là rất cần thiết với xã hội con người.Bởi lẽ, theo ông, ảnh hưởng của pháp luật đối với cá nhân cũng giống ảnhhưởng của lý trí đối với tình cảm Đó là sự phối hợp “các khuynh hướngtương phản để tránh đổ vỡ và thu hoạch hiệu năng tối đa” [3, 167] Trongquan niệm về luật pháp, ông nhấn mạnh tới vai trò của việc đảm bảo quyền tự

do ngôn luận và việc con người có quyền tự do theo tín ngưỡng của họ Ôngcho rằng chính phủ càng cố gắng xóa bỏ tự do ngôn luận thì dân chúng càng

Trang 33

chống đối và con người không thể chịu được với các luật lệ kết tội tín ngưỡngcủa họ Trên cơ sở đó, Spinoza coi hình thức tốt nhất là chế độ dân chủ Ông chorằng trong hình thức chính thể này lợi ích chung, sự ngự trị và tự do được bảođảm hơn, các thành viên bình đẳng như trước đây trong trạng thái tự nhiên.

Lý thuyết pháp quyền tự nhiên và những quan niệm về tự do củaSpinoza thể hiện lập trường tư tưởng của giai cấp tư sản mới lên, đấu tranhchống lại tính chất phi lý của chế độ phong kiến Họ mong muốn thiết lập mộttrật tự xã hội mới tiến bộ hơn Bên cạnh đó, học thuyết chính trị của Spinozacòn chứa đựng nội dung nhân văn sâu sắc, vì con người và xã hội loài người.Spinoza được coi là một trong những triết gia cận đại đầu tiên và có ảnhhưởng lớn tới các triết gia cùng thời và sau ông, trong đó có Montesquieu

Ảnh hưởng của nhà triết học duy vật Anh tiểu biểu của thế kỷ XVII T.Hobbes (1588-1679) tới Montesquieu thể hiện ở các quan điểm về con người,trạng thái tự nhiên, trạng thái dân sự, khế ước xã hội Hobbes đã xuất phát từbản tính tự nhiên của con người là độc ác và vị kỷ để làm tiền đề cho họcthuyết chính trị của mình Ông cho rằng “Người với người là chó sói”, họ sẵnsàng xâm phạm lợi ích của nhau, trà đạp lên tất cả nếu xã hội không có trật tựhay các chuẩn tắc chế tài Chính bản tính tự nhiên này theo Hobbes là nguyênnhân của các cuộc chiến tranh liên miên trong lịch sử Theo Hobbes, xã hội là

“bellum omnium contra omnes”(Cuộc chiến tranh chống lại tất cả) Tư tưởng

này được ông lý giải khá rõ trong tác phẩm nổi tiếng Levianthan Hobbes đã

khẳng định: “Trong một môi trường như thế, cuộc sống quả là “cô độc, nghèonàn, ghê tởm, tàn bạo và ngắn ngủi” [Dẫn theo 1, 294] Quan điểm này củaHobbes không được Montesquieu ủng hộ, sau này Montesquieu đã phê phánquan niệm trên của Hobbes, Montesquieu viết: “Hobbes cho rằng, ngay từ đầucon người đã kẻ này chinh phục kẻ khác Nói thế là không đúng Tư tưởng về

đế quốc và sự thống trị là một tư tưởng phức tạp, phụ thuộc vào nhiều tưtưởng khác chứ không phải là tư tưởng phát sinh ban đầu” [40, 41]

Trang 34

Xuất phát từ bản tính trên của con người, Hobbes đi tới khẳng định không

có trạng thái hòa bình và tương trợ trong xã hội con người nếu thiếu một nhànước mạnh Theo ông, để đảm bảo trạng thái hòa bình thì con người cần đi tới kýkết khế ước xã hội Và khế ước xã hội này chỉ được ký kết khi nhân dân chuyểngiao quyền tự nhiên của mình cho nhà nước và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnhcủa người cầm quyền Học thuyết của Hobbes có tính chất tiến bộ ở chỗ nó đấutranh chống lại các lý thuyết dưới chế độ phong kiến về nguồn gốc và bản chấtthần bí của nhà nước Quan niệm của ông cũng giống như Spinoza đều phản ánhnguyện vọng của giai cấp tư sản đang lên, đối lập với các tư tưởng có tính chấtbảo thủ của thần học và chủ nghĩa kinh viện Trung cổ Những tư tưởng nàykhông thể không ảnh hưởng tới Montesquieu

J Locke (1632- 1704) là một trong những nhà triết học chính trị lớn có

ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp hơn cả tới Montesquieu Tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của ông được xuất bản cách đây hơn 300 năm, song

giá trị của nó không bị thời gian phủ lấp Từ những tư tưởng của Locke mà bacuộc cách mạng lớn của thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII: Cách mạng tư sản Anh,cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đã “Bắt rễ của chúng trong pháp quyền tự

nhiên” [18, 503] Trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền Locke đã

phê phán gay gắt các quan điểm về nguồn gốc thần thánh của vua chúa, đồngthời ông cũng đưa ra các quan điểm về trạng thái tự nhiên, về quyền lực chínhtrị, về khế ước xã hội, về chủ quyền nhân dân…những tư tưởng đó vẫn chứađựng giá trị thực tiễn sâu sắc

Locke xuất phát từ kinh nghiệm để lý giải nguồn gốc mọi tri thức củacon người Ông cho rằng trí khôn của con người là tấm bảng trắng hay tờ giấychưa viết, chỉ có nhờ vào kinh nghiệm thì nhận thức của con người mới pháttriển Locke viện dẫn nhân vật Robinson có thể một mình sống trên đảo là do

đã nắm bắt được kinh nghiệm Tiếp thu quan điểm này, Montesquieu khẳngđịnh người nguyên thủy ban đầu nhận thức thế giới bằng cảm giác, mọi tri

Trang 35

thức của con người bắt nguồn từ kinh nghiệm Nếu như Hobbes lý giải bảntính tự nhiên của con người là tính ác thì quan điểm của Locke có phần ngượclại Locke cho rằng bản chất con người là tính thiện nhưng do môi trường tácđộng có thể dẫn tới bị hư hỏng Cùng xuất phát từ trạng thái tự nhiên của conngười nhưng Hobbes thiên về cảnh báo loài người còn Locke thiên về khẳngđịnh nhân tính con người Locke cho rằng trong trạng thái tự nhiên con người

có thể sống hoàn toàn phù hợp với nhân tính của mình Locke khẳng định cáiđầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là tính bình đẳng Bình đẳng tự nhiêntrong quan niệm của ông chứa đựng một thực tế hết sức quan trọng với xã hộidân chủ đó là: Chính quyền hay pháp luật cũng chỉ là phương tiện hỗ trợ chứkhông phải mục đích tự thân Quan niệm về bình đẳng tự nhiên của Lockephản ánh phương diện xã hội của con người ở chỗ ông đã chỉ cho một thực tếrằng: Con người có thể bất bình đẳng về tự nhiên nhưng không thể bất bìnhđẳng về xã hội Những quan niệm này của Locke đã trở thành tiền đề quantrọng cho cách mạng tư sản

Trong trạng thái tự nhiên, Locke tiếp tục khẳng định sự tự do khônggiới hạn của con người Ông cho rằng con người có được tự do vô hạn vì conngười chỉ chịu sự chi phối những giá trị mà họ tự nguyện chấp nhận Tuynhiên Locke cũng khẳng định rất rõ tự do vô hạn của con người không đồngnhất với việc con người muốn làm gì thì làm Đây là tự do đối lập với sự độcđoán chuyên quyền, bạo lực và cả sự vô pháp luật Quan điểm về tự do nàycủa Locke được Montesquieu phát triển hơn khi ông trình bày về tự do và tự

do chính trị trong Bàn về tinh thần pháp luật Montesquieu cho rằng “Tự do là

quyền được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép” [40, 105] Khi nói tới

tự do vô hạn Locke muốn ẩn ý tới những giới hạn của quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước khi can thiệp vào tự do con người

Điểm độc đáo của Locke khi nghiên cứu trạng thái tự nhiên, ông đã đặtvấn đề về quyền chiếm hữu và sở hữu tài sản của con người đối với những gì

Trang 36

thuộc về bản thân con người hay những gì do bản thân con người tạo ra.Locke viết: “Mặc dù những vật thể tự nhiên được đem lại cho mọi người chomọi người cùng nhau sử dụng, nhưng vốn là chủ nhân đối với bản thân và làchủ sở hữu đối với cá nhân mình, đối với những hành vi và lao động củamình, với tư cách như vậy, con người có một cơ sở vĩ đại cho sở hữu ở trongchính mình” [Dẫn theo 20, 397] Với quan điểm này, Locke cảnh báo quyềnlực nhà nước phải tôn trọng nhân phẩm và tài sản của con người Không dừnglại ở đó, Locke tiếp tục khẳng định trọng trạng thái tự nhiên, phẩm chất thứ tưcủa con người là quyền lực tuyệt đối trong việc bảo vệ sự bình đẳng, tự do, sởhữu tự nhiên của mình chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào.

Có thể nói, những quan điểm nêu trên về nhân quyền được Locke xâydựng như là tiền đề để ông đi vào luận chứng các nguyên tắc quyền lực củanhà nước Locke khẳng định những quan điểm nêu trên của ông trong trạngthái tự nhiên là lý tưởng vì con người đã bước vào trạng thái công dân từ lâurồi Trong trạng thái công dân, tính cộng đồng, xã hội cùng tồn tại với tính tựnhiên Do đó theo Locke xây dựng quyền lực nhà nước phải tính tới mối quan

hệ nguyên tắc tự nhiên và xã hội Tức là khi xây dựng luật pháp cần phải chú

ý tới ranh giới một bên là quyền lực nhà nước và một bên là quyền tự do củacon người Locke cho rằng cần thiết lập khế ước xã hội như là phương thức chuyểntiếp sang xã hội công dân Thực chất khế ước xã hội là sự thỏa thuận giữa côngdân với nhau trong xã hội để hợp nhất cộng đồng nhằm mục đích “để sống chungcho thuận tiện, hạnh phúc và hòa bình, để sử dụng sở hữu của mình một cáchthanh bình và có được sự an toàn lớn hơn so với những người không là thành viêncủa xã hội” [Dẫn theo 20, 399]

Locke còn đi xa hơn khi ông khẳng định các nguyên tắc quản lý nhànước (hay chính là luật pháp) phải trở thành phương tiện để cá nhân conngười thực hiện các quyền tự nhiên của con người Có thể khẳng định rằngvới những quan điểm trên của mình, Locke đã luận chứng cho chủ nghĩa cá

Trang 37

nhân về mặt triết học Và chủ nghĩa cá nhân đã trở thành nhân tố chi phốicách thức tính chất nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập Lockeđược coi là người khởi thảo một cách chính thức học thuyết tam quyền phânlập với ba quyền lực nhà nước được gọi tên: Lập pháp, hành pháp và tư pháp

cơ quan ngoại giao, chưa có tư pháp

Trong ba quyền này, Locke đề cao vai trò của quyền lập pháp, song ôngkhẳng định nó không phải là quyền vô hạn mà bị giới hạn bởi những điều kiệnnhất định Quan niệm về tam quyền phân lập của Locke được Montesquieu saunày tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn bị thêm nội hàm khái niệm này

Trong học thuyết chính trị của mình, Locke cũng chú ý tới vai trò củanhân dân như là một yếu tố hạn chế sự làm quyền của nhà nước Ông coi nhândân là chủ thể tối cao của quyền lực trong xã hội Locke đã dành cả chương

XIX trong Khảo luận thứ hai về chính quyền để bàn về sự giải thể chính

quyền nhà nước Ông khẳng định trong mọi trường hợp thì “nhân dân sẽ làngười phán xét” [33, 311], thậm chí ngay cả khi quân vương hay cơ quan lậppháp có hành động sai trái Trong trường hợp chính phủ không còn còn pháthuy được tác dụng Locke cho rằng “Nhân dân có quyền hành động với tưcách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp hoặc dựng lênmột hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng phải đặtvào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp” [33, 314]

Trên đây có thể thấy, những quan niệm về quyền tự nhiên, về chínhphủ, xã hội công dân, khế ước xã hội, về quyền lực của nhân dân…đã làm cho

giá trị của tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền và tên tuổi của J.

Locke có sức sống lâu bền với thời gian Ông được coi là bậc tiền bối có ảnhhưởng sâu sắc và trực tiếp nhất tới quan niệm triết học pháp quyền củaMontesquieu

Trang 38

CHƯƠNG 2

“BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT” - NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN

VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA Ch.S MONTESQUIEU

2.1 Tổng quan về tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật

2.1.1 Kết cấu tác phẩm

Để hiểu sâu sắc hơn về những quan niệm nhà nước pháp quyền của

Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật, ở phần tổng quan này, theo tác

giả luận văn, trước hết cần làm rõ khái niệm Tinh thần pháp luật theo cách

hiểu của Montesquieu Việc giải mã khái niệm tinh thần pháp luật theo cáchhiểu của Montesquieu trong tiểu tiết tổng quan về tác phẩm theo tác giả luậnvăn là rất cần thiết Bởi lẽ theo chúng tôi, khái niệm này giống như sợi chỉ đỏ

xuyên suốt tác phẩm Nghiên cứu Bàn về tinh thần pháp luật, chúng ta có thể

thấy Montesquieu không đặt ta mục đích nghiên cứu về luật nói chung haynghiên cứu luật pháp với tư cách một nhà luật học thuần túy Tác giả đi sâu

nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần của pháp luật Xét về mặt thuật ngữ, theo từ điển tiếng Việt: Tinh thần được hiểu là “tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình

cảm…những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm con người” [45, 961]

Nhưng ở đây, chữ Tinh thần mà Montesquieu dùng trong tiêu đề của tác phẩm

hoàn toàn không đồng nhất với nội hàm khái niệm tinh thần vừa nêu Chữ

Tinh thần ở đây được Montesquieu dùng theo nghĩa là bản chất (I’esprit du

materiel) chứ không phải là yếu tố tinh thần thuộc về ý thức (I’esprit de laconscience) Và do đó, chữ Tinh thần của Montesquieu cũng không đồng nhấtvới cái ý niệm của Platon đã dùng hay ý niệm tuyệt đối của Hegel sau nàydùng Montesquieu viết: “…tôi không soạn luật mà chỉ nghiên cứu cái tinhthần của các luật Tinh thần đó tồn tại trong mọi quan hệ giữa pháp luật vớicác sự vật Tôi bám vào các mối quan hệ ấy hơn là viết theo các lớp tự nhiêncủa các luật” [40, 45]

Trang 39

Tinh thần pháp luật ở đây cần phải hiểu đó là bản chất của hệ thống

pháp luật Và bản chất của hệ thống pháp luật đó chính là cái hồn, cái cốt lõicủa tác phẩm mà Montesquieu muốn luận bàn Trong mở đầu của chương 1,

Montesquieu có đưa ra cách hiểu về Luật nói chung Theo ông, Luật theo

nghĩa rộng nhất là “những quan hệ tất yếu trong bản chất sự vật” Với nghĩađầy đủ như thế Montesquieu cho rằng mọi vật đều có luật, thế giới thần linh,thế giới vật chất, những trí tuệ siêu việt đến các loài vật và loài người đều có

luật của mình Nhưng cần lưu ý, Luật ở đây Montesquieu dùng không đồng nhất với luật pháp nói chung Bởi lẽ, Luật ở đây là quan hệ trong tương quan

với bản chất sự vật Và pháp luật chỉ là một thành tố trong Luật nói chung màthôi Nhưng Montesquieu cũng giải thích luôn rằng: ông không đi vào nghiêncứu Luật nói chung, Montesquieu chỉ tập trung vào cái tinh thần của phápluật Đó là cái bản chất, cái cốt lõi bên trong của hệ thống pháp luật mà ôngmuốn luận bàn trong nghiên cứu của mình Xuất phát từ điều nàyMontesquieu triển khai khảo sát ba chính thể trong lịch sử và các nguyên tắc

cơ bản của các chính thể đó Đồng thời ông cũng phân tích mối tương quangiữa luật pháp với các nhân tố khác như: khí hậu, phong tục, đất đai, tôngiáo…và các nhà nước trong lịch sử để thấy trọn vẹn tinh thần của pháp luật

Bàn về tinh thần pháp luật là công trình tâm huyết nghiên cứu hai mươi

năm của Montesquieu, tác phẩm gồm 31 quyển với hơn 600 chương Bản

dịch Bàn về tinh thần pháp luật của Hoàng Thanh Đạm tương đối đầy đủ, bổ sung thêm bản dịch của người tiền bối Trịnh Xuân Ngạn Cấu trúc tác phẩm

được chia thành sáu phần:

Phần thứ nhất: Từ quyển I tới quyển VIII: Montesquieu bàn về pháp luật,

nguyên nhân của sự nảy sinh, hình thành pháp luật và tương quan với các chính thể.

Phần thứ hai: Từ quyển IX đến quyển XIII: Montesquieu tiếp tục

nghiên cứu các yếu tố chính trị bằng việc phân tích những luật lệ nào phù hợp

Trang 40

với ba chính thể mà ông khảo sát trong lịch sử Trong phần này, Montesquieubàn nhiều hơn cả về lý thuyết tam quyền phân lập và việc phân định ba quyền

đó áp dụng ở Anh quốc

Phần thứ ba: Từ quyển XIV tới quyển XIX: Montesquieu phân tích các

nguyên nhân với tính cách vật chất – khách quan (tính chất của khí hậu, đấtđai) hay tinh thần (tập quán hay phong tục của mỗi nước) ảnh hưởng tới luậtpháp

Phần thứ tư: Từ quyển XX tới quyển XXIII: Montesquieu tiếp tục

nghiên cứu nguyên nhân với tích cách kinh tế và nhân khẩu ảnh hưởng tớipháp luật

Phần thứ năm: Từ quyển XXIV tới quyển XXVI: Montesquieu trình

bày những nguyên nhân tâm linh có ảnh hưởng tới pháp luật Ông phân tíchkhá sâu sắc mối quan hệ giữa tôn giáo và pháp luật Đồng thời trong phầnnày, Montesquieu cũng xem xét mối quan hệ giữa luật pháp và các đối tượng

mà luật pháp quy định

Phần thứ sáu: Từ quyển XXVIII tới hết quyển XXXI: Montesquieu

khảo cứu về lịch sử minh chứng cho tinh thần pháp luật

Ngay từ khi tác phẩm ra đời và cho tới bây giờ trong giới chuyên mônvẫn có khá nhiều tranh luận về bố cục của tác phẩm Có ý kiến khen ngợiMontesquieu sắp xếp bố cục chặt chẽ với tư duy lý luận sắc sảo song lại có ýkiến cho rằng Montesquieu trình bày tác phẩm “không theo một thứ tự nào”.Nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy một điều: Mặc dù giữa cácquyển, các chương có độ dài ngắn không giống nhau, tuy nhiên điều đó khônglàm ảnh hưởng tới giá trị của tác phẩm Bởi lẽ, trong quá trình nghiên cứuchúng ta vẫn thấy mạch lôgic bên trong xuyên suốt tác phẩm: Mười ba quyểnđầu Montesquieu chứng minh hiến pháp chính trị là yếu tố chính xác định bảnchất của luật pháp Mười ba quyển sau Montesquieu phân tích những yếu tố

Ngày đăng: 27/10/2020, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w