Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ
Trang 1BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CÔNG ĐOẠN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THỊT GÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giảng Viên Hướng DẫnVÕ VĂN SƠN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPKỸ SƯ CHĂN NUÔI - THÚ Y
Sinh Viên Thực HiệnLÊ VĨNH PHÚC MSSV: 3042176
Lớp Chăn Nuôi Thú YKhóa 30
Cần Thơ 6/2008
Trang 2BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CÔNG ĐOẠN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THỊT GÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008 Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008
Duyệt Khoa
Trang 3CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Cần Thơ có những đặc trưng như sau 3
2.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI GÀ 4
2.2.1 Đặc điểm cơ bản của gà 4
2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi gà 5
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH 6
2.3.1 Chi phí 6
2.3.2 Giá thành 6
2.3.3 Doanh thu 6
2.3.4 Lợi nhuận 6
2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận 6
2.4 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊUTHỤ 7
Trang 4CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 11
4.1 NGƯỜI CHĂN NUÔI 11
4.1.1 Tình hình chung của người chăn nuôi 11
4.1.2 Chi phí chăn nuôi từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng 14
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi 16
4.2 THƯƠNG LÁI 19
4.2.1 Tổng quan về thương lái 19
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái 20
Trang 5Bảng 1: Tình hình chăn nuôi tại vùng khảo sát 12
Bảng 2: Loại hình chăn nuôi gà tại vùng khảo sát 12
Bảng 3: Phương thức chăn nuôi 13
Bảng 4: Nguồn cung cấp con giống 14
Bảng 5: Chi phí chính sản xuất 1 kg gà 15
Bảng 6: Lợi nhuận của người chăn nuôi gà 18
Bảng 7: Giá mua và số gà mua hằng ngày 21
Bảng 8: Chi phí thu mua và giết mổ của một con gà 22
Bảng 9: Trọng lượng sau khi giết mổ và lợi nhuận của thương lái 23
Bảng 10: Sản lượng bán hằng ngày của người bán lẻ 25
Bảng 11: Tổng chi phí của người bán lẻ 26
Bảng 12: Lợi nhuận/con gà của người bán lẻ 27
Bảng 13: Thu nhập bình quân hằng ngày của từng công đoạn 28
Trang 6Biểu đồ 1: Trình độ người chăn nuôi 11
Biểu đồ 2: Tỉ trọng các loại chi phí cho một gà thịt 16
Biểu đồ 3: Giá bán gà thịt tại các vùng khảo sát 17
Biểu đồ 4: Doanh thu của người chăn nuôi 17
Biểu đồ 5: Lý do chọn nghề của thương lái tại các vùng khảo sát 19
Biểu đồ 6: Cách thức tìm nguồn bán gà 20
Biểu đồ 7: Sản lượng gà thịt hằng ngày 21
Biểu đồ 8: Lợi nhuận các thương lái 23
Biểu đồ 9: Khách hàng của bán lẻ 24
Biều đồ 10: Lý do chọn nghề của những người bán lẻ tại các vùng khảo sát 25
Trang 7Nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề ra những khuyến cáogiúp người chăn nuôi và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế của các côngđoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phốCần Thơ”
Đề tài được thực hiện tại thành phố Cần Thơ, thông qua việc khảo
70,05 %, kế đến là chi phí con giống, chiếm tỉ trọng 20,83 % Đây là
phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
ngành hàng, bình quân đạt 12297,4 đồng/ngày/con
Với mức giá tăng cao hiện nay thì người chăn nuôi hoàn toànkhông có lời, thậm chí còn bị lỗ khi tính cả chi phí công lao động Điềunày, chứng tỏ người chăn nuôi có mức lời chủ yếu là lấy công làm lời
Trang 9cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người Từ chăn nuôi gia cầm trang trại, nhiều
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm quốc gia, là vựa lúa lớn nhất của cả nước và đó cũng chính là điều kiện để ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển Chính trong 20 năm qua ngành chăn nuôi gia cầm nước ta nói chung và chăn nuôi gà nói riêng không ngừng phát triển Ngày nay trong phạm vi xã hội và trong khuôn khổ từng gia đình, chăn nuôi gà đã thực sự là một ngành sinh lợi Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh như nước ta, chăn nuôi gà còn có ý nghĩa lớn nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng trong cơ cấu kinh tế, tránh việc người nông dân chỉ độc canh cây lúa hoặc một vài loại cây trồng khác
Ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long việc chăn nuôi gà đã bắt đầu từ khá sớm Nó nhanh chóng được cả người sản xuất và tiêu dùng chấp nhận Đặc biệt trong vài năm gần đây, chăn nuôi gà đã trở thành một nghề chính sản xuất kinh tế (thịt, trứng) có hiệu quả kinh tế cao để phục vụ cho nhu gia đình đã làm giàu một cách nhanh chóng Tuy nhiên bên cạnh đó, những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sản xuất là giá cả thức ăn tăng cao, giá cả đầu ra, thị trường tiêu thụ và dịch bệnh (dịch cúm gia cầm năm 2007 làm số gia cầm chết 3885 con, số gia cầm chôn hủy 5091 con xảy ra ở 21 hộ chăn nuôi) Giá cả của gà thường xuyên không ổn định sau dịch cúm làm cho một số hộ sản xuất không có lợi nhuận
Qua đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà cũng nhưphát triển về nông nghiệp ở Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nóichung ta cần tìm hiểu về hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết các vấn đềtiêu thụ sản phẩm để góp phần làm tăng lợi nhuận cho các hộ sản xuất và giải quyếtviệc làm cho người lao động ở nông thôn
Nhằm mục đích đánh giá thực trạng, đề ra những khuyến cáo hợp lý giúp người chăn nuôi và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, được sự phân công của Bộ môn Di truyền giống nông nghiệp - Khoa Nông Nghiệp và SHƯD -
Trang 10Trường Đại học Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cáccông
đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
TP Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Phía bắc giáp với tỉnh An Giang, phía nam và tây - nam giáp tỉnh Hậu Giang, phíađông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang
Tổng diện tích tự nhiên 140.096 ha, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ,Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh) Tổng số thị trấn, xã, phường: 68, trong đó 4 thị trấn, 30phường và 34 xã
Vị trí địa lý rất thuận lợi cho mở rộng giao lưu với các tỉnh khác ở ĐBSCL, làtrung tâm khoa học, đào tạo, công nghiệp, thương mại của ĐBSCL, đây là lợi thế vàcũng là yêu cầu khách quan với Cần Thơ trong vai trò tiên phong và tác động tích cựcđến phát triển kinh tế và nông nghiệp, nông thôn toàn ĐBSCL
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như: Năng lượng bức xạ dồi dào (154 - 158 Kcal/cm2 - năm), nắng nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều trong năm (khoảng 270C), lượng mưa trung bình 1600-1700 mm/năm, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) được tưới chủ động, độ ẩm trung bình là 83%, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, rải vụ và tăng năng suất cây trồng, có thể đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hóa gần như quanh năm Rất ít thiên tai nên sản xuất nông nghiệp khá ổn định
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Cần Thơ có những đặc trưng như sau - Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa Sản lượng lúa tạiCần Thơ là 1,131 triệu tấn Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượngkhông đáng kể Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm Sốlượng heo là 142,935 ngàn con, số lượng gia cầm là 1,84 triệu con (trong đó gà là273.000) Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều
Trang 13- Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng
- Công nghiệp: Cần thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng đểphục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là hai khu công nghiệp tại TràNóc nằm trên địa bàn quận Bình Thủy
- Y tế: tại Cần Thơ có một số bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Mắt - RHM, Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Cần Thơ, Trung tâm Chống Lao - Phổi Cần Thơ, Trung tâm Da liễu Cần Thơ, Trung tâm Tâm thần Cần Thơ,… các bệnh viện thuộc các quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ
- Thương mại - dịch vụ: trong tháng năm, mức lưu chuyển hàng hóa thành phố Cần Thơ đạt 3.500 tỉ đồng, nâng tổng mức lưu chuyển từ đầu năm đến nay đạt
17.500 tỉ đồng, tăng 2.600 tỉ đồng so cùng kỳ năm 2007, dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tăng cường dự báo, thông tin thị trường, thực hiện đề án thương mại điện tử, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia giới thiệu sản phẩm, kinh doanh thương mại, dịch vụ Cần Thơ phối hợp với các địa phương trong cả nước phát triển thị trường theo hướng đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của sảnxuất và tiêu dùng, bảo đảm ổn định nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu; mởrộng việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa trong và khu vực Đồng bằngsông Cửu Long
(Cục thống kê TP Cần Thơ, Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ, Ước tháng 12năm 2007)
2.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI GÀ 2.2.1 Đặc điểm cơ bản của gà
Gà là một loài gia cầm, thuộc lớp chim, với một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻnhiều, lớn nhanh…) Cũng do vậy, con gà có những thế mạnh và điểm yếu qua cáchnhìn của con người
Trang 14- Điểm mạnh: hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm ở gà rất lớn Một gàmái có thể sinh ra một lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể của nó trongvòng 12 tháng, một gà thịt đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối lượng sơ sinh chỉsau 8 tuần lễ Như vậy tiềm năng về sức sản xuất của gà rất lớn
- Điểm yếu: cần chú ý đến 2 điều:
+ Một là: vì không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày (nhất là giống gà thịt) thânnhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với những nơi, những lúc có nhiệt độ thấp, gà chịu réttốt nhưng chịu nóng kém
+ Hai là: do cường độ trao đổi chất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng và thời tiết, khí hậu, đặc biệt với các giống gà cao sản; điều thường gặp nhất là các bệnh do thiếu vitamin và khoáng chất (vi lượng) trong thức ăn
(Trần Trung Vĩnh - Nguyễn Mộng Giao, Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, 2002) 2.2.2 Đặc điểm của ngành chăn nuôi gà
Gà cung cấp cho thị trường thức ăn, lao động và lợi nhuận:
- Cung cấp một số lượng lớn sản phẩm (thịt, trứng) giàu chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người
- Phát triển chăn nuôi gà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là những người lao động ở những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển
- Mức lợi nhuận còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng nếu có biện pháp chăn nuôithích hợp (giống, thức ăn, thuốc thú y, cách và thời gian chăm sóc…) thì khả năng thulợi nhuận sẽ cao hơn
Gà tận dụng thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, thực phẩm dư thừa trong sinhhoạt.
Ngoài mục đích chính là sản xuất thịt và trứng có hiệu quả, người chăn nuôi còncó thể kết hợp nuôi chăn thả với việc bảo vệ mùa màng theo hệ sinh thái kết hợp.Phân gà được dùng bón cho cây trồng giúp người dân tiết kiệm được tiền đầu tư muaphân bón và bảo vệ được môi trường không bị ảnh hưởng độc hại do lạm dụng cácchất hóa học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
(Cẩm Nang Chăn Nuôi Gia Súc - Gia Cầm Tập II, 2004)
Trang 152.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH 2.3.1 Chi phí
Chi phí sản xuất là tất cả các chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm gà Đối vớingười chăn nuôi, bao gồm các chi phí như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí điệnnước, chi phí thú y… Đối với thương lái, các chi phí gồm có: vận chuyển, thu mua, chiphí lò mổ, chi phí kiểm dịch thú y,… Đối với người bán lẻ, các chi phí bao gồm: chiphí vận chuyển, thu mua, thuê lao động, thuế, hoa chi…
2.3.2 Giá thành
Giá thành sản phẩm gà là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một con gà từ lúc mua đến lúc xẻ thịt bán ra các loại thịt
2.3.3 Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được khi bán sản phẩm Doanh thu là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm
Doanh thu = Số lượng x Đơn giá 2.3.4 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất, nên nó có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân tố chủ quan vàkhách quan Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí 2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số nhằm đánh giá về hiệu quả lợi nhuận của chi phí đầu tư Nó được xác định bởi phần trăm lợi nhuận so với chi phí sản xuất Tỷ xuất lợi
Trang 16nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận
Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận / Tổng chi phí) x 100 2.4 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀTIÊU THỤ
2.4.1 Hộ chăn nuôi
Bao gồm các công đoạn chăn nuôi:
- Ấp trứng: thời gian ấp nở trung bình là 21 ngày, nếu có kỹ thuật ấp trứng tốt thìsẽ ít bị rủi ro và ít tốn công nhất
- Nuôi gà thịt: nuôi gà từ lúc mới nở đến khoảng 3 - 4 tháng (tùy theo từng giống gà), chu kỳ sản xuất ngắn thích hợp với mọi qui mô từ vài con đến vài nghìn con Trong việc nuôi gà thịt, về mặt quản lý - việc tính toán thời điểm xuất chuồng thích hợp là rất quan trọng vì sau thời điểm này gà thường ăn rất khỏe nhưng lớn rất chậm Tốt nhất là phải sắp xếp làm sao để gà vừa đủ tiêu chuẩn (thể trọng) là xuất chuồng được ngay, nếu kéo dài thường xảy ra nhiều rủi ro và sinh chi phí sẽ rất lớn
- Nuôi lấy trứng: sản phẩm ở đàn gà này là trứng thực phẩm (trứng thương phẩm - khác với trứng để ấp: trứng giống là trứng không có trống) Chu kỳ sản xuất của việc nuôi gà trứng khá dài, thường từ 12 - 20 tháng Tùy theo việc đầu tư ban đầu (nuôi từ gà mới nở hay gà hậu bị) Khác với nuôi gà thịt: nuôi ngắn ngày hơn và thu hồi vốn một lần, gà trứng có cả một chu kỳ dài vừa đầu tư, vừa thu hồi vốn và lợi nhuận (vốn được chu chuyển hằng ngày) Việc đầu tư ban đầu để nuôi gà trứng cũng tốn kém hơn so với cùng số lượng gà nuôi thịt Do sản phẩm không tập trung vào một vài thời điểm mà rải đều đặn, thường xuyên trong cả một thời gian dài nên việc tiêu thụ (đầu ra) không bị căng thẳng, dồn ép mà hoàn toàn có thể chủ động về kế hoạch
- Nuôi sinh sản: khác với “nuôi lấy thịt” và “nuôi lấy trứng”, sản phẩm của việc nuôi gà sinh sản là quả trứng giống, nghĩa là quả trứng để đưa vào ấp ra những
Trang 17con gà giống (giống thịt, giống trứng, ….) Do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn việc nuôi thương phẩm Chu kì sản xuất của gà sinh sản thường là 18 tháng gồm 6 tháng nuôi gà con, gà hậu bị và 12 tháng nuôi gà đẻ lấy trứng ấp giống Khác với nuôi lấy thịt và lấy trứng, qui mô đàn của “nuôi sinh sản” không thể nhỏ, phải tính bằng trăm, bằng nghìn gà mái Ngoài ra phải nuôi cả gà trống, yêu cầu kỹ thuật (ăn, ở, chăm sóc, phòng bệnh…) đều cao hơn hẳn… do vậy đương nhiên là phải có một số vốn ban đầu đủ lớn (kể cả cơ sở chuồng trại) so với qui mô định nuôi thì hãy tính đến chuyện nuôi gà sinh sản
2.4.2 Thương lái
Thương lái là những người kinh doanh gà bằng cách thu mua gà ở các nông hộ từ khắp nơi mang đến lò mổ tập trung Ngày nay, thương lái không cần phải đi khắp nơi để tìm nguồn hàng mà họ chỉ mua những nơi quen biết Gà ở các nông hộ khi
đạt được trọng lượng nhất định thì họ mới gọi trực tiếp cho thương lái đến xem và mang đi Sau đó đưa đến lò mổ, giết mổ, xẻ thịt và đem bán cho những người bán lẻ
2.4.3 Lò mổ
Hiện nay đa số các thương lái đều tự giết mổ nên lò mổ hoạt động chủ yếu là dịch vụ cho các thương lái thuê mướn chỗ giết mổ và dưới sự kiểm dịch của thú y 2.4.4 Bán lẻ
Sau khi thương lái mua gà từ các nông hộ mang đến lò giết mổ để xẻ thịt và bánlại cho người bán lẻ dưới hình thức nguyên con hoặc xẻ thịt bán theo từng loại Ngườibán lẻ là những người kinh doanh sản phẩm thịt sau khi giết mổ bằng cách định giácho các loại thịt và bán ra thị trường tiêu thụ
(Nguyễn Mạnh Duy, 2007)
Trang 18CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đề tại thực hiện tại thành phố Cần Thơ, với các số liệu được phỏng vấn trực tiếp tại các hộ chăn nuôi, thương lái - giết mổ và bán lẻ ở các quận Ô Môn, quận Cái Răng, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền và huyện Thốt Nốt 3.2.2 Thời gian
Thời gian điều tra trực tiếp ở địa bàn khảo sát từ ngày 16/02/2008 30/04/2008
Thời gian xử lí số liệu và viết luận văn từ 01/05/2008 đến 10/06/2008 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: việc điều tra sẽ được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang vàhồi cứu tại các điểm được chọn
- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các thông tin từ sách báo, tạp chí có liênquan, mạng internet
3.2.4 Phương pháp xử lý
Các số liệu thu thập được nhập vào máy và xử lý bằng chương trình phần mềm vitính Excel
Trang 193.2.5 Các chỉ tiêu phân tích
- Hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.- Hiệu quả kinh tế của thương lái.- Hiệu quả kinh tế của người bán lẻ.
Trang 20Không tham gia lớpCHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 NGƯỜI CHĂN NUÔI
4.1.1 Tình hình chung của người chăn nuôi
Kết quả thảo luận ở các vùng cho thấy, đa phần người chăn nuôi gà đều thôngqua sách báo hoặc kinh nghiệm bản thân chứ không tham gia vào các lớp tập huấnchăn nuôi nào do phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức (chiếm77,52%) Chỉ có 22,48 % số hộ chăn nuôi đã từng tham dự vào các chương trình tậphuấn chăn nuôi và các cán bộ thú ý ở địa phương đã trải qua một khóa học chuyênnghiệp tại các trường trung học, đại học chuyên nghiệp (biểu đồ 1)
22,48%
Tham gia lớp tập huấn
tập huấn nào 77,52%
Biểu đồ 1: Trình độ người chăn nuôi
Qua kết quả khảo sát thực tế ta thấy, mức nuôi cao nhất là 2000 con/hộ Số lứanuôi bình quân là 2,4 lứa/năm, thời gian nuôi một lứa theo hộ chăn nuôi là 5,1tháng Trọng lượng bình quân gà xuất chuồng là 1,6 kg (bảng 1) Thời gian nuôi của gàcòn cao, do thức ăn chủ yếu của gà là lúa và tự kiếm ăn ngoài vườn
Trang 21Bảng 2: Loại hình chăn nuôi gà tại vùng khảo sát (%)
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi tại vùng khảo sát
Số hộ điềuLoại hìnhLoại hìnhLoại hìnhLoại hìnhLoại hình
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Ghi chú: Loại hình 1: Nuôi lấy thịtLoại hình 3: Nuôi sinh sảnLoại hình 2: Nuôi lấy trứngLoại hình 4: Nuôi gà đá - gà giốngLoại hình 5: Nuôi kết hợp các dạng trên
Trang 22Cái Răng 27,78 50 22,22
Qua bảng 2 ta thấy loại hình 5 (nuôi kết hợp các dạng) chiếm tỷ lệ cao nhất (toàn thành phố 64,34 %) trong tất cả các loại hình chăn nuôi ở vùng khảo sát Ở 129 hộ được phỏng vấn trực tiếp thì hầu hết các hộ nuôi là giống gà địa phương (chiếm tỷ lệ 100 %), không có gà chuyên trứng hoặc chuyên thịt, vì thế ở loại hình 2 và 3 chiếm tỷ lệ 0 % vì không có hộ chăn nuôi nào chuyên theo hai loại hình này Ở loại hình 5 ta thấy Thốt Nốt chiếm tỷ lệ cao nhất (chiểm tỉ lệ 80,95 %) trong các quận/huyện do ở Thốt Nốt chủ yếu nuôi gia đình khoảng vài chục con Cờ Đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất ở loại hình 1 (chiếm tỉ lệ 39,53 %) vì có một số hộ nông dân nuôi gà theo hướng công nghiệp (chủ yếu mua con giống từ nơi khác và nuôi lấy thịt) Còn ở loại hình 4, Phong Điền và Ô Môn chiếm tỷ lệ lần lượt là 20 % và 33,33% vì chủ yếu họ nuôi để bán gà đá và gà giống cho nơi khác
Bảng 3: Phương thức chăn nuôi (%)
Nuôi thả Ngày thả - đêm nhốt Nuôi nhốt
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Qua bảng 3, ta thấy rằng phương thức chăn nuôi chủ yếu là ngày thả - đêm nhốt (toàn thành phố chiếm tỷ lệ 42,63 %) được áp dụng ở các hộ chăn nuôi gia đình, chưa mang tính công nghiệp, nuôi với qui mô nhỏ lẻ khoảng vài chục con và chuồng trại được đóng bằng cây rất thô sơ Qua đó ta có thể thấy rằng, phương thức chăn nuôi của người chăn nuôi ở địa bàn khảo sát hầu như còn mang tính truyền thống không mang tính kỹ thuật lắm trong quá trình chăn nuôi Mặc dù hình thức
Trang 23bảng 4, ta thấy phần lớn ở các hộ chăn nuôi gia đình lấy con giống từ đàn gà nhàchăn nuôi này chưa mang lại năng suất cao cũng như hiệu quả kinh tế nhưng nó đãgóp phần cải thiện đời sống gia đình, nhất là ở các hộ nông dân nghèo.
Bảng 4: Nguồn cung cấp con giống (%)
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Một yếu tố không kém phần quan trọng là nguồn cung cấp con giống Qua
(chiếm 71,32 %) Một số hộ nuôi theo hướng công nghiệp lấy con giống từ nơi khác (chiếm 11,63 %) như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long …, những nơi họ đã từng mua để biết được các đặc tính và phẩm chất của con giống Theo kết quả điều tra trực tiếp ở các lò ấp và hộ chăn nuôi thì không hộ chăn nuôi nào mua con giống từ lò ấp và lò ấp chỉ ấp hột vịt lộn chứ không ấp ra con giống Do đó, lò ấp không tham gia vào các công đoạn chăn nuôi nên cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
4.1.2 Chi phí chăn nuôi từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng
Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi thì phần lớn các hộ chăn nuôi đều sử dụng nước giếng Do nước máy hiện nay quá đắt nên hầu như không có ai sử dụng nước máy cho chăn nuôi Điện sử dụng trong chăn nuôi không đáng kể vì đa phần đều là những hộ chăn nuôi trong gia đình và họ không có sử dụng điện trong quá trình chăn nuôi Thông thường người chăn nuôi mua con giống trung bình khoảng 8.000 đồng/con, sau một thời gian nuôi khi đạt được trọng lượng như mong muốn thì bán
Trang 24Để có được sản phẩm như vậy thì người chăn nuôi phải tốn các khoảng chi phí baogồm: chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, … các khoảng chi phí đóđược thể hiện rõ ở bảng 5.
Bảng 5: Chi phí chính sản xuất 1 kg gà
ĐVT: 1000 đồngPhí Con giống Thức ăn Thú y Tổng CP Cp/kgCái Răng 8 23,8 3,5 35,3 21,1
Thốt Nốt 8 25,4 3,5 36,9 22,5Vĩnh Thạnh 8 25,4 3,5 36,9 21,1Phong Điền 8 30,5 3,5 42 27,5
Bình quân 8 26,9 3,5 38,4 24,1
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Qua bảng 5 ta thấy rằng chi phí thức ăn là chi phí cao nhất trong các loại chi phí, có giá trị lớn nhất là 30.500 đồng/con, có giá trị thấp nhất là 23.800 đồng/con, bình quân là 26.900 đồng/con Chi phí thức ăn cao là do một phần giá thức ăn và lúa gần đây tăng Ở các vùng khảo sát, chi phí thức ăn sai lệch rất rõ là do giá thức ăn ở mỗi nơi khác nhau Gà địa phương thường nuôi thả hoặc bán chăn thả, nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, giun dế, cào cào…) nên bớt lượng thức ăn cung cấp hằng ngày để có hiệu quả kinh tế cao Vì thế mà lượng thức ăn gà ăn trong 5,4 tháng là khoảng 5,5 kg lúa (theo số liệu điều tra trực tiếp) Một loại chi phí khác cũng khá cao đó là con giống, các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp thường không nhận giống để nuôi mà khi cần họ đi mua gà giống về nuôi nên giá gà giống cũng có khả năng thay đổi khi giá gà trên thị trường thay đổi, chính điều này cũng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tìm mua con giống Do đó đây là 2 loại chi phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người chăn nuôi
Trang 25Giống Thức ăn Thú y 70,05%
Biểu đồ 2: Tỉ trọng các loại chi phí cho một gà thịt
Từ biểu đồ 2, ta thấy rằng chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm70,05 %), một phần do thời gian qua giá lúa và thức ăn đang tăng cao, điều này làm ảnhhưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người chăn nuôi Kế đến là chi phí con giống,chiếm tỉ trọng 21,28 % Đây là hai loại chi phí được xem là các yếu tố có ảnh hưởngđến lợi nhuận của người chăn nuôi.
Cũng từ bảng 5, ta thấy rằng trọng lượng xuất chuồng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ra 1 kg gà Trọng lượng của gà xuất chuồng càng lớn thì chi phí sản xuất ra 1 kg gà càng nhiều và ngược lại Điều đó cho thấy cùng với chi phí thức ăn vàchi phí con giống, trọng lượng xuất chuồng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuậncủa người chăn nuôi Tóm lại để sản xuất ra 1 kg gà thì người chăn nuôi phải tốn khoảnchi phí bình quân là 24.100 đồng
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Giá thịt gà tại vùng điều tra
Từ biểu đồ 3, ta thấy giá bán gà thịt ở mỗi vùng có sự sai lệch rất nhiều Giá bán cao nhất bình quân là 65.100 đồng/kg (tại huyện Cờ Đỏ) Giá bán thấp nhất bình quân là 61.900 đồng/kg (tại huyện Cái Răng), nguyên nhân một phần do giá lúa thấp hơn các quận/huyện khác, một phần là do Cái Răng có sức tiêu thụ cao, các
Trang 26thương lái lấy gà từ các hộ nông dân chủ yếu là các mối quen đến nhà hộ nông dân thu mua nên giá gà cũng thấp hơn ở các nơi khác Qua đó, cho thấy rằng giá bán gà thịt cũng phụ thuộc vào đối tượng thu mua ở các hộ nông dân và nhu cầu tiêu thụ ở từng nơi.
CáiCờ Đỏ Thốt
Ô Môn
Biểu đồ 3: Giá bán gà thịt tại các vùng khảo sát
Doanh thu của người chăn nuôi
Doanh thu chủ yếu của người chăn nuôi là việc bán gà thịt.
Biểu đồ 4: Doanh thu của người chăn nuôi
Trang 27Phong Điền 27,5 64,4 36,9
Từ biểu đồ 4, ta thấy doanh thu từ gà thịt biến động không nhiều, doanh thubình quân cao nhất là ở Vĩnh Thạnh (108.900 đồng/con), doanh thu bình quân thấpnhất là ở Ô Môn (95.800 đồng/con), trung bình là 101.500 đồng/con Doanh thu từ cácnguồn gà này phụ thuộc vào trọng lượng của chúng và giá gà trên thị trường, vì thế mànó có sự biến động không nhiều
Lợi nhuận của người chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợi nhuận của các hộ chănnuôi gà thịt, vì đây là nguồn cung cấp sản phẩm thịt gà trên thị trường
Bảng 6: Lợi nhuận của người chăn nuôi gà
ĐVT: 1000 đồng/kg Chỉ tiêu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Qua kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, bình quân chi phí cho một con gà từngày nuôi đến ngày xuất chuồng phải tốn chi phí là 24.100 đồng/kg, khi đó ngườichăn nuôi sẽ có lợi nhuận là 39.300 đồng/kg (chưa tính công lao động) Nếu xét vềmặt kinh tế thì lợi nhuận cho người chăn nuôi còn thấp
Do thời gian nuôi một gà thịt kéo dài khoảng 5 tháng, thì gà đạt trọng lượngxuất chuồng trung bình là 1,6 kg, như vậy tổng lợi nhuận thu được là:
39.300 đồng/kg x 1,6 kg = 62.880 đồng
Nếu tính theo từng ngày thì người chăn nuôi thu nhập được hay bỏ ống đượclà:
62.880 đồng / 150 ngày (5 tháng) = 419,2 đồng.
Trang 28Tổng chi phí trên là chưa tính vào công lao động nhà Chi phí công lao động màhọ bỏ ra lớn hơn lợi nhuận mà họ đạt được Vì vậy nếu tính cả chi phí công lao độngvào tổng chi phí thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ rất thấp, thậm chí có thể bị lỗ.Tuy vậy lãi suất hằng tháng của chăn nuôi gà cao hơn lãi suất ngân hàng (1,083%),lãi suất hàng tháng là 32,6 % Điều đó, chứng tỏ rằng, những hộ chăn nuôi này cònsản xuất theo kiểu truyền thống tương đối cao, mức lời ở đây chủ yếu là lấy công làmlời Như vậy muốn có thu nhập hằng tháng trên 260.000 đồng để thoát nghèo, ngườinông dân phải nuôi trên 21 con gà
4.2 THƯƠNG LÁI
4.2.1 Tổng quan về thương lái
Qua kết quả khảo sát thì thương lái đều không qua trường lớp đào tạo nào.Hiện này, thương lái thường mua gà đem đến lò mổ tập trung, sau khi giết mổ họđem bán sản phẩm thịt gà cho người bán thịt ở chợ với hình thức bán nguyên con(đối với gà ta không bán lẻ)
Gia
75%
Biểu đồ 5: Lý do chọn nghề của thương lái tại các vùng khảo sát
Theo kết quả khảo sát từ 8 thương lái ở các vùng, ta thấy rằng phần lớnthương lái này đều đến với nghề là do lợi nhuận từ việc kinh doanh giết mổ gà(chiếm 75 %), còn lại là do gia truyền (chiếm 25 %) Tất cả họ đều thu mua gà, giết mổở các lò mổ tập trung và dưới sự kiểm dịch của thú y
Trang 29Khi mua gà, do sự quen biết nên ít khi nào thương lái chủ động tìm đến ngườichăn nuôi, chủ yếu là khi nào người chăn nuôi cần bán và nhắn tin thì họ đến mua Kếtquả cho thấy có 87,5 % thuơng lái đến nơi người chăn nuôi mua gà khi có nhắn gọi, chỉcó 12,5 % tự đi tìm nguồn mua và mua ngẫu nhiên (biểu đồ 6)
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái
Trung bình một ngày, mỗi thương lái mua vào khoảng 5,3 con/ngày (8 kg) với giá bình quân là 61.500 đồng/kg Qua bảng 7, ta thấy giá mua vào của các thương lái có sự khác nhau giữa các vùng, chênh lệch trung bình giữa các vùng là khoảng 3000 đồng/kg, sự chênh lệch này là do nhu cầu thịt gà ở từng thời điểm và từng vùng khác nhau
Trang 30Bảng 7: Giá mua và số gà mua hằng ngày
Địa điểm Giá (đồng/kg) Số lượng (con) Trọng lượng bình quân (kg)
2 0
Biểu đồ 7: Sản lượng gà thịt hằng ngày
Qua biểu đồ 7, ta thấy rằng sản lượng gà thịt mà thương lái mua vào trongngày trung bình là 8 kg, cao nhất là 9,8 kg (tại huyện Cờ Đỏ), thấp nhất là 6,4 kg (tạihuyện Phong Điền) Tại Cờ Đỏ có nhiều hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp vì thếmà thương lái thu mua số con hằng ngày cũng cao so với các quận/huyện khác(bình quân 7 con/ngày) Còn tại Phong Điền, sản lượng tiêu thụ hằng ngày thấp dothời điểm này vừa xảy ra dịch cúm gia cầm nên làm sức tiêu thụ sản phẩm thấp, vìthế mà các thương lái thu mua số con hằng ngày cũng thấp so với các quận/huyệnkhác (bình quân 4 con/ngày)
Trang 31Bảng 8: Chi phí thu mua và giết mổ của một con gà
ĐVT: đồng/conChi phí muaChi phí giết mổ
Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp
Phần lớn thương lái hiện nay kinh doanh theo hình thức mua gà về giết mổ tại lò mổ tập trung sau đó bán cho những người bán lẻ Chi phí thu mua bao gồm chi phí mua gà và chi phí vận chuyển Chi phí giết mổ bao gồm chi phí lò và chi phí thú y, không có chi phí lao động vì các thương lái đều tự giết mổ và lò mổ hoạt động chủ yếu là dịch vụ cho các thương lái thuê mướn chỗ giết mổ và kiểm dịch thuê cho các thương lái Qua bảng 8, cho thấy rằng trọng lượng gà giết mổ bình quân là 1,5 kg, trọng lượng cao nhất là 1,6 kg, trọng lượng thấp nhất là 1,4 kg Các thương lái thường mua gà từ 1,3 - 1,6 kg, bởi vì gà ở trọng lượng đó thường ít mỡ và tỷ lệ nạc cao, đem lại lợi nhuận cao cho họ Thông thường thương lái dùng xe gắn máy đi mua, sau đó chở về lò mổ tập trung, chi phí vận chuyển tùy theo đoạn đường xa hay gần Theo tính toán ở bảng 8, chi phí vận chuyển cho một con gà là 1643,1 đồng, giá trị cao nhất là 2083,3 đồng/con, giá trị thấp nhất là 1166,7 đồng/con Kế đến là chi phí lò mổ, bao gồm các chi phí như: điện nước, hóa chất, vệ sinh Chi phí lò mổ bình quân là 5000 đồng/con, chi phí này thường được cán bộ thú y thu khi thương lái đưa gà vào lò giết mổ
Qua bảng 8, chi phí bình quân 1 kg thịt gà sau khi giết mổ là 66017,7 đồng, trị giá cao nhất là 67375 đồng/kg, trị giá thấp nhất là 64552,1 đồng/kg Tại quận Ô