Tổng quan về thương lái

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ (Trang 26 - 27)

Qua kết quả khảo sát thì thương lái đều không qua trường lớp đào tạo nào. Hiện này, thương lái thường mua gà đem đến lò mổ tập trung, sau khi giết mổ họ đem bán sản phẩm thịt gà cho người bán thịt ở chợ với hình thức bán nguyên con (đối với gà ta không bán lẻ). Gia Lợi truyền; nhuận; 25% 75% Biểu đồ 5: Lý do chọn nghề của thương lái tại các vùng khảo sát

Theo kết quả khảo sát từ 8 thương lái ở các vùng, ta thấy rằng phần lớn thương lái này đều đến với nghề là do lợi nhuận từ việc kinh doanh giết mổ gà (chiếm 75 %), còn lại là do gia truyền (chiếm 25 %). Tất cả họ đều thu mua gà, giết mổ ở các lò mổ tập trung và dưới sự kiểm dịch của thú y.

Khi mua gà, do sự quen biết nên ít khi nào thương lái chủ động tìm đến người chăn nuôi, chủ yếu là khi nào người chăn nuôi cần bán và nhắn tin thì họ đến mua. Kết quả cho thấy có 87,5 % thuơng lái đến nơi người chăn nuôi mua gà khi có nhắn gọi, chỉ có 12,5 % tự đi tìm nguồn mua và mua ngẫu nhiên (biểu đồ 6).

12,5%

Liên hệ với người chăn nuôi

Người chăn nuôi nhắn tin

87,5%

Biểu đồ 6: Cách thức tìm nguồn bán gà

Việc thu mua sản phẩm gà thịt của thương lái thì chủ yếu mua tại nơi người chăn nuôi. Phương tiện hoạt động của thương lái là xe gắn máy. Thị trường thu mua của thương lái chủ yếu là các hộ chăn nuôi ở cùng huyện và thị trường bán ra của thương lái là người bán lẻ (chiếm 50 %) và các mối quen (chiếm 50 %), họ thường bán tại khu vực chợ, các nơi thuận tiện việc giao dịch kinh doanh gần nơi họ đang sinh sống.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w