Hiệu quả kinh tế của thương lái

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ (Trang 27 - 31)

Trung bình một ngày, mỗi thương lái mua vào khoảng 5,3 con/ngày (8 kg) với giá bình quân là 61.500 đồng/kg. Qua bảng 7, ta thấy giá mua vào của các thương lái có sự khác nhau giữa các vùng, chênh lệch trung bình giữa các vùng là khoảng 3000 đồng/kg, sự chênh lệch này là do nhu cầu thịt gà ở từng thời điểm và từng vùng khác nhau.

4

Bảng 7: Giá mua và số gà mua hằng ngày

Địa điểm Giá (đồng/kg) Số lượng (con) Trọng lượng bình quân (kg)

Cái Răng 62000 6 1,5 CờĐỏ 62000 7 1,4 Thốt Nốt 60000 5 1,6 Vĩnh Thạnh 60000 5 1,4 Phong Điền 62000 4 1,6 Ô Môn 63000 5 1,6 Bình quân 61500 5,3 1,5

Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp

12 9,8 10 9 8 6 8 8 7 6,4 2 0

Cái Cờ Đỏ Thốt Vĩnh Phong Ô Môn Răng Nốt Thạnh Điền

Biểu đồ 7: Sản lượng gà thịt hằng ngày

Qua biểu đồ 7, ta thấy rằng sản lượng gà thịt mà thương lái mua vào trong ngày trung bình là 8 kg, cao nhất là 9,8 kg (tại huyện CờĐỏ), thấp nhất là 6,4 kg (tại huyện Phong Điền). Tại Cờ Đỏ có nhiều hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp vì thế mà thương lái thu mua số con hằng ngày cũng cao so với các quận/huyện khác (bình quân 7 con/ngày). Còn tại Phong Điền, sản lượng tiêu thụ hằng ngày thấp do thời

điểm này vừa xảy ra dịch cúm gia cầm nên làm sức tiêu thụ sản phẩm thấp, vì thế mà các thương lái thu mua số con hằng ngày cũng thấp so với các quận/huyện khác (bình quân 4 con/ngày).

Bảng 8: Chi phí thu mua và giết mổ của một con gà

ĐVT: đồng/con Chi phí mua Chi phí giết mổ

Trọng Địa điểm Vận Tổng chi Chi phí/kg lượng (kg) Mua gà Lò mổ Thú y chuyển Cái Răng 1,5 93000 1166,7 5000 200 99366,7 66244,5 CờĐỏ 1,4 86800 1208,3 5000 200 93208,3 66577,4 Thốt Nốt 1,6 96000 2083,3 5000 200 103283,3 64552,1 Vĩnh Thạnh 1,4 84000 1600 5000 200 90800 64857,1 Phong Điền 1,6 99200 2000 5000 200 106400 66500 Ô Môn 1,6 100800 1800 5000 200 107800 67375 Bình quân 1,5 93300 1643,1 5000 200 100143,1 66017,7 Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp

Phần lớn thương lái hiện nay kinh doanh theo hình thức mua gà về giết mổ tại lò mổ tập trung sau đó bán cho những người bán lẻ. Chi phí thu mua bao gồm chi phí mua gà và chi phí vận chuyển. Chi phí giết mổ bao gồm chi phí lò và chi phí thú y, không có chi phí lao động vì các thương lái đều tự giết mổ và lò mổ hoạt động chủ yếu là dịch vụ cho các thương lái thuê mướn chỗ giết mổ và kiểm dịch thuê cho các thương lái. Qua bảng 8, cho thấy rằng trọng lượng gà giết mổ bình quân là 1,5 kg, trọng lượng cao nhất là 1,6 kg, trọng lượng thấp nhất là 1,4 kg. Các thương lái thường mua gà từ 1,3 - 1,6 kg, bởi vì gà ở trọng lượng đó thường ít mỡ và tỷ lệ nạc cao, đem lại lợi nhuận cao cho họ. Thông thường thương lái dùng xe gắn máy đi mua, sau đó chở về lò mổ tập trung, chi phí vận chuyển tùy theo đoạn đường xa hay gần. Theo tính toán ở bảng 8, chi phí vận chuyển cho một con gà là 1643,1 đồng, giá trị cao nhất là 2083,3 đồng/con, giá trị thấp nhất là 1166,7 đồng/con. Kế đến là chi phí lò mổ, bao gồm các chi phí như: điện nước, hóa chất, vệ sinh. Chi phí lò mổ

bình quân là 5000 đồng/con, chi phí này thường được cán bộ thú y thu khi thương lái đưa gà vào lò giết mổ.

Theo như phỏng vấn trực tiếp từ các thương lái thì mỗi con gà sau khi giết mổ

Môn, chi phí sản xuất 1 kg thịt gà cao là do giá gà mua từ hộ nông dân cao, trọng lượng bình quân, chi phí vận chuyển khá cao nên chi phí sản xuất cao.

Bảng 9: Trọng lượng sau khi giết mổ và lợi nhuận của thương lái

ĐVT: đồng/con TL sau giết

Địa điểm Giá bán Thu/con Lãi/con Lãi/kg %lãi/vốn

mổ (kg) Cái Răng 1,3 70000 105000 5633,3 3755,5 5,7 CờĐỏ 1,2 72000 100800 7591,7 5422,6 8,1 Thốt Nốt 1,4 70000 112000 8716,7 5447,9 8,4 Vĩnh Thạnh 1,2 71000 99400 8600 6142,9 9,5 Phong Điền 1,4 70000 112000 5600 3500 5,3 Ô Môn 1,4 72000 115200 7400 4625 6,9 Bình quân 1,3 70875 107400 7257 4815,7 7,3

Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp

(đối với gà ta chỉ cắt cổ và nhổ lông) thì trọng lượng giảm đi khoảng 0,2 kg. Kết quả ở khảo sát bảng 9 cho thấy, một con gà sống trọng lượng trung bình 1,5 kg, sau khi giết mổ còn lại khoảng 1,3 kg. Giá bán trung bình là 70.875 đồng/kg, giá cao nhất là 72.000

đồng/kg, giá thấp nhất là 70.000 đồng/kg. So với giá mua thì chênh lệch 9.375 đồng/kg. Như vậy, nếu chỉ thực hiện việc giết mổ rồi bán ra thương lái có lợi nhuận bình quân là 7.257 đồng/con. 7000 6000 5422,6 5447,9 5000 3755,5 4000 3000 2000 1000 0 Cái Cờ Đỏ Thốt Răng Nốt 6142,9 4625 3500 Vĩnh Phong Ô Môn Thạnh Điền

Tùy theo thời điểm mà thương lái có lợi nhuận cao hay thấp. Từ biểu đồ 8 ta thấy rằng, thương lái có lợi nhuận bình quân là 4815,7 đồng/kg, lợi nhuận cao nhất là 6142,9 đồng/kg, lợi nhuận thấp nhất là 3.500 đồng/kg. Tại huyện Vĩnh Thạnh, các thương lái có lợi nhuận cao là do tổng chi phí của Vĩnh Thạnh thấp nhất so với các quận/huyện khác (giá gà thu mua từ hộ nông dân và chi phí vận chuyển thấp). Tại huyện Phong Điền, lợi nhuận bình quân của các thương lái thấp một phần là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, một phần là do tổng chi phí khá cao và giá sản phẩm bán ra thị trường cũng thấp nên gây cản trở việc kinh doanh mua bán của thương lái, từ đó làm cho lợi nhuận họ không cao.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh sản xuất thịt gà của các thương lái đều đem lại lợi nhuận cao. Xét về mặt kinh tế, thì tỉ suất lợi nhuận bình quân của các thương lái là 7,3 % (bảng 9). So với ngân hàng thì hoạt động của thương lái vẫn cao hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà tại thành phố Cần Thơ (Trang 27 - 31)