1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an

57 959 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn – Nghệ An” 1.2 Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu qu

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang trại có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới vàtrang trại gia đình là một loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp cácnước Ở nước ta tuy các trang trại (chủ yếu là trang trại gia đình) mới pháttriển nhưng đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn gắnliền với phát triển công nghiệp và dịch vụ Các trang trại đã phát huy có hiệuquả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn thúc đẩy sự tăng trưởng vàphát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn Trong những năm gần đây,kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và mở rộng về quy

mô Theo số liệu của của cục thống kê năm 2006 nếu như năm 2001 ViệtNam mới chỉ có 60.758 trang trại thì đến năm 2006 đã có khoảng 150.000trang trại, trong đó có 17.721 trang trại chăn nuôi, ngoài ra còn có khoảng130.000 hộ phát triển theo mô hình kinh tế này Hàng năm các trang trại tạo

ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hóa), thu hút và tạo việc làm ổnđịnh cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn Bình quân mức thunhập 1 trang trại đạt khoảng 98 triệu đồng/năm, và mỗi lao động đạt khoảng700.000 đồng/tháng [20]

Ở Nghệ An kinh tế trang trại tuy phát triển chưa dài nhưng những kếtquả đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, gópphần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn của tỉnh Theo số liệu của chi cục hợp tác xã năm

2006 đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 1.529 trang trại trong đó 385 trang trạitrồng trọt, 289 trang trại chăn nuôi, 119 trang trại lâm nghiệp, 105 trang trạinuôi trồng thủy sản, 631 trang trại tổng hợp Các loại hình trang trại trên đangchuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi và tổng hợp [18]

So với nhiều huyện trong tỉnh, kinh tế trang trại huyện Nam Đàn trongthời gian qua đã phát triển khá mạnh, ngày càng có nhiều loại hình trang trạihình thành với quy mô lớn và nhiều loại hình khác nhau, trong đó loại hình

Trang 2

kinh tế trang trại chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gianqua Nhìn chung các trang trại đã lựa chọn mô hình kinh doanh đúng hướngsản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn, đa dạng Tuy nhiên

sự hình thành và hoạt động của các trang trại đang trong tình trạng tự phát vàrất đa dạng, lại gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, đất đai đặc biệt là thịtrường tiêu thụ sản phẩm nên các trang trại vẫn chưa khai thác hết tiềm năng

và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao Do vậy để chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo đúng định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đánh giá được tiềm năngphát triển kinh tế trang trại của huyện, cần phải khảo sát tình hình phát triểnkinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện để đưa ra một số giải pháp thúcđẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này Xuất phát từ những vấn đề trên tôi

đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn – Nghệ An”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động,vốn) của trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản phẩm của các trang trạichăn nuôi

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển sản xuấtcủa các trang trại chăn nuôi

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại

2.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đượcphát triển khá mạnh trong những năm gần đây, không chỉ đa dạng về quy mô

sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn mà còn cả về cơ cấu nội dung sản xuấtkinh doanh Kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra một bước tiến quan trọngtrong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm và nội dung của trangtrại, kinh tế trang trại là cần thiết để có được những nhận thức đúng đắn trongviệc đánh giá đúng thực trạng phát triển của nó

Hiện nay trong nhiều tài liệu khoa học, trang trại và kinh tế trang trạiđược nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều có những điểmchung như sau:

- Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông,lâm, ngư nghiệp ở nông thôn

- Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế nông hộ nhưng ởvào giai đoạn có trình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hoá cao hơn

- Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (đất đai,vốn, lao động, khoa học công nghệ) một cách có hiệu quả

- Hoạt động sản xuất - kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thịtrường

- Ngoài ra, qua nhiều thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh ở cáctrang trại chúng tôi nhận thấy rằng, lĩnh vực hoạt động của nó không chỉ bóhẹp trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà còn có thêm một số hoạt độngdịch vụ kinh doanh hỗ trợ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các hoạt động chếbiến nông, lâm, thuỷ sản nhằm mục đích tăng thêm thu nhập của trang trại.Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi đưa ra kháiniệm về kinh tế trang trại như sau:

Trang 4

"Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó có kết hợp thêm ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau trong nông thôn, được hình thành chủ yếu trên cơ sở kinh tế nông hộ, có quy mô sản xuất, thu nhập, giá trị và tỷ suất hàng hoá cao vượt trội kinh tế nông hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu qủa kinh tế cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".

Trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học cầnphải phân biệt trang trại và kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là một kháiniệm biểu hiện một tổng thể bao gồm các mối quan hệ giữa các yếu tố vàthành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Còntrang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh cụ thể là nơi diễn ra các hoạt độngcủa kinh tế trang trại

2.1.2 Tiêu chí xác định, các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

2.1.2.1 Tiêu chí xác định

Căn cứ theo thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN.TCTK ngày23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống

kê quy định hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại chăn nuôi như sau:

Về định tính căn cứ vào 3 đặc trưng

- Mục đích sản xuất của trang trại là hàng hoá với quy mô lớn

- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tốsản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuấtnhư: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sảnxuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mớivào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuấthiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ

Trang 5

Về định lượng căn cứ vào 2 tiêu chí sau

- Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: Đối với

phía Bắc và Duyên Hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnhphía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên

- Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông

hộ tương ứng với từng vùng kinh tế

+ Chăn nuôi đại gia súc:

Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên, chănnuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên

+ Chăn nuôi gia súc thường:

Đối với dê, cừu thịt từ 100 con trở lên, chăn nuôi lợn thịt có thườngxuyên từ 100 con trở lên

+ Chăn nuôi gia cầm có thường xuyên từ 2000 con trở lên

Qua các tiêu chí xác định kinh tế trang trại nêu trên ta có thể phân biệt những điểm khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ bằng

bảng sau

Bảng 1: So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ

Mục tiêu Sản xuất hàng hoá Sản xuất tự túc

Quản lý Có quản lý,có hạch toán,có tích

Chế độ canh tác Cơ giới hoá, hiện đại hoá Thủ công

Kết luận Phù hợp với nền kinh tế sản

xuất phát triển cao

Phù hợp với sảnxuất nhỏ

Nguồn số liệu:Tư liệu về kinh tế trang trại (2000).

Trang 6

2.1.2.2 Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại

Các điều kiện về môi trường và pháp lý:

- Có sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước

- Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất

- Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến

- Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông,thuỷ lợi

- Có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội

- Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong hoạtđộng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển

Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại

- Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông,lâm, ngư

- Chủ trang trại phải có tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, vềtrí thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh

- Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết làruộng đất và tiền vốn

- Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạchtoán và phân tích kinh doanh

2.1.2.3 Vấn đề tổ chức quản lý kinh tế trang trại

Bản chất của vấn đề tổ chức quản lý trang trại như quản lý doanhnghiệp Tuy nhiên, trang trại có những điểm đặc thù riêng nên quá trình quản

lý có sự khác biệt:

Xác định chiến lược kinh doanh: Phải xác định rõ sản xuất và dịch vụcái gì? sản xuất và dịch vụ như thế nào? sản xuất và dịch vụ cho ai? lợi nhuậnthu được bao nhiêu? Muốn giải quyết tốt các vấn đề trên chủ trang trại phải làngười có khả năng nắm bắt và xử lý kịp thời những thông tin của thị trường,trên cơ sở đưa ra những quyết định chính xác đáp ứng được nhu cầu thị hiếucủa người tiêu dùng [11]

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh: Trên cơ sở mục tiêu và những định

hướng của chiến lược kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình diễn biến thực

Trang 7

tế của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, chủ trang trại xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh hàng năm Trong kế hoạch cần phải xây dựngnhiều phương án, tuỳ điều kiện thích hợp chọn lựa phương án tối ưu để thựchiện

Tổ chức quản lý thực hiện: Từ kế hoạch chủ trang trại cụ thể hoáphương án kinh doanh, sắp xếp bố trí các nguồn lực, yếu tố sản xuất sao choviệc sử dụng chúng nâng cao được hiệu quả cao nhất

Quản lý tư liệu sản xuất: Việc mua sắm trang bị máy móc công cụ laođộng phải phù hợp với điều kiện năng lực sản xuất của trang trại, không nênđầu tư quá mức quá lạc hậu, lỗi thời làm cho quá trình sử dụng không manglại hiệu quả kinh tế thiết thực

Quản lý sử dụng lao động: Chủ trang trại phải xác định khối lượngcông việc, xây dựng định mức lao động từ đó xác định số lượng lao động Laođộng sử dụng trong các trang trại bao gồm lao động thường xuyên và laođộng thời vụ, chủ trang trại vừa là người quản lý nhưng đồng thời cũng làngười trực tiếp lao động ở trang trại

Quản lý và sử dụng vốn: Vốn của trang trại bao gồm vốn cố định vàvốn lưu động Vốn cố định của trang trại biểu hiện bằng tiền của tài sản cốđịnh bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị, nhà cửa, vật nuôi sinh sản, lấy sữa,cây lâu năm cho sản phẩm Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền tải sản lưu độngnhư vốn bằng tiền, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, thuốc thú y và sảnphẩm đang chờ tiêu thụ Tuỳ theo từng loại vốn mà chủ trang trại có các biệnpháp quản lý khác nhau Nguồn vốn trang trại bao gồm vốn tự có của hộ giađình trang trại và vốn vay từ ngân hàng và các đối tượng khác Mỗi loại vốnchủ trang trại có biện pháp quản lý riêng đặc biệt vốn lưu động cần phải quantâm đến tốc độ lưu chuyển, vốn lưu động có tốc độ luân chuyển nhanh thì khảnăng thu hồi vốn sớm có điều kiện để tái đầu tư sản xuất trang trại

Công tác kiểm tra và điều phối: Chủ trang trại thường xuyên kiểm tragiám sát nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời những sai phạm cũng như nhữngách tắc trong từng khâu công việc hằng ngày: tài chính, kỹ thuật, lao động vàthị trường Trên cơ sở đó điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sát với tình

Trang 8

hình hình thực tế Nếu bỏ qua khâu này, sẽ khó có được một kết quả sản xuấtnhư mục tiêu đã đề ra [15]

Tóm lại, công tác tổ chức quản lý trang trai là việc làm hằng ngày củachủ trang trại chứ không phải ai khác, nên đòi hỏi phải có kiến thức về khoahọc quản lý nhất định Để có kiến thức chủ trang trại phải trải qua quá trìnhđào tạo thông qua học hỏi các chủ trang trại ở những trang trại làm ăn giỏi

2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Việt Nam

Cả nước hiện có 17.721 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 10 lần so vớinăm 2001, trong đó miền Nam chiếm 64,4% và miền Bắc 35,6% Chăn nuôitrang trại phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô đã góp phầnnâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiếntrình hội nhập kinh tế thế giới

Hiện nay loại hình này có xu hướng ngày càng phát triển, trong đóchăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 7.475 trang trại (chiếm 42,2% ), kếđến là chăn nuôi bò, với 6.405 trang trại (chiếm 36,1%), chăn nuôi gia cầmđứng vị trí thứ 3, với 2.838 trang trại (chiếm 16%)…Vốn đầu tư cho mỗitrang trại từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tuỳ theo quy mô và loại hình trangtrại Trong đó, vùng Đông Nam Bộ bình quân khoảng 358 triệu đồng/trangtrại, Tây Nguyên gần 182 triệu đồng/trang trại, Duyên hải Nam Trung Bộ 137triệu đồng/trang trại Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giớiđược nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại đều đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹthuật xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85 - 90% so với các nướctiên tiến Một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn đã đầu tư hệ thống xử lýchất thải bằng công nghệ biogas hoặc bể phân huỷ sinh học hiện đại, đảm bảo

vệ sinh môi trường và tận dụng khí gas để thắp sáng và sưởi ấm cho lợn con.Những trang trại chăn nuôi có quy mô từ 300 - 1.500 bò sữa đã đầu tư hệthống máy vắt sữa tự động hiện đại Về lợi nhuận, theo một số chủ trang trạitrong điều kiện thuận lợi chăn nuôi lợn thịt bình quân thu lãi từ 100.000 -250.000 đồng/con/lứa 4 tháng; nuôi lợn sinh sản thu lãi 2 - 2,5 triệu đồng/nái/

Trang 9

năm; nuôi gà thịt thu lãi 1.000 - 4.000 đồng/kg, gà đẻ 50 - 150 đồng/quả; bòsinh sản thu lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con

Tuy nhiên chăn nuôi trang trại cũng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chếcần khắc phục như: Đa số quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ, thiếu sự quyhoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương dẫn đến các trang trại phát triểnmanh mún, thiếu sự đầu tư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường Tính liên kếttrong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, chưa hình thành liên vùng sản xuấthàng hoá tập trung, sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu thị trườngtrong nước và xuất khẩu Thời gian giao đất, cho thuê đất, thủ tục giao đất,cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcòn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư của các trang trại Trình độchuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kể cả thông tin thị trường của hầuhết các chủ trang trại còn nhiều hạn chế Sản phẩm chăn nuôi do trang trạilàm ra được tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái, nên thường bị ép giá, gâythua thiệt cho người chăn nuôi Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng củacác trang trại chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc cho vay vốnngắn hạn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi

Để đạt được mục tiêu chủ yếu đến năm 2008 lập xong quy hoạch tổngthể về phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, đưa tỷ trọng sản phẩm hànghoá chăn nuôi trang trại trong cả nước đạt 45 - 50% vào năm 2010 và 60 -65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi Cục Chăn nuôi đãđưa ra các giải pháp để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại tậptrung trong giai đoạn 2007 - 2015 Trước hết, các địa phương cần có chínhsách quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi côngnghiệp, tập trung đến tận huyện, xã Chú trọng chuyển đổi diện tích đất canhtác kém hiệu quả, nhất là các vùng trung du, gò đồi sang phát triển chăn nuôitrang trại tập trung Việc quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại phải gắnvới đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến Đối với giải pháp kỹ thuật, cần tiếp tục

sử dụng giống vật nuôi có năng suất chất lượng tốt, thức ăn chăn nuôi côngnghiệp phải đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý, xây dựng chuồng trại,thiết bị tiến tiến phù hợp với từng loại vật nuôi và đặc điểm khí hậu của từngvùng Ngoài ra, sớm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại

Trang 10

về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, đồng thời chủ trangtrại cũng phải có biện pháp thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi giúptrang trại sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả [19]

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của Tỉnh Nghệ An

Tổng số diện tích đất đai của các trang trại: 10.822 ha, bình quân 7ha/1trang trại Với tổng vốn đầu tư 158.775.910.000 đồng, bình quân103.842.976 đồng/1trang trại Nguồn vốn trên chủ yếu là vốn tự có chiếm trên80%

Thực tế, phát triển kinh tế trang trại những năm qua đã chứng minhrằng KTTT là một mô hình cần được khuyến khích phát triển, bởi lẽ KTTT làmột loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồnlực lao động và đất đai Hiện lao động thường xuyên của các trang trại từ5.400 - 5.600 người Năm 2006 giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ, của cáctrang trại đạt: 147.174.498.000 đồng, bình quân 96.255.394 đồng/1 trang trại.Bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của các trang trại đạt từ 35 - 50 triệuđồng/ha Trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây đặc sản đạttrên 90 triệu đồng/ha/năm

Nhìn chung các trang trại đã lựa chọn mô hình sản xuất, kinh doanhđúng hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng đất đai và tạo ra khốilượng nông sản phẩm lớn, đa dạng Kinh tế trang trại đã mở ra hướng làm ănmới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dânnăng động, dám nghĩ, dám làm Ở mỗi địa phương ngày càng nhiều điển hìnhđơn vị và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tinh thần hợp tác, tương trợ giữa cácchủ trang trại được phát huy tốt

Tuy vậy, việc phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An vẫn còn nhữnghạn chế: Trước mắt là thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất Cơ chế vay vốngặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc (thế chấp, tín chấp, kỳ hạn…) nên khôngthực hiện được Nhiều loại hình trang trại như trồng rừng, cây công nghiệpdài ngày, cây ăn quả đòi hỏi thời gian dài và có sự đầu tư vốn lớn, các hộ kinh

tế trang trại đang còn nhỏ, lẻ chưa tích tụ được vốn để tái đầu tư

Trang 11

Nhiều chủ trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, thời hạn cho thuê đất ở một số địa phương còn qúa ngắn, vì vậy chủtrang trại không giám mạnh dạn chủ động đầu tư lớn.

Một số sản phẩm làm ra ở một số vùng không được tự chủ bán, hoặc bịcấm vận chuyển tiêu thụ ra khỏi địa bàn (ví dụ trồng tre lấy măng, nuôi Baba)nguyên nhân luật chưa đồng bộ và cụ thể

Chính sách thu thuế đối với các trang trại chưa rõ ràng, thiếu nhất quán

ở các địa phương (lúc mới hình thành đánh thuế ít, lúc nghe làm ăn có lãi, lậptức tăng thuế lên)

Các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thịtrường, chưa nắm bắt rõ quy luật cung cầu Sản phẩm nông sản làm ra thịtrường tiêu thụ không ổn định, thường bị ép cấp, ép giá

Nhiều trang trại phát triển còn thụ động, không có chiến lược, địnhhướng lâu dài Trình độ tổ chức quản lý sản xuất ở các trang trại còn thấp(Đại học, cao đẳng chiếm 2,8%; Trung cấp 6,63%; số còn lại chưa qua đàotạo ở các trường Đại học, Trung cấp, Cao đẳng hay dạy nghề…)

Trong tiến trình hội nhập WTO chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội

và thách thức Vì vậy việc ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điềukiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại là rất quan trọng và cầntận dụng mọi lợi thế và khắc phục tới mức tối đa các hạn chế, để đối phóthành công các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, góp phần phát triểnnông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, theo kịp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước [21]

2.3 Các vấn đề đã được nghiên cứu về trang trại và kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là thành phần kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển của nên nông nghiệp nước ta trong thời gian qua Cùng với sựphát triển đó đã có rất nhiều tác giả, nhiều tổ chức nghiên cứu về đề tài nàyvới những khía cạnh khác nhau

Tác giả Lê Trọng với tác phẩm "Phát triển và quản lý trang trại trongkinh tế thị trường" đã đưa ra cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trạitrong nền kinh tế thị trường, tổng kết lịch sử phát triển kinh tế trang trại ở

Trang 12

nước ta, đưa ra các kết luận cơ bản về cách thức, mục tiêu, chiến lược, đưa 4điều kiện cần ưu tiên trong quản lý trang trại đó là: thị trường, vốn, sản phẩm

và kỹ thuật để quản lý trang trại đạt hiệu quả cao Tác giả còn đưa ra một số

mô hình và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường như mô hình nông trại,lâm trại, ngư trại, nông - lâm trại [15]

Trong tác phẩm "trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới" củaTrần Đức, Nguyễn Điền đã đưa ra ý kiến về việc phân loại trang trại đó là:Tuỳ theo thu nhập để phân loại trang trại nhưng phải xem mức thu nhập đólớn hơn mức bình quân chung của từng vùng, từng địa phương để phân loại.Tổng hợp và bao quát nhất là tác phẩm "Tư liệu về kinh tế trang trại" NXBTPHCM, 2000 Với nhiều bài viết của nhiều tác giả trong đó nổi bật các bàinhư: khảo sát về kinh tế trang trại của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, một số vấn

đề về kinh tế trang trại và khả năng phát triển ở Việt Nam của Chu TiếnQuang và Trần Hữu Quang Và nhiều bài viết của Hội khoa học kinh tế ViệtNam, các tác giả đã khắc hoạ, mô tả khá rõ về những đặc trưng, loại hình vàthực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường Ngoài ra còn có nhiều bài viết và kếtquả nghiên cứu được đăng tải trên các báo, tạp chí kinh tế xã hội, các hội thảotrong nước về kinh tế trang trại [7], [1]

Ở Nghệ An, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào được in ấn thànhsách nhưng đã có nhiều bài viết được đăng tải trên báo chí, internet như bàiviết "nghiên cứu, trao đổi thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trangtrại ở Nghệ An" hay bài viết gồm nhiều kỳ: "Trang trại chăn nuôi tiềm năngchưa được phát huy" được đăng trên trang web http://www.baonghean.vn.[20]

Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung

nghiên cứu vào các vấn đề như: "Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, những chính sách, cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn cho các trang trại, những khó khăn, cản trở đối với sự phát triển của trang trại hiện nam Đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại ở nước ta".

Trang 13

Tại huyện Nam Đàn cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nàoviết về kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn một cách đầy đủ, có cơ sở khoahọc và thực tiễn, sâu sắc và có hệ thống Vì vậy đề tài "Đánh giá hiệu quảkinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn" của chúng tôi là để cốgắng dựa trên những cơ sở lý luận có tính kế thừa vận dụng vào tình hình thựctiễn để phân tích, đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi hiệnđang phát triển mạnh trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra một số giải pháp thiếtthực để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng vàngành nông nghiệp nói chung của huyện Nam Đàn.

Trang 14

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn Cóhai loại trang trại chăn nuôi được xem xét đó là chăn nuôi tổng hợp tổng hợp(TH), và chăn nuôi lợn kết hợp cá (lợn + cá) Thực tế hai loại hình trang trạinày không khác nhau về cơ cấu vật nuôi (chỉ khác nhau về bò) nhưng khácnhau về qui mô từng loại vật nuôi Đây là 2 loại hình trang trại chăn nuôiđang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Nam Đàn Số mẫu chọn trong nghiêncứu này là 30 trang trại, mỗi loại hình gồm 15 trang trại

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố sảnxuất chính ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại: Đất đai, vốn, lao động - conngười, kỹ thuật, thị trường và hiệu quả kinh tế của các trang trại

- Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Đàn

- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2008 - 5/2008

3.2 Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn

3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên

3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Nam Đàn năm 2007

3.2.3 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn.

3.2.3.1 Quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực của các trang trại.

 Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai

 Tình hình sử dụng lao động

Trang 15

 Vốn sản xuất của các trang trại

 Đặc điểm chung của các chủ trang trại

3.2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại

 Sự đa dạng hóa trong sản xuất của trang trại

 Tình hình sản xuất hàng hóa

 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

 Tình hình doanh thu của các trang trại

 Tình hình chi phí của các trang trại

 Tình hình thu nhập của các trang trại

 Hiệu quả kinh tế:

- Đánh gía thông qua các chỉ tiêu GO, IC,VA,VA/IC,VA/L,VA/ĐGO: Tổng giá trị sản xuất

IC: Chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất, chi phí công lao động

và chi phí dịch vụ được tiêu dùng trong quá trình sản xuất (không tính khấuhao)

VA: Giá trị gia tăng = GO - IC

VA/LĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một ngày công lao động tạo ra đượcbao nhiêu đồng giá trị gia tăng

VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra baonhiêu đồng giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảkinh tế

VA/Đ: Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá xem một đơn vị diện tích(ha) tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng

- Hiện giá thuần thu nhập (NPV) và tỉ suất nội hoàn (IRR) của cáctrang trại chăn nuôi

Hiện giá thuần thu nhập (NPV)

Hiện giá thuần thu nhập là một phương pháp phổ biến trong phân tíchchi phí lợi nhuận NPV thường được sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu

tư, phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư hoặc phân tích tính khảthi về hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh Trong trường hợpnghiên cứu này NPV được sử dụng để phân tích tính khả thi về hiệu quả kinh

Trang 16

tế của các trang trại chăn nuôi Cách tính toán NPV được thể hiện ở công thứcsau:

r

C B NPV

1 1

Trong đó Bt, Ct, t , n và r là lợi nhuận ở năm thứ t, chi phí năm thứ t,

thứ tự năm, tổng số năm hoạt động của trang trại và tỉ suất chiết khấu

Từ công thức đó nếu xem xét một trang trại thì trang trại đó tốt, khảthi khi gía trị NPV dương Nếu xem xét, so sánh giữa nhiều trang trại vớinhau thì trang trại có hiệu quả kinh tế nhất khi có giá trị NPV cao nhất

Tỉ suất nội hoàn (IRR)

Tỉ suất nội hoàn là tỉ suất mà ở đó tổng giá trị hiện tại của trang trại(NPV) bằng zero (0) Hay nói cách khác IRR là tỉ suất sinh lãi của vốn đầu tư

mà ở đó tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận và chi phí bằng nhau Trang trạihoạt động có hiệu quả khi IRR của nó vượt quá tỉ suất chiết khấu đã xác định,chẳng hạn lải suất tiền vay hoặc tiền gửi ngân hàng, hoặc lạm phát Tỉ suất nộihoàn được tính bằng công thức sau:

r

C B IRR

Trong đó các chỉ số B t , C t , t , n và r được xác định như công thức NPV

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn điểm, chọn mẫu

3.3.1.1 Chọn điểm

+ Huyện Nam Đàn là huyện có diện tích đất tự nhiên khá lớn so vớitoàn tỉnh, kinh tế trang trại đang là loại hình kinh tế góp phần chủ yếu vào sựphát triển của nền nông nghiệp huyện, quy mô trang trại ngày càng tăng cả về

số lượng và chất lương nhất là loại hình trang trại chăn nuôi lợn kết hợp vớinuôi trồng thủy sản và loại hình trang trại chăn nuôi tổng hợp Tuy nhiên sự

Trang 17

hình thành và phát triển của các trang trại đang mang tính chất tự phát, chưa

có quy hoạch và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuấtsản phẩm hàng hóa Do vậy, huyện Nam Đàn là địa điểm thích hợp để tiếnhành nghiên cứu đề tài này

+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp tại huyện thông qua các báo cáo tổng kếtnăm 2006, 2007, các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầngcủa huyện

- Các tài liệu liên quan đến sự phát triển của các loại hình trang trại

3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nôngnghiệp huyện, lãnh đạo, cán bộ các xã điều tra trước khi đến các trang trại đó

- Phỏng vấn bán cấu trúc thử 2 trang trại nhằm điều chỉnh sai sótphiếu điều tra trước khi điều tra chính thức

- Phỏng vấn cấu trúc theo phiếu điều tra 30 trang trại theo mẫu đãchọn ở trên Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia để chủ trang trại tựphân tích và nêu ra các hoạt động sản xuất, kết quả và những khó khăn cũngnhư hướng phát triển của trang trại

- Quan sát thực địa 30 trang trại về các hoạt động sản xuất, quy môtrang trại, quy hoạch và sử dụng các nguồn lực

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS 15.0

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 18

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi Diện tích tự nhiên là29382,02 ha, rộng 10 km từ Tây sang Đông, dài 30 km từ Bắc xuống Nam.Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km Điqua huyện có 2 trục giao thông lớn là quốc lộ 46 và 15A Cả huyện có 23 xã

và 1 thị trấn và có 158.182 người dân sinh sống

Toạ độ địa lý:

Từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến 105031’ kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và huyện Đô Lương

Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh

Phía Tây giáp huyện Thanh Chương

Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên

4.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khí hậu

Nam Đàn nằm trong khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùađông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mạng đặc tính nắng nóng của miềnNam, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ caotuyệt đối là 40 0C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ bìnhquân là 19,9 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 6,2 0C Tổng số giờ nắng trung bìnhtrong năm là 1637 giờ

Lượng mưa trung bình năm là 1900 mm, năm mưa lớn nhất là 2600

mm, năm mưa nhỏ nhất là 1100 mm Lượng mưa phân bố không đều, mưanhiều từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các vùngthấp Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa ít chỉ chiếm 10 % lượngmưa cả năm, gây nên khô hạn nghiêm trọng

Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Nam (tháng 4 - tháng 10) vàgió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 4 năm sau) Trong các tháng 5, 6, 7thường có gió Tây Nam khô nóng, gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng

Độ ẩm không khí: bình quân 86 %, lượng bốc hơi bình quân 943 mm/năm

Tài nguyên đất

Trang 19

Tài nguyên đất của huyện và thực trạng sử dụng trong năm 2006

-2007 được trình bày trong bảng 2

Bảng 2: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn năm

2006-2007

(ha)

DT tăng(ha)

DT giảm(ha)

DT 2007(ha)Tổng diện tích đất tự nhiên 29382,03 73,68 73,68 29382,03

Tổng diện tích đất nông

20039,3 7

Đất sản xuất nông nghiệp

8,0012,00-

-53,8852,381,50,400,90-

11941,9010030,431911,477543,98523,0930,04

13,4713,250,2240,21

1,951,600,355,302,00-

782,78760,5822,203246,941599,26341,06

-0,408,85-

577,832390,75404,04

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2008

Bảng 2 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 29382,03

ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 20074,55 ha năm 2006đến năm 2007 là 20039,37 ha giảm 53,88 ha Diện tích này được sử dụng vào

Trang 20

việc xây dựng các trụ sở cơ quan, được làm nhà ở tại nông thôn và thị trấn,xây dựng các khu công nghiệp, làm đường giao thông Tuy nhiên bù lại dochuyển được một phần diện tích đất đồi núi chưa sử dụng sang trồng rừng sảnxuất nên diện tích đất nông nghiệp tăng lên 7,6 ha, và chuyển một phần diệntích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao NTTS nên diện tích NTTS tăng11,1 ha.

Trong vòng một năm (2006 - 2007) diện tích đất phi nông nghiệp tăngđáng kể: 44,43 ha, đất chuyên dùng tăng 34,91ha do địa phương đầu tư xâydựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp như tuyến đường dulịch ven sông Lam, khu công nghiệp Nam Giang diện tích đất ở tăng so với

2006 là 11,52 ha Trong đó đất ở nông thôn tăng 10,02 ha đất ở thị trấn tăng1,5 ha Diện tích tăng được lấy từ đất trồng lúa, đất màu, đất ao, đất cây lâunăm, đất rừng sản xuất Mặt khác diện tích đất ở cũng giảm 1,95 ha dochuyển sang đất công nghiệp, đất giao thông và di tích thắng cảnh

Diện tích đất chưa sử dụng có giảm được 9,25 ha so với năm 2006nhưng vẫn đang còn lớn: 337,26 ha (2007) Trong đó đất đồng bằng là 577,83

ha, đất đồi núi là 23890,75 ha, núi đá không có rừng cây là 404,04 ha Đây làphần diện tích đất đai mà trong thời gian tới UBND các cấp phải có chínhsách khuyến khích để người dân mạnh dạn đầu tư vào phát triển kinh tế trangtrại Đưa kinh tế trang trại của huyện phát triển mạnh và bền vững, nâng caothu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân

* Tài nguyên nước

Sông Lam với diện tích lưu vực 23000 km2 chảy qua địa phận huyệnNam Đàn dài 16 km, là nguồn nước tưới dồi dào quanh năm, chất lượng nướctốt Lưu lượng mùa khô 117 m3/s tương ứng với mực nước tại cống Nam Đàn

là +1,05 Với cao trình đất canh tác bình quân từ +2 đến +2,5 nên toàn bộ diệntích canh tác của huyện đều phải tưới bằng hồ đập và các trạm bơm điện.Ngoài ra trong huyện còn có hai con kênh lớn là kênh Thấp và kênh Lam Trà

và một số con suối nhỏ có nước quanh năm Tuy nhiên do lượng nước mưaphân bố không đều, vùng đồi thường bị hạn trong các tháng 1, 2, 3 vùng đồngbằng thường bị úng hạn vào các tháng 9, 10

* Tài nguyên rừng

Trang 21

Trong huyện không còn rừng tự nhiên do bị khai thác kiệt từ nhiềunăm trước đây, chỉ còn cây lùm bụi, cỏ dại mọc thưa thớt Trong những nămgần đây do thực hiện các dự án 327,304 và một số dự án khác toàn huyện mới

có 5300 rừng trồng chủ yếu là thông, keo lá tràm đang được quản lý chămsóc

Ngoài ra có 717 ha cây lâu năm, cây ăn qủa Tính chung độ che phủcây lâu năm chiếm 60% diện tích đất rừng Đây là vấn đề tồn tại về mặt môitrường cần được quan tâm [5]

4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nam Đàn là một trong những huyện nằm ở vùng kinh tế trọng điểmcủa tỉnh Nghệ An, có 23 xã và một thị trấn, trong đó có 19 xã được xếp vàodiện nghèo của huyện Theo số liệu thống kê năm 2006 tổng số dân trongtoàn huyện là 158.182 người, trong đó 82.731 nữ và 75.451 nam có 36.386 hộ

và lao động trong độ tuổi là 81.434 người chiếm 51,64 % dân số của huyện,trong đó lao động nữ là 41.481 người, 71,9% tổng số dân có thu nhập chính từsản xuất nông nghiệp Hiện nay số lao động chưa có việc làm khoảng 4000người Hàng năm có khoảng 2000 người bước vào tuổi lao động có nhu cầutìm kiếm việc làm, chủ yếu là học sinh hết cấp II và cấp III

Về chất lượng lao động thì: Số người trong độ tuổi lao động có trình

độ cấp III chiếm 10%, cấp II chiếm 64,1%, cấp I chiếm 16,4% số người cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 4,2% so với số lao động trong độtuổi Trong đó có bằng cao đẳng hoặc đại học chiếm 0,25%, trung học chuyênnghiệp 3,1%, công nhân kỷ thuật có bằng 0,8%, không bằng 0,6%

Như vậy, ta thấy số lượng lao động thất nghiệp của huyện là rất lớn vìvậy việc phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm chonhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động

4.3 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện 2007

Trang 22

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi ban hành NQ 06 NQ/HU của BCH huyện uỷ Nam Đàn năm 2006, kinh tế trang trại trên địabàn huyện phát triển khá nhanh cả số lượng, quy mô và chất lượng Nhiều môhình trang trại sản xuất, kinh doanh kết hợp Nông - lâm nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế, góp phầngiải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông nghiệp.

-Theo số liệu thống kê của UBND huyện đến nay trên địa bàn toànhuyện đã xây dựng được 482 trang trại và loại hình như trang trại với tổngdiện tích 685 ha ( trong đó có 163 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định, đạt163% kế hoạch xây dựng trại theo tiêu chí nhà nước) vốn đầu tư 42,191 tỷđồng, thu hút 1234 lao động thường xuyên và 1156 lao động thời vụ, lợinhuận năm vừa qua đạt 9,562 tỷ đồng (bằng 150% so với năm 2006) Hiệnnay có 2 trang trại đang mở rộng loại hình chăn nuôi Ba ba với quy mô lớn

Một số loại hình trang trại hiện nay gồm :

- Trang trại chăn nuôi bò: Với tổng số 30 trang trại chăn nuôi bò vớidiện tích 131,5 ha, tổng vốn đầu tư 7,7 tỷ đồng, thu hút 99 lao động thườngxuyên và 177 lao động thời vụ

Trong số 30 trang trại chăn nuôi bò có 12 trang trại bò cái lai sindsinh sản chất lượng cao, hàng năm cho ra đời 180 - 200 con bê lai hướng thịtphục vụ con giống địa bàn trong và ngoài huyện Hầu hết các trang trại nàyđược xây dựng vào năm 2004 là năm giá bê và bò lai sind sinh sản lên rất cao(bê 9-10 triệu/con, bò 14 - 15 triệu/con) và thực hiện theo Dự án của các trangtrại từ 10 - 20 con Trong quá trình thực hiện Dự án (3 năm) giá bò và bê laisind bị rớt giá (chỉ 3 - 5 triệu/cặp mẹ con) nên sau 3 năm thực hiện Dự án hầuhết các trang trại này bị thua lỗ Sau đó các trang trại này phát triển thànhtrang trại chăn nuôi tổng hợp

- Trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại - nuôi cá: Có 20 trang trại (2 trạicấp ông bà), với tổng số 312 con nái, hàng năm cung cấp cho thị trường 5000

- 5500 lợn hậu bị giống ngoại thuần và giống lợn nuôi thịt Ngoài ra, khôngchỉ sản xuất và bán lợn giống mà các trang trại này còn để nuôi thịt lấy phânlàm thức ăn cho cá, mỗi năm xuất chuồng hàng trăm tấn lợn thịt, thu hoạchhàng chục tấn cá Với tổng vốn đầu tư 8,02 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận 15,2%,

Trang 23

bình quân thu nhập 50 - 100 triệu đồng/trại/năm Đây là loại hình trang trạiđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh trênđịa bàn huyện.

- Trang trại chăn nuôi tổng hợp: Thực hiện chủ trương đưa chuồng trạinhà ra đồng, vừa thuận lợi trong quá trình sản xuất chăn nuôi, vừa đảm bảo vệsinh môi trường, chống ô nhiễm Đây là loại hình trang trại chăn nuôi tổnghợp có quy mô vừa và nhỏ với cơ cấu các loại vật nuôi từ vài con đến vàichục con/năm chủ yếu tập trung ở các xã như Xuân Hoà, Nam Anh, NamXuân, Nam Lĩnh, Nam Thanh những trang trại này đem lại hiệu quả kinh tếkhá cho người chăn nuôi Hiện có 210 trang trại ( 30 trang trại đạt tiêu chuẩncủa Nhà nước, 180 loại hình như trang trại), vốn đầu tư 1437 triệu đồng, thuhút 387 lao động thường xuyên và 506 lao động thời vụ, cho thu nhập bìnhquân 19,9 triệu đồng/năm/1 trang trại

- Trang trại chăn nuôi gà công nghiệp: Với 4 trang trại có vốn đầu tư

1450 triệu đồng, quy mô 8000 con/lứa, thời gian nuôi mỗi lứa 45 - 55 ngày,sản lượng 300 - 320 tấn thịt gà/năm, trong năm vừa qua do ảnh hưởng củadịch cúm gia cầm nên các trang trại bị thất bại, thu nhập và tỷ suất lợi nhuậnthấp Hiện các trang trại này đang có xu hướng chuyển qua loại hình chănnuôi tổng hợp để giảm bớt rủi ro

- Trang trại trồng cây ăn quả: Gồm có 66 trang trại (tăng 14% so với năm2006) trồng các loại cây ăn quả như Hồng, Nhãn, Vải, Chanh Những trangtrại này đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản cho thu nhập hàng năm chưa caonhưng có nhiều triển vọng, thu hút và tạo việc làm cho khá nhiều lao độngnông thôn, khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng này

- Trang trại trồng rừng kết hợp cây ăn quả - chăn nuôi: Gồm 25 trang trạivới diện tích 134,6 ha (tăng 17% so với năm 2006) tập trung ở các xã miềnnúi và bán sơn địa Đây là loại hình trang trại có diện tích rộng, sản xuất kinhdoanh tổng hợp, khai thác tiềm năng đất đồi và ven đồi để trồng rừng gópphần phủ xanh đất trống đồi núi trọc kết hợp trồng cây ăn quả, bên cạnh lợiích kinh tế còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, về môi trường và bảo vệrừng

Trang 24

- Loại hình như trang trại: Có 141 trang trại với diện tích 226,9 ha, vốnđầu tư 7438 triệu đồng, thu hút 291 lao động thường xuyên, năm vừa qua đạt16,4 triệu/1 trang trại (lợi nhuận bình quân là 10,2 triệu đồng/ha) Số trangtrại này chủ yếu tập trung ở vùng đất bằng bán sơn địa như Nam Thanh, NamNghĩa, Nam Thái, Nam Hưng phát triển tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi phục

vụ và hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng đất hoang hoá, xa xấu để phát triển trang trạituy có thu nhập không cao nhưng đã thu hút được một lực lượng lao động khálớn có thu nhập ổn định

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong nămvừa qua đã mở được 2 lớp tập huấn kỹ thuật xây dựng chuồng trại và chănnuôi lợn nái ngoại theo phương thức công nghiệp, 1 lớp tập huấn kinh doanhnông nghiệp giúp chủ trang trại và công nhân trực tiếp sản xuất nắm được quytrình kỹ thuật và công nghệ mới về chăn nuôi, phương pháp kinh doanh nhằmđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho trang trại Đồng thời các chủ trang trạitích cực tìm hiểu học tập kinh nghiệm, tham quan các mô hình tiên tiến trong

và ngoài tỉnh để trang bị kiến thức cho bản thân, bước đầu hình thành tổ hợpchăn nuôi lợn [4], [3]

Tóm lại ta thấy, chăn nuôi trên địa bàn huyện đang được chú trọngphát triển nhất là chăn nuôi lợn Hai loại hình trang trại chăn nuôi đem lạihiệu quả là trang trại chăn nuôi tổng hợp và trang trại chăn nuôi lợn + cá

* Thực hiện cơ chế chính sách

- Chính sách của tỉnh: Thực hiện Quyết định 07/QĐ - UBND ngày18/1/2006 của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành triển khai,hướng dẫn các trang trại làm thủ tục để được hỗ trợ theo quy định Từ năm

2006 - 2007 các trang trại được vay nguồn vốn của tỉnh và được cấp bù lãisuất trong vòng 3 năm Ngoài ra tỉnh đã cấp bù chênh lệch giá lợn nái cấpÔng bà là 55.000.000 đồng (hỗ trợ 1/3 tổng số tiền mua giống lợn nhưng phải

là cấp ông bà)

- Chính sách của huyện :

Trang 25

+ Thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBNDhuyện đã ban hành một số cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn vốn tạo điều kiện

để trang trại hình thành và phát triển Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã có

33 trang trại được UBND huyện phê duyệt dự án và cấp bìa sử dụng đất, đếnnăm 2007 có 25 trang trại được cấp bù lãi suất Ngân hàng là 415.400.000đồng, trong đó có 2 trang trại được cấp bù vào cuối năm 2007

+ Gắn với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất, huyện có chủ trươngcấp bìa sử dụng đất và cho thuê đất có thời hạn, một số cơ sở xã 2 năm đầukhông thu thuế để tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế trang trại Từ đókhuyến khích được nhân dân tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ, ruộngtrũng, đất hoang hoá để phát triển kinh tế trang trại

- Một số xã đã chủ động ban hành một số chính sách:

+ Tổ chức tham quan một số mô hình tiên tiến ngoài xã, ngoài huyện

để áp dụng vào địa bàn (Nam Thái)

+ Đầu tư cột điện và một phần dây dẫn kéo ra các vùng trang trại tậptrung (Xuân Hoà)

+ Giao cho mỗi trang trại 1000 m2 để đào ao lấy nước tưới cho câytrồng trong 3 năm không thu sản phẩm trên diện tích này và cấp cho mỗitrang trại 200 m2 làm chuồng trại và kho phục vụ chăn nuôi (Nam Nghĩa)

4.4 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn.

4.4.1 Quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực của các trang trại.

4.4.1.1 Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng và không thể thiếutrong sản xuất nông nghiệp Để phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt làkinh tế trang trại Một hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - thuỷ sản hànghoá lớn trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở rộngsản xuất phát triển Bởi trong sản xuất nông nghiệp cây trồng, vật nuôi luôncần một diện tích vừa đủ để sinh trưởng, phát triển tạo ra một khối lượng sảnphẩm hàng hoá nhất định So với các loại hình trang trại khác thì trang trạichăn nuôi không đòi hỏi diện tích quá lớn nhưng cũng phải đạt ở một ngưỡng

Trang 26

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0,5 - 2ha >2 - 3ha >3 - 5ha >5ha diện tích

Chăn nuôi tổng hợp Chăn nuôi lợn+ cá

nhất định để vượt lên trên khả năng sản xuất tự tiêu dùng của gia đình sangsản xuất hàng hoá lớn

Từ sau công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt từ sau khi có Luật đất đai

ra đời (1993), đã khẳng định kinh tế nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ vàsau đó là những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ra đời thìđất đai trên thực tế đã được giao tận tay người nông dân sử dụng lâu dài, điềunày làm cho đất đai trở thành một tài sản quý giá "tấc đất, tấc vàng" Biết sửdụng nó ta sẽ thu được khối lượng sản phẩm lớn, với hiệu quả kinh tế cao vàngược lại Vì vậy, việc sử dụng đất đai và bố trí cơ cấu các loại vật nuôi câytrồng hợp lý trên từng mãnh đất là hết sức quan trọng mà các chủ trang trạinói chung và trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn nói riêng cần hết sức chú ý.Điều tra về quy mô diện tích các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn thuđược kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Quy mô diện tích của các trang trại điều tra năm 2007

Nguồn: Số liệu điều tra trang trại năm 2008

Biểu đồ 1 cho ta thấy rằng số trang trại có quy mô diện tích trên 5 hachiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có một trang trại Trang trại chăn nuôi lợn kết hợp cáthường có qui mô nhỏ hơn 2 ha và lớn nhất không quá 5 ha Sở dĩ trang trạichăn nuôi lợn + cá có diện tích nhỏ vì hầu hết các chủ trang trại không đủvốn, nhân lực nên không mạnh dạn đấu thầu thêm đất để mở rộng quy mô sản

Trang 27

xuất Nhưng đối với trang trại chăn nuôi tổng hợp thì số trang trại có diện tíchdưới 2 ha rất ít, đa số có diện tích lớn hơn 2 ha và thậm chí có trang trại códiện tích hơn 5 ha Điều này là do trang trại chăn nuôi tổng hợp cần một phầndiện tích đất để trồng cỏ nuôi bò và có diện tích NTTS cao hơn nên tổng diệntích đất lớn hơn trang trại chăn nuôi lợn + cá.

Tình hình sử dụng đất đai của trang trại chăn nuôi năm 2007 ở huyệnNam Đàn được thể hiện qua số liệu ở bảng 3

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại chăn nuôi năm 2007 ĐVT: ha n =30 trang trại

Chỉ tiêu Bình quânchung

Loại hình trang trại

Tỷ lệ

%

Chănnuôi TH

Tỷ lệ

%

Chăn nuôilợn + cá

Nguồn: Số liệu điều tra trang trại năm 2008

Từ bảng 3 chúng ta có thể thấy về tổng thể hai loại hình trang trại này

có cơ cấu sử dụng vốn đất hầu như giống nhau đó là chăn nuôi, thuỷ sản trồngtrọt và nhà ở Việc phân bổ diện tích đất theo tỷ lệ cho mỗi loại hình sử dụngkhông khác nhau nhiều Ở cả hai loại hình trang trại, diện tích nuôi trồng thuỷsản chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 50% tổng diện tích đất của trang trại Tiếp đến làdiện tích đất cho các hoạt động trồng trọt bao gồm trồng cỏ, trồng cây ăn quả,chăn nuôi và hẹp nhất là diện tích đất ở, chiếm khoảng 2 - 3% Tuy nhiên,diện tích thực cho mỗi loại hình trang trại có khác nhau đáng kể Chẳng hạn

so sánh diện tích dành cho chăn nuôi của 2 loại hình trang trại thì ta thấy diệntích chăn nuôi của trang trại chăn nuôi tổng hợp trung bình là 0,6 ha gấp 6 lần

Trang 28

diện tích chăn nuôi của trang trại chăn nuôi lợn + cá chỉ 0,1 ha Điều nàyđược giải thích là vì trang trại chăn nuôi tổng hợp kinh doanh nhiều loại vậtnuôi bao gồm bò, lợn, gà, vịt, cá Diện tích trang trại lớn hay nhỏ phụ thuộcvào điều kiện đất đai của từng vùng và phương hướng kinh doanh của trangtrại Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có mô hình trang trại chuyên chăn nuôicác loại vật nuôi đặc sản Chỉ một số trang trại lợn + cá bắt đầu đưa vào nuôithí điểm Ba ba, nhưng trình độ thâm canh còn thấp nên số trang trại đó khôngnhiều Diện tích đất của các trang trại được hình thành do đấu thầu đất chưa

sử dụng của xã, khai hoang đất hoang hoá, đất xa và xấu hoặc tập trung ruộngđất thông qua việc chuyển nhượng giữa các nông dân Đây là hiện tượng cóquy luật mà một khi hoạt động sản xuất của một trang trại nào đó không cóhiệu quả sẽ nhường lại một phần hay toàn bộ diện tích cho trang trại sản xuât

có hiệu quả hơn để lấy vốn phát triển ngành nghề mới hoặc đầu tư thêm trênphần diện tích còn lại

Hịên nay toàn huyện đang còn 3372,62 ha diện tích đất chưa sử dụngchiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên Hầu hết đất chưa sử dụng là đất đồi núi2390,75 ha, đất đồng bằng cũng có tới 577,83 ha chưa sử dụng còn lại là đấtnúi đá không có rừng cây Đây là một sự lãng phí nếu như không biết tậndụng được những tiềm năng sẵn có này, vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngườidân tiếp cận và khai thác một cách có hiệu quả hơn quỹ đất dư thừa này thôngqua các mô hình trang trại

Bảng 4: Thực trạng sở hữu đất đai của các loại hình trang trại chăn

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 1 So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ (Trang 5)
Bảng 2: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn năm - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 2 Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn năm (Trang 19)
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại chăn nuôi năm 2007                                                  ĐVT: ha                                   n =30 trang trại - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 3 Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại chăn nuôi năm 2007 ĐVT: ha n =30 trang trại (Trang 27)
Bảng 4: Thực trạng sở hữu đất đai của các loại hình trang trại chăn - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 4 Thực trạng sở hữu đất đai của các loại hình trang trại chăn (Trang 28)
Bảng 6: Sản lượng bình quân các mặt hàng sản xuất của trang trại chăn - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 6 Sản lượng bình quân các mặt hàng sản xuất của trang trại chăn (Trang 35)
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi năm - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 8 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi năm (Trang 38)
Bảng 9: Doanh thu bình quân của các trang trại chăn nuôi năm 2007 - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 9 Doanh thu bình quân của các trang trại chăn nuôi năm 2007 (Trang 40)
Bảng 12: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang - đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
Bảng 12 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w