1.1. Đặt vấn đề Ngày nay, đất nước ta không ngừng phát triển, thu nhập và dân trí của người dân ngày càng cao, nhu cầu về tinh thần cũng cao hơn trước. Trong số các loại cây kiểng thì xương rồng
Trang 1Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, đất nước ta không ngừng phát triển, thu nhập và dân trí của người dân ngày càng cao, nhu cầu về tinh thần cũng cao hơn trước Trong số các loại cây kiểng thì xương rồng kiểng là một loại cây cảnh được nhiều người sưu tầm bởi chúng dễ trồng, ít chăm sóc, có thể chịu được khí hậu hạn hán, khô cằn, hoa xương rồng rất phong phú, đa dạng nhiều màu sắc Đối với người dân thành phố, họ có xu hướng ưa chuộng những loại cây kiểng mới lạ, có hình dáng kỳ thú, có hoa đẹp và có thể trưng bày được ở nhiều không gian khác nhau và xương rồng là loại cây có thể đáp ứng những yêu cầu đó Do đó, phong trào trồng xương rồng kiểng đã phát triển rộng khắp, những người chơi xương rồng ngày một nhiều, những giống sưu tầm ngày càng đa dạng và đẹp hơn trước Đến nay xương rồng không những chỉ là thú chơi tao nhã của những nghệ nhân mà còn là loại kiểng có giá trị kinh tế cao và góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngành hoa kiểng thành phố.
Với nhu cầu thưởng ngoạn của người dân ngày càng cao, xương rồng kiểng chắc chắn góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú về nghệ thuật của những người yêu thích hoa cây kiểng
Bên cạnh xương rồng kiểng, người dân thành phố luôn đón nhận mai vàng ở mỗi độ xuân về Trước đây người ta cắt cành mai hoặc đưa nguyên cây có cành nhánh tự nhiên để chưng, ngày nay người ta thích cây mai được trồng chậu gọn nhẹ, có dáng đẹp với hoa to, bền và thơm Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú về nghệ thuật của người yêu thích mai khắp nơi, nghề trồng mai ở thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển, hình thành nên các vùng sản xuất mai vàng nổi tiếng như Thủ Đức, An Phú Đông, Bình Chánh… Nhiều giống mai với đặc điểm và màu
Trang 2sắc khác nhau được tập trung về đây, qua bàn tay của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật cuốn hút người yêu hoa mai
Được sự đồng ý của Bộ môn Di truyền – Giống, Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Điều tra tình hình sản xuất xương rồng và kỹ thuật bảo dưỡng mai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích và yêu cầu điều tra 1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, năng suất, chất lượng của các giống đang trồng tại các vườn xương rồng
- Nắm được kỹ thuật canh tác, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất
- Biết được nhu cầu, thị hiếu, giá cả và hiệu quả kinh tế của các giống xương rồng tại thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó nhằm nâng cao sản xuất của ngành trồng hoa tại TP HCM
- Nắm bắt kỹ thuật bảo dưỡng hoa mai tại thành phố Hồ Chí Minh, tính hiệu quả kinh tế của nghề trồng mai
1.2.2 Yêu cầu và nội dung điều tra khảo sát
- Ghi nhận tổng quát về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
- Điều tra chủ tịch hội nông dân về quy mô sản xuất cây xương rồng, tập trung vào các hộ sản xuất quy mô lớn
- Tìm hiểu tình hình sản xuất của các giống xương rồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3- Điều tra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất xương rồng kiểng - Điều tra khảo sát về giống:
+ Khảo sát về đặc tính sinh vật học của các giống xương rồng (mô tả, chụp hình)
+ Khảo sát cách lai tạo giống
+ Điều tra những vấn đề khó khăn, thuận lợi trong sản xuất (đối với chủ vườn) và kinh doanh (đối với chủ buôn)
+ Điều tra % cơ cấu giống tại vườn của nông dân
+ Điều tra yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng - Về quy trình kỹ thuật:
+ Điều tra quy trình kỹ thuật trồng trọt của các chủ vườn + Đầu tư thâm canh
+ Tình hình sâu bệnh hại và cách phòng trừ + Quy trình chăm sóc
- Hiệu quả kinh tế:
+ Điều tra diễn biến giá xương rồng kiểng trong 2 năm 2003-2004 tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi phí sản xuất trên 1.000 m2
+ So sánh hiệu quả kinh tế của xương rồng kiểng so với các cây hoa cảnh khác (Lan, Mai, kiểng nội thất, bonsai…)
- Điều tra kỹ thuật bảo dưỡng mai tại các vườn mai lớn, nổi tiếng - Tính hiệu quả kinh tế của ngành trồng mai
1.2.3 Giới hạn của đề tài
- Chỉ tiến hành điều tra các vườn xương rồng, vườn mai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Chỉ tiến hành điều tra các vườn xương rồng lớn, có uy tín
Trang 4- Chỉ thực hiện trên các giống xương rồng đang trồng hiện nay - Các tài liệu trong nước nói về xương rồng còn hạn chế
- Chỉ tiến hành điều tra các vườn mai ghép có diện tích 1.000 m2 trở lên
Trang 5Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây xương rồng:
Xương rồng là một loài thực vật ưa cạn (thích hợp với môi trường khô cằn) Trong họ xương rồng Cactaceae có khoảng hơn 100 chi với khoảng 2000 loài, phần lớn có thân mọng nước Cây xương rồng có dạng hình cầu, hình trụ, mọc thành bụi, hoặc dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, hoặc hình lá… với bề mặt gai góc hoặc nhẵn nhụi, mặt cắt hình sao, hình tròn hoặc oval Kích thước của xương rồng tuỳ thuộc vào từng loài Lớp biểu bì của thân cây xương rồng được bao bọc một lớp vỏ trơn nhẵn như sáp để làm giảm bớt sự thoát hơi nước với những chiếc gai được biến dạng từ lá, chúng rất đa dạng: về độ dài, cứng, đan xen vào nhau, nhiều hoặc ít, màu sắc (trắng, xanh, hồng,…), phân bố thành từng khu hay đều quanh thân…
Xương rồng ngày nay là loại kiểng quý, càng ngày càng được đông đảo nghệ nhân hoa kiểng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư ưa chuộng, do hình dáng cũng như sắc hoa đa dạng với nhiều hấp dẫn tuyệt diệu của nó
2.2 Nguồn gốc của xương rồng
Ở Việt Nam, xương rồng gồm 2 họ khác nhau:
Họ Euphorbiaceae (họ thầu dầu): gồm các loại như xương rồng Bát Tiên,
Ngọc Kỳ Lân, xương rồng ông, xương rồng 3 cạnh hàng rào… Họ này có hoa đơn tính, trái là quả khô (quả nang), cơ quan dinh dưỡng có nhũ dịch (mủ đục như sữa)
Họ Cactaceae (họ xương rồng): gồm các loại xương rồng như xương rồng có
dạng hình cầu, dạng hình trụ, xương rồng thanh long, xương rồng bản vợt, hoa quỳnh… Họ này có hoa lưỡng tính, trái thường là quả mọng nước (quả phì), cơ quan dinh dưỡng không có nhũ dịch
Trang 62.2.1 Nguồn gốc xương rồng Bát Tiên
Xương rồng Bát Tiên có xuất xứ từ Madagascar (Châu Phi), tuy được gọi là
xương rồng nhưng giống này không thuộc họ Cactaceae, mà thuộc họ Euphorbiaceae Giống xương rồng Bát Tiên nguyên thuỷ rất ít hoa, mặc dù hoa đẹp
Mỗi chùm hoa chỉ có từ 2 đến 4 hoa nhỏ, nhưng hoa lâu tàn nên được nhiều người thích Giống xương rồng Bát Tiên nguyên thuỷ này có ở nước ta hơn nửa thế kỷ trước, được trồng trong vườn kiểng nhưng số lượng hiếm hoi do ít nhà trồng Thân cây chỉ bằng ngón tay cái, nhiều gai, khi còn thấp (khoảng 30 phân) thì cây mọc thẳng, nhưng khi vươn cao 4-5 tấc thì thân dễ ngã đổ, người dân thường gọi là cây xương rắn hay xương rồng Tàu
Giống xương rồng Bát Tiên mà ta nhập từ Thái Lan về ngày nay chính là cây xương rắn kể trên lai tạo ra Các nhà Thực Vật học Trung Quốc đã lai tạo thành công và đặt tên cho nó là Bát Tiên do có nhiều chùm hoa, mỗi chùm hoa lại nẩy ra 8 hoa với màu sắc đa dạng tươi đẹp (ngày nay, ở các giống mới, mỗi chùm không chỉ có 8 hoa mà nhiều hoa hơn) Đây là loại kiểng sai hoa, ra hoa quanh năm, hoa vừa lâu tàn nên nhiều nước Á Châu ngày càng có nhiều người trồng xương rồng Bát Tiên
2.2.2 Nguồn gốc xương rồng họ Cactaceae
Cây xương rồng Cactaceae có xuất xứ từ vùng Châu Mỹ nhiệt đới, là cây mọc
hoang nhưng hình dáng và sắc hoa muôn màu nghìn vẻ, vừa đẹp, vừa lạ nên được các nghệ nhân quan tâm chú ý Giống này được lai tạo dần thành nhiều giống mới, trở thành những cây kiểng cuốn hút nhiều người Từ đó kiểng xương rồng được phân tán ra khắp các châu lục
Ngày nay, nhiều quốc gia ở châu Mỹ, châu Phi, châu Aâu và cả châu Á đều đã lai tạo được nhiều giống xương rồng đẹp, mang dáng vẻ đặc trưng riêng Tại Mỹ,
Trang 7Cuba, Island, Somalia, Kenya, Peru, Venezuela, Paraguay… đều đã lai tạo được những giống xương rồng quý hiếm được ưa chuộng…
2.3 Đặc điểm thực vật học của xương rồng Bát Tiên (họ Euphorbiaceae)
2.3.1 Phân loại thực vật của xương rồng Bát Tiên
Họ: Euphorbiaceae
Họ này bao gồm một số lớn cây nhiệt đới, rất đa dạng có đến khoảng 2000
loài, đa số là cây mọng nước, có nhựa đục như sữa, rất độc như loài Baccaurea L
(Giâu), Antidesma (Chòi mòi), Glochidion (Sóc), Breynia (Dé),…
Trang 8Hình 2.1: Xương rồng Bát Tiên
Trang 92.3.2 Đặc điểm sinh vật học của xương rồng Bát Tiên 2.3.2.1 Thân xương rồng Bát Tiên
Xương rồng Bát Tiên có nhiều gai nhọn phân bố đều khắp thân Bên trong thân chứa nhựa đục như sữa, rất độc, có thể bị mù nếu để dính vào mắt Tuỳ từng giống xương rồng Bát Tiên mà thân có màu sắc khác nhau như nâu tím, xám, xanh, tím, nâu đỏ, xanh nâu Kích thước gai cũng tuỳ giống mà lớn nhỏ khác nhau
2.3.2.2 Lá xương rồng Bát Tiên
Lá có thể dạng tròn dài ablong, hình trứng ovale, trái xoan oval, có thuỳ tròn emerginata,… phụ thuộc vào mỗi giống Bát Tiên Những giống có kích thước lá nhỏ thì tổng số lá trên cây nhiều và ngược lại giống có kích thước lá lớn thì tổng số lá trên cây ít Đầu và đuôi lá của mỗi giống có hình dáng riêng: có thể đầu lá nhọn, mũi nhọn, đầu tà, đầu lõm… đuôi lá có thể tròn, nhọn, nhọn chót buồm,…
Trang 10Hình 2.2: Hình dạng lá xương rồng Bát Tiên
Trang 112.3.2.3 Hoa xương rồng Bát Tiên
Hoa đơn giản thu gọn trong một cụm hoa hình chuông gọi là cyathium, bên ngoài là 2 phiến có màu sắc đẹp, hình bầu dục, có 1 đường gân giả ở giữa, nhiều người gọi là cánh hoa nhưng thực ra là lá bắc Từ lá bắc, hoa Bát Tiên nảy chồi nách nên chùm hoa có nhiều tầng chồng lên nhau Phát hoa ban đầu ra 2 lá bắc, gọi là tầng thứ nhất; từ 2 lá bắc nảy lên 2 chồi nách với 4 lá bắc, gọi là tầng thứ hai; ở 4 lá bắc nảy thêm ra 4 chồi nách với 8 lá bắc, đến khi được 8 hoa đẹp mới gọi là Bát Tiên Ở các giống Bát Tiên mới, từ 8 lá bắc ở tầng thứ 3 này nảy thêm ra 8 chồi nách mới nữa; lên tầng thứ tư với 16 lá bắc (được 16 hoa), cứ như vậy đến 32 hoa, tổng cộng là 32 cặp lá bắc xếp chồng lên nhau dày đặc
Hoa xương rồng Bát Tiên rất lâu tàn, khoảng 2-3 tháng, có cây đến 6 tháng mới tàn như cây Chúa Sơn Lâm, cây Bình Minh… có cây phát hoa già phình to lên biến thành cây con mà vẫn tiếp tục ra hoa Hoa Bát Tiên lúc còn nhỏ màu đọt non, phớt xanh phớt vàng, lúc nở to thì tuỳ theo giống, có màu đỏ tươi, màu vàng tươi, màu trắng Đến 2-3 tháng sau màu sẽ sậm dần và khi gần tàn đổi sang màu xanh xám
Trang 12Hình 2.3: Cấu tạo hoa xương rồng Bát Tiên và hình dạng lá bắc
2.3.2.4 Quả của xương rồng Bát Tiên
Hoa Bát Tiên là hoa đơn phái, trái 3 thùy: mỗi hoa chỉ chứa một phái: hoặc hoa đực với toàn nhị đực, hoặc hoa cái chỉ chứa 1 nhụy cái
Trang 13Ởû Bát Tiên, có 2 phiến to có màu sắc tươi đẹp, 2 phiến này tạo cho hoa có hình bầu dục, hình tròn hay hình tứ giác Hai phiến lá này là 2 lá hoa hay lá bắc có hình dạng và màu sắc của 2 cánh hoa nhưng không phải là cánh hoa hay lá đài Chính do bản chất lá của 2 lá hoa này, mà ở nách của chúng có chồi nách hay chồi bên Chồi này khi phát triển sẽ tạo “hoa” mới nên hoa Bát Tiên có tầng có lớp chồng lên nhau (hoa nối trên hoa) Ở giữa 2 lá hoa ấy là 1 tổ chức hình chén (tổ chức cyathium) có 5 tai như 5 cánh hoa với rất nhiều “nhị đực” xen kẽ nhiều lông tơ bao quanh 1 “nhụy cái” ở giữa
Mỗi nhị đực có 1 cọng có đốt trên, có 2 bao phấn tròn “Nhụy cái” cũng có 1 cọng có đốt trên, có bầu noãn 3 thùy với 1 cái núm xẻ tua Mỗi thùy của bầu noãn chứa bên trong 2 tiểu noãn ở mỗi buồng Khi phấn đực bay qua đỉnh vào nuốm của hoa cái sẽ đậu thành quả, phình to ra, có 3 cạnh, với 6 tiểu noãn, nếu đậu hết thì được 6 hạt Khoảng 1 tháng sau, quả chín có màu nâu đen, trong khi đó hoa vẫn còn tươi, nhưng đổi qua màu xanh sậm hơn
2.4 Đặc điểm thực vật học của xương rồng thuộc họ Cactaceae
2.4.1 Phân loại thực vật của cây xương rồng
Bộ: Cactales Họ: Cactaceae
Họ này có hơn 2000 loài Những loài phổ biến thường dùng làm kiểng tại
thành phố Hồ Chí Minh như: Mamillaria, Echinocactus, Lobivia, Phipsalis, Perekia, Epiphyum, Opuntia cereus,…
Trang 14Hình 2.4: Xương rồng Cactaceae 2.4.2 Đặc điểm sinh vật học của xương rồng họ Cactaceae
2.4.2.1 Đặc điểm của rễ xương rồng
Đa số xương rồng chỉ có thân đơn độc, trơ trụi, trong thân chứa nhiều nước mủ, không bị thoát nước nhanh như các giống cây có lá khác nên nó không cần có bộ rễ hoàn chỉnh để hút được nhiều nước nuôi cây
Xương rồng không có rễ cái (rễ trụ) mà chỉ có chùm rễ con lưa thưa Chùm rễ con này có nhiệm vụ giữ cho thân cây mọc đứng thăng bằng, không bị đổ ngã, và hút dinh dưỡng trong đất để nuôi cây Mặc dù có bộ rễ yếu nhưng xương rồng lại có sức sống khỏe mạnh, dẻo dai, chúng có thể sống khi bị nhổ lên trồng lại
Trang 15Xương rồng có thân mập, căng bóng mọng nước, bên trong chứa rất nhiều mủ
Có giống chứa chất mủ trắng đục như sữa (có thể làm mù mắt) như giống Opuntia dillenii, còn gọi là xương rồng lưỡi rồng Có giống chứa chất nước trong như giống Barrel Cactus, có thể uống được Thân xương rồng rất đa dạng: thường hình trụ (còn
gọi là độc trụ hoặc một trụ), hình cầu và trông đẹp mắt Tuỳ giống mà có loại thân cao, thân thấp, loại to, loại nhỏ, thân có khía hoặc có múi, có giống ít khía, có giống nhiều khía, khía rất cạn, khía sâu… Những giống xương rồng hình cầu đa số thân có múi là những nốt sần lớn tựa như vỏ trái thơm
a Lông xương rồng
Đa số giống xương rồng có thân trơn láng, nhưng cũng có một số giống thân
có lớp lông mịn phủ đầy như Ceophalocerus Có giống trên ngọn được phủ lớp lông dài, trắng xóa như Borzicactus, còn gọi là “Bạch đầu ông”…
b Gai xương rồng
Hầu hết xương rồng đều có gai nhọn và gai chùm, khi bị đâm vào da thịt thì rất nhức nhôùi Nhiều giống xương rồng có nhiều gai cứng mọc tua tủa, có giống gai nhỏ và mềm dịu Gai xương rồng thường màu đen, vàng Gai xương rồng là biến thể của lá mà thành, đây là đặc tính của đa số giống cây mọc ở vùng sa mạc nóng cháy quanh năm Nhờ vào tiết diện gai rất nhỏ nên xương rồng không bị thoát nước nhanh như các giống cây kiểng có nhiều lá khác Một số dạng gai tiêu biểu:
Xương rồng Echinocactus Grusonii thân có nhiều gai chằng chịt bao kín khắp
thân
Xương rồng Ceophalocerus có lông rất cứng nhưng ít và nhỏ, lông giấu mình
trong những nùi lông tơ trắng rất êm dịu…
2.4.2.3 Đặc điểm của lá xương rồng
Một số ít giống xương rồng có lá Tuỳ giống mà có lá nhỏ hoặc to, nhưng đa số đều có cuống ngắn và bản dày vì bên trong mọng nước, chẳng hạn như:
Trang 16Xương rồng Aeonium Holochrysum xuất xứ ở vùng Bắc Phi có nhiều lớp lá
xếp khít nhau thành vòng tròn đồng tâm, trông như những cánh hoa Hồng đang xòe nở Giống Aeonium Haworthii có lá to và dày hơn
Xương rồng Pleiospilos xuất xứ ở vùng Nam Phi có lá mắt cáo vừa dài vừa
rộng bản
Một số giống xương rồng khác, trong đó có giống Euphorbia có lá nhỏ xuất
hiện ở phần ngọn và từ cạnh mép của cành
2.4.2.4 Đặc điểm của hoa xương rồng
Xương rồng trổ hoa quanh năm, số lượng hoa mỗi lần trổ có thể từ một đến năm bảy hoa, thậm chí đến chín mười hoa, trông xum xuê đẹp mắt
Tuỳ từng giống mà hoa đậu trên cây ít hay nhiều ngày Màu sắc của xương rồng rất đa dạng, gồm có màu trắng, đỏ son, tím lợt, vàng chanh, vàng cam Đặc biệt nhiều sắc hoa có chấm điểm trông rất hấp dẫn Một số giống xương rồng với sắc hoa đặc trưng của nó:
Hoa màu vàng cam như giống Pleiospilos Canus, xuất xứ tại Nam Phi
Hoa màu đỏ hoặc đỏ tối có giống Schlumbergers, xuất xứ tại Brazil và vùng
phụ cận
Hoa màu đỏ tía, màu trắng, màu vàng như giống Trichodiadema, xuất xứ tại
các vùng Nam Phi và Ethiopia
Hoa màu vàng pha với một chút đỏ tía như giống Notocactus, xuất xứ tại
Argentina và Paraguay
Tuỳ giống mà vị trí trổ hoa trên cây khác nhau Thường thì hoa mọc ra từ kẽ múi, nếu thân có dạng múi Nếu thân có dạng khía thì hoa mọc ra ở cạnh gai (gai mọc ở mép khía) Tương tự đối với chồi non, thân dạng múi chồi non nẩy ra từ kẽ múi, còn thân dạng khía thì chồi con nẩy ra ở cạnh gai Cũng có giống xương rồng
Trang 17hoa mọc thành từng cụm ở nách lá như Euphorbia Millii, Euphorbia ligularia… Có giống hoa mọc trên sẹo của lá như xương rồng Euphorbia Antiquorum…
2.4.2.5 Đặc điểm của quả xương rồng
Xương rồng có trái hình cầu bên trong không chia ngăn hoặc múi, và chứa nhiều hạt Từ lúc xương rồng trổ hoa đến ngày trái chín, tuỳ giống, ngắn là một tháng, dài là ba tháng Với những giống quý hiếm, nhà vườn thường dùng hạt làm giống Với những giống mới, đa số nhà vườn có thói quen nhập hạt giống hoặc nhập cây con về trồng để khai thác nhanh hơn
2.4.2.6 Đặc điểm của hạt xương rồng
Quả xương rồng chứa rất nhiều hạt Cây còn nhỏ thường cho quả nhỏ, những cây trưởng thành ra quả to hơn Trong quả nhỏ chứa khoảng vài chục hạt, còn quả lớn chứa đến 500 hạt trở lên Kích thước hạt rất nhỏ như hột é, hạt mè (vừng) Khi quả già tự động tách vỏ ra để hạt bên trong bắn hết ra ngoài Có giống khi chín, quả cứ đeo dính trên cây, nếu không được hái thì chờ đến lúc vỏ quả bị mục, hạt mới phân tán ra ngoài Hạt vừa chín có thể đem gieo ngay, tỷ lệ nảy mầm rất cao
Hình 2.5: Cấu tạo hoa, quả, hạt của xương rồng Cactaceae
Trang 182.5 Điều kiện sinh thái của kiểng xương rồng 2.5.1 Điều kiện sinh thái của xương rồng Bát Tiên
Xương rồng Bát Tiên thích nghi với khí hậu vùng nhiệt đới, nhưng sức chịu
đựng của giống này kém hơn xương rồng họ Cactaceae, nhất là về nhiệt độ
2.5.1.1 Lượng mưa
Bát Tiên chỉ phát triển tốt khi đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết, nhưng cây không chịu đất úng nước Lượng mưa trong năm thích hợp khoảng 1500mm là đủ Vùng nào mùa mưa kéo dài đều không tốt
2.5.1.2 Gió
Cây không thích hợp với nơi trồng không thông gió (bị bí gió) Khi đó cây sẽ chậm phát triển và không sai hoa Do đó, vườn trồng Bát Tiên cần phải thông thoáng Các chậu trồng phải có khoảng cách hợp lý để cây được thoáng gió
Trang 19Bát Tiên có khả năng chịu được ánh sáng trực xạ, nhưng chỉ vào buổi sáng Aùnh nắng buổi chiều quá gắt (nhất là khoảng 12 - 15 giờ) nên ta phải tìm cách che nắng Có thể trồng dưới lưới che nhưng cây cần khoảng 80% lượng nắng Nếu cây thường xuyên chỉ nhận được lượng ánh sáng 50% trong ngày thì xương rồng Bát Tiên sẽ chậm phát triển và cây gần như ngừng ra hoa Trong mùa nắng, cây không những sai hoa mà màu sắc rất tươi tắn Ngược lại, trong mùa mưa cây ít ra hoa và sắc hoa kém rực rỡ hơn
2.5.1.4 Nhiệt độ
Khí hậu nóng ẩm rất thích hợp với xương rồng Bát Tiên Nếu thời tiết trở lạnh lâu ngày, cây sẽ phát triển chậm và ít ra hoa Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đều có môi trường thích hợp với xương rồng Bát Tiên
2.5.2 Điều kiện sinh thái của xương rồng họ Cactaceae
Xương rồng không kén đất trồng, thích nghi được với các nước vùng nhiệt đới, quanh năm có khí hậu nóng ẩm Tại nước ta vùng nào cũng có thể trồng được kiểng xương rồng nhưng thích hợp nhất là các tỉnh ở Nam Bộ, nơi có khí hậu khô, nóng và lượng mưa trong năm không nhiều
2.5.2.1 Môi trường
Xương rồng phải trồng nơi có càng nhiều ánh sáng càng tốt, có thể để ngoài trời nắng 100%, hoặc chỉ nắng một phần trong ngày tuỳ theo vị trí và tùy giống nhưng phải thông thoáng, không khí nóng ẩm
Do xương rồng xuất xứ ở vùng sa mạc, nắng nóng khô cằn, thiếu nước nên ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Việt Nam nói chung đều phải để ý khí hậu, làm sao nhái lại khí hậu nóng khô của sa mạc
2.5.2.2 Nhiệt độ
Trang 20Cây xương rồng chịu nhiệt độ từ 30-49oC, trung bình là 35oC Nhiệt độ ban ngày nóng, ban đêm lạnh hoặc trời nắng gắt xen kẽ với bóng râm rất phù hợp với một số loại xương rồng, làm cho cây dễ sinh trưởng Nếu nắng gắt 100%, cộng với đất khô cằn sẽ làm cho xương rồng khó ra chồi non, chậm phát triển
2.5.2.3 Aùnh sáng
Aùnh sáng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống và sinh trưởng của xương rồng Xương rồng chịu được ánh sáng trực xạ Trồng vào nơi có nắng nhiều cây càng sinh trưởng tốt, kích thích sự ra hoa nhiều hơn và màu sắc hoa được tươi tắn hơn Thiếu ánh sáng cây sẽ ốm yếu, cành lá mỏng manh, biến dạng, dễ bị sâu bệnh và có thể bị chết (nếu cây thiếu ánh sáng trầm trọng)
2.5.2.4 Nước tưới
Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, xương rồng cũng không ngoại lệ Mặc dù xương rồng xuất xứ từ sa mạc khô cằn nhưng nó cũng cần nước Để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, nước tưới có độ pH = 5-7 và nên tưới thưa 2-3 ngày 1 lần, hoặc chừng nào thấy đất trồng khô hẳn mới tưới, nếu dư nước, xương rồng sẽ thối nhũn và chết, còn thiếu nước cây sẽ bị còi cọc
Nếu độ ẩm cao làm đất lạnh, cây ngừng tăng trưởng Do đó tuỳ từng môi trường trồng và từng giống mà có lượng nước tưới cho phù hợp Sự tăng trưởng của bộ rễ có thể giúp ta điều chỉnh lượng nước tưới, rễ mạnh cây tốt tức vừa đủ nước, rễ yếu là lượng nước không đủ, rễ vàng úa là dư nước
2.5.2.5 Đất trồng
Đất trồng xương rồng là yếu tố quan trọng nhất, đất trồng phải tơi xốp, thật rút nước, sao cho khi tưới, nước có thể thoát hết và khô ngay (vì xương rồng là cây không chịu úng) Đất trồng có thể gồm các thành phần như sau: cát, đá nhỏ, cám xơ dừa, tro trấu, vỏ đậu phộng, hạt gòn xay nhuyễn… trộn đều với nhau theo một tỷ lệ
Trang 21tuỳ theo loại xương rồng Đất trồng có thể thiếu màu mỡ, nên định kỳ phải bón thêm phân NPK khoảng 10 ngày/lần
2.6 Tình hình sản xuất xương rồng trên thế giới
Ngày nay vị trí của cây xương rồng trên thế giới ngày càng được khẳng định Các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ xương rồng cũng như các vườn ươm thương mại có mặt tại hầu hết các nước Việc nghiên cứu, sưu tập và nuôi trồng xương rồng đã và đang được không ngừng mở rộng, mang tính chuyên nghiệp cao Chúng được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan… bởi sự đa dạng về chủng loại và có nhiều giá trị nghệ thuật trong việc thiết kế trang trí các khuôn viên cây kiểng
Ởû một số nước như Hà Lan, Hàn Quốc,… xương rồng có nhiều dạng thân rất lạ mắt: từ xương xẩu, góc cạnh… đến hình cầu, hình dẹt, hình sao… và màu sắc của các thân xương rồng này cũng khá phong phú bao gồm những gam màu mạnh như đỏ, cam, tím thẫm… và những gam màu nhẹ chẳng hạn trắng, vàng, hồng phấn… Do vậy mà người ta biến những thân xương rồng này thành hoa và chọn một loại xương rồng khác có thân thẳng, màu xanh làm cành Thông thường cành (tức cây chủ) và hoa (tức cây ghép) đều được cấy bằng mô trong ống nghiệm Sau một khoảng thời gian quy định sẽ ghép chúng lên nhau và rồi những cành “hoa” này được mang lên trồng trên cát
Việc kinh doanh hoa xương rồng có rất nhiều triển vọng bởi nhu cầu không ngừng gia tăng với thị trường rộng lớn ở châu Aâu, châu Á và cả ở châu Mỹ, đặc biệt là các nước Mỹ, Pháp, Brazil, Mexico, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản Tại Nhật Bản, Trung Quốc có nhiều tập đoàn sản xuất hoa kiểng lớn trồng xương rồng để xuất sang Mỹ và một số nước Châu Á khác như Thái Lan, Việt Nam… trong đó Hàn Quốc là nước sản xuất xương rồng đứng đầu hành tinh (chiếm 75% thị phần) với hơn
Trang 22400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh loài “hoa” này Tuy nhiên, Mỹ là nước có nhiều giống xương rồng nguyên thuỷ nhất Tại Mỹ hiện có các giống xương rồng hình cầu lớn có bộ gai phát triển, hoa nhiều, lâu tàn là một trong những loại cây kiểng đẹp và có giá trị ở nhiều nước
2.7 Tình hình sản xuất xương rồng trong nước
UBND TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004-2010 với vốn đầu tư 14,2 tỷ đồng để nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, nhập nội, nhân giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Hộ nông dân tự đầu tư trồng hoa kiểng, cá cảnh được hỗ trợ lãi suất vay (từ 4%-7%/năm) theo công văn 419/UB-CNN Theo chương trình này, đến năm 2010 TPHCM sẽ tăng diện tích hoa kiểng lên 1.200 ha với 3 nhóm hoa chính là hoa cao cấp (xương rồng Bát Tiên, Hồng…), nhóm hoa lan và nhóm hoa nền, riêng cây kiểng gồm Mai vàng, kiểng cao cấp và thông thường TP sẽ tổ chức hệ thống thông tin dự báo thị trường, lập trang web về cây kiểng, cá cảnh, xây dựng làng hoa kiểng, kết hợp du lịch sinh thái, hình thành khu phố chuyên doanh cá cảnh…
Chính nhờ chính sách khuyến khích phát triển ngành trồng hoa cây kiểng của TP HCM mà ngành này, trong đó có cả xương rồng có điều kiện thuận lợi để phát triển Chúng tạo một cú hích giúp những người trồng xương rồng kiểng mạnh dạng đầu tư
Kiểng xương rồng là loại cây đặc biệt, có thể sống trong nhà vài tuần, thậm chí vài tháng trong điều kiện thiếu hẳn ánh nắng và không cần tưới nước Chính sự kỳ diệu này đã đưa kiểng xương rồng đến với mọi người Các công ty, các vườn sản xuất hoa kiểng trong nước đã tiến hành nhập nhiều giống xương rồng mới lạ từ nước
Trang 23Nhiều vườn sản xuất kiểng xương rồng trong nước đã hoàn thiện được quy trình sản xuất từ khâu nhân giống, chăm sóc đến khi trở thành một cây kiểng hoàn chỉnh, có mức độ thâm canh cao
Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xương rồng kiểng của Hàn Quốc đã đầu tư sản xuất xương rồng ở Đà Lạt bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây khá lý tưởng, đồng thời giá nhân công tương đối rẻ nên tạo sức cạnh tranh cho họ trên thị trường quốc tế
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo dự đoán của ngành hoa kiểng thành phố thì diện tích trồng kinh doanh và số lượng người thưởng thức sẽ không ngừng tăng lên trong trong những năm sắp tới, và kiểng xương rồng sẽ thu hút được nhiều người quan tâm bởi tính hấp dẫn của nó
2.8 Phân loại thực vật cây mai
Ngành thực vật hạt kín Asgiopermea hay thực vật có hoa Magnoliophyta Lớp song tử diệp Dicotyledonnae
Trang 242.9 Các giống mai dùng làm gốc ghép và cành ghép 2.9.1 Các giống mai ghép chuyên dụng
Bảng 2.1: Các giống mai ghép chuyên dùng hiện nay Đặc điểm
Trang 25Cành mập, ít phân nhánh, lóng dài 1-2cm
Lá xanh đậm, phiến lá to dày, gân lá lộ rõ, mép lá có nhiều răng cưa
Nụ và cuống hoa to, lá đài dày, cánh hoa lớn, bền
Cây khoẻ, ít sâu bệnh, hoa bền, lâu tàn
Giống đang được nhiều nhà vườn quan tâm, hạn chế lớn nhất là cành thô và thưa
3 Mai Huỳnh Tỷ
Cành mập, có nhiều cành bên nhưng phân nhánh kém
Lá to, dày Nụ hoa tròn, hoa vàng, 24 cánh, xếp 3 lớp đều nhau Hoa trổ không đều, dễ rụng
Cây dễ nhiễm bệnh, cành bên nhiều nhưng khả năng phát triển thành nhánh kém
Không được ưa chuộng như trước vì hoa trổ không đều
Cây sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt
Kiểu hoa lạ, cuống hoa yếu, hoa dễ rụng
5 Mai cam
Cành nhỏ, màu nâu đen, cành phân nhánh mạnh
Lá nhỏ, phiến lá hẹp
Cuống hoa khoẻ, hoa bền Hoa màu cam, 5-7 cánh
Cây dễ bị sâu bệnh tấn công
Hoa trổ đều và bền, ít rụng
6 Mai
thau Cành to, lóng dài 1-2cm, ít phân nhánh
Lá to, mắt lá
thưa Cuống hoa dài, hoa to nhưng thưa thớt Cây khoẻ, ít bị sâu bệnh Mắt lá thưa, cuống hoa yếu, hoa ít
7 Mai trắng cẩm thạch
Cành mập, cành non màu trắng
Lá non màu trắng, lá già màu xanh đốm trắng
Cuống hoa dài, đầu nụ nhọn, hoa màu trắng 5-8 cánh, dễ xuất hiện đột biến số cánh hoa
Sinh trưởng kém, mẫm cảm với bệnh hại và nắng nóng
Màu sắc đẹp nhưng sinh trưởng kém
8 Phước
mai Cành ốm, yếu Lá thuôn, nhỏ, phiến lá hẹp Đài hoa và cánh hoa màu xanh lá Cánh hoa phát triển to như chiếc lá non
Sinh trưởng kém, mẫn cảm với sâu bệnh
Kiểu hoa rất đặc biệt nhưng dễ rụng
Trang 262.9.2 Các giống mai thường dùng làm gốc ghép
Bảng 2.2: Đặc điểm các giống mai dùng làm gốc ghép
Mai Tứ Quý Cành ghép mọc khoẻ, ít sâu bệnh, gốc ghép có bộ rễ đẹp Nhược điểm là gốc ghép chậm tăng kích thước
Mai Châu Cành ghép mọc khoẻ, ít bị tách khỏi gốc ghép
Mai Sẻ Gốc ghép mọc khoẻ, nhưng do lớp vỏ thân mỏng nên lúc còn non, cành ghép dễ bị tách khỏi gốc ghép khi gặp gió mạnh
Mai rừng Sức sống kém do rễ cái bị đứt khi bứng gốc, bầu đất thường bị vỡ
2.10 Quy mô sản xuất mai ghép ở các vùng trồng tập trung
Mai ghép được trồng tập trung tại các quận như Thủ Đức, quận 9, quận 12
* Quận Thủ Đức: là khu vực trồng mai truyền thống, với nhiều phường trồng mai ghép nổi tiếng như phương Linh Đông, phường Hiệp Bình Chánh Diện tích và số hộ tham gia sản xuất mai ghép tăng nhanh chóng từ sau năm 1995 Ngày càng có nhiều hộ làm giàu nhờ kinh doanh mai ghép Hiện nay, tổng diện tích sản xuất mai ghép ở quận Thủ Đức trên 40 ha, với hơn 400 hộ tham gia sản xuất mai ghép
* Quận 9: ngành trồng hoa kiểng hình thành và phát triển mạnh từ năm 2000 Nhiều vườn lan, vườn mai ghép ra đời và bắt đầu tạo thế đứng trên thị trường Khu vực trồng nhiều mai nhất là phường Long Bình
* Quận 12: là vùng nguyên liệu chuyên sản xuất hoa Lài ướp trà Từ năm 1996, nhiều gia đình chuyển mô hình trồng Lài sang trồng hoa kiểng, mai ghép và thu được lợi nhuận cao Mô hình trồng hoa kiểng, mai ghép được nhiều người bắt chước, kết quả là ngoài hoa Lài, quận 12 còn là vùng chuyên trồng kiểng công trình,
Trang 27gia sản xuất Các phường sản xuất mai ghép tập trung, có quy mô lớn là An Phú Đông, Thạnh Lộc và Thạnh Xuân
Phần lớn các vườn trồng mai ghép kết hợp một số loại hoa kiểng khác như Cần Thăng, Thiết Mộc Lan, Cau kiểng… Diện tích trồng mai thường chiếm từ 80-90% tổng diện tích sản xuất hoa kiểng Với mật độ trung bình 4000 cây mai nhỏ hoặc 600-700 cây mai lớn trên 1.000 m2, mỗi năm các vườn mai cung cấp cho thị trường hơn 100.000 cây mai ghép Tuy sản xuất mai ghép trên cùng một vùng, nhưng mức độ đầu tư thâm canh không giống nhau do khả năng vốn, điều kiện đất đai, trình độ kỹ thuật… Kết quả là những cây mai ghép của mỗi vườn mai thường có sự khác biệt lớn về kiểu dáng, chất lượng và giá bán
Trang 28Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1 Phương pháp điều tra 3.1.1 Phương tiện điều tra
- Phương tiện đi lại (xe máy), phiếu điều tra (bảng câu hỏi), máy ghi âm, máy chụp hình, giấy giới thiệu của trường
3.1.2 Đối tượng điều tra
- Đối tượng phỏng vấn là những hộ trồng xương rồng và các chủ buôn xương rồng
- Các chủ vườn mai nổi tiếng, lớn, có uy tín
3.1.3 Phạm vi điều tra
- Điều tra các chủ vườn kiểng xương rồng có diện tích từ 500 m2 trở lên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Số mẫu điều tra: 20 chủ vườn xương rồng và 10 chủ buôn xương rồng
- Điều tra các chủ vườn mai có diện tích 1.000 m2 trở lên Số mẫu điều tra: 10 vườn mai
- Địa điểm điều tra: tại Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, quận Gò Vấp (làng hoa Gò Vấp), Củ Chi
3.1.4 Thời gian điều tra
- Tiến hành điều tra từ tháng 4/2005 đến tháng 7/2005
3.1.5 Hình thức điều tra
- Tìm hiểu tình hình chung:
Trang 29+ Thu thập tài liệu ở Trung tâm khí tượng và thuỷ văn và các cơ quan hành chính: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, tình hình sản xuất hoa cây kiểng của quận trong những năm gần nhất
+ Tiếp xúc với hội trưởng hội nông dân, ban chủ nhiệm hoa lan cây cảnh, các nghệ nhân trong câu lạc bộ hoa lan cây cảnh, hội trưởng hội sinh vật cảnh để được hướng dẫn tình hình phân bố những vườn hoa cây cảnh phục vụ công tác điều tra
- Hình thức điều tra: phỏng vấn, trao đổi, trò chuyện với các chủ vườn mai và kiểng xương rồng, chủ buôn kiểng xương rồng với các phiếu điều tra chuẩn bị trước
3.1.6 Cách phân phối
- Điều tra theo quy mô diện tích trồng kiểng xương rồng và diện tích trồng mai
- Các hộ sản xuất kiểng xương rồng, vườn mai lớn do thành viên hội hoa lan cây cảnh và chủ tịch hội nông dân giới thiệu
3.1.7 Mục đích điều tra
- Nắm % cơ cấu giống xương rồng tại vườn của nông dân
- Nắm được các yếu tố ảnh hưởng việc tiêu thụ xương rồng kiểng - Nắm quy trình kỹ thuật của kiểng xương rồng và mai ghép + Quy trình kỹ thuật nông dân đang canh tác
+ Đầu tư thâm canh
+ Tình hình sâu bệnh hại và cách phòng trừ + Quy trình chăm sóc
- Tính hiệu quả kinh tế:
+ Nắm diễn biến giá xương rồng kiểng và mai ghép trong 2 năm 2003-2004 tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Nắm chi phí sản xuất của xương rồng kiểng và mai ghép trên 1.000 m2
Trang 30+ So sánh hiệu quả kinh tế của xương rồng, mai ghép so với các cây hoa cảnh khác (Bonsai, cúc Đại Đoá, hoa Hồng giống đỏ Ý…)
- Nắm được thị hiếu của khách hàng đối với các giống khác nhau
- Nắm được những khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ kiểng xương rồng như hiện nay
- Nắm được những kinh nghiệm trong sản xuất cũng như việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất kiểng xương rồng hiện nay
3.1.8 Xử lý số liệu
- Sử dụng số liệu trung bình và số liệu phần trăm từ chuỗi số liệu thu thập được
3.2 Phần điều tra
3.2.1 Phần điều tra đối với chủ xương rồng (20 chủ vườn) 3.2.1.1 Điều tra khó khăn đối với sản xuất xương rồng kiểng
- Phương pháp so sánh cặp (Pairwinse Ranking Matrix)
- Đánh giá nông thôn với sự tham gia của cộng đồng, các vấn đề trở ngại trong sản xuất
- Các vấn đề trở ngại: Thị trường, giống mới đẹp, vốn, thời tiết, phòng trừ sâu bệnh
- Kết quả: Sau khi điều tra tổng hợp các vấn đề trở ngại so với số lần xuất hiện, xếp thứ hạng các trở ngại
3.2.1.2 Điều tra cơ cấu giống xương rồng kiểng tại vườn nông dân
- Diện tích của mỗi giống trong vườn
- Cơ cấu % diện tích của mỗi giống tại vườn của nông dân
3.2.1.3 Điều tra về kỹ thuật canh tác
Trang 31- Điều tra về kỹ thuật sản xuất con giống, kỹ thuật ghép xương rồng, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật tạo gốc ghép, kỹ thuật tạo chồi ghép nhanh
- Đầu tư thâm canh: giá thể trồng xương rồng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây
- Các loại sâu bệnh phổ biến, triệu chứng phá hại, và biện pháp phòng trừ - Kỹ thuật chăm sóc, các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm được áp dụng trong việc nuôi trồng và tạo giống mới
3.2.2 Phần điều tra đối với chủ vườn mai ghép (10 chủ vườn)
- Đầu tư thâm canh: chậu, gốc ghép, mắt ghép, giá thể, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, công lao động chăm sóc hàng năm, vốn
- Kỹ thuật bảo dưỡng, chăm sóc, tạo dáng, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa - Điều tra về diễn biến giá mai ghép trong 2 năm 2003 và 2004
3.2.3 Phần điều tra đối với chủ buôn kiểng xương rồng (10 chủ buôn)
Chủ buôn xương rồng kiểng là người trung gian giữa chủ vườn sản xuất và người tiêu dùng
3.2.3.1 Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng
- Phương pháp: So sánh cặp (Pairwinse Ranking Matrix)
- Yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ, số lượng ít, màu đẹp hoa to, hoa nở nhiều, lạ đẹp, giá cả, dáng thẩm mỹ, hấp dẫn, cây và hoa ít bị sâu bệnh
- Kết quả: Sau khi điều tra, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng việc tiêu thụ xương rồng kiểng, với số lần xuất hiện và xếp theo thứ bậc
- Điều tra về sở thích của người tiêu thụ đối với các giống khác nhau về kích cỡ, màu sắc
3.2.3.2 Điều tra về diễn biến giá xương rồng trong 2 năm 2003 và 2004
Trang 323.3 Hiệu quả kinh tế
Từ số liệu thu thập qua điều tra tính hiệu quả kinh tế
3.3.1 Chi phí đầu tư cơ bản trồng mới cho 1.000 m2
Gồm: Chi phí đầu tư trang thiết bị, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, điện tưới và công lao động
3.3.2 Chi phí đầu tư chăm sóc hàng năm (năm thu hoạch)
Gồm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, công lao động, nước tưới
3.3.3 Hiệu quả kinh tế
Tổng doanh thu = Số cây trồng đạt tiêu chuẩn x Đơn giá bình quân/cây
Tổng chi phí = Chi phí đầu tư cơ bản trồng mới + Chi phí đầu tư hàng năm (tính trên 1.000m2)
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Tính tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn = (Lợi nhuận/Tổng chi phí) x 100%
Trang 33Chương 4: IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quát điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất hoa kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích khoảng 2.028,65 km2, có vị trí địa lý: 10o38’ vĩ độ Bắc và 106o22’ đến 186o54’ kinh độ Đông
4.1.1.1 Điều kiện thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm chia làm hai mùa nắng mưa rõ rệt
- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch - Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 5 dương lịch năm sau - Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 27,5oC
- Nhiệt độ cao nhất từ 38-39oC
- Vũ lượng trung bình: 1800-1900 mm
Mặt khác do gần biển Đông nên khí hậu tương đối ôn hòa
4.1.1.2 Điều kiện đất đai
Tổng diện tích khoảng 2028,65 km2, đất đai tương đối bằng phẳng, thuộc dạng phù sa cổ, không có đồi Cấu tạo khá đặc biệt:
- Đất phèn: trên 30%
- Đất xám gốc phù sa cổ: trên 19% - Đất mặn: 12,3%
- Đất phù sa nước ngọt: 2,6% - Cồn cát bãi biển: 3,2%
Trang 34- Đất có khả năng canh tác trên 100.000 ha và trên 30.000 ha đất rừng Hệ thống sông ngòi dày đặc, hơn 100 sông rạch với tổng chiều dài trên 700 km
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh khá thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, trong đó có các loài hoa kiểng nói chung và xương rồng kiểng, mai vàng nói riêng
4.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Là khu vực đông dân cư, một trong những cửa khẩu quan trọng trong công tác xuất nhập khẩu, thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ hoa kiểng lớn nhất nước
Đối với thị trường hoa, đặc biệt là hoa lan cắt cành, nguồn cung cấp trong nước chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu xuất khẩu Khả năng sản xuất hoa, đặc biệt là những giống hoa đẹp còn kém, các giống hoa chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá thành còn cao Hiện nay nhiều vườn hoa kiểng đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất, xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tự động, áp dụng công nghệ nuôi cấy mô vào sản xuất hoa kiểng đã từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng và ổn định
Hoạt động sản xuất, trưng bày, tiêu thụ hoa kiểng, bonsai ở thành phố hiện nay khá mạnh Trong thành phố có hai đoàn thể quần chúng có liên quan đến hoạt động hoa kiểng Đó là Hội hoa lan cây cảnh và hội sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu của hai hội này là liên kết những nghệ nhân trong nước phổ biến kiến thức liên quan đến hoa kiểng, chim cá kiểng Bên cạnh đội ngũ nghệ nhân đông đảo và lành nghề thì số lượng người quan tâm và tìm hiểu về hoa kiểng ngày càng nhiều Một trong những trường lớp đào tạo kỹ thuật trồng hoa kiểng ra đời như: Câu lạc bộ Bonsai trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Hội giao lưu nghệ thuật thành
Trang 35phố… Cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học hỏi của những người yêu hoa kiểng
Đối với cây mai ghép, được trồng tập trung ở quận Thủ Đức (phường Linh Đông, phường Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp Bình Phước), quận Gò Vấp, quận 9, quận 11, quận 12 Quá trình đô thị hóa đã thu hẹp diện tích sản xuất mai ghép ở một số phường Hiện nay, mai ghép được sản xuất chủ yếu ở quận Thủ Đức (phường Linh Đông), quận 9 (phường Long Bình) và quận 12 (phường An Phú Đông) Riêng cây kiểng xương rồng được các nghệ nhân trồng không tập trung trong thành phố ở các quận như quận 12, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, quận Hóc Môn, quận Củ Chi Số lượng người nuôi trồng và thưởng thức xương rồng kiểng ngày một nhiều hơn và đang phát triển ra một số vùng ngoại ô lân cận
4.2 Kết quả điều tra những khó khăn trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ kiểng xương rồng hiện nay
4.2.1 Khó khăn trở ngại đối với người sản xuất kiểng xương rồng (20 chủ vườn xương rồng kiểng)
Phương pháp so sánh cặp (Pairwise Ranking Maxtrix)
Bảng 4.1: Tổng hợp điều tra khó khăn trở ngại đối với sản xuất xương rồng kiểng
Thị trường tiêu thụ Giống mới đẹp, lạ Vốn
Kỹ thuật trồng trọt Thời tiết
Phòng trừ sâu bệnh
89 64 51 42 32 22
1 2 3 4 5 6
* Nhận xét:
Qua kết quả điều tra cho thấy vấn đề khó khăn đáng quan tâm nhất đó là thị trường tiêu thụ, kế đến là chủ vườn xương rồng cần nhập nhiều giống mới nhập nội
Trang 36từ nước ngoài có hoa đẹp, mới lạ, nhiều màu sắc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng tại thành phố
Vốn là vấn đề khó khăn kế tiếp, xếp hạng thứ 3, vì chủ vườn phải đa dạng hóa cơ cấu giống xương rồng để đáp ứng thị hiếu phong phú của người tiêu dùng, mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng hết công lao động dư thừa, giảm giá thành sản xuất và giảm nguy cơ dội hàng (bán không được hàng)
Vấn đề khó khăn tiếp theo là kỹ thuật trồng trọt gắn liền với việc thiết kế nhà nylon, che lưới, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, yêu cầu từng kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với từng giống khác nhau, khi đưa giống mới vào sản xuất phải gắn với kỹ thuật mới Những giống mới lạ sâu bệnh rất nhiều, do đó chủ vườn vừa làm vừa rút kinh nghiệm
Vấn đề khó khăn cuối cùng là thời tiết và phòng trừ sâu bệnh, xếp hạng thứ 5, thứ 6 Thời tiết là yếu tố quan trọng quyết định mức độ gây hại của sâu bệnh, còn phương pháp phòng trừ sâu bệnh lại là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và chi phí sản xuất xương rồng kiểng
Ngoài ra, chủ vườn cũng quan tâm đến vấn đề chi phí đầu tư Nếu hiệu quả kinh tế cao, bán được nhiều người mua, lợi nhuận cao thì họ sẵn sàng đầu tư
4.2.2 Khó khăn trở ngại đối với chủ buôn kiểng xương rồng (10 chủ buôn)
Phương pháp so sánh cặp (Pairwinse Ranking Maxtrix)
Trang 37Bảng 4.2: Tổng hợp điều tra khó khăn trở ngại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương
rồng kiểng
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng
Số lần xuất hiện Xếp hạng
Thị trường tiêu thụ Số lượng ít
Màu đẹp, hoa to Hoa nở nhiều, lạ đẹp Giá cả
Dáng thẩm mỹ, hấp dẫn Cây và hoa ít bị sâu bệnh
62 42 34 28 19 16 9
1 2 3 4 5 6 7
* Nhận xét:
Sau khi tổng hợp kết quả điều tra cho thấy vấn đề khó khăn nổi cộm đối với việc tiêu thụ xương rồng kiểng là thị trường tiêu thụ và lượng cung cầu xương rồng kiểng trên thị trường Đây là vấn đề mà bất cứ chủ buôn nào cũng quan tâm vì nó quyết định có bán được hàng hay không Nếu trên thị trường không có nhu cầu về loại xương rồng kiểng hoặc nhu cầu đang giảm nhanh thì họ sẽ ngưng việc lấy hàng từ các chủ vườn xương rồng ngay, hoặc ngược lại nếu thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng thì họ sẽ khuyến khích các chủ xương rồng đẩy mạnh sản xuất Còn số lượng hàng ít sẽ giúp cho các chủ buôn mạnh dạn nâng giá bán, tăng lợi nhuận
Màu đẹp, hoa to và hoa nở nhiều, lạ đẹp là hai yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng, xếp hạng thứ 3 và thứ 4 Chúng cuốn hút người chơi hoa và tạo sự hấp dẫn rất riêng của xương rồng, chính các yếu tố này đã tạo cho xương rồng kiểng có vị trí riêng trên thị trường hoa cảnh Các chủ buôn luôn tìm kiếm những giống mới lạ có màu sắc hoa đẹp để đáp ứng nhu cầu chơi hoa đa dạng của người tiêu dùng, chính yếu tố này góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá bán xương rồng
Yếu tố kế tiếp ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng là giá cả, xếp thứ 5, giá cả xương rồng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đa số người tiêu dùng Khi giá
Trang 38cao, người tiêu dùng có khuynh hướng chọn những loại cây cảnh khác để thay thế, chính vì vậy để cuốn hút người chơi hoa đến với xương rồng kiểng thì giá cả phải đủ sức cạnh tranh với các loại hoa kiểng khác (trừ một số giống xương rồng quý hiếm)
Hai yếu tố sau cùng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng là dáng thẩm mỹ, hấp dẫn và cây, hoa ít bị sâu bệnh, xếp thứ 6, thứ 7 Nhìn chung, người chơi kiểng càng ngày càng trở nên khó tính hơn, họ đòi hỏi chất lượng xương rồng kiểng về tính thẩm mỹ ngày một cao, đặc biệt là cây xương rồng phải không có một chút tì vết của sâu bệnh
Các yếu tố kể trên chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xương rồng kiểng trong nước Đối với thị trường nước ngoài, hiện đang mở ra một cơ hội lớn cho các chủ vườn, chủ buôn xương rồng nào biết nắm bắt cơ hội bởi nhu cầu xương rồng kiểng trên thế giới ngày một tăng, trong khi nước ta có nhân công rẻ, chủ vườn lại rất năng động, thông minh, sáng tạo Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho xương rồng kiểng nước ta
4.2.3 Một số hướng giải quyết những khó khăn
Hội hoa lan cây cảnh, hội nông dân thường tổ chức tập huấn kỹ thuật và tham quan học hỏi ở những vườn kiểng xương rồng lớn
Các công viên như 23-9, Gia Định, Lê Thị Riêng, Tao Đàn, Lê Văn Tám… mỗi năm đều có tổ chức chưng bày, kinh doanh, thi chấm điểm xương rồng kiểng, Lan, Mai, Các chủ vườn có thể đăng ký tham gia để học hỏi kinh nghiệm
Giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa những người nuôi trồng xương rồng với nhau
Ngân hàng Nông Nghiệp mỗi năm đều có chương trình cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thời gian hoàn vốn là 1 năm, lãi suất là 0,6%/năm
Trang 394.3.1 Quy mô sản xuất xương rồng kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn chung quy mô sản xuất xương rồng kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng thu hẹp so với các năm trước do sự thành công và ngày một lớn mạnh của vựa kiểng Sa Đéc Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, rất thích hợp trồng hoa kiểng, giá nhân công rẻ, sản xuất với quy mô lớn, chuyên canh, tiết kiệm chi phí sản xuất nên ngành trồng hoa kiểng là một thế mạnh của vùng này Do các năm vừa qua, Sa Đéc đã nhập các giống xương rồng của thành phố Hồ Chí Minh về trồng nên đã cạnh tranh trực tiếp với ngành trồng xương rồng kiểng của thành phố Hồ Chí Minh, điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chủ vườn xương rồng Họ không còn trồng một cách đại trà, phổ biến, quy mô lớn như trước kia, vì như vậy họ không đủ sức cạnh tranh về giá so với Sa Đéc Thay vào đó họ thu hẹp quy mô sản xuất, tập trung sản xuất các giống mới cung cấp cho Sa Đéc và có thể họ nhập lại hàng của Sa Đéc để cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh Mặt khác các chủ vườn xương rồng kiểng tập trung sản xuất các giống xương rồng quý hiếm có giá trị cao cung cấp cho các khách hàng cao cấp để trang trí trong vườn, công ty, khách sạn… các giống xương rồng này có thể lên đến hàng triệu đến chục triệu một cây Đây là một thị trường rất tiềm năng cho các vườn xương rồng kiểng lớn, nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh Hoặc họ chỉ sản xuất các giống mà Sa Đéc chưa sản xuất hoặc không thể sản xuất
Qua kết quả điều tra cho thấy, xương rồng kiểng sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh được chia làm 5 nhóm chính:
- Nhóm 1: Các giống xương rồng bát tiên, thuộc họ Euphorbiaceae
- Nhóm 2: Các giống xương rồng quý hiếm (không phổ biến trên thị trường), thường là các cây có kích thước lớn, trồng thẳng từ hạt hay từ chồi, không cần phải ghép, sinh trưởng đều từ năm 1 đến năm 3
Trang 40- Nhóm 3: Các giống không cần phải ghép nhưng nếu ta trồng thẳng từ hạt hay tách chồi ra trồng thì cây sẽ sinh trưởng chậm Do đó, các chủ vườn thường nuôi trồng trên chân ghép để đốt giai đoạn, sau đó tách ra trồng ở đất
- Nhóm 4: Các giống thân màu, không có diệp lục tố, cần phải ghép lên gốc ghép cây mới sống được
- Nhóm 5: Các giống có thân đẹp mắt, hấp dẫn được các chủ vườn bán khi thân cây đã cân đối, không cần đợi ra hoa
4.3.2 Cơ cấu giống xương rồng kiểng tại các vườn
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về cơ cấu giống xương rồng tại các vườn xương rồng
kiểng
Các nhóm xương rồng kiểng Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Thứ hạng
Nhóm các giống xương rồng Bát
Nhóm xương rồng kích thước lớn
Nhóm xương rồng nuôi trồng đốt
Nhóm xương rồng nuôi trồng cố
Nhóm xương rồng có thân đẹp mắt,
* Nhận xét:
Nhìn chung, trong một vườn xương rồng, nếu chủ vườn chuyên trồng Bát Tiên
thì lại không trồng các giống xương rồng Cactaceae vì giữa 2 nhóm xương rồng này
có sự khác biệt lớn về kỹ thuật trồng và chăm sóc Nhóm xương rồng Bát Tiên chiếm diện tích cao nhất 41,36% (14.600 m2), được một số chủ vườn trồng nhưng với quy mô lớn (trung bình là 4.000 m2) và mang tính chuyên nghiệp cao Do uy tín, họ