1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng

210 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 7,77 MB

Nội dung

Trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi trong trang trại chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng hao hụt đàn lớn, kém đồng đều về chất lượng thịt, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của ngườ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”

(Thuộc chương trình thực hiện Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về Khoa học và Công

nghệ theo Nghị Định Thư Việt Nam - Rumani)

TS VŨ ĐÌNH TÔN

7018

06/11/2008

HÀ NỘI – 6/2008

Trang 2

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1 TÊN NHIỆM VỤ

Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu

quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ thuộc vùng Ðồng bằng

Sông Hồng

2 THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bắt đầu: Tháng 06/2006

Kết thúc: Tháng 6/2008

3 ĐỐI TÁC VIỆT NAM

a Tên cơ quan chủ trì Việt Nam (tên, địa chỉ, website):

- Cơ quan chủ trì: Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội

- Ðịa chỉ: Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - TP Hà Nội

- Ðiện thoại: 84-4-8276906

- Fax: 84-4-8276554

- Website: http://www.hua.edu.vn

b Chủ nhiệm đề tài (tên, điện thoại cơ quan, fax, email, điện thoại di động)

- TS Vũ Đình Tôn, Phó Trưởng khoa Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản,

Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu liên ngành PTNT

- Chức danh khoa học: Tiến sĩ,

- Ðiện thoại cơ quan: 048-767-361

- Ðiện thoại nhà riêng: 048 765 420

- Ðiện thoại di động: 0913 033 177

- Email: vdton@hua.edu.vn

- Ðịa chỉ cơ quan: Thị Trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - TP Hà Nội

c 05 cán bộ khác trực tiếp tham gia nghiên cứu (tên, điện thoại cơ quan, fax,

email, điện thoại di động)

1 GS.TS Ðặng Vũ Bình

Trang 3

4 ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

a Tên Cơ quan đối tác nghiên cứu nước ngoài (tên, địa chỉ, website)

Viện nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn Rumani (nay là Công ty phát triển chăn nuôi lợn Rumani Peris - ROMSUINTEST Peris)

• Ðịa chỉ: Placement: Hall 46 Stand 06-11 Str GARII, N0 1, PERIS, Bucarest, ROMANIA

c 05 cán bộ khác trực tiếp tham gia

5 KINH PHÍ PHÍA VIỆT NAM

a Tổng kinh phí:

- Tổng kinh phí: 995.000.000 đồng (Chín trăm chín lăm triệu đồng chẵn)

- Kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 995.000.000 đồng

(Chín trăm chín lăm triệu đồng chẵn)

b Kinh phí đã chi : 987.003.126 đồng

(Chín trăm tám bảy triệu ba nghìn một trăm hai sáu đồng)

6 KINH PHÍ CỦA ĐỐI TÁC (ước tính)

Trang 4

PHẦN II: PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi lợn từ lâu đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Những tiến bộ kỹ thuật về con giống, thức ăn cũng như qui trình chăn nuôi tiên tiến được đưa vào sản xuất đã làm cho năng suất chăn nuôi lợn tăng cao đặc biệt là trong các trang trại Hiện nay tỷ lệ thịt lợn ước chiếm gần 80% trong tổng số thịt tiêu thụ tại Việt Nam

Theo số liêu thống kê, năm 2006, tổng đàn lợn trong cả nước đạt trên 27,5 triệu con Trong giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng trung bình đạt 6,3%/năm Sản lượng thịt hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn sang năm 2005 là 2,29 triệu tấn, tăng bình quân hàng năm là 10,1%/năm Theo báo cáo của FAO, chăn nuôi lợn của Việt Nam năm 2005 xếp thứ 7 thế giới về sản lượng sản xuất và xếp thứ 4 thế giới về số đầu lợn (sau Trung Quốc: 481,9 triệu con, Mỹ: 61,2 triệu con và Braxin: 32,9 triệu con) Chất lượng con giống từng bước được cải tạo theo hướng nạc hoá đàn lợn Tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại trong tổng đàn lợn tăng trên 2,5%/năm

Chăn nuôi theo mô hình trang trại đang được tạo thuận lợi về: vốn vay, đất đai

và cơ chế thông thoáng hơn để có thể phát triển Tính đến tháng12/2003 cả nước có khoảng 4764 trang trại chăn nuôi lợn, riêng vùng ĐBSH (*) có 1254 trang trại (Trần Kim Anh, Nguyễn Thanh Sơn, 2004) Đây là những trang trại chăn nuôi lợn hội đủ 2 tiêu chí trang trại mà Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại

đã quy định Chăn nuôi lợn phát triển đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các chính sách về nông nghiệp của chính phủ Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, giúp tăng thu nhập và làm giàu cho người chăn nuôi

Mặc dù chăn nuôi lợn của nước ta nói chung và vùng ĐBSH nói riêng đã đạt được những tiến bộ nhất định nhưng vấn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cấp các ngành cần đầu tư hơn nữa Năng suất chăn nuôi lợn của các trang trại hiện vẫn còn khiêm tốn

so với năng suất chăn nuôi lợn của Thái Lan và thấp hơn đáng kể so với một số ngước

có ngành chăn nuôi lợn phát triển như Anh, Mỹ, Đan Mạch Khối lượng lợn thịt xuất chuồng tại các trang trại vùng ĐBSH chỉ đạt 78-82 kg/con với mức tăng trọng 18-19 kg/tháng Trong khi đó, ở Thái Lan, khối lượng lợn xuất chuồng đạt trên 95 kg/con và tăng trọng lợn đạt 21kg/con/tháng, khối lượng lợn xuất chuồng ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ trên 100 kg; tăng trọng bình quân trong cả giai đoạn nuôi thịt trên 23 kg/con/tháng (nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Một số tác giả gần đây cho thấy các quy trình chăn nuôi được áp dụng tại các trang trại vùng ĐBSH cho các loại lợn chưa thật sự phù hợp, chưa khai thác hết được tiềm năng sản xuất của các giống lợn nhập nội Trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi trong trang trại chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng hao hụt đàn lớn, kém đồng đều về chất lượng thịt, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu

Trang 5

Phòng dịch bệnh và xử lý môi trường đang là vấn đề đáng quan tâm trong trang trại chăn nuôi lợn Tại nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn dịch bệnh thường chưa toàn diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện dịch bệnh rất nguy hiểm như thời gian vừa qua Phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn chỉ chú ý đến khâu chăn nuôi mà chưa quan tâm đúng mức đến xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nhiều trang trại hoặc cả vùng chăn nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cải thiện môi trường và năng lượng cho người dân nông thôn, các nhà khoa học cần nghiên cứu công nghệ Biogas tiên tiến trên thế giới để cải tiến, hoàn thiện hơn công nghệ Biogas đang áp dụng ở các vùng nông thôn cả nước nói chung Ngoài ra cũng cần xem xét đến các giải pháp khác để tận dụng nguồn phân hữu cơ trong các trang trại như mô hình tổng hợp VAC, ủ phân để làm phân bón, dùng phân lợn để nuôi giun

Như vậy, để hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế, cung cấp lợn thịt đảm bảo chất lượng cao ra thị trường thì nhất thiết phải cải tạo con giống, đổi mới và nâng cao kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi, thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, các biện pháp an toàn sinh học để loại trừ các khả năng bệnh dịch xâm nhập từ ngoài và ngăn chặn các yếu tố làm nảy sinh dịch bệnh từ bên trong trại Việc này bản thân các trang trại sẽ gặp khó khăn, cần có sự

hỗ trợ của các nhà khoa học, cơ chế chính sách hợp lý của các nhà quản lý

Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi thực hiện Nhiệm vụ Nghị định thư:

« Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ thuộc vùng Ðồng bằng Sông Hồng »

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung: Góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trang trại nhằm tạo

ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế và phát triển theo

- Nâng cao trình độ cho cán bộ và các chủ trang trại về kỹ thuật chăn nuôi, quản

lý kinh tế trang trại;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trang trại ở vùng đồng bằng Sông Hồng

Trang 6

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH CỦA THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Dạng kết quả dự kiến của nhiệm vụ (đánh dấu 3 vào các ô có kết quả)

thuật, nghiên cứu khả thi

3

tạo nghiên cứu sinh, sinh viên, )

3

Tổng hợp kết quả sản phẩm của đề tài so với kế hoạch

TH/KH

1 Báo cáo « Thực trạng về tình hình

phát triển chăn nuôi lợn trang trại tại

3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc

Ninh »

1 1 1/1

2 Đào tạo cán bộ và sinh viên thực tập

tốt nghiệp, chủ trang trại

- 1 Thạc sỹ

- 6 sinh viên

- 2 lớp tập huấn (7 chuyên đề)

- 3 thạc sĩ

- 27 sinh viên

- 2 lớp tập huấn (7 chuyên đề)

3/1 27/6 2/2

3 Bài báo khoa học :

1) Quy mô, đặc điểm của các trang

trại chăn nuôi lợn tại 3 tỉnh Hưng

Yên, Hải Dương và Bắc Ninh Tạp

chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp -

Đại học nông nghiệp I - Tập V số

4/2007

2) Chất lượng nước dùng trong

các trang trại chăn nuôi lợn ở

vùng Đồng bằng Sông Hồng Tạp

chí khoa học & Phát triển - Đại học

nông nghiệp Hà Nội - Tập VI số

3/2008

3) Kết quả nuôi vỗ béo, chất lượng

thân thịt của một số tổ hợp lai F 1

(L × Y) với đực giống Landrace,

3 7 7/3

Trang 7

Duroc và (Pietrain x Duroc) Tạp

chí khoa học và Công nghệ- Bộ

NN&PTNT Số 7/2008 Trang 58-62

4) Năng suất sinh sản của nái lai

F 1 (Y x MC) phối với đực giống

Landrace, Duroc và (Pietrain x

Duroc) Tạp chí khoa học & Phát

triển - Đại học nông nghiệp Hà Nội -

Tập VI số 4/2008 Trang 326-330

5) Productivity and meat quality

of hybrid pigs (3-4 breeds) on the

pig farms belong to Hai Duong

province (Bài đã được chấp nhận

đăng trong kỷ yếu hội nghị Á – Úc)

6) Năng suất sinh sản của một số

tổ hợp lai giữa nái lai F 1 (L × Y)

với đực giống Landrace, Duroc và

(Pietrain x Duroc) (Bài đã được

chấp nhận đăng -Tạp chí Bộ NN

&PTNT)

7) Năng suất và chất lượng thịt

của các tổ hợp lai giữa lợn nái F 1

(Y × MC) với đực giống

Landrace, Duroc và Pidu (Pietrain

x Duroc) (Bài đã được chấp nhận

đăng- ĐHNN HN)

4 Giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn

6 Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn

- Quy trình chăn nuôi lợn nái lai có

máu nội

- Quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại

- Quy trình chăn nuôi lợn con sau cai

sữa có máu nội

- Quy trình chăn nuôi lợn con sau cai

Trang 8

Nái lai

có máu nội

Nái lai ngoại

Nái lai

có máu nội

Ghi chú

>53-59 >50-53

Tính theo thịt móc hàm

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chăn nuôi lợn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người Hiện nay tỷ trọng thịt lợn đang chiếm khoảng 40 % tổng sản lượng thực phẩm chăn nuôi trên toàn thế giới Thịt lợn luôn là loại thực phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh Hàng năm thịt lợn sản xuất của thế giới không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng

Ðể có những thành tựu lớn trong phát triển chăn nuôi lợn hiện nay, phải kể đến những đóng góp của các nhà khoa học trong việc triển khai và áp dụng thành công các nghiên cứu khoa học và công nghệ về lai tạo giống, sản xuất thức ăn và thuốc thú y, quy trình quản lý và chăm sóc trong chăn nuôi lợn

Nhờ sự phối hợp đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn mà năng suất

và chất lượng thịt lợn không ngừng được cải tiến và nâng cao Hiện nay người ta đã tạo

ra những bộ giống có năng suất và chất lượng cao và trở nên phổ biến rộng rãi trên thế giới như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain

Năng suất sinh sản lợn nái Landrace, Yorkshire tại Pháp theo nghiên cứu của Hybrides 1993 như sau:

Theo Jonh Millard (1997), một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và chất lượng thịt lợn đàn hạt nhân Landrace và Yorkshire tại Anh như sau:

Lợn nái

Số con chết lúc sơ

Lợn thịt

Trang 10

Kết quả của Tummaruk , Dalin về năng suất chăn nuôi lợn nái Landrace, Yorkshire tại Thuỵ Sĩ năm 2000 như sau:

Ngoài yếu tố giống thì yếu tố thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng và chất lượng thịt lợn Các nghiên cứu của Lenartowicz (1998), Wittemore (1998) Wood (2004), khẳng định mức protein, năng lượng trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến tăng trọng, tiêu tốn thức ăn Các loại vitamin, khoáng, axit amin ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt và tăng trọng được chứng minh qua các nghiên cứu của Chang (2000) , Warnants (2003), Jondreville (2003), Swigert (2004)

Các yếu tố về điều kiện vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt của lợn Theo Guerroro (1989), tỷ lệ bệnh đường hô hấp gây ra bởi Mycoplasma ở Mỹ chiếm 69 % trong số 1356 con theo dõi, Tây Ban Nha 38% trong số 46252 lợn, Canada 80% trong tổng số 4600 lợn theo dõi Bệnh do E.coli đã gây tổn thất cho đàn lợn con tại Pháp từ 50-80%

Xử lý chất thải chăn nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, hạn chế stress cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất chăn nuôi và phát triển bền vững Những nghiên cứu về vệ sinh chăn nuôi được đề cập đến trong các nghiên cứu của Emsinger (1990), Nowak (1995), Tielen (1995), Dufy and Brooks (1998)

Một số giải pháp và xu hướng tích cực trong chăn nuôi lợn hiện nay trên thế giới là:

- Sử dụng công nghệ lai tạo giống (lai 3 giống, lai 4 giống ) để tạo ra những con thương phẩm có khả năng tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt và khả năng kháng bệnh cao

- Tăng lượng protein thực vật và giảm protein động vật trong khẩu phần nuôi dưỡng lợn

- Tối ưu hoá trong việc phòng bệnh để hạn chế sử dụng thuốc trong chăn nuôi lợn

- Xử lý ô nhiễm chuồng nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo môi trường sạch và

an toàn

Nhiều quốc gia đã đạt những thành tựu lớn trong nghiên cứu ứng dụng sản xuất thịt lợn và coi chăn nuôi lợn như là một ngành quan trọng như: Mỹ, Canada, Ðan

Mạch, Hà Lan, Anh

Trang 11

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đã phát triển mạnh và có

nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân Năm 2003, tổng đàn lợn trong cả nước đạt

25,46 triệu con, tăng gần gấp đôi so với năm 1990 và đạt 1,8 triệu tấn lợn hơi Trong

giai đoạn 1983 - 2003, chăn nuôi lợn trong cả nước đã có sự phát triển cả về số lượng

và chất lượng Tổng đàn lợn tăng bình quân 4,1 %/năm, trong đó đàn lợn nái cũng đạt

tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm Sản lượng thịt hơi tăng bình quân hàng năm là 8,2%

Chất lượng con giống từng bước được cải tạo theo hướng nạc hoá đàn lợn Tỷ lệ lợn

ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại trong tổng đàn lợn tăng 2-2,5%/năm

Hiện tại, những giống lợn chủ yếu đang được nuôi phổ biến trong các trang trại

gia đình tại vùng ÐBSH hiện nay là lợn Landrace, Yorkshire và con lai 1/2 và 3/4 máu

ngoại Các công thức lai phức tạp 4 giống, 5 giống cũng đã được ứng dụng trong các

cơ sở giống

+ Về năng suất

Kết quả nghiên cứu tại Trại giống lợn Mỹ Văn về khả năng sinh sản của lợn nái

Landrace, Yorkshire năm 2000 như sau:

Số lứa đẻ /nái/năm lứa 2,14 2,16

Số con cai sữa/nái/năm con 20,37 20,26 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con

Theo thông báo của tác giả Ðặng Vũ Bình (2003) về năng suất sinh sản của lợn

nái và Yorkshire Landrace nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc lần lượt là: số con đẻ

ra/lứa 10,12 và 10,41; số con cai sữa 8,25 và 8,29; khối lượng 60 ngày tuổi 15,24kg và

14,81kg; khoảng cách lứa đẻ 183,85 ngày và 179,62 ngày

Các khảo sát năm 2004 của Ðoàn Xuân Trúc và cộng sự về một số chỉ tiêu kinh

tế kỹ thuật của đàn nái sinh sản Yorkshire và đàn lợn thịt thương phẩm trong các trang

trại chăn nuôi ở 3 vùng sinh thái: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và

vùng Ðông Nam Bộ như sau:

Trang 12

Chỉ tiêu Ðơn vị Vùng ÐBSH Vùng ÐBSCL Vùng ÐNB

Số con sơ sinh còn

Số lứa đẻ /nái/năm lứa 2,04 2,00 2,01

Số con cai sữa/lứa con 8,52 8,48 8,53

Tiêu tốn th.ăn/kg lợn

con cai sữa lúc 60 ngày

Tăng trọng trong giai

Tiêu tốn thức ăn/kg

Các kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc, Lê Thanh Hải, Phùng Thị Vân

trong những năm gần đây cũng chỉ ra rằng: giống Yorkshire có khả năng sinh sản khá,

tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, khối lượng phối giống lần đầu khoảng 90 kg, mỗi

năm cho 1,8-2 lứa đẻ, khối lượng sơ sinh đạt 1,3-1,5 kg/con, số con sơ sinh trung bình

11-12 con/lứa; giống Landrace đẻ 9-10 con/lứa, khối lượng sơ sinh 1,3-1,4 kg/con, mỗi

năm 1,8-2,0 lứa, tuổi động dục lần đầu khoảng 6-7 tháng tuổi Số con sơ sinh còn sống

ở lợn Yorkshire và Landrace bình quân đạt 9,33 và 8,61 con/ổ; số con 21 ngày tuổi là

7,93 và 7,21 con/ổ Trong các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp, tỷ lệ thụ thai ở nái

Landrace, nái lai YxL và nái LxY là 86,36%, 88,23%, 83,33%; lợn không động dục trở

lại là 13,07%, lợn đẻ khó 15,38%, lợn con ỉa phân trắng tới 32,45%

Kết quả khảo sát của Vũ Ðình Tôn và Võ Trọng Thành (2005) cho biết năng

suất chăn nuôi lợn trong các trang trại quy mô nhỏ tại huyện Trực Ninh - Nam Ðịnh

như sau:

Trang 13

Tác giả Phùng Thị Vân, Phạm Sĩ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, 2004, đã áp dụng 3 giải pháp kỹ thuật tổng hợp gồm: xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas), làm thông thoáng chuồng nuôi (quạt và mái nhà) và nuôi lợn trên lồng (sàn) Kết quả là giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở lợn con, viêm tử cung ở lợn nái, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm giá thành/1kg lợn con 2 tháng tuổi từ 5,83 - 6,34%, giảm hàm lượng của một số khí thải gây ô nhiễm môi trường

1.3 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi lợn trang trại đang có những bước phát triển mạnh trong những năm gần đây.Theo nghiên cứu về quy mô hoạt động trong các trang trại chăn nuôi lợn vùng ÐBSH của Trần Kim Anh và Nguyễn Thanh Sơn năm 2004: quy mô đàn nái dưới 20 con/trang trại chiếm 71,32 %, quy mô 20-50 nái chiếm 23,52%, quy mô 51-100 nái chiếm 3,67 % và quy mô trên 100 nái chỉ chiếm 1,59%; tỷ lệ trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5ha chiếm tới 77,7 % số; tỷ lệ trang trại có mức vốn đầu tư dưới 200 triệu chiếm tới 53,8%

Ðiều đó cho thấy rằng chăn nuôi lợn trang trại trong cả nước nói chung hay vùng ÐBSH nói riêng có quy mô tương đối nhỏ, mức độ phát triển cũng như qui mô đầu tư trong chăn nuôi trang trại còn hạn chế Song điều quan trọng hơn chính là do chăn nuôi trang trại cũng chỉ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây, trình độ

về kỹ thuật chăn nuôi cũng như khả năng quản lý trang trại còn hạn chế do hầu hết các chủ trang trại là nông dân đi lên từ chăn nuôi gia đình Do vậy họ gặp rất nhiều khó khăn như nuôi xác định loại vật nuôi và chưa thực sự nắm được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước, đó là chưa kể đến những rủi ro thường xuyên gặp phải như sự biến động của giá, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên Điều đó đã hạn chế việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất, sản phẩm thịt lợn tạo ra không ổn định về số lượng và không đồng đều về chất lượng, khó khăn trong việc thu gom, chế biến và xuất khẩu thịt lợn,

Như vậy, việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp về con giống, thức ăn, quy trình kỹ chăn nuôi, quy trình xử lý chất thải, vệ sinh môi trường … cho các trang trại nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng thịt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường là điều rất cần thiết hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi lợn và đàn lợn nuôi trong các trang trại thuộc 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2006 đến 6 năm 2008

2.2 Nội dung của Nhiệm vụ

Hưng Yên và Hải Dương; phân tích và đánh giá những hạn chế và khó khăn trong trang trại chăn nuôi lợn đang gặp phải

xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn: Hướng dẫn cải tiến điều kiện chuồng trại nhằm

đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi (có hệ thống làm mát, hệ thống sưởi và các ô chuồng tập ăn cho lợn con )

năng suất cao, có khả năng cho chất lượng thịt tốt nhằm đạt mục tiêu của đề tài đề ra Các giống lợn và công thức lai dự kiến sử dụng trong trang trại: nái F1(Landrace x Yorkshire), nái F1(Yorkshire x Móng Cái) cho phối với lợn đực Landrace, Duroc hay (Piétrain x Duroc) …

hợp với điều kiện chăn nuôi của các trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng: Các kỹ

thuật được áp dụng như: Kỹ thuật phát hiện lợn động dục, kỹ thuật phối giống cho lợn,

kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng cái hậu bị và lợn nái chửa, kỹ thuật chăm sóc lợn con sau cai sữa …

nuôi lợn: Xây dựng một chương trình phòng bệnh hiệu quả cho các trang trại lợn dựa

vào đặc điểm dịch tễ tại địa phương (theo dõi sức khoẻ đàn lợn, sử dụng các loại vacxin trong phòng bệnh, sát trùng và tẩy uế chuồng trại theo định kỳ và sau mỗi lần xuất lợn, chẩn đoán và điều trị các bệnh thường xảy ra )

chất thải rắn, chất thải lỏng,…) nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường

cấu giống lợn, qui trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, xử lý chất thải, phương pháp quản lý trang trại …)

Trang 15

- Tổ chức các buổi hội thảo, khoá học chuyên đề, tham quan mô hình cho các cán

bộ và chủ trang trại tham gia dự án

- Tiếp cận tổng thể và hệ thống các vấn đề kinh tế - kỹ thuật mà các trang trại chăn nuôi lợn đang gặp phải thông qua điều tra tổng thể về trình độ chăn nuôi, khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, tình hình chuồng trại, tình hình vệ sinh dịch tễ

- Xác định yêu cầu và lập kế hoạch triển khai, từ đó phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ trang trại để chọn và hỗ trợ xây dựng 12 trang trại chăn nuôi lợn tại ba tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh làm mô hình

- Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng là giải pháp tổng hợp bao gồm: kỹ năng quản lý trang trại, giải pháp kỹ thuật về chuồng trại, con giống, thức ăn, thú y và môi trường nhằm đạt được mục tiêu toàn diện, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và bền vững

- Thu thập các dữ liệu về năng suất sinh sản lợn nái, năng suất chăn nuôi lợn thịt, hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn Phân tích xử lý và đánh giá các dữ liệu để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình chăn nuôi các loại lợn trong trang trại chăn nuôi lợn

Trang 16

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn trang trại tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh

3.1.1 Quy mô và đặc điểm

Chăn nuôi lợn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh – đây vốn là cầu nối trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh) Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng đàn lợn bình quân hàng năm của Hưng Yên là khá cao đạt 8,5%, Hải Dương là 5,0% và Bắc Ninh là 2,6% so với bình quân chung của vùng ĐBSH: 5,8 %

(Niên giám thống kê, 2006) Chăn nuôi lợn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh

tế - xã hội và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của các hộ chăn nuôi tại 3 tỉnh đặc biệt là Hưng Yên Đây là tỉnh có các hoạt động chăn nuôi lợn ngoại, phát triển trang trại chăn nuôi hàng đầu của vùng ĐBSH

Tỷ lệ các loại hình trang trại tại 3 tỉnh được thể hiện trong biểu đồ 1:

Tỷ lệ các loại hình trang trại tại vùng

ĐB Sông Hồng

46.5%

12.9%

40.6%

TT chăn nuôi TT thuỷ sản TT trồng trọt

Tỷ lệ các loại hình trang trại tại

Hưng Yên

61.4%

12.2%

26.3%

TT chăn nuôi TT thuỷ sản TT trồng trọt

Tỷ lệ các loại hình trang trại tại

Bắc Ninh

23.4% 0.9%

75.7%

TT chăn nuôi TT thuỷ sản TT trồng trọt

Tỷ lệ các loại hình trang trại tại

Hải Dương

44.9%

40.4%

14.7%

TT chăn nuôi TT thuỷ sản TT trồng trọt

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

Biểu đồ 1: Tỷ lệ các loại hình trang trại tại vùng nghiên cứu

Trang 17

Tại 2 tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao (từ

61,6% – 75,7%) còn Hải Dương có tỷ lệ thấp hơn (44,9%) so với vùng ĐBSH nói

chung (46,5%)

Phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại vùng ĐBSH hiện đang gặp những khó

khăn nhất là quỹ đất nông nghiệp quá hạn hẹp Đây là vùng có mật độ dân cư cao nhất

(1138,2 người/km2) và diện tích đất nông nghiệp trung bình thấp nhất (499 m2/người)

so với 7 vùng sinh thái khác Tỷ lệ lao động nông thôn trong vùng còn rất cao (gần

70%) (Nguyễn Từ, Phí Văn Kỷ, 2006) Để phát triển sản xuất theo hướng tập trung và

chuyên môn hoá trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng, hiện nay,

hầu hết các tỉnh trong vùng đang thực thi một số biện pháp như dồn vùng đổi thửa để

tăng tích tụ đất đai, quy hoạch khu vực dành cho chăn nuôi trang trại (Nguyễn Thanh

Sơn, 2004) Tuy nhiên, quá trình thực hiện các biện pháp này vẫn còn khá chậm chạp,

thiếu sự phối hợp liên ngành và đồng bộ

Kết quả điều tra tại bảng 1 cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ trang trại nuôi

lợn ở 3 tỉnh là 44,21 năm, 50% chủ trang trại ở các tỉnh có trình độ học vấn cấp 2, trình

độ cấp 3 đã khá cao (47,78%) Với độ tuổi và trình độ học vấn như vậy, các chủ trang

trại khá dễ dàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, chủ động và sáng tạo trong hoạt động

Hải Dương (n=30)

Bắc Ninh (n=30)

Số lao động/trang trại (người) 2,20 2,20 2,31 2,10

Các trang trại chăn nuôi lợn được thành lập trong khoảng 5 năm trở lại đây với

nguồn gốc chủ trang trại chủ yếu là nông dân (68,89%), các nguồn khác như cán bộ về

hưu, thương nhân, bộ đội phục viên chiếm 21,11%

Trang 18

Sự biến động của thị trường sản phẩm chăn nuôi và quá trình chuyển đổi đất đai

chậm đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi trang trại đặc biệt là quy

mô, cơ cấu và mức độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Kết quả điều

tra về quy mô hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn được thể hiện tại bảng 2

Bảng 2: Quy mô trang trại chăn nuôi lợn

Tổng diện tích đất của trang trại (m2) 4833,9 4874,7 5545,1 4082,0

Vốn đầu tư ban đầu (triệu đồng/trangtrại) 163,4 216 140,9 133,4

Tổng giá trị tài sản (triệu đồng/trang trại) 343,6 434,6 311,9 284,2

Diện tích bình quân cho trang trại là 4.833,9m2, trong đó diện tích dành riêng

cho chuồng trại 368,6 m2 Hầu hết các trang trại nuôi kết hợp cả lợn nái và lợn thịt để

chủ động nguồn con giống Số lượng đầu lợn thịt bình quân đạt 110,9 con/trang trại và

lợn nái đạt 21,9 con/trang trại Tất cả các trang trại điều tra đều đã đáp ứng đủ tiêu chí

về trang trại theo quy định của bộ Nông nghiệp & PTNT Tuy nhiên, tại thời điểm điều

tra năm 2006, quy mô đàn lợn của nhiều trang trại bị thu hẹp do giá lợn trên thị trường

xuống thấp

Khi mật độ chăn nuôi tăng lên thì vấn đề dịch bệnh và ô nhiễm môi trường là

khó tránh khỏi nếu các biện pháp an toàn sinh học và phòng chống bệnh tật không đảm

bảo Bởi vậy, để đảm bảo việc phòng chống bệnh tật và chống ô nhiễm môi trường, các

trang trại đang dần được xây dựng ra ngoài khu dân cư Tại Hải Dương và Bắc Ninh, tỷ

lệ trang trại chăn nuôi lợn nằm ngoài khu dân cư khá cao, chiếm 63,3% tổng số trang

trại

Bảng 3: Một số điểm đặc trưng của các trang trại chăn nuôi lợn

Tỷ lệ chuồng trại ở ngoài khu dân cư (%) 53,33 33,33 63,33 63,33

Tỷ lệ TT tự túc hoàn toàn con giống (%) 78,89 83,33 73,33 80,00

Trang 19

VAC là mô hình trang trại tối ưu trong việc tận dụng các nguồn thức ăn và phân bón, đảm bảo môi trường sinh thái Tuy nhiên, trong các trang trại chăn nuôi lợn, chủ yếu là chăn nuôi lợn kết hợp nuôi cá Tỷ lệ trang trại có ao cá bình quân là 44,44%, cao nhất là tại Hải Dương với tỷ lệ 63,33% Nhiều chủ trang trại đã có hiểu biết về quản lý chất thải tránh ô nhiễm ao cá nhưng bên cạnh đó có những trang trại nguồn nước ao đã

bị ô nhiễm, hiệu quả chăn nuôi cá bị giảm

Nguồn vốn để duy trì và phát triển chăn nuôi lợn trong một thị trường đầy biến động như tại vùng ĐBSH là yếu tố rất quan trọng Tuy nhiên, tỷ lệ trang trại phải vay vốn là khá lớn (75,56%), trong đó số tiền vay vốn bình quân là 103,3 triệu/trang trại, mức vay cao nhất là tại Hưng Yên (154,5 triệu đồng/trang trại)

Do quy mô trang trại còn nhỏ cho nên nguồn lao động sử dụng chủ yếu là lao động gia đình Chỉ có 17,78% trang trại chăn nuôi lợn có sử dụng lao động thuê với số lượng bình quân 1,91người/trang trại Hưng Yên là tỉnh có trang trại quy mô lớn hơn 2 tỉnh còn lại nên có số lao động thuê cao nhất (2,5người/trang trại)

Bảng 4: Trang thiết bị trong các trang trại chăn nuôi lợn

bị đắt tiền như máng ăn tự động (chỉ có 31,11% số trang trại sử dụng)

Mặc dù các trang trại có hệ thống biogas nhưng vẫn xảy ra ô nhiễm môi trường

do thiết kế chuồng trại chưa hợp lý, kỹ thuật xây hầm biogas chưa đạt yêu cầu và thể tích hầm biogas quá nhỏ Một số trang trại thải trực tiếp phân lợn xuống ao cá, do tích

tụ phân lâu ngày và không xử lý ao nên nguồn nước ao bị ô nhiễm khá nặng, nhất là các trại ở Hưng Yên và Bắc Ninh

Trang 20

Thức ăn hỗn hợp được dùng trong hầu hết các trang trại Như vậy, so với chăn nuôi lợn tại các nông hộ, các trang trại đã có nhiều tiến bộ trong việc đầu tư thiết bị kỹ thuật, nâng dần quy mô và áp dụng phương thức nuôi thâm canh với con giống tốt và nguồn thức ăn chất lượng cao hơn

* Cơ cấu giống lợn trong các trang trại

Cơ cấu giống lợn đực giống và nái sinh sản trong các trang trại được thể hiện qua biển đồ 2 và 3

Lai ngoại XngoạiLai nội Xngoại

Biều đồ 2a: Cơ cấu giống lợn đực Biều đồ 2b: Cơ cấu giống lợn nái

Hầu hết các trang trại có quy mô trên 20 lợn nái đều nuôi lợn đực giống Nguồn đực giống được mua từ Công ty CP Group và một số cơ sở giống khác như Công ty giống lợn Miền Bắc, trại Thuỵ Phương…

Lợn đực Duroc đang được nuôi phổ biến nhất (chiếm 30%) Đực thuần Landrace và Yorkshire đang giảm dần và thay vào đó là các đực lai như Pidu (15%) hoặc đực lai khác (21%) Ngoài việc sử dụng lợn đực phối trực tiếp, các trang trại còn mua tinh từ các cơ sở truyền tinh nhân tạo của tỉnh

Về lợn nái, phần lớn là nái lai 2 máu ngoại (51,1%), trong đó chủ yếu là con lai giữa Landrace và Yorkshire, nái thuần Yorkshire chiếm 18,9%, thuần Landrace chiếm 15,6%, tỷ lệ nái lai (nội X ngoại) thấp (14,4%) Các trang trại đã chuyển sang nuôi nái ngoại nhiều hơn và giảm tỷ lệ nái nội và nái lai có máu nội so với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2005) tại các trang trại ở Nam Định (tỷ lệ trang trại nuôi nái nội 43,3%, trang trại nuôi nái lai có máu nội 36,7%)

Nguồn cung cấp lợn nái lai chủ yếu từ Công ty CP Group, nái ngoại thuần từ các cơ sở giống như Thụy Phương, Mỹ Văn, An Khánh, Thuận Thành và một số trại giống khác

Trang 21

Theo các chủ trang trại, gần 70% số ý kiến cho rằng con giống của Công ty CP Group

có chất lượng tốt hơn, chỉ có khoảng 20 chủ trang trại thích mua con giống của các cơ

sở giống trong nước, 10 % số trang trại cho không có ý kiến cụ thể

Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung cơ cấu giống lợn trong các trang trại đã mang lại những thành công đáng kể trong việc nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn, khẳng định vị trí đối với thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu

* Nguồn thức ăn sử dụng trong các trang trại

Kết quả điều tra cho thấy tất cả các trang trại đều sử dụng thức ăn công nghiệp Trong đó, 91% trang trại sử dụng cám viên công nghiệp của các công ty thức ăn chăn nuôi; 9% trang trại mua cám đậm đặc về tự phối trộn cho lợn thịt Giá thức ăn khá cao (trong giai đoạn 2003-2006 tăng từ 2-5%/năm) tuỳ theo loại và hãng sản xuất Khảo sát vào tháng 5/2006 cho thấy: giá thức ăn cho lợn con sau cai sữa bình quân 7.800 đồng/kg; lợn nái mang thai 4.500 đồng/kg; lợn nái nuôi con 5.000-5.200 đồng/kg Hầu hết các chủ trang trại đều mua cám trả chậm ở các đại lý Khoảng 10% trang trại chăn nuôi cũng đồng thời là đại lý thức ăn chăn nuôi Nhìn chung, chất lượng thức ăn không

ổn định về chất lượng, giá cả lại tăng cao gây không ít khó khăn cho kinh doanh của trang trại

* Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại các trang trại

Các tiêu chí về kết cấu chuồng trại, mức độ thông thoáng, hố sát trùng, số lần phun sát trùng/tháng, độ sạch của nền chuồng, cách thức xử lý chất thải đã được sử dụng và phối hợp thành 4 mức (tốt, khá, trung bình, kém) nhằm đánh giá tổng hợp điều kiện vệ sinh của trang trại

Biểu đồ 4 : Đánh giá về mức độ vệ sinh trong trang trại

Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 20% trang trại có chuồng trại quy hoạch hợp

lý, vệ sinh sát trùng … đảm bảo an toàn Đây là các trang trại có quy mô lớn trên 30

Trang 22

nái và áp dụng hệ thống chuồng trại theo công nghệ của CP Group Các trang trại có

quy mô nhỏ hơn thường có tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, chuồng trại thiếu quy

hoạch và xây dựng chắp vá Mặc dù chăn nuôi ở mức độ thâm canh, nhưng tỷ lệ các

trang trại có điều kiện vệ sinh phòng bệnh chỉ đạt mức trung bình còn nhiều (35,6%),

3,3% trang trại có điều kiện vệ sinh kém Có nhiều trang trại không có hố sát trùng,

không tẩy uế chuồng sau khi bán lợn Điều kiện vệ sinh không đảm bảo là một trong

những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh cho đàn lợn, giảm năng suất chăn nuôi và hiệu

quả kinh doanh của trang trại

Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn trong các trang trại được thể hiện qua bảng 5

Bảng 5: Tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn ở các trang trại tại thời điểm điều tra

Bệnh tiêu chảy ở lợn con diễn ra rất phổ biến tại các trang trại (86,7%) Mặc dù

không thực sự nguy hiểm và tỷ lệ chữa khỏi rất cao, nhưng bệnh tiêu chảy lợn con ảnh

hưởng tới khả năng hấp thụ thức ăn và mức tăng trọng, từ đó ảnh hưởng tới năng suất

chăn nuôi của trang trại Bệnh này liên quan nhiều đến điều kiện vệ sinh, loại thức ăn

và kỹ thuật nuôi dưỡng, điều kiện thời tiết Các trang trại có chuồng nuôi không đảm

bảo, điều kiện vệ sinh kém hoặc kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, bệnh xảy

ra rất thường xuyên với mức độ thiệt hại cao hơn

Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái cũng xảy ra khá phổ biến với tỷ lệ 31,1%

Các biểu hiện chủ yếu bao gồm: không động dục, viêm nhiễm tử cung, viêm nhiễm âm

đạo, thai gỗ … Các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi nái hậu bị, phối giống, nuôi dưỡng nái

Trang 23

chửa, can thiệp khi đẻ khó và các chăm sóc hậu sản đều liên quan mật thiết đến các bệnh sinh sản của lợn nái Xảy ra nghiêm trọng hơn cả là viêm nhiễm tử cung do hạn chế về kỹ thuật can thiệp khi lợn đẻ khó Chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm cho lợn hậu bị chậm động dục, hoặc thai quá lớn dẫn đến đẻ khó xảy ra khá phổ biến Có 2,2%

số trang trại đã xảy ra bệnh dịch tả, đây là điều cần được quan tâm đối với mô hình chăn nuôi lợn thâm canh

Nhìn chung, công tác tiêm phòng vacxin vẫn chưa tiến hành triệt để (chỉ đạt 80%), tâm lý chủ quan của chủ trang trại đối với dịch bệnh là một trong những tồn tại cần xem xét

Nhận xét:

Các trang trại chăn nuôi lợn tại 3 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương được hình thành trong vòng 5 năm trở lại đây Các trang trại có bình quân về diện tích khoảng 0,5ha; 50% nằm trong khu vực dân cư; tổng giá trị tài sản 300 – 400 triệu đồng, trong đó 75% là vốn vay; quy mô trên dưới 100 lợn thịt, 20 lợn nái

Các trang trại chủ yếu sử dụng nái lai 2 máu ngoại (51,1%), nái lai có máu nội chiếm 14,4%, nái thuần Landrace 15,6 % và Yorkshire 18,9% Lợn đực giống được nuôi phổ biến tại các trang trại có quy mô trên 20 nái Tỷ lệ lợn đực Duroc chiếm 30%, Yorkshire 21%, Landrace 13%, Pidu 15% và các đực lai khác 21% Hệ thống cung cấp con giống chưa được kiểm soát, nguồn giống lợn trong các trang trại rất đa dạng và chất lượng chưa đảm bảo

Giá thức ăn cao, vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng đúng mức, hiểm nguy của lây lan dịch bệnh là những khó khăn đối với các trang trại

Do quỹ đất hạn hẹp lại thiếu vốn đầu tư, phần lớn các trang trại đều xây dựng chắp vá, thiếu quy hoạch và gặp khó khăn về đảm bảo điều kiện vệ sinh chăn nuôi

3.1.2 Đánh giá năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trang trại điều tra tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh

* Năng suất chăn nuôi lợn nái

Năng suất chăn nuôi lợn trong trang trại phụ thuộc rất lớn vào giống lợn và kỹ thuật chăn nuôi Giống lợn trong trang trại khá đa dạng bao gồm các dạng: nái ngoại thuần (chủ yếu là giống lợn Yorkshire) và nái lai ngoại x ngoại (nái lai Landrace x Yorkshire hoặc Yorkshire X Landrace, sau đây được gọi chung là nái ngoại) và nái lai

có máu lợn nội (sau đây được gọi là nái lai)

Bảng 6 cho thấy, số con đẻ ra của đàn nái trong các trang trại đều đạt khá cao, tương ứng với nái ngoại là 11,24 và nái lai là 11,71 con/ổ Đối với nái ngoại, tất cả các trang trại đều áp dụng hình thức cai sữa sớm với thời gian bình quân là 23,87 ngày

Số con cai sữa của nái ngoại (9,26 con/ổ) cao hơn so với thông báo của Đoàn Xuân Trúc (2004) về năng suất lợn nái Yorkshise của các trang trại tại vùng ĐBSH (8,52

con/ổ) và đàn nái ngoại của Trại lợn giống Mỹ Văn là 9,51 con

Trang 24

Bảng 6: Năng suất chăn nuôi lợn nái

Lợn nái ngoại (n=77) Lợn nái lai (n=13) Chỉ tiêu

X

X m ± Cv %) X m ± X Cv(%)

KL bắt đầu nuôi thịt (kg/con) 20,76±0,21 17,33 18,19±0,22 11,46 Thời gian động dục trở lại (ngày) 8,59±0,19 34,79 7,74±0,24 29,08

Ghi chú : n là số trang trại ;

Các trang trại nuôi lợn có quy mô lớn hơn 20 nái đều nuôi lợn nái ngoại Trong khi các trang trại nuôi lợn với quy mô nhỏ hơn 20 nái thường nuôi kết hợp cả nái ngoại

và nái lai hoặc chỉ nuôi nái ngoại Năng suất chăn nuôi lợn trong các trang trại với quy

mô đàn nái khác nhau được thể hiện trong bảng 7

Bảng 7: Năng suất sinh sản lợn nái phân theo quy mô đàn nái

Quy mô < 20 nái (n=54) Quy mô 20 - 30 nái (n=16) Quy mô > 30 nái (n=20) Chỉ tiêu

X

Số con đẻ ra/lứa (con) 11,61±0,13 18,09 11,06±0,18 15,66 11,11±0,13 15,77

Số con để nuôi/lứa (con) 10,60±0,09 13,86 10,50±0,15 13,97 10,59±0,11 14,21

Số con cai sữa/lứa (con) 9,41±0,09 12,63 9,32±0,14 12,80 9,56±0,09 12,41Thời gian cai sữa (ngày) 27,74±0,31 18,76 22,11±0,20 8,58 21,70±0,11 7,27

TG bắt đầu nuôi thịt (ngày) 60,78±0,33 9,44 60,04±0,75 11,89 60,62±0,67 15,56

Trang 25

Có thể thấy với quy mô khác nhau tại các trang trại, các chỉ tiêu về năng suất đạt được cũng khác nhau Sau thời gian nuôi khoảng 60 ngày, khối lượng lợn con chuyển nuôi thịt tại các trang trại có quy mô trên 30 nái là cao nhất (20,89 kg), thấp nhất là các trang trại có quy mô dưới 20 con (19,85 kg) do các trang trại quy mô trên 20 nái đều nuôi nái ngoại trong khi ở quy mô dưới 20 nái có những trang trại nuôi kết hợp cả nái ngoại và nái lai Bên cạnh đó có thể do các trang trại có quy mô trên 20 nái có đầu tư tốt hơn về dinh dưỡng, quy hoạch chuồng trại và vệ sinh thú y so với các trang trại có quy mô nhỏ (10-20 nái)

* Năng suất chăn nuôi lợn thịt

Năng suất chăn nuôi lợn thịt được phản ánh thông qua khối lượng lợn thịt xuất bán hàng năm của trang trại và tăng trọng của lợn hàng tháng Các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào chất lượng con giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi được

áp dụng tại trang trại Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 8

Bảng 8: Năng suất chăn nuôi lợn thịt Chỉ tiêu Tính chung (n=90) Hưng Yên (n=30) Hải Dương (n=30) Bắc Ninh (n=30)

Mặc dù có sự biến động khá lớn giữa các trang trại và giữa các loại lợn, nhưng nhìn chung mức tăng trọng trung bình đạt được của các trang trại là khá cao (642,55 gr/con/ngày) Mức tăng trọng này cao hơn so với thông báo của Đoàn Xuân Trúc và

CS (2004) về mức tăng trọng của đàn lợn thịt giống ngoại trong các trang trại vùng ĐBSH (608 gr/con/ngày) Khối lượng xuất chuồng của đàn lợn trong các trang trại điều tra (82,76kg/con) cao hơn đáng kể so với kết quả thông báo về chỉ tiêu này tại các trang trại chăn nuôi lợn huyện Trực Ninh, Nam Định, cũng như mức tăng trọng của lợn thịt khu vực nông hộ vùng ĐBSH: lợn lai 482,67 gr/con/ngày và lợn ngoại 624,67 gr/con/ngày (Vũ Đình Tôn,Võ Trọng Thành, 2005) Tuy nhiên, khối lượng lợn xuất chuồng tại các trang trại vẫn chưa cao so với với tiềm năng của các giống lợn ngoại

Trang 26

* Hiệu quả chăn nuôi lợn nái

Trong khi năng suất chăn nuôi lợn ít biến động thì hiệu quả chăn nuôi lợn biến

động khá mạnh theo giá cả của thị trường, dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi… Không

ít trang trại chăn nuôi lợn đã phải thu hẹp quy mô hoặc chuyển nghề khác như nuôi cá,

trồng cây cảnh, nuôi vật nuôi khác

Do số trang trại nuôi nái lai chiếm tỷ lệ thấp, hơn nữa nhiều trang trại nuôi cả 2

loại nái lai và nái ngoại (nái lai trong đàn chiếm tỷ lệ nhỏ) nên hiệu quả chăn nuôi lợn

nái trong nghiên cứu này chỉ được tính cho hiệu quả chăn nuôi nái ngoại Kết quả phân

tích về phân bổ chi phí nuôi lợn nái ngoại được trình bày tại biểu đồ 5 và bảng 9

Biểu đồ 5: Phân bổ chi phí chăn nuôi lợn nái trong trang trại

Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí Do các trang trại chủ

yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, vì vậy tỷ lệ chi phí thức ăn lên tới 86,2%, phần còn

lại là các khoản chi phí khác như thuốc thú y, điện nước, phối giống và khấu hao

Trang 27

Lợi nhuận của chăn nuôi lợn nái đạt được tại các trang trại bình quân là 1.185 nghìn đồng/nái/lứa, trong đó cao nhất là tại Hưng Yên là 1.313,8 nghìn đồng/nái/lứa Hưng Yên là tỉnh có phòng trào chăn nuôi lợn phát triển mạnh, kỹ thuật chăn nuôi khá, gần thị trường tiêu thụ lớn …đó là những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả chăn nuôi lợn tại đây cao hơn hai tỉnh khác

* Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt trong trang trại

Biến động của giá thức ăn và giá lợn thịt có tác động rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của trang trại Tại thời điểm điều tra (tháng 6/2006), giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt dao động trong khoảng 4.000- 4.800đồng/1kg tuỳ theo chủng loại và hãng sản xuất, mức giá trung bình là 4.420 đồng/kg Tính toán cho thấy, mức tiêu tốn thức

ăn trung bình cho lợn thịt của các trang trại là 2,86 kg thức ăn/1kg tăng trọng, chi phí trung bình cho thức ăn là 12.641 đồng/1kg lợn hơi Phân bổ chi phí trong chăn nuôi lơn thịt được thể hiện ở biểu đồ 6 và bảng 10

Biểu đồ 6: Phân bổ chi phí trong chăn nuôi lợn thịt

Lợn con chuyển vào nuôi thịt có khối lượng trung bình 18-25 kg/con, chi phí con giống chiếm tỷ lệ khá cao trong hạch toán chi phí nuôi lợn thịt (30,9%) Tuy nhiên, thức ăn vẫn là khoản chi phí lớn nhất, bình quân chiến 65,4% Để giảm chi phí thức ăn, một số trang trại kiêm luôn đại lý thức ăn hoặc dịch vụ xay xát

Trong trường hợp phải mua thức ăn từ đại lý, các trang trại được ghi nợ tiền mua thức ăn và hoàn trả khi khi xuất bán lợn Tuy nhiên, với phương thức thanh toán này, giá thức ăn thường cao hơn so với thanh toán ngay lúc nhận hàng từ 200 – 400 đồng/kg

Lợn thịt được bán chủ yếu cho 3 đối tượng khách hàng: cơ sở giết mổ lớn tại thành phố, người thu gom chuyên nghiệp và người mổ lợn địa phương Các trang trại

có quy mô lớn trên 20 nái thường có mối quan hệ giao dịch với cơ sở giết mổ lợn tại

Hà Nội, mỗi lần xuất bán với số lượng lớn, giá cả theo thị trường tại thời điểm bán Các trang trại quy mô nhỏ thường bán cho người thu gom hoặc người mổ lợn địa phương với số lượng ít, giá biến động theo tình hình thị trường Phương thức thanh toán tiền khi mua bán lợn chủ yếu là trả ngay khi bán nhưng cũng có thể trả chậm trong vòng 1 tuần

Trang 28

Bảng 10: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại trang trại phân theo địa phương

Lợi nhuận chăn nuôi lợn thịt bình quân các trang trại tại cả 3 tỉnh là 153.100

đồng/con, trong đó, cao nhất tại Hưng Yên (158.300đồng/con) và thấp nhất tại Bắc

Ninh (149.000đồng/con)

Nhận xét chung :

Chăn nuôi lợn trang trại tại các 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh đang

có những những bước chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng con giống và hiệu

quả, mặc dù có những tác động khá lớn từ thị trường và dịch bệnh

Lợn nái của các trang trại có số con đẻ ra đạt 11,24 con/ổ và 11,71 con/ổ, số

con cai sữa đạt 9,26 và 10,15 con/ổ, tương ứng với nái ngoại và nái lai Hầu hết các

trang trại đều áp dụng cai sữa sớm với thời gian bình quân là 23,87 ngày Hàng năm

mỗi trang trại xuất bán trung bình 394,45 con lợn thịt với sản lượng khoảng 25-35 tấn

lợn hơi.Mức tăng trọng trung bình của lợn thịt trong các trang trại là 642,55

gr/con/ngày, cao nhất đạt được là 659,33gr/con/ngày tại Hưng Yên

Các trang trại có mức lợi nhuận đối với nuôi lợn nái là 1.185 nghìn

đồng/nái/lứa và 153.100 đồng/con đối với lợn thịt Chi phí thức ăn cho lợn nái chiếm

86,2%, cho lợn thịt chiếm 65,4% trong tổng chi phí chăn nuôi

Trang 29

3.2 Đánh giá hiện trạng nguồn nước dùng, nước thải của các trang trại

3.2.1 Hiện trạng nguồn nước dùng cho chăn nuôi

Hiện tại, các trang trại chăn nuôi đều tự khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ

sinh hoạt và chăn nuôi, thông qua các giếng khoan hay giếng đào ở các độ sâu khác

nhau Vị trí khoan giếng thường rất tuỳ tiện, người chăn nuôi thường quan tâm đến tính

tiện ích mà chưa thật sự chú ý đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng

nguồn nước, chính điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp cho vật

nuôi Các kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 11

Bảng 11: Tình hình sử dụng nguồn nước trong các trang trại chăn nuôi

Khoảng cách với các nguồn ô nhiễm (m) Địa điểm

Độ sâu giếng khoan (m)

Xử lý (%)

Độ sâu của giếng rất khác nhau giữa các trại, dao động từ 18 - 75m Giếng sâu,

lưu lượng nước lớn và nguy cơ nhiễm bẩn thấp, khi đó chất lượng nước chỉ phụ thuộc

vào tính chất của lớp đất chứa nước Các giếng nông, ngoài tác động của lớp đất chứa

nước, chất lượng nước còn dễ bị ảnh hưởng bởi các mạch ngang, nước ở tầng trên thấm

xuống nên dễ bị ô nhiễm nếu việc thu gom, quản lý rác thải không tốt Khoảng cách từ

nguồn nước đến nơi ô nhiễm phần lớn không đạt khoảng cách quy định Khoảng cách

từ nguồn nước đến chuồng nuôi, hố phân không đạt tiêu chuẩn quy định chiếm 66,67%

số trang trại Đây chính là một trong những nguy cơ làm nước giếng bị nhiễm phân và

nước tiểu Trong trang trại chăn nuôi có các bể chứa nước với mục đích chủ yếu là dự

trữ nước và phân phối nước hơn là mục đích xử lý nước Các bể đều có thể tích nhỏ so

với lượng nước sử dụng hàng ngày nên thời gian nước dừng trong các bể không đủ để

thực hiện quá trình lắng hoặc tự làm sạch, do vậy chất lượng nước ít được cải thiện

Bảng 12: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý của nguồn nước

Chỉ tiêu

±

Giá trị cho phép

Vị

Trang 30

Do nằm sâu trong lòng đất nên nhiệt độ của nước ngầm thường ổn định, các mẫu nước ngầm không qua xử lý có giá trị nhiệt độ trung bình là 23,20oC Trong quá trình xử lý và cung cấp, nước trao đổi nhiệt với không khí xung quanh nên ở giai đoạn mùa lạnh, nhiệt độ của nước giảm còn 20,10oC Nhờ quá trình lọc mà một số hạt có kích thước > 10-4 mm được loại ra khỏi nước, làm tăng độ trong, giảm màu, mùi và vị của nước Nước giếng khoan dùng trực tiếp cho chăn nuôi, độ trong trung bình là 27,28

cm Sneller, không đạt giá trị cho phép Nước có màu vàng, mùi tanh của sắt, có tới 33,4% tổng số mẫu có vị Nước sau lọc, độ trong đạt 36,54 cm Sneller, không màu, không mùi, không vị, đạt giá trị cho phép

Bảng 13: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nguồn nước trong trang

Trang 31

ở Hải Dương có giá trị COD(OH-) gấp 2,32 lần giới hạn cho phép Những dấu hiệu này cho thấy nguồn nước hoặc bị nhiễm bẩn từ chất thải sinh hoạt, chăn nuôi hoặc bị nhiễm bẩn trực tiếp các chất thải này Tuy nhiên, trong mẫu nước ở tỉnh Hưng Yên, các chỉ tiêu COD(H+), COD(OH-) nằm trong khoảng giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

Nồng độ khí CO2 vượt quá chỉ tiêu cho phép có trong 25% mẫu nước ở Hải Dương và Bắc Ninh Trong đó, nồng độ CO2 vượt quá chỉ tiêu cho phép 1,2 lần ở Hải Dương, còn ở Bắc Ninh từ 2,1 – 2,3 lần

Nồng độ muối Cl- trong 58,3% số mẫu nước vượt quá giới hạn cho phép từ 1,2 – 3,6 lần Tất cả các mẫu nước ở Hải Dương đều có nồng độ Cl- vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 1,2 – 2,84 lần, Bắc Ninh có 75% mẫu nước vượt chỉ tiêu cho phép từ 1,2 – 2,84 lần Riêng Hưng Yên không có mẫu nước nào có nồng độ Cl- vượt quá chỉ tiêu cho phép Nguyên nhân nhiễm Cl- là tình trạng nhiễm mặn Tại vùng đồng bằng sông Hồng, nồng độ nhiễm mặn trên 3% đã thâm nhập vào sâu vào đất liền hơn 60 km, kéo đến tận phía bắc Hải Dương (Mai Thanh Truyết, 2005)

Nguồn nước ngầm ở vùng Đồng bằng sông Hồng thường có hàm lượng sắt cao (Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 1998) Vì vậy, dễ dàng nhận thấy có tới 75% mẫu nước có nồng độ sắt vượt quá chỉ tiêu cho phép Trong đó, Hải Dương có 28,5% mẫu nước nhiễm sắt gấp 1,2 – 2,5 lần chỉ tiêu cho phép, Hưng Yên có 28,5% mẫu nước nhiễm sắt gấp 2,5 – 2,6 lần chỉ tiêu cho phép và Bắc Ninh có 43% mẫu nước nhiễm sắt gấp 2,3 – 38,3 lần chỉ tiêu cho phép Lượng sắt cao làm cho nước có màu vàng - nâu, đục Có mùi tanh và vị chát Vật nuôi uống nước nhiễm sắt cao dễ bị rối loạn tiêu hoá, sản phẩm chăn nuôi mất mùi tự nhiên Dùng nước có nồng độ sắt cao tắm cho động vật dễ gây dị ứng, giảm hiệu quả vệ sinh và khử trùng

3.2.2 Đánh giá hiệu quả xử lý nước trong trang trại chăn nuôi

Kết quả theo dõi nước được xử lý bằng phương pháp liên hoàn qua giàn phun,

bổ sung H2O2 , để lắng vàlọc, kết quả được trình bày ở bảng 14

Bảng 14 cho thấy, nước giếng khoan khi khai thác lên nồng độ sắt trong nước cao hơn 7 lần chỉ tiêu cho phép, hàm lượng khí CO2 cao hơn 2 lần chỉ tiêu cho phép, hàm lượng DO, COD, muối Cl- đều lớn hơn giá trị cho phép

Nguồn nước giếng khoan sau khi qua giàn phun mưa, lượng DO tăng từ 1,8 mg/l lên 5,56 mg/l, hàm lượng khí CO2 giảm mạnh từ 70,18 mg/l xuống còn 44 mg/l, lượng sắt giảm không đáng kể từ 4,4 mg/l giảm còn 4,24 mg/l và vẫn lớn hơn giá trị cho phép Sau khi qua giàn phun mưa, nước được xử lý bằng H2O2 với nồng độ 6ml/m3

và để lắng 6h, lượng sắt giảm đáng kể từ 4,24mg/l giảm xuống còn 0,84 mg/l, DO tăng lên 12,76 mg/l, CO2 giảm xuống 24,84 mg/l và nằm trong giới hạn cho phép Sau đó nước được đưa sang bể lọc bằng cát, ở đây sắt tự do tiếp tục phản ứng với ôxi tạo thành sắt kết tủa và được giữu lại trên bề mặt cát Sau khi qua bể lọc bằng cát lượng sắt giảm chỉ còn 0,24 mg/l, COD 1,51 mg/l, khí CO2 5,5 mg/l, các chỉ tiêu này nằm trong khoảng giá trị cho phép Tuy nhiên, các khâu xử lý trên không có hiệu quả đối với giảm mặn và độ cứng

Trang 32

Bảng 14: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nước sau khi xử lý

khoan

Nước qua giàn phun

Nước qua

xử lý

H 2 O 2

Nước sau lọc

Nước dùng tại các trang trại chăn nuôi lợn ở Hải Dương, Bắc Ninh và Hưng

Yên đều là nước giếng khoan, một nửa trong số đó không qua xử lý

Các mẫu nước ở các trang trại tại Hải Dương và Bắc Ninh có hàm lượng COD

(H + ), COD (OH - ), CO 2 , Cl - vượt quá chỉ tiêu vệ sinh cho phép, nhưng tại các trang trại

ở Hưng Yên các chỉ tiêu này nằm trong khoảng chỉ tiêu vệ sinh cho phép

Nồng độ sắt trong nước ở các trang trại tại Hải Dương, Bắc Ninh và Hưng Yên

đều vượt quá chỉ tiêu cho phép Cao nhất là Bắc Ninh, nồng độ sắt vượt quá chỉ tiêu vệ

sinh cho phép từ 2,3 – 38,3 lần

Phương pháp xử lý nước liên hoàn: phun mưa, dùng H 2 O 2 , lắng và lọc bằng cát

đảm bảo được các chỉ tiêu hàm lượng sắt, CO 2 , COD trong nước trong phạm vi chỉ

tiêu vệ sinh cho phép Tuy nhiên, phương pháp này không có hiệu quả đối với giảm

mặn và độ cứng của nước

Trang 33

3.2.3 Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng hầm biogas

3.2.3.1 Quy mô chăn nuôi trong các trang trại

Qui mô chăn nuôi là yếu tố quan trọng nhất quyết định lượng chất thải sản ra Bởi vậy, khi qui mô còn nhỏ hầu hết các nông hộ không tính đến việc xử lý chất thải chăn nuôi Trái lại, khi chăn nuôi trên qui mô lớn thì các cơ sở này đều phải tính đến việc xử lý chất thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Trong khuôn khổ của nghiên cứu này các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô tương đối nhỏ, kết quả được trình bày ở bảng 15 dưới đây

Bảng 15: Quy mô chăn nuôi của các trang trại khảo sát

Bảng 15 cho thấy, trong các trang trại nghiên cứu có từ 15 – 50 lợn nái và từ 70 – 350 lợn thịt có mặt thường xuyên Hầu hết các trang trại cũng đều nuôi lợn đực giống (chỉ có 1 trại trong tổng số 12 trại không nuôi đực giống do quy mô chăn nuôi nhỏ và

nuôi nái lai có máu nội) nhưng với số lượng ít từ 1-2 con

3.2.3.2 Lượng chất thải và phương pháp xử lý trong các trại chăn nuôi

Số lượng chất thải trong chăn nuôi lợn phụ thuộc rất lớn vào quy mô chăn nuôi, giống, độ tuổi, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc… Theo Lochr (1984), có thể xác định lượng phân thải ra hàng ngày bằng 6-8% khối lượng cơ thể lợn Theo Hill và Tollner (1982), lượng phân thải ra trong một ngày đêm của lợn có khối lượng dưới 10kg là 0,5 – 1kg, từ 15 – 40kg là 1 – 3kg phân, từ 45 – 100 kg là 3 – 5 kg (trích dẫn theo Lê Thanh Hải, 1997) Vincent Porphyre, Nguyễn Quế Côi (2006), lợn nái ngoại thải từ 0,94 đến 1,79 kg/ngày, lợn thịt từ 0,6-1,0 kg/ngày tuỳ theo các mùa khác nhau Lượng chất thải rắn ước tính từ các trại chăn nuôi nghiên cứu được trình bày ở bảng 16

Bảng 16: Khối lượng và cách xử lý chất thải rắn của các trại

Lượng phân (kg/ngày) Tỉnh

Trang 34

Bảng 16 cho thấy lượng chất thải rắn tạo ra hàng ngày tương đối lớn nhất là một

số trang trại ở Hưng Yên và Bắc Ninh lên tới trên 260 kg do quy mô chăn nuôi lớn Để tăng thêm thu nhập và hạn chế ô nhiễm môi trường 100% số trại đều tiến hành thu gom hàng ngày chất thải rắn vào bao, rồi bán cho những hộ nuôi cá ở khu vực xung quanh Tuy nhiên, cũng có trang trại đổ một phần lượng phân này xuống ao cá để tăng thêm

độ màu Song cách làm này thường không tốt vì gây ra ô nhiễm nguồn nước

Cùng với quá trình khảo sát số lượng và phương pháp xử lý chất thải rắn của 12 trang trại chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành khảo sát về chất thải lỏng trong 12 trang trại chăn nuôi (bảng 17)

Bảng 17: Lượng nước thải và cách xử lý của các trang trại

Lượng nước thải ước tính (m 3 /ngày) Tỉnh

Nơi đổ nước thải

Hải Dương 1,5 – 4,5 2,0 – 13,0 3,5 – 17,5 Biogas: 4 trại

Hưng Yên 1,5 – 5,0 2,5 – 15,0 3,5 – 18,5 Biogas: 4 trại

Bắc Ninh 1,5 – 4,0 2,0 – 11,0 3,0 – 20 Biogas: 3 trại Không: 1 trại

- Ao cá của trại

- Kênh mương công cộng

Lượng chất thải lỏng thải ra trong các trang trại chăn nuôi lợn biến động rất lớn,

từ 3 - 20 m3/ngày/ 1 trại Sự biến động này trước hết là do biến động về số lượng lợn trong các trang trại Thứ hai là phương pháp làm vệ sinh của mỗi trại Những trại tiến hành thu gom chất thải rắn hàng ngày sẽ giảm đáng kể lượng nước thải do cần ít nước

để rửa chuồng, cũng như lượng nước tắm cho lợn

Hàng ngày, lượng chất thải lỏng được 91,7% trang trại xử lý bằng phương pháp qua hầm biogas, 8,33% trại không xử lý mà đổ trực tiếp xuống ao nuôi cá (1 trang trại) Chất thải lỏng sau khi được xử lý qua biogas đều được đổ xuống ao nuôi cá hoặc hệ thống kênh mương, nhập vào hệ thống nước thải trong thôn xóm và đổ ra đồng ruộng

3.2.3.3 Thành phần hoá học của nước thải trước và sau khi xử lý

Tính chất của nước thải trước khi đổ vào môi trường liên quan rất lớn đến điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh, đến độ an toàn của sản phẩm chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển bền vững Để đánh giá tính chất nước thải của các trang trại chăn nuôi thuộc dự án, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nước thải trước và sau khi xử lý biogas (bảng 18a và 18b)

Trang 35

Bắc Ninh

Hải Dương

Hưng Yên

Bắc Ninh

CT VSCP*

* Chỉ tiêu vệ sinh cho phép (theo 10TVN 678 – 2006)

Bảng 18b: Chỉ tiêu hoá học nước thải trước và sau khi xủ lý biogas khu chuồng

Bắc Ninh

Hải Dương

Hưng Yên

Bắc Ninh

CT VSCP*

Trang 36

Nồng độ BOD5 trong nước thải chuồng lợn nái khi chưa qua hầm biogas ở các trang trại thuộc tỉnh Hải Dương vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 3,84 lần, tỉnh Hưng Yên vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tới 4,1 lần và tỉnh Bắc Ninh vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 4,17 lần (bảng 18a) Nồng độ BOD5 trong nước thải khi chưa qua qua biogas ở chuồng nuôi lợn thịt thấp hơn so với nước thải của các chuồng lợn nái do số lượng nước dùng vào việc vệ sinh cho cơ thể lợn thịt và vệ sinh chuồng nuôi nhiều hơn, làm chất hữu cơ được pha loãng nhiều hơn (bảng 18b)

Nồng độ COD trong nước thải ở chuồng lợn nái cao nhất ở tỉnh Hưng Yên, vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tới 6,32 lần, sau đến tỉnh Hải Dương vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh phép 5,87 lần và thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh vượt tiêu chuẩn cho phép 5,35 lần (bảng 18a) Tương tự như với BOD5 , nồng độ COD trong nước thải ở khu chuồng nuôi lợn thịt cũng nhỏ hơn trong nước thải của chăn nuôi lợn nái Cao nhất

ở tỉnh Bắc Ninh, vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tới 4,14 lần, tỉnh Hải Dương vượt 3,94 lần, tỉnh Hưng Yên vượt 3,68 lần

Qua bể biogas, nồng độ COD và BOD5 giảm đáng kể Nồng độ BOD5 trong nước thải ở chuồng lợn nái giảm 75 –80,8 %, nồng độ BOD5 trong nước thải ở chuồng lợn thịt giảm xuống từ 75,89 – 80,36% Nồng độ COD trong nước thải ở chuồng lợn nái giảm 66,85 %, nồng độ COD trong nước thải ở chuồng lợn thịt giảm 64,94 – 69,73% Kết quả này có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Thành, 1995 (95%), khi khảo sát hệ thống biogas túi ủ nilông, nhưng tương đương với Phùng Thị Vân và cộng sự, 2004 (63,45%)

Nồng độ sulfua hoà tan trong nước thải chưa qua biogas ở chuồng lợn nái của ba tỉnh dao động từ 32,7-50,4 mg/l, ở chuồng nuôi lợn thịt có thấp hơn, song vẫn cao hơn CTVSCP 25,5-31,7 lần tạo nên mùi hôi thối nồng nặc trong không khí Sau khi qua bể biogas nồng độ khí sulfua hoà tan giảm đáng kể, nhưng vẫn còn cao hơn CTVSCP 3,63-7,25 lần

Nồng độ Cl- (tính theo NaCl) trong nước thải chuồng lợn nái trước khi qua xử lý Biogas biến động từ 1340 – 1880 mg/l; trong nước thải chuồng lợn thịt từ 1120-1760 mg/l Đây có thể là một trong các nguyên nhân gây nhiễm mặn đất và nước trong khu vực nếu công tác kiểm soát nguồn nước thải thiếu hợp lý Chỉ tiêu này ít có hiệu quả khi

Song song với việc phân tích các chất hữu cơ, chất khí và một số các muối khoáng, chúng tôi còn tiến hành phân tích một số kim loại nặng là đồng và kẽm Qua

Trang 37

quá trình phân tích chúng tôi thấy rằng nồng độ Zn2+ trong nước thải trước khi xử lý Biogas ở chuồng lợn nái và lợn thịt trên 12 trại đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Nồng độ Cu2+ trong nước thải chuồng lợn nái trước khi xử lý Biogas ở tỉnh Hưng Yên 100% nằm trong giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Tỉnh Hải Dương

có 25% số trại khảo sát có nồng độ Cu2+ nằm trong giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, 75% số trại nồng độ Cu2+ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 1,5-3,2 lần Tỉnh Bắc Ninh nồng độ Cu2+ ở chuồng lợn nái trên 100% số trại đều vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 1,32 – 2,4 lần Nồng độ Cu2+ trong nước thải ở chuồng lợn thịt trên 12 trại thuộc ba tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh 100% sau khi xử lý đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

sau biogas

Hưng Yên trước biogas

Hưng Yên sau biogas

Bắc Ninh trước biogas

Bắc Ninh sau biogas

BOD COD

Biểu đồ 7: Một số chỉ tiêu hoá học

trong nước thải

ở khu chuồng lợn nái trước và sau

Biogas

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Hải Dương trước biogas

Hải Dương sau biogas

Hưng Yên trước biogas

Hưng Yên sau biogas

Bắc Ninh trước biogas

Bắc Ninh sau biogas

BOD5 COD

Biểu đồ 8: Một số chỉ tiêu hoá học trong nước thải ở khu chuồng lợn thịt trước và

sau Biogas

Nhận xét chung:

Qua quá trình tiến hành thực hiện đề tài chúng tôi thấy rằng, quy mô chăn nuôi trung bình trên 12 trang trại thuộc 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh từ 15 – 50 lợn nái và trung bình từ 70 – 350 lợn thịt Lượng chất thải tạo ra từ chăn nuôi lớn, mỗi trại chăn nuôi lợn có thể tạo ra từ 50 – 260 kg chất thải rắn trong một ngày Lượng chất thải lỏng thải ra trong các trang trại chăn nuôi lợn biến động từ 3 - 20 m 3 /ngày

Việc xử lý bằng hệ thống hầm biogas đã giảm thiểu đáng kể nồng độ BOD 5 và COD trong nước thải Nồng độ BOD 5 trong nước thải ở chuồng lợn nái giảm 75 –80,8 %, nồng độ BOD 5 trong nước thải ở chuồng lợn thịt giảm xuống từ 75,89 – 80,36% Nồng độ COD trong nước thải ở chuồng lợn nái giảm 66,85 %, nồng độ COD trong nước thải ở chuồng lợn thịt giảm 64,94 – 69,73% Tuy nhiên, nồng độ COD sau khi xử lý qua hầm biogas vẫn còn cao hơn CTVSCP

Nồng độ sulfua hoà tan trong nước thải sau khi qua bể biogas cũng giảm được đáng kể song vẫn còn cao hơn CTVSCP 3,63-7,25 lần

Nồng độ Cl - trong nước thải thay đổi không đáng kể khi qua hầm biogas

Trang 38

Lượng NH 4 -N tăng lên từ 3,72 đến 24,9% sau khi xử lý qua biogas, còn Nitơ

tổng số trong nước thải sau khi qua biogas cũng giảm đi được 10,1- 27,46%, đạt tiêu

chuẩn nước thải cung cấp cho nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu trong nông nghiệp

Nồng độ Cu 2+ và Zn 2+ trong nước thải sau khi đã qua hầm biogas ở chuồng lợn

thịt đều nằm trong trong giới hạn cho phép của CTVSCP Riêng chuồng lợn nái nồng

độ đồng còn cao ở một số trang trại thuộc tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh

3.3 Năng suất chăn nuôi lợn trong trang trại nghiên cứu theo các tổ hợp lai

3.3.1 Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt lợn của các tổ hợp lai

ngoại x ngoại

3.3.1.1 Năng suất sinh sản của lợn nái của các tổ hợp lai ngoai x ngoại

* Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái ngoại

Kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất sinh sản được

trình bày ở bảng 19: các yếu tố như năm và mùa vụ ít ảnh hưởng đến năng suất sinh sản

Đực giống ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu: số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, số con

60 ngày tuổi/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng 60 ngày tuổi/con Trại chăn nuôi có

ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu như số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con để

nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, số con 60 ngày tuổi, khối lượng cai sữa/con, khối lượng 60

ngày/ổ Yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến hầu hết tất cả các tính trạng năng suất sinh sản

là lứa đẻ

Bảng 19 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái

Khối lượng 60 ngày tuổi/con ** ns ** ns ns

Ghi chú: ns: P>0,05; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001

* Năng suất sinh sản

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace × Yorkshire)

phối với đực giống Duroc, Landrace và (Piétrain × Duroc) ở bảng 20 cho thấy: số con

đẻ ra/ổ cao nhất ở công thức lai L× F1 (LY) là 12,33 con, tiếp đến là công thức lai D×

Trang 39

F1 (LY) với 12,31 con, thấp nhất là công thức lai (P × D) × F1 (LY) với 12,05 con; không có sự sai khác về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ giữa ba công thức lai (P>0,05) Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả: Phùng Thị Vân và cs (2002), số con đẻ ra/ổ của công thức lai D × F1 (LY) qua 3 lứa đẻ đầu đạt 10,00 con; Lê Thanh Hải và cs (2001) cho biết công thức lai D × F1 (LY) có số con đẻ ra/ổ đạt 10,83 con Kết quả nghiên cứu

về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ ở công thức lai D × F1 (LY) trong nghiên cứu này cao hơn kết quả công bố của các tác giả trên

Không có sự sai khác về các chỉ tiêu: số con còn sống, số con để nuôi và số con sai sữa/ổ giữa ba công thức lai (P>0,05) Tuy nhiên có sự sai khác về chỉ tiêu số con 60 ngày tuổi/ổ giữa công thức lai D × F1 (LY) với công thức lai L × F1 (LY) (P<0,05); không có sự sai khác về chỉ tiêu này giữa công thức lai (P × D) × F1 (LY) với 2 công thức lai D × F1 (LY) và L × F1 (LY) Kết quả về số con cai sữa/ổ và số con 60 ngày tuổi/ổ ở công thức lai D × F1 (LY) trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Phùng Thị Vân và cs (2002), tác giả cho biết với công thức lai D × F1 (LY) có số con cai sữa/ổ (35 ngày) là 9,60 con, số con 60 ngày tuổi/ổ 9,20 con

Không có sự sai khác về tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa giữa các công thức lai (P>0,05) Tỷ lệ nuôi sống của công thức lai D × F1 (LY) và (P × D) ×

F1 (LY) trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), ở công thức lai D × F1 (LY) đạt 93,43%; với công thức lai P × F1 (LY) đạt 94,81%

0 2 4 6 8 10 12 14

SCĐR SCCS SC60

(con)

Duroc Landrace Pietrain × Duroc

Biểu đồ 9 Số con đẻ ra, số con cai sữa và số con 60 ngày tuổi/ổ ở các công thức lai

Khối lượng sơ sinh/con cao nhất ở công thức lai (P × D) × F1 (LY) với 1,41 kg; tiếp theo là công thức lai D × F1 (LY) với 1,38 kg; thấp nhất là công thức lai L × F1

(LY) Có sự sai khác về khối lượng sơ sinh/con giữa công thức lai L × F1 (LY) với hai

Trang 40

công thức lai còn lại (P<0,05) Tuy nhiên, không có sự sai khác về chỉ tiêu khối lượng

sơ sinh/ổ giữa các công thức lai (P>0,05) Theo tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), khối lượng sơ sinh/con của công thức lai D × F1 (LY) đạt 1,39kg; ở công thức lai D × F1 (LY) đạt 1,42kg Như vậy, kết quả nghiên cứu về khối lượng sơ sinh/con của hai công thức lai D × F1 (LY) và (P × D) × F1 (LY) tương đương với kết quả công bố của các tác giả trên Kết quả về khối lượng sơ sinh/ổ ở công thức lai D ×

F1 (LY) và L × F1 (LY) trong nghiên cứu này có thể so sánh với kết quả công bố của các tác giả: Phùng Thị Vân và cộng sự (2002) cho biết khối lượng sơ sinh/ổ ở công thức lai D×(LY) của 3 lứa đẻ đầu là 12,90 kg; khối lượng sơ sinh/ổ ở công thức lai D×(LY) là 13,20 kg; của Lê Thanh Hải (2001) cho biết khối lượng sơ sinh trung bình trên ổ của công thức lai L×Y là 13,72 kg; của Phan Xuân Hảo (2006) cho biết nái lai F1(LY) có khối lượng sơ sinh trung bình/ổ đạt 14,60 kg

Sự sai khác về thời gian cai sữa giữa các công thức lai không có ý nghĩa thống

kê (P>0,05) Tuy nhiên, lại có sự sai khác rõ rệt về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con giữa các công thức lai (P<0,01) đạt cao nhất ở công thức lai D×(LY) là 6,22 kg/con tiếp đến

là công thức lai L×(YL) với 5,86 kg/con và thấp nhất là thức lai (PxD)×(LY) là 5,73 kg/con Tương tự cũng có sự sai khác về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ giữa công thức lai D × F1 (LY) với công thức (P × D) × F1 (LY) (P<0,05), không có sự sai khác về chỉ tiêu này giữa công thức lai L × F1 (LY) với hai công thức lai còn lại Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2002), khối lượng cai sữa/con (35 ngày) và khối lượng cai sữa/ổ ở công thức lai D × F1 (LY) lần lượt đạt 8,85 kg và 85,00 kg Kết quả công bố của Phan Xuân Hảo (2006); Đặng Vũ Bình và cs (2005), cho biết khối lượng cai sữa/con của nái F1(LY) đạt 5,67 đến 5,75 kg với thời gian cai sữa 21 ngày

1,38 1,35 1,41

6,22 5,86 5,73

21,17 20,82 20,56

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22

Sơ sinh Cai sữa 60 ngày tuổi

(kg)

Duroc Landrace Pietrain × Duroc

Biểu đồ 10 Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và khối lượng 60 ngày tuổi của

các công thức lai

Ngày đăng: 14/05/2014, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình cơ bản của các trang trại chăn nuôi lợn - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 1 Tình hình cơ bản của các trang trại chăn nuôi lợn (Trang 17)
Bảng 3: Một số điểm đặc trưng của các trang trại chăn nuôi lợn - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 3 Một số điểm đặc trưng của các trang trại chăn nuôi lợn (Trang 18)
Bảng 2:  Quy mô trang trại chăn nuôi lợn - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 2 Quy mô trang trại chăn nuôi lợn (Trang 18)
Bảng 4:   Trang thiết bị trong các trang trại chăn nuôi lợn - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 4 Trang thiết bị trong các trang trại chăn nuôi lợn (Trang 19)
Bảng 5: Tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn ở các trang trại  tại thời điểm điều tra - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 5 Tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn ở các trang trại tại thời điểm điều tra (Trang 22)
Bảng 7: Năng suất sinh sản lợn nái phân theo quy mô đàn nái - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 7 Năng suất sinh sản lợn nái phân theo quy mô đàn nái (Trang 24)
Bảng 6: Năng suất chăn nuôi lợn nái - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 6 Năng suất chăn nuôi lợn nái (Trang 24)
Bảng 8: Năng suất chăn nuôi lợn thịt - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 8 Năng suất chăn nuôi lợn thịt (Trang 25)
Bảng 9:   Hiệu quả chăn nuôi lợn nái tại các địa phương - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 9 Hiệu quả chăn nuôi lợn nái tại các địa phương (Trang 26)
Bảng 10:   Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại trang trại phân theo địa phương - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 10 Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại trang trại phân theo địa phương (Trang 28)
Bảng 12: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý của nguồn nước - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 12 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý của nguồn nước (Trang 29)
Bảng 13: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nguồn nước trong trang - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 13 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nguồn nước trong trang (Trang 30)
Bảng 14: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nước sau khi xử lý - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 14 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nước sau khi xử lý (Trang 32)
Bảng 15: Quy mô chăn nuôi của các trang trại khảo sát - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 15 Quy mô chăn nuôi của các trang trại khảo sát (Trang 33)
Bảng 16 cho thấy lượng chất thải rắn tạo ra hàng ngày tương đối lớn nhất là một - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 16 cho thấy lượng chất thải rắn tạo ra hàng ngày tương đối lớn nhất là một (Trang 34)
Bảng 18b: Chỉ tiêu hoá học nước thải trước và sau khi xủ lý biogas khu chuồng - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 18b Chỉ tiêu hoá học nước thải trước và sau khi xủ lý biogas khu chuồng (Trang 35)
Bảng 18a: Chỉ tiêu hoá học nước thải trước và sau khi xủ lý biogas khu chuồng - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 18a Chỉ tiêu hoá học nước thải trước và sau khi xủ lý biogas khu chuồng (Trang 35)
Bảng 19. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 19. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái (Trang 38)
Bảng 20. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F 1  (LY) phối giống với lợn đực Duroc, Landrace và (Pietrain × Duroc) - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 20. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F 1 (LY) phối giống với lợn đực Duroc, Landrace và (Pietrain × Duroc) (Trang 42)
Bảng 21. Tiên tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa và lợn con 60 ngày tuổi - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 21. Tiên tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa và lợn con 60 ngày tuổi (Trang 43)
Bảng 22. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức lai - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 22. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức lai (Trang 44)
Bảng 23. Các chỉ tiêu thân thịt và chất lượng thịt của các công thức lai - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 23. Các chỉ tiêu thân thịt và chất lượng thịt của các công thức lai (Trang 46)
Bảng 24. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 24. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản (Trang 49)
Bảng 25. Năng suất sinh sản của lợn nái lai  F1(Y×MC) phối giống với đực D, L và (P×D) - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 25. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Y×MC) phối giống với đực D, L và (P×D) (Trang 50)
Bảng 26. Kết quả tiêu tốn thức ăn ở các công thức lai - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 26. Kết quả tiêu tốn thức ăn ở các công thức lai (Trang 52)
Bảng 27. Các chỉ tiêu sinh trưởng của con lai - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 27. Các chỉ tiêu sinh trưởng của con lai (Trang 53)
Bảng 28. Các chỉ tiêu thân thịt và chất lượng thịt của các con lai - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 28. Các chỉ tiêu thân thịt và chất lượng thịt của các con lai (Trang 55)
Bảng trên cho thấy tất cả các trang trại  đều có lãi và mức lãi tương  đối cao.  Những trang trại có qui mô lớn (trên 30 nái) và nuôi lợn ngoại có mức lợi nhuận cao  nhất (từ 227 đến 296 triệu), tiếp theo là nhóm trang trại có quy mô từ 20 đến 30 nái với - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng tr ên cho thấy tất cả các trang trại đều có lãi và mức lãi tương đối cao. Những trang trại có qui mô lớn (trên 30 nái) và nuôi lợn ngoại có mức lợi nhuận cao nhất (từ 227 đến 296 triệu), tiếp theo là nhóm trang trại có quy mô từ 20 đến 30 nái với (Trang 57)
Bảng 1:  Nhu cầu dinh dưỡng   Khối lượng lợn - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng 1 Nhu cầu dinh dưỡng Khối lượng lợn (Trang 143)
Bảng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con sau cai sữa ngoại         Chất dinh dưỡng  Đơn vị tính  Mức - Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở đồng bằng sông hồng
Bảng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con sau cai sữa ngoại Chất dinh dưỡng Đơn vị tính Mức (Trang 157)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w