1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA 4 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NITRATE VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea aquatica Forssk)

77 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA 4 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NITRATE VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY RAU M

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA 4 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NITRATE VÀ HIỆU QUẢ KINH

TẾ CỦA CÂY RAU MUỐNG

(Ipomoea aquatica Forssk)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DUY NHẤT VƯƠNG Ngành: NÔNG HỌC

Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 8/2012

Trang 2

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NITRATE VÀ

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea aquatica Forssk)

Tác giả

NGUYỄN DUY NHẤT VƯƠNG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu

Trang 3

CẢM TẠ

Xin khắc ghi công ơn của Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo và tạo mọi

điều kiện cho con trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ths Phạm Hữu Nguyên và TS Võ Thái Dân đã tận tâm hướng dẫn đề tài của

tôi, cảm thông với khó khăn và đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn hết sức tận tình

trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài và hoàn tất khóa luận này

- Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng viên khoa Nông học trường Đại học Nông

lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng tạo điều kiện, tận tình dạy bảo, truyền đạt

những kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt thời gian theo học tại

trường

- Các anh, chị ở Trại thực nghiệm khoa Nông học cùng bạn bè đã luôn động

viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012

Sinh viên thực tập

Nguyễn Duy Nhất Vương

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của 4 môi trường dinh dưỡng thủy canh đến sinh

trưởng, năng suất, hàm lượng nitrat và hiệu quả kinh tế của cây rau muống (Ipomoea

aquatica Forssk)” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ 3/2012 đến 5/2012 nhằm tìm ra môi trường dinh dưỡng thích hợp với cây rau muống

Đề tài được tiến hành với hai thí nghiệm và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại, bốn nghiệm thức là bốn môi trường dinh dưỡng:

Nghiệm thức 1: Môi trường dinh dưỡng NQ

Nghiệm thức 2: Môi trường dinh dưỡng Knốp

Nghiệm thức 3: Môi trường dinh dưỡng Florida

Nghiệm thức 4: Môi trường dinh dưỡng FAO

Thí nghiệm 1 được tiến hành theo mô hình thủy canh của trung tâm nghiên cứu

và phát triển rau Châu Á Trong đó thùng chứa dung dịch có chiều cao 28 cm và ly trồng cây được đặt vào các lỗ trên nắp thùng Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường dinh dưỡng NQ có tác động tốt nhất đến cây rau muống, cho năng suất (25,9 tấn.ha-1

)

và cho lợi nhuận (144.681.459 đ/ha) cao nhất so với các môi trường còn lại Môi trường FAO không mang lại hiệu quả kinh tế Rau muống trồng trên bốn môi trường dinh dưỡng đều có hàm lượng nitrat nằm trong ngưỡng cho phép của rau an toàn

Thí nghiệm 2 được tiến hành theo mô hình bè nổi Trong đó thùng chứa dung dịch có chiều cao 12 cm, các ly trồng cây được đặt vào các lỗ trên bè nổi trên mặt dung dịch trong thùng Ở thí nghiệm này cho kết quả môi trường dinh dưỡng NQ vẫn cho năng suất (34,2 tấn.ha-1

) và hiệu quả kinh tế (241.984.376 đ/ha) cao nhất Môi trường FAO vẫn không mang lại hiệu quả kinh tế Hàm lượng nitrat trong rau muống ở các nghiệm thức vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của rau an toàn Qua đó đã tìm ra được môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để canh tác thủy canh rau muống là môi trường dinh dưỡng NQ

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.2.3 Giới hạn đề tài 3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu về cây rau muống 4

2.1.1 Nguồn gốc 4

2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây rau muống 5

2.1.3 Yêu cầu về điều kiện sống 5

2.1.4 Thành phần dinh dưỡng và công dụng của cây rau muống 5

2.2 Rau an toàn 5

2.2.1 Khái niệm rau an toàn 5

2.2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm rau an toàn 6

2.2.3 Nguyên nhân rau chưa an toàn 6

2.2.4 Các biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm 7

2.3 Giới thiệu về thủy canh 9

2.3.1 Định nghĩa thủy canh 9

2.3.2 Phân loại các hệ thống thủy canh 9

2.3.3 Các hệ thống thủy canh đã được nghiên cứu vào áp dụng trên thế giới 9

2.3.4 Một số giá thể dùng trong phương pháp thủy canh 14

h ng trong phươ 16

Trang 6

16

2.3.6 16

2.3.6.3 N c 17

17

2.3.6 (Electrical conductivity) 17

18

2.4.1 T i 18

nh nghiên c u trong n c 19

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 23

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 23

3.1.1 Thời gian 23

3.1.2 Địa điểm 23

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm 23

3.3 Vật liệu thí nghiệm 24

3.4 Phương pháp thí nghiệm 25

3.4.1 Hình thức thí nghiệm 26

3.4.2 Quy mô thí nghiệm 27

3.5 Quy trình kỹ thuật 28

3.6 Phương pháp thu thập số liệu 29

3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 29

3.6.2 Các chỉ tiêu về năng suất 29

3.6.3 Phân tích dư lượng nitrat 29

3.6.4 Tình hình sâu bệnh hại 29

3.6.5 Chỉ số EC và pH của dung dịch 29

3.6.6 Cung cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây 30

3.6.7 Hiệu quả kinh tế 30

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 30

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 31

4.1.1 Ảnh hưởng của bốn môi trường dinh dưỡng đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 31

Trang 7

4.1.2 Ảnh hưởng của bốn môi trường dinh dưỡng đến động thái và tốc độ tăng trưởng

số lá 35

4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại 38

4.3 Đánh giá các chỉ tiêu năng suất 38

4.4 Chỉ số EC và pH dung dịch 40

4.4.1Chỉ số EC dung dịch (mS.cm-1 ) 40

4.4.2 pH dung dịch 41

4.5 Đánh giá hàm lượng nitrat 41

4.6 Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho một ô thí nghiệm 42

4.7 Hiệu quả kinh tế 43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Đề nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 48

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV Coefficient of Variation NSG Ngày sau gieo

NT Nghiệm thức NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NS/ô TN Năng suất trên ô thí nghiệm TLTB/cây Trọng lượng trung bình/cây TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam GAP Good Agriculture practice BVTV Bảo vệ thực vật

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại

trong sản phẩm rau tươi 8

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất thủy canh trên thế giới năm 2001 18

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 23

Bảng 3.2: Thành phần 4 môi trường dinh dưỡng 25

Bảng 3.3 Quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình canh tác 28

Bảng 4.1: Trung bình chiều cao cây của các nghiệm thức (cm) 31

Bảng 4.2: Trung bình số lá/cây ở các nghiệm thức 35

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu năng suất 38

Bảng 4.4: Chỉ số EC dung dịch (mS.cm-1 ) 40

Bảng 4.5: Giá trị pH dung dịch 41

Bảng 4.6: Hàm lượng nitrat (mg/kg chất tươi) của cây rau muống thí nghiệm 41

Bảng 4.7: Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho một ô thí nghiệm (0,54 m2 ) 42

Bảng 4.8: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận thu được ở các môi trường dinh dưỡng của 2 thí nghiệm 43

Bảng 1: Chi phí đầu tư cho thí nghiệm trên diện tích 10.000 m2 51

Bảng 2: Chi phí đầu tư môi trường dinh dưỡng NQ cho 1 ha rau muống thủy canh 52

Bảng 3: Chi phí đầu tư môi trường dinh dưỡng Knốp cho 1 ha rau muống thủy canh 53

Bảng 4: Chi phí đầu tư môi trường dinh dưỡng Florida cho 1 ha rau muống thủy canh 54

Bảng 5: Chi phí đầu tư môi trường dinh dưỡng FAO cho 1 ha rau muống thủy canh 55

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hệ thống dạng bấc - wick system (Simple Hydro, 2008) 10

Hình 2.2: Hệ thống thủy canh - water culture (Simple Hydro, 2008) 10

Hình 2.3: Hệ thống ngập và rút định kỳ (Simple Hydro, 2008) 11

Hình 2.4: Hệ thống nhỏ giọt (Simple Hydro, 2008) 11

Hình 2.5: Hệ thống “màng dinh dưỡng” - Nutrient Film Technique (Simple Hydro, 2008) 12

Hình 2.6: Hệ thống khí canh – Aeroponics (Simple Hydro, 2008) 12

Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm 1 (thùng cao 28 cm, nắp đậy trên thùng) 27

Hình 3.2: Mô hình thí nghiệm 2 (thùng cao 12 cm, bè nổi trong thùng) 27

Hình 4.1: Rau muống bị vàng lá ở môi trường FAO (thí nghiệm 1) 32

Hình 4.2: Rau muống bị vàng lá ở môi trường FAO (thí nghiệm 2) 33

Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở thí nghiệm 1 (cm/ngày) 33

Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở thí nghiệm 2 (cm/ngày) 34

Hình 4.5: Tốc độ ra lá của các cây ở các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 (số lá/ngày) 36

Hình 4.6: Tốc độ ra lá của các cây ở các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 (số lá/ngày) 37

Hình 1: Rau muống 7 NSG 48

Hình 2: Rau muống 20 NSG 48

Hình 3: Hình rau muống ngày thu hoạch 49

Hình 4: Rau muống 10 NSG 49

Hình 5: Rau muống 16 NSG 49

Hình 6: Rau muống 19 NSG 50

Hình 7: Rau muống ngày thu hoạch 50

Trang 11

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con người Rau cung cấp, bổ sung năng lượng, vi lượng, chất khoáng, chất sơ, vitamin cho cơ thể, giúp cho bữa ăn hàng ngày được phong phú, hấp dẫn hơn Đến cuối năm 2010, thành phố

Hồ Chí Minh có 102 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 2.874 ha; diện tích gieo trồng là 13.000 ha; sản lượng đạt 284.336 tấn/năm; diện tích canh tác rau an toàn là 2.735 ha và diện tích gieo trồng rau an toàn là 12.740 ha So với năm 2006: Diện tích canh tác tăng 849 ha (41,9 %); diện tích gieo trồng rau tăng 3.765 ha (40,8 %); sản lượng rau tăng 108.190 ha (61,4 %); diện tích canh tác rau an toàn tăng 1.023 ha (59,8

%); diện tích gieo trồng rau an toàn tăng 3.967 ha (45,2 %) Tuy nhiên thành phố vẫn

chưa xây dựng được vùng chuyên canh sản xuất tập trung Do chịu ảnh hưởng của thời tiết bất thường, giá cả vật tư đầu vào và giá thị trường không ổn định, thiếu lao động ở

Trang 12

nông thôn nên việc sản xuất rau chưa ổn định, hoạt động của một số hợp tác xã, tổ hợp tác chưa có hiệu quả cao Nông dân vẫn còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng quy định của Nhà nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, 20/1/2011)

Trong các loại rau ăn lá thì rau muống là loại rau rất được ưa chuộng ở nước ta Với ưu điểm là cây bán thủy sinh có thời gian tăng trưởng ngắn, dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất nên rau muống có diện tích canh tác rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, rau muống rất dễ bị nhiễm một số độc chất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng Cho nên việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau muống an toàn là việc làm rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế ô nhiễm môi trường Canh tác rau muống bằng phương pháp thủy canh là một biện pháp rất hiệu quả để giải quyết vấn đề trên Tuy nhiên để trồng thủy canh rau muống đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất và thu lại hiệu quả kinh tế thiết thực thì phải tìm ra phương pháp và dung dịch dinh dưỡng phù hợp với cây rau muống

Vì vậy mà đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của 4 môi trường dinh dưỡng thủy canh đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng nitrat và hiệu quả kinh tế của cây rau muống

(Ipomoea aquatica Forssk)” đã được thực hiện

1.2 Mục tiêu và yêu cầu

Trang 13

1.2.3 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện trên quy mô diện tích nhỏ và trong thời gian ngắn nên chỉ thực hiện khảo sát trên một giống rau muống của công ty Trang Nông

Trang 14

C hương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây rau muống

Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forssk

Tên tiếng Anh: Water spinach

Họ: Convolvulaceae

Rau muống là loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh, là một loại rau ăn lá Phân

bố tự nhiên chính xác của loài rau này hiện chưa rõ vì nó được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới Tại Việt Nam, rau muống là loại rau rất phổ thông, các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng (Wikipedia, 2012)

Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm Nhiệt độ trung bình thấp dưới 230

C rau muống sẽ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp Rau muống có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cần sự ẩm ướt, giàu mùn hoặc được bón nhiều phân hữu cơ

Độ pH thích hợp nhất cho rau muống sinh trưởng là 5,3 – 6,0 (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009)

Mỗi năm rau muống cho thu hoạch 8 – 10 đợt Năng suất bình quân đạt 20 – 30 tấn.ha-1(Trần Khắc Thi, 2010)

2.1.1 Nguồn gốc

Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới Châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009)

Phân bố tự nhiên chính xác của rau muống hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới Tại Việt Nam rau muống là loại rau rất phổ thông (Wikipedia, 2012)

Trang 15

2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây rau muống

Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn

Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông, phân cành mạnh Màu xanh nhạt hoặc

đỏ tía

Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài, màu xanh, cuống dài, độ dài trung bình lá 10 – 20 cm

Rễ chùm, phát triển mạnh ăn sâu

Hoa to có hình loa kèn, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng

1 - 2 hoa trên một cuống Quả nang tròn, đường kính 7 - 9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm (Trần Khắc Thi, 2010)

2.1.3 Yêu cầu về điều kiện sống

- Khí hậu: Rau muống là cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp nhất là khoảng 25 –

300C Nhiệt độ thấp rau muống sinh trưởng kém, cứng và mau già Chịu nước tốt, thích nơi ẩm ướt, có thể sống trên mặt nước

- Đất và dinh dưỡng: Rau muống sống được trên nhiều loại đất Thích hợp nhất

là đất thịt nhẹ nhiều mùn, giữ ẩm tốt, pH = 5,0 – 6,5 (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009)

2.1.4 Thành phần dinh dưỡng và công dụng của cây rau muống

Trong 100 g rau muống phần ăn được có 23 Kcal, 3,2 g Protein, 380 microgam vitamin A, 2,3 g vitamin C và nhiều loại vitamin và muối khoáng khác Rau muống là loại rau thích ứng rộng, dễ trồng Rau muống có thể dùng ăn sống, luộc, xào, nấu canh Rau muống cũng có nhiều công dụng trong y học (Trần Khắc Thi, 2010)

2.2 Rau an toàn

2.2.1 Khái niệm rau an toàn

Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn: rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương với VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 16

2.2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm rau an toàn

Sản phẩm rau an toàn phải đảm bảo các tiêu chuẩn

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức giới hạn cho phép

- Dư lượng kim loại nặng ở mức giới hạn cho phép Mức giới hạn dư lượng tối

đa của hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi được trình bày trong bảng 2.2

- Dư lượng nitrat (NO3

-) ở mức giới hạn cho phép Mức giới hạn dư lượng tối

đa của hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau tươi được trình bày trong bảng 2.2

- Mật độ vi sinh vật gây hại ở mức giới hạn cho phép Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi được trình bày ở bảng 2.2

- Rau phải giữ nguyên đặc tính của giống, thu hoạch đúng độ chín, tươi đẹp về màu sắc, sạch sẽ và mẫu mã đẹp, không mang mầm sâu bệnh hoặc có những khuyết tật khác, bao bì đóng gói thích hợp

Do vậy, khi canh tác rau cần phải biết các nguyên nhân tạo nên dư lượng của các yếu tố trên trong rau để có biện pháp hạn chế

2.2.3 Nguyên nhân rau chưa an toàn

 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Nguyên nhân tạo ra dư lượng thuốc BVTV chủ yếu do:

- Phun thuốc với liều lượng và nồng độ quá nhiều không theo khuyến cáo

- Sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy

- Phun quá gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly

 Dư lượng nitrat

- Dư lượng nitrat vượt mức giới hạn cho phép do bón lượng phân đạm dạng hóa

học quá nhiều và không đảm bảo thời gian cách ly

 Dư lượng kim loại nặng Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại nặng trên rau cao chủ yếu do:

- Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng cũng như các loại phân hữu cơ có nguồn gốc hóa học một thời gian dài làm ô nhiễm đất trồng

- Sử dụng nguồn nước thải của các khu công nghiệp bị ô nhiễm chứa nhiều kim loại nặng tưới cho rau

Trang 17

 Các vi sinh vật có hại Nguyên nhân làm cho mật độ vi sinh vật gây hại vượt mức cho phép:

- Sử dụng phân chuồng chưa qua ủ hoai bón trực tiếp cho rau

- Dùng phân tươi hoặc nguồn nước dơ bẩn tưới trực tiếp cho rau

- Sau khi thu hoạch vận chuyển bảo quản không hợp vệ sinh và kỹ thuật

2.2.4 Các biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm

 Đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Phun các loại thuốc được phép sử dụng trên rau và tuân thủ thời gian cách ly

 Đối với dư lượng nitrat

Bón theo lượng khuyến cáo và tuân thủ thời gian cách ly

 Đối với các vi sinh vật có hại

Không bón phân hữu cơ chưa hoai, không tưới, rửa rau bằng nguồn nước ô nhiễm

 Đối với dư lượng kim loại nặng

- Không tưới rau bằng nước thải của các nhà máy công nghiệp

Trang 18

Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong sản

Những hóa chất có trong Quyết định

46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ

Y Tế

Theo Quyết định 46/2007/QĐ BYT ngày 19/12/2007 của

Bộ Y Tế

Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng

2

Những hóa chất không có trong Quyết định

46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ

Trang 19

2.3 Giới thiệu về thủy canh

2.3.1 Định nghĩa thủy canh

Thủy canh (Hydroponics) được đặt ra bởi WF Gericke năm 1936 để diễn tả việc trồng cây ăn được và cây trang trí trong một dung dịch nước và chất dinh dưỡng hòa tan Từ “hydroponics” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Hydro” nghĩa là nước, và

“Ponos” có nghĩa là lao động Trong phương pháp canh tác này cây trồng được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của một dung dịch dinh dưỡng gồm nước và các nguyên tố cần thiết (Keith Roberto, 2004)

2.3.2 Phân l oại các hệ thống thủy canh

Dựa vào các đặc điểm sử dụng dung dịch dinh dưỡng, có thể chia thành 2 kiểu

Đây là hệ thống thủy canh mà trong quá trình trồng cây, dung dịch dinh dưỡng

có chuyển động nên chi phí cao, nhưng dung dịch dinh dưỡng không thiếu oxy Hệ

thống thủy canh động được chia làm 2 loại:

+ Hệ thống thủy canh mở: Những hệ thống thủy canh mà trong đó dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại nên gây lãng phí dung dịch Tuy nhiên, hệ thống này không phải đầu tư hệ thống bơm để bơm dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn trở lại

+ Hệ thống thủy canh kín: Những hệ thống thủy canh động mà trong đó dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ một hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng ở bể chứa thấp đưa lên hệ thống máng trồng cây Như vậy, hệ thống này chi phí ban đầu cao nhưng tiết kiệm được dung dịch dinh dưỡng

2.3.3 Các hệ thống thủy canh đã được nghiên cứu vào áp dụng trên thế giới

Hệ thống dạng bấc (wick system): hệ thống dạng bấc cho đến nay là dạng hệ

thống hydroponics đơn giản nhất Đúng như tên gọi, bí quyết của hệ thống này nằm ở chỗ sợi bấc Đặt một đầu của sợi bấc hút sao cho chạm vào phần rễ cây Đầu kia của bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng Sợi bấc này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung

Trang 20

dịch dinh dưỡng lên cung cấp cho rễ cây (tương tự như sợi bấc trong đèn dầu, hút dầu lên để duy trì sự cháy) Như vậy cây sẽ có đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển

Hình 2.1: Hệ thống dạng bấc - wick system (Simple Hydro, 2008)

Hệ thống thủy canh (water culture): thủy canh là hệ thống thường được lựa

chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát triển mạnh khi gặp nước Phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo xốp như styrofoam và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần có 1 máy bơm bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ

Hệ thống hydroponics dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác

Hình 2.2: Hệ thống thủy canh - water culture (Simple Hydro, 2008)

Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system): không giống như hệ

thống thủy canh ở trên, phần rễ cây luôn chìm trong nước chỉ thích hợp cho 1 số ít cây trồng Hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơm điều khiển để có thể bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ đã được định sẵn Như vậy rễ

Trang 21

cây sẽ có những lúc không ngập trong nước để “thở” một cách tự nhiên, tránh bị ngộp

Hệ thống này có thể dùng để trồng cà chua, khoai tây

Hình 2.3: Hệ thống ngập và rút định kỳ (Simple Hydro, 2008)

Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems): hệ thống nhỏ giọt là loại hệ thống hydroponics

được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới Máy bơm sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng bởi những đường ống nhỏ giọt theo định kỳ Dung dịch dinh dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng Như vậy, hệ thống này sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị hao phí Hệ thống này có thể dùng để trồng cây thảo mộc và các loại hoa

Hình 2.4: Hệ thống nhỏ giọt (Simple Hydro, 2008)

Hệ thống “màng dinh dưỡng” NFT (Nutrient Film Technique): trong hệ

thống màng dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào khay trồng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng Thường thì trong

hệ thống màng dinh dưỡng không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại

Trang 22

Hình 2.5: Hệ thống “màng dinh dưỡng” - Nutrient Film Technique (Simple Hydro, 2008)

Khí canh (Aeroponics): là hệ thống hydroponics dạng kỹ thuật cao nhất Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút Như vậy, cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước mà luôn có không khí để hô hấp

Hình 2.6: Hệ thống khí canh – Aeroponics (Simple Hydro, 2008)

Hệ thống trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng không tuần hoàn của AVRDC

Sau nhiều năm nghiên cứu, AVRDC đã đề xuất một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn rất hiệu quả, đơn giản và dễ triển khai ở mọi quy mô (hộ gia đình, cơ sở sản xuất lớn…)

Trang 23

Hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn của AVRDC được coi là

hệ thống tối ưu hiện nay, được áp dụng vào thực tế sản xuất ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Hệ thống này bao gồm:

+ Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng (Hộp xốp bằng polystyrene) có kích cỡ xác định cho rau ăn lá và rau ăn quả

+ Rọ bằng nhựa (Có nhiều lỗ xung quanh rọ) để đựng giá thể trồng cây, gieo hạt.Theo nhiều nghiên cứu của AVRDC, giá thể trấu hun là tốt nhất nhưng có thể dùng vật liệu khác như: mẫu thừa của công nghiệp dệt và may mặc, gạch vụn, bấc bông, đá cuội,

xơ dừa… Các giá thể này có thể sử dụng lại nhiều lần nếu mỗi đợt trồng cây chưa biểu hiện nhiễm khuẩn, bệnh Cần rửa sạch rọ và giá thể sau mỗi lần trồng cây

+ Trên nắp hộp xốp được đục các lỗ để đặt rọ trồng cây

Theo Hideo Imai và David Midmore (tác giả của hệ thống) thì:

- Nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng 280C là đặc trưng cho hệ thống thủy canh của AVRDC, sử dụng hộp xốp polystyrene thích hợp cho rễ cây phát triển

- Mức dung dịch cho hộp xốp phải đảm bảo độ sâu 15 – 20 cm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (nếu thấp hơn 15 cm thì không có chỗ hình thành

rể khí – phần rễ ở khoảng không để hút oxy)

- Không cần sục khí để cung cấp oxy cho rễ cây

- Nước sử dụng cho hệ thống hydroponics của AVRDC phải có chất lượng cao Nước thải, nước chất lượng kém làm giảm năng suất rau

- Mật độ trồng nên cao hơn 10 – 20 % so với trồng ngoài đồng

Hệ thống thủy canh của AVRDC có những đặc điểm sau:

+ Dung dịch dinh dưỡng phù hợp cho hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là rau,

pH của dung dịch dinh dưỡng ổn định

+ Có khoảng cách thích hợp giữa mặt nước và gốc cây tạo điều kiện cho một phần rễ nằm lơ lững, trong không khí, phần rễ còn lại nhúng trong dung dịch để hút nước, dinh dưỡng Do vậy cây sinh trưởng tốt mà không cần sục khí

+ Hộp xốp kín đựng dung dịch dinh dưỡng có tác dụng cách nhiệt làm nhiệt độ trong dung dịch tương đối ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè; và tránh ánh sáng cho bộ rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây

Trang 24

+ Hộp gọn nhẹ dễ di chuyễn khi cần tránh gió, bão,… đơn giản dễ làm, đặt bất

cứ chỗ nào như hành lang, ban công, sân thượng,…

2.3.4 Một số giá thể dùng trong phương pháp thủy canh

a)

(thể 2 - 3 cây) Giá

Trang 25

e)

(

Tro

f) Perlite

Perlite là dẫn xuất của núi đá lửa chứa silic, ở nhiệt độ 1.0000C Perlite nhẹ, xốp, tiêu nước và thông thoáng tốt Perlite có chứa 76,9 % nhôm (Al), do một phần Al này giải phóng ra ngoài làm giảm độ pH (Đây cũng là nhược điểm chính của perlite) nên người ta thường sử dụng perlite cùng với các giá thể khác (Vũ Quang Sáng và ctv, 2007) Theo Keith Roberto (2004) nhược điểm của perlite là cấu trúc của nó không chặt nên dễ dàng bị rửa trôi

g) Vermiculite

Vermiculite là một loại magiê – nhôm silicat ngậm nước dưới dạng tinh thể dẹt,

có cấu trúc tương tự mica Dưới tác dụng của nhiệt vật liệu này nở ra tách thành lá và

trở thành vật liệu nhẹ, có tính kiềm, giữ nước tốt

Vermiculite chứa nước, chất dinh dưỡng, không khí, được sử dụng nhiều trong

hệ thống dạng bấc (Van Patten, 2004)

Hỗn hợp 50 % vermiculite với 50 % perlite là giá thể tốt cho cây hệ thống nhỏ giọt, ngập và rút định kỳ trong phương pháp thủy canh Hạn chế lớn nhất của vermiculite là giữ lại quá nhiều nước, có thể gây úng cho cây trồng (Simple hydro, 2008)

h) Rockwool

Rockwool làm từ đá bazan, nung ở 1.4000

C, thổi ra thành sợi, sau đó được nén lại thành tấm hoặc miếng, kích thước phụ thuộc khuôn nén Ưu điểm của Rockwool có khả năng giữ nước và thoáng khí tốt, sạch sẽ và tiện lợi, nhược điểm là không thân thiện với môi trường vì rất khó xử lý phế phẩm, có độ pH cao nên phải điều chỉnh pH của dung dịch thấp (Symple Hydro, 2008)

Trang 26

i) Giá thể hữu cơ tổng hợp:

Đây là những chất liệu hữu cơ nhân tạo, có tính trơ hóa học đối với phần lớn các mục đích sử dụng như polystyrene - xốp, bọt ureaformadehyt, polyurethane…Đặc biệt với các chất bọt có gốc phenol ở dạng hạt được nhiều người quan tâm để trồng cây trong túi Loại giá thể này được sử dụng trồng nhiều loại rau ăn lá, rau ăn quả như cà chua, dưa leo, ớt, rau cải… Cho năng suất cao nhưng hiệu quả không cao do giá thành đắt (Vũ Quang Sáng, 2007)

Trang 27

(Keith Roberto, 2004)

Trang 28

Tình hình sản xuất thủy canh trên thế giới năm 2001

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất thủy canh trên thế giới năm 2001

Tên nước Diện tích (ha) Loại cây trồng

Hà Lan 10 Cà chua, dưa leo, ớt xanh, rau diếp, dâu tây, cải củ,

đậu, hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, v.v

Tây Ban Nha 4 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

Canada 2 Cà chua, dưa leo và rau diếp

Tây Ban Nha 4 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

Pháp 1 Cà chua, dưa leo, cà tím và hoa cắt cành

Nhật 1 Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo, rau diếp, dâu tây, đậu,

hoa cúc, hoa hồng và cẩm chướng Thụy Điển 550 Cà chua, ớt xanh, dưa leo, rau diếp và rau cải

Nam Phi 420 Cà chua, dưa leo, rau diếp và hoa các loại

Ý 400 Hoa hồng, hoa đồng tiền, cà chua và dâu tây

Hàn Quốc 247 Cà chua, dưa leo và rau diếp

Trung Quốc 120 Cà rốt, cà chua, hành lá, hành tây, dưa leo, dưa hấu, bó

xôi, rau diếp, dâu tây, đậu và hoa các loại

Ai Cập 60 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

(Công ty Sài Gòn thủy canh, 2010)

Năm 2001: 20.000 – 25.000 ha

Trang 29

300 ha

3600 ha Nam Phi trên 400 ha, Anh, ,

:

, p

Năm 1997, S

Trang 30

(2007),

600 m2

8000 m2

(2008),

(Brassica chinensis L.)

Hoaglan, Alan Cooper, A oaglan Năng suất cải ngọt trồng trên môi trường

NQ đạt cao nhất dao động từ 3,2 đến 3,3 tấn trên 1.000 m2 trong hai đợt thí nghiệm Năng suất đạt thấp nhất ở môi trường Alan Cooper đạt trung bình dao động từ 2,4 đến

Trang 31

2,5 tấn trên 1.000 m2

Hai môi trường Hoaglan, Arnon và Hoaglan cho năng suất trung bình dao động từ 2,7 đến 3,2 tấn trên 1.000 m2 Thí nghiệm cho thấy canh tác cải ngọt bằng phương pháp thủy canh cho năng suất tốt tuy nhiên hàm lượng nitrat trong rau còn cao (dao động từ 1.333 đến 1.757 mg/kg rau tươi) cần có biện pháp điều chỉnh để hạ thấp dư lượng nitrat

Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Hồng Đức (2010) “Xây dựng quy trình thủy canh rau tần ô theo hướng an toàn” cho biết rau tần ô Trang Nông và công thức môi trường Bradlay và Tabares là tốt nhất so với nghiệm thức có các giống Green Seed, Đại Địa, Chánh Phong và công thức dinh dưỡng Hoagland và Arnon, Morgan, Faulkner Thí nghiệm cho biết mật độ trồng 200 cây/m2 là tốt nhất về năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận so với các nghiệm thức 100 cây/m2

, 300 cây/m2, 400 cây/m2, 500 cây/m2

Kết quả thí nghiệm của Ngô Thị Kiều Tiên (2011) “Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng thủy canh đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat của cây

xà lách (Lactuca sativa var capitata L.) trồng trên giá thể xơ dừa” cho thấy cây xà lách có sức sinh trưởng và năng suất cao nhất ở môi trường dinh dưỡng NQ đạt 13,3 tấn.ha-1 và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Xà lách trồng trên môi trường Folorida cho năng suất cao thứ hai đạt 13,1 tấn.ha-1, thấp nhất là xà lách trồng trên môi trường Hoaglan đạt 11,1 tấn.ha-1 Kết quả sau khi phân tích thì hàm lượng nitrat trong cây rau muống trồng trên ba môi trường này đều nằm trong ngưỡng cho phép của rau an toàn

Theo thí nghiệm của Nguyễn Văn Hùng (2011) “Xây dựng quy trình thuỷ canh

cây rau muống (impomoea aquatica) trong điều kiện nhà lưới” cho kết quả rau muống

trồng trong mật độ 361 cây/m2sẽ đạt năng suất (2,6 kg/m2) và hiệu quả kinh tế (25.962 đ/m2) cao nhất so với các công thức và mật độ khác Từ công thức dinh dưỡng Faulkner, giảm 40% lượng lân, 45 % lượng lân, 49,02 % lượng kali và các nguyên tố còn lại giảm 50 %, rau muống sẽ cho năng suất (2,7 kg) và hiệu quả kinh tế (27.601 đ/m2) cao nhất so với các nghiệm thức khác Tương tự nếu sử dụng công thức dinh dưỡng này và phun thêm phân bón lá Food – MX1 sẽ cho hiệu quả kinh tế (28.268 đ/m2

)

Mô hình thủy canh đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ, có nhiều ưu điểm như tạo ra các sản phẩm an toàn, tận dụng diện tích, nâng cao năng suất lại thân thiện với môi

Trang 32

trường nên được nhiều người biết đến và áp dụng Vấn đề đặt ra là cần xây dựng những mô hình thủy canh đơn giản, hiệu quả, kinh phí đầu tư thấp, tìm ra công thức dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng và có thể phát triển các mô hình thủy canh này trên diện rộng

Trang 33

C hương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

3.1.1 Thời gian

Thời gian chuẩn bị và tiến hành hai thí nghiệm

- Chuẩn bị mô hình và vật liệu thí nghiệm: từ 15/2/2012 đến 2/3/2012

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm

(Trạm khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2012) Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 5 có sự dao động rất nhỏ nằm trong khoảng 0,1 0C Lượng mưa trung bình có sự dao động trong khoảng 36,4 – 144 mm

Trong đó tháng tư là có lượng mưa cao nhất 144 mm Ẩm độ trung bình dao động ít trong khoảng 6% Tổng số giờ nắng có sự dao động từ 196 – 217,3 giờ, cao nhất ở tháng 4 là 217,3 giờ Nhìn chung điều kiện thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm có sự thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau muống

Tháng Nhiệt độ trung

bình (0C)

Lượng mưa trung bình (mm)

Ẩm độ trung bình (%)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Trang 34

cụ lấy chỉ tiêu: Thước, viết, sổ tay

Môi trường dinh dưỡng

- Môi trường dinh dưỡng NQ của tác giả Nguyễn Ngọc Trì thiết lập dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của rau ăn lá (bảng 3.3)

- Môi trường dinh dưỡng Knốp (Knop) (bảng 3.3)

- Môi trường dinh dưỡng Florida (Robert C.Hochmuth, 2003) (bảng 3.3)

- Môi trường dinh dưỡng FAO (bảng 3.3)

Trang 35

Bảng 3.2: Thành phần 4 môi trường dinh dưỡng

Nghiệm thức 1: Môi trường dinh dưỡng NQ

Nghiệm thức 2: Môi trường dinh dưỡng Knốp

Nghiệm thức 3: Môi trường dinh dưỡng Florida

Nghiệm thức 4: Môi trường dinh dưỡng FAO

Trang 36

Các môi trường dinh dưỡng được pha chế và châm vào hệ thống sau khi gieo hạt 7 ngày Cách 3 ngày châm dung dịch bổ sung 1 lần Thành phần của bốn môi trường dinh dưỡng đã được trình bày ở bảng 3.3

- Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng có phủ nilong đen bên trong kích thước chiều dài 60 cm x chiều rộng 45 cm x chiều cao 28 cm Hai thùng ghép lại thành 1 ô thí nghiệm

- Ly bằng nhựa (có nhiều lỗ xung quanh ly) để đựng giá thể trồng cây, gieo hạt

- Giá thể: Xơ dừa được ngâm trong nước 4 ngày Vắt, xả lại 2 lần bằng nước

- Trên nắp hộp được đục các lỗ để đặt ly trồng cây Nắp được đậy phía trên thùng

- Mức dung dịch trong hộp xốp đảm bảo độ sâu 15 - 20 cm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây

- Mỗi nghiệm thức gồm 8 thùng xốp (1 ô thí nghiệm được ghép bởi 2 thùng xốp) tương đương 4 lần lặp lại

Trang 37

Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm 1 (thùng cao 28 cm, nắp đậy trên thùng)

b Thí nghiệm 2

Thí nghiệm được tiến hành theo mô hình bè nổi Hệ thống bao gồm:

Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng có phủ nilong đen bên trong kích thước chiều dài 60 cm x chiều rộng 45 cm x chiều cao 12 cm Hai thùng ghép lại thành một ô thí nghiệm

- Ly bằng nhựa (có nhiều lỗ xung quanh ly) để đựng giá thể trồng cây, gieo hạt

- Giá thể: Xơ dừa được ngâm trong nước 4 ngày Vắt, xả lại 2 lần bằng nước

- Trên nắp hộp được đục các lỗ để đặt rọ trồng cây Nắp được cắt vừa đủ với kích thước thùng và được đặt vào trong thùng, nổi trên mặt dung dịch

- Mức dung dịch trong hộp xốp đảm bảo độ sâu 5 - 7 cm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây

- Mỗi nghiệm thức gồm 8 thùng xốp (1 ô thí nghiệm được ghép bởi 2 thùng xốp) tương đương 4 lần lặp lại

Hình 3.2: Mô hình thí nghiệm 2 (thùng cao 12 cm, bè nổi trong thùng)

3.4.2 Quy mô thí nghiệm

Tổng số ô thí nghiệm: 16 ô

Diện tích 1 ô: 0,45 * 0,6 * 2 = 0,54 m2

Trang 38

Mật độ trồng: Ly cách ly: 0,08 m * 0,08 m Tương đương 70 ly/ô thí nghiệm *

4 cây/ly Tương đương 1.296.300 ly/10.000 m2(chưa tính lối đi mương rãnh)

Chuẩn bị giá thể, ly nhựa gieo hạt

Ly nhựa đục lỗ, lót lưới

Xơ dừa ngâm trong nước 4 ngày, sau đó xả lại bằng nước sạch 2 lần trước khi trồng

Chuẩn bị mô hình Chuẩn bị thùng xốp, lót nilong, đục

lỗ nắp thùng

Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng

Tính toán lượng hóa chất cần thiết cho suốt quá trình thí nghiệm cân hóa chất Pha với nước cất và cho chai làm dung dịch mẹ

Chuẩn bị ly để gieo hạt

Dùng xơ dừa nhòi dưới đáy ly, đặt

ly vào các lỗ đã đục trên nắp thùng xốp

0 Gieo hạt

Gieo hạt vào trong ly đã được tưới giữ ẩm Lấp xơ dừa lại với độ sâu khoảng 1 cm Gieo 7 hạt/ly

1 – 6 Theo dõi tỷ lệ nảy mầm, trồng dặm

Theo dõi sâu bệnh trong suốt quá trình thí nghiệm, nếu xuất hiện sâu hại thì diệt bằng phương pháp thủ công (bắt bằng tay), nếu trên cây xuất hiện bệnh có nguy cơ lây lan gây hại nặng thì nhổ bỏ

7 Chăm dung dịch dinh dưỡng lần đầu cho cây

7 – 10 Tỉa cây sao cho mỗi ly để lại đúng 4 cây

10 Bổ sung dung dịch dinh dưỡng, đo chỉ tiêu

sinh trưởng đo pH, EC dung dịch

13 Bổ sung dung dịch dinh dưỡng, đo chỉ tiêu

sinh trưởng đo pH, EC dung dịch

16 Bổ sung dung dịch dinh dưỡng, đo chỉ tiêu

sinh trưởng đo pH, EC dung dịch

19 Bổ sung dung dịch dinh dưỡng, đo chỉ tiêu

sinh trưởng đo pH, EC dung dịch

22

Đo chỉ tiêu sinh trưởng đo pH, EC dung dịch

Thu hoạch, cân TL TB/cây, cân năng suất/ô

thí nghiệm, lấy mẫu đi phân tích

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w