ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến năng suất, chất lượng sữa và chăn nuôi bò sữa nông hộ Ba Vì Nguyễn Hữu Lương, 1 n ăn uy n, Ng n n, o n Hữu n , ng ương, uất H
Trang 1ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến năng suất, chất lượng sữa và
chăn nuôi bò sữa nông hộ Ba Vì
Nguyễn Hữu Lương, 1 n ăn uy n, Ng n n, o n Hữu n ,
ng ương, uất H , ăng Xu n Lưu, ương uấn ực, 1 Ma H , 1 Nguyễn ết
n, P ùng Quang rường
1 Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ Ba Vì Thí nghiệm trên 15 bò vắt sữa, được chia làm 2 mùa, mùa đông và mùa mưa Bò được bố trí thí nghiệm theo ô vuông la tinh Kết quả: Lượng vật chất khô thu nhận của đàn bò tăng so với lô đối chứng từ 3,4 đến 8%; Năng suất sữa quy đổi 4% mỡ ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng từ 9,2 đến 11,7%; Chất lượng sữa của lô thí nghiệm với các chỉ tiêu: mỡ, tỷ lệ vật chất khô và tỷ trọng sữa đều cao hơn lô đối chứng rõ rệt (P<0,05); Mức thay đổi khối lượng bò: bò lô thí nghiệm tăng 1,7kg/tháng, bò lô thí nghiệm tăng 6,3kg/tháng; Hiệu quả kinh tế: do đầu tư máy móc và phải dùng năng lượng điện, nên mô hình chăn nuôi phải có 17 bò vắt sữa trở lên mới có hiệu quả
1 t vấn đ
Chúng ta biết rằng: năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý Việc cung cấp chất dinh dưỡng như năng lượng, protein, khoáng, vitamin vv… đầy đủ và thích hợp là hết sức quan trọng đối với sức khỏe bò sữa và để đạt năng suất sữa tối đa Khẩu phần bò sữa bao gồm thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin Khi khẩu phần được tính toán đúng và chất dinh dưỡng được cung cấp cân đối, nên môi trường dạ cỏ ổn định hơn, sự tiêu hóa thức ăn nhờ vi sinh vật ở dạ cỏ sẽ tối ưu, năng suất sữa cũng cao hơn Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TRM) là cách tốt nhất để đạt mục tiêu này, giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất thường gặp so với khi cho ăn riêng rẽ từng loại thức ăn Như vậy, thức ăn hỗn hợp TRM (Total Mixed Ration) là loại thức ăn hỗn hợp, được trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Ba Vì cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, việc lập khẩu phần cho ăn chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm với công thức đơn giản là cho
ăn thức ăn tinh ở mức 0,5 kg/lít sữa còn thức ăn thô cho ăn tùy theo khả năng sẵn có của cơ sở Thức ăn thô và thức ăn tinh được cho ăn riêng biệt và thường khá tùy tiện Chế độ dinh dưỡng và cách nuôi dưỡng có thể gây lãng phí thức ăn nhất vì không đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng cho bò
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ản ưởng của c ế độ d n dưỡng
v p ương t ức c o ăn đến ệu quả s n ọc v ệu quả k n tế trong c ăn nu bò sữa
n ng ộ tạ Ba ”
Trang 22 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1 ố tượng, đ a đ ểm v t ờ g an ng ên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 15 bò cái lai HF được chọn ở lứa sữa thứ 2 - 5, tháng vắt sữa 1–
5, khối lượng cơ thể 430–440 kg, năng suất sữa 15-16 kg/ngày Thí nghiệm được tiến hành làm 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 tháng tại trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì Đợt thí nghiệm thứ nhất từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009 (mùa khô) Đợt thí nghiệm thứ 2 từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2009 (mùa mưa)
2.2 Nộ dung ng ên cứu
- Lượng thức ăn ăn vào (kg)
- Năng suất và chất lượng sữa
- Thay đổi khối lượng bò
- Xác định hiệu quả kinh tế
2.3 P ương p áp ng ên cứu
- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được thiết kế theo theo kiểu ô vuông la tinh, trong đó
bò thí nghiệm được phân chia vào 5 khối, mỗi khối 3 con dựa vào yếu tố tháng sữa và năng suất sữa Bò ở tất cả các lô thí nghiệm được nuôi nhốt cá thể, mỗi con có máng ăn và máng uống riêng Sơ đồ bố trí gia súc thí nghiệm (theo số hiệu bò) vào các lô ở mỗi lần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1
Bảng 1 Sơ đồ bố trí bò thí nghiệm
- Khẩu phần và cách cho ăn:
+ Bò ở lô 1 được ăn khẩu phần đối chứng, giữ nguyên khẩu phần và cách cho ăn truyền thống: cho ăn tinh riêng, cho ăn thô riêng;
+ Khẩu phần cho lô 2 và lô 3 được xây dựng khẩu phần có mức năng lượng và protein đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn của NRC (2001) [12] có tham khảo tiêu chuẩn của Nhật Bản (NARO, 2006) [10] và AFRC (1993) [4]
+ Cách cho ăn bao gồm: cách cho ăn truyền thống (tinh – thô riêng rẽ) áp dụng với lô 1
và lô 2; cách cho ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) áp dụng với lô 3
Trang 3Mỗi bò thí nghiệm sẽ được ăn cả ba khẩu phần ở ba lần nhắc lại khác nhau Do đặc điểm này mà khẩu phần của lô đối chứng chỉ được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm còn khẩu phần
lô 2 và lô 3 được xây dựng từ lúc trước khi bắt đầu thí nghiệm
Bảng 2 Công thức khẩu phần cho bò ở các lô thí nghiệm a
a : kg/con/ngày theo khối lượng dạng sử dụng
b
: lượng thức ăn của lô 1 được xác định sau khi kết thúc theo dõi thí nghiệm
- Lượng thức ăn ăn vào (kg): được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa trong suốt thời gian thí nghiệm
- Năng suất và chất lượng sữa: Năng suất sữa ngày được xác định là tổng lượng sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều, phân tích chất lượng sữa bằng máy phân tích sữa
- Thay đổi khối lượng bò: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi đợt thí nghiệm bằng cân điện tử đại gia súc
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định và mô hình mô phỏng được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó số liệu về chi phí thức ăn, năng suất sữa, chất lượng sữa trong 10 ngày cuối của mỗi đợt TN được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho việc tính toán trong mô hình Đối với phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình cố định, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của một trại chăn nuôi có quy mô cố định (5 bò vắt sữa) và áp dụng phương pháp phân tích riêng phần (partial budget analysis), nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác biệt về thu chi giữa các lô thí nghiệm Những phần được xem là giống nhau giữa các lô sẽ không đưa vào phân tích Hiệu quả kinh tế của lô này so với lô kia sẽ được phân tích theo công thức:
Hiệu quả kinh tế = (Tăng thu + Giảm chi) – (Tăng chi + Giảm thu)
Trang 4Trong đó riêng phần thu nhập chỉ đưa vào phân tích phần thu nhập từ bán sữa Các khoản thu nhập từ bê hoặc từ các sản phẩm phụ khác trong quá trình chăn nuôi bò sữa được xem là như nhau giữa các lô TN Phần chi phí bao gồm chi phí cố định (chỉ phân tích phần chi phí cố định phát sinh khi áp dụng cho lô này so với lô kia: máy thái thức ăn thô và máy trộn TMR) và chi phí biến đổi (chi phí thức ăn và chi phí năng lượng tính trên đơn vị đầu con) Đối với phương pháp xác định hiệu quả kinh tế theo mô hình mô phỏng, dựa vào các số liệu kinh tế và kỹ thuật của thí nghiệm để xác hiệu quả kinh tế (hiệu số giữa Tăng thu + Giảm chi và Tăng chi + Giảm thu) để xác định qui mô tối thiểu của đàn vắt sữa để bò nuôi theo lô TN này có hiệu quả hơn so với lô
TN kia
Trang 5- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán trên bảng tính Excel 2007 và sau đó xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) với mô hình phân tích theo thiết kế ô vuông latinh trên phần mềm Minitab 14 với các tham số là lô, khối và đợt thí nghiệm So sánh cặp đôi giữa các giá trị trung bình của các chỉ tiêu giữa các lô thí nghiệm áp dụng phương pháp Tukey
3 Kết quả và thảo luận
3.1 u n ận t ức ăn của bò t í ng ệm
Bảng 3 Lượng thức ăn thu nhận của bò ở các lô thí nghiệm i
a 14,87a 15,17b 0,12 <0,05 13,68a 14,39b 14,77c 0,19 <0,05
b 7,50a 7,59a 0,08 <0,05 7,76b 7,20a 7,55ab 0,18 <0,05
a 7,37b 7,58b 0,13 <0,05 5,92a 7,19b 7,22b 0,09 <0,05
Tỷ lệ TĂ
i
: kg/con/ngày; j : % trong tổng DMI
Bảng 3 cho thấy lượng VCK thu nhận của lô đối chứng là tương đương với lô 2, thấp hơn
lô ăn TMR ở mùa khô và thấp nhất trong 3 lô ở mùa mưa (P<0,05) Tương tự như vậy, lượng VCK từ thức ăn thô của lô đối chứng cũng thấp nhất ở cả mùa đông và mùa hè (P<0,05) Lượng VCK thu nhận của lô 2, lô 3 cao hơn lô 1 ở mùa khô tương ứng là 1,4 %, 3,4%; tương tự ở mùa mưa là 5,2%, 8,0% Trong khi đó, lượng VCK thức ăn thừa lại cao hơn lô 3 rõ rệt và lượng VCK
từ thức ăn tinh thì cao nhất trong 3 lô ở cả hai mùa (P<0,05) Lô đối chứng có lượng VCK thu nhận thấp hơn, trong khi lượng VCK thức ăn tinh lại cao hơn các lô khác, điều này dẫn đến tỷ lệ thức ăn tinh trong tổng lượng VCK thu nhận của lô đối chứng là cao nhất trong cả mùa đông và mùa hè Theo Đinh Văn Cải, VCK cần thu nhận của bò có khối lượng 500kg, năng suất sữa 25kg/ngày là 15,87kg [1], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
Có thể nhận thấy, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần của lô ăn truyền thống (lô 2) và lô ăn TMR (lô 3) là không có thay đổi nhiều từ mùa khô sang mùa mưa, điều này là do khẩu phần của các lô này được tính toán theo nhu cầu của gia súc một cách khoa học Còn với lô đối chứng, bò được cho ăn theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, số lượng các loại thức ăn đặc biệt là thức ăn thô có biến động lớn theo mùa nên tỷ lệ thức ăn tinh cũng có biến động đáng kể (53,72% ở mùa đông và 56,73% ở mùa hè)
Trang 6Bò thí nghiệm ở lô 2 và lô 3 chỉ khác nhau về phương pháp cho ăn còn thành phần và số lượng các loại thức ăn trong khẩu phần là như nhau Tuy vậy, lượng VCK thu nhận của lô 3 cao hơn lô 2 (P<0,05) và lượng VCK thức ăn thừa thì thấp hơn (P<0,05) Điều này là do, khi cho bò
ăn theo phương pháp TMR, bò không lựa chọn được thức ăn mà phải ăn cả hỗn hợp, vì thế đã tối
đa hóa được lượng thức ăn thu nhận cũng như giảm thiểu lượng thức ăn thừa
Trong khi đó, phần thức ăn thừa của lô 2 hầu như chỉ là phần thức ăn thô và không thể sử dụng lại cho nhóm bò nào khác Như vậy, mức độ thất thoát thức ăn của phương thức cho ăn TMR là nhỏ hơn đáng kể so với phương thức cho ăn truyền thống
3.2 Năng suất v c ất lượng sữa của bò t í ng ệm
Bảng 4 Năng suất sữa và tiêu tốn thức ăn cho tạo sữa của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P
Năng suất sữa
(kg/ngày) 15,7
a 17,0b 17,1b 0,347 <0,05 14,66a 15,52b 15,87b 0,312 <0,05 Năng suất sữa
tiêu chuẩn 4%
mỡ (kg/ngày)
15,2a 16,6b 16,9b 0,327 <0,05 13,79a 14,86b 15,41c 0,191 <0,05
Năng suất VCK
sữa (kg/ngày) 1,93
a 2,02b 2,10c 0,029 <0,05 1,72a 1,86b 1,94c 0,031 <0,05
Năng suất
protein sữa
(kg/ngày)
0,47 0,5 0,52 0,012 >0,05 0,46 0,48 0,51 0,028 >0,05
Năng suất mỡ
sữa (kg/ngày) 0,59
a 0,65b 0,67b 0,013 <0,05 0,54a 0,59b 0,61c 0,003 <0,05 Chi phí VCK
thức ăn/kg sữa
tiêu chuẩn (kg)
0,96b 0,89a 0,90a 0,025 <0,05 0,99b 0,97a 0,96a 0,031 <0,05
Năng suất sữa lô đối chứng là thấp nhất trong 3 lô thí nghiệm cả ở mùa khô và mùa mưa (Bảng 4) Năng suất sữa tươi quy đổi ra sữa tiêu chuẩn 4% mỡ của bò lô 1 (đối chứng) thấp hơn
lô 2 và 3 (ăn truyền thống và lô ăn TMR là 9,2% và 11,2%) trong mùa khô Mùa mưa, mức chênh lệch này ở mức 7,7% và 11,7% so với lô 2 và 3
Cũng theo số liệu bảng 4, năng suất sữa tươi của lô ăn truyền thống và lô ăn TMR không
có sự sai khác rõ rệt cả ở mùa khô và mùa mưa Tuy nhiên, khi quy ra năng suất sữa tiêu chuẩn 4% mỡ thì lô ăn truyền thống lại thấp hơn lô ăn TMR trong mùa mưa Năng suất VCK sữa của lô
ăn TMR cũng cao hơn khá rõ rệt so với lô ăn truyền thống (P<0,05) trong cả hai mùa Điều này chứng tỏ phương pháp cho ăn TMR có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sữa, mà cụ thể là mỡ sữa và VCK sữa
Theo Harris và Bachman (1988) [6], khi mức năng lượng khẩu phần hoặc mức thu nhận VCK giảm sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ VCK trong sữa, và tỷ lệ này thường được khôi phục sau
Trang 7khi tăng được mức năng lượng khẩu phần và lượng VCK thu nhận Phương pháp cho ăn TMR làm tăng đáng kể lượng VCK thu nhận so với lô cho ăn truyền thống (bảng 3), chính vì vậy mà năng suất chất khô trong sữa của lô ăn TMR cũng cao hơn
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương pháp cho ăn đến chất lượng sữa của bò lai
HF nuôi tại Ba Vì được thể hiện ở bảng 5:
Bảng 5 Chất lượng sữa của bò ở các lô thí nghiệm
Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P
Tỷ lệ mỡ sữa TB
a 3,85b 3,91b 0,027 <0,05 3,68a 3,77b 3,84c 0,031 <0,05
Tỷ lệ protein sữa TB
ngày (%) 2,95 2,98 3,02 0,032 >0,05 2,97 3,01 3,04 0,048 >0,05
Tỷ lệ chất rắn không
mỡ sữa (%) 8,67
b 7,99a 8,45b 0,085 <0,05 8,03a 7,97a 8,11b 0,062 <0,05
Tỷ lệ VCK sữa (%) 12,01a 12,26b 12,35b 0,061 <0,05 11,63a 11,98b 12,21c 0,082 <0,05
Tỷ trọng sữa 27,16a 27,30a 29,00b 0,215 <0,05 25,90a 26,03a 27,87b 0,311 <0,05
Kết quả phân tích chất lượng sữa trình bày tại bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ mỡ sữa trung bình của bò lô đối chứng (lô 1) đều thấp hơn lô 2 và 3 từ 2,4 đến 4,3% ở mùa khô và mùa mưa Tỷ lệ vật chất khô sữa ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng rất rõ rệt (P<0,05), cao hơn từ 2,8% đến 4,9% Vì vậy, tỷ trọng sữa của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng từ 6,7% đến 7,6% Sự khác biệt giữa lô ăn TMR và lô ăn truyền thống có thể do tác động tích cực của việc cung cấp một cách đồng thời, đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cho hoạt động hệ vi sinh vật dạ cỏ Snowdon (1991), Neitz và Dugmore (2005), Lammers và cộng sự (2007) cũng cho rằng, phương thức cho
ăn dạng TMR giúp duy trì ổn định môi trường dạ cỏ và thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật hơn phương thức ăn tinh-thô riêng biệt
Phương pháp cho ăn TMR thể hiện rõ tác động tích cực lên chất lượng sữa Tuy nhiên, tỷ
lệ protêin sữa lại không có khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp cho ăn Điều này là do sự thay đổi protêin sữa cần một khoảng thời gian dài hơn sự thay đổi mỡ sữa Trong khi tình trạng mỡ sữa thấp có thể được cải thiện sau 21 ngày bằng cách thay đổi khẩu phần, thì để cải thiện hàm lượng protein sữa cần khoảng thời gian là 3 đến 6 tuần hoặc lâu hơn nữa (Heinrichs và cộng sự,
1997)
3.3 Mức t ay đổ k ố lượng của bò trong t ờ g an t í ng ệm
Bảng 6 Ảnh hưởng của chế độ và phương thức nuôi dưỡng đến tăng trọng của bò
Chỉ tiêu
Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P Lô 1 Lô 2 Lô 3 SEM P
Khối lượng trước thí
Trang 8ết quả xác định mức thay đổi khối lượng cơ thể bò ở các lô thí nghiệm cho thấy, không có sự chênh lệch đáng kể giữa lô đối chứng với hai lô còn lại về mặt thống kê (P>0,05) Chứng tỏ khẩu phần ăn theo truyền thống (lô 1) ở Ba Vì là tương đối cao Tuy nhiên, khi xét ở mức tăng giảm khối lượng cho thấy: mùa khô, bò ở lô 1 giảm 3,9 kg, lô 2, lô 3 tăng 3,4; 6,1kg/tháng; tương tự ở mùa mưa các lô đều tăng tương ứng là 1,7; 4,5; 6,3 kg/tháng Các bò thí nghiệm được chọn đang ở tháng vắt 1-5, đây là giai đoạn có nhiều biến động về năng suất sữa cũng như khối lượng cơ thể Trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa (tháng vắt sữa 1-3) bò có xu hướng giảm trọng Theo Hutjens (2007) [8],
bò có thể giảm khối lượng cơ thể từ 20 đến 50kg (tương đương 0,5 – 1điểm thể trạng) Sang đến giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa (tháng vắt sữa 4-6) bò thu nhận thức ăn tốt hơn trong khi năng suất sữa lại bắt đầu giảm nhẹ nên đây là giai đoạn bò hồi phục cơ thể và tăng trọng
3.4 H ệu quả k n tế của các p ương t ức nu dưỡng bò sữa
Theo số liệu tại bảng 7, chi phí thức ăn cho bò/ngày ở lô đối chứng là thấp hơn so với hai
lô có tính toán khẩu phần Bên cạnh đó, đáng chú ý là tiền chi thức ăn của mùa khô cao hơn đáng
kể so với mùa mưa Điều này là do giá thức ăn thô xanh mà cụ thể là giá cỏ voi ở mùa khô cao hơn hẳn so với mùa mưa (800đ so với 300đ/kg) Cho bò ăn theo kinh nghiệm của người chăn nuôi (lô đối chứng) không tiết kiệm được nhiều về khoản chi cho thức ăn so với 2 lô được tính toán khẩu phần Trong khi đó năng suất sữa của bò ở lô đối chứng lại thấp hơn rõ rệt so với 2 lô kia (bảng 4), vì vậy chi phí thức ăn/kg sữa sản xuất được của lô đối chứng là cao hơn Cụ thể chi phí thức ăn/kg sữa tiêu chuẩn ở lô 1, lô 2, lô 3 lần lượt là 5366, 5289 và 5192 đ vào mùa đông và
4790, 4730, 4701 đ vào mùa hè
Bảng 7 Chi phí thức ăn của bò thí nghiệm
(đơn v : vnđ)
(vnđ/kg)
Khối lượng sau thí
Mức tăng giảm khối
Trang 9Urea 9000 0 360 360 0 450 450
Chi phí thức ăn là phần chi phí quan trọng quyết định đến giá sữa sản xuất tại nông hộ, tuy nhiên chi phí thức ăn chưa phải là toàn bộ chi phí cho sản xuất sữa Một số chi phí khác có liên quan đến giá thành sản phẩm (giá sữa sản xuất) cần được đưa vào phân tích khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa các phương thức chăn nuôi là chi khấu hao máy móc, chi lãi ngân hàng và chi phí năng lượng
Bảng 8 Chi phí khác
Hiệu quả kinh tế chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác nhau, còn những phần được coi là như nhau thì không đưa vào phân tích Trong thí nghiệm này, phần chi phí khấu hao chuồng trại, con giống, công lao động được xem là như nhau giữa các phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi sử dụng TMR đòi hỏi phải đầu tư thêm các máy móc là máy thái thức ăn thô khô và máy trộn TMR với tổng chi phí là 80 triệu đồng Theo số liệu ở bảng 8, nếu tính khấu hao máy trong thời gian 6 năm và mức lãi vay ngân hàng là 14%/năm thì chi phí cố định ở lô 3 sẽ cao hơn 2 lô còn lại là 67214 đ/ngày (bao gồm khấu hao máy móc 36529đ và lãi ngân hàng 30685đ) Ngoài ra, việc vận hành các loại máy móc này cũng làm chi phí năng lượng (điện) cho bò ở lô 3 tăng thêm 573 đ/con/ngày (với giá điện 1000đ/KWh)
Bảng 9 Tổng hợp chi phí và thu nhập theo ngày (mô hình 5 con)
Chi phí biến đổi
Chi thức ăn (đ/ngày) 407800 438950 438700 330300 351490 362260
Thu bán sữa (đ/ngày) 2 651965 684653 709650 630380 667360 706215
Trang 10Lô 3 (TMR) so với lô 1 100980 102040
Tăng thu - tăng chi (đ/ngày)
1 : A là phần chi phí cố định giống nhau giữa các lô thí nghiệm
2 : Theo giá sữa thu mua của công ty sữa Quốc Tế (IDP) có tính đến chất lượng sữa tại các thời điểm khác nhau (Mùa đông, giá sữa bò lô 1 và lô 3 là 8300 đ/kg, sữa bò lô 2 là 8050 đ/kg Mùa hè, giá sữa bò lô 1 và lô 2 là 8600 đ/kg, sữa bò lô 3 là 8900 đ/kg)
Bảng 9 cho thấy, với quy mô chăn nuôi 5 bò vắt sữa, phương thức chăn nuôi TMR không đem lại hiệu quả kinh tế so với hai phương thức chăn nuôi còn lại Phần thu nhập tăng thêm từ bán sữa không đủ bù đắp phần tăng chi cố định quá lớn do phải đầu tư máy móc và chi lãi ngân hàng
Cũng theo bảng tổng hợp chi phí và thu nhập cho quy mô 5 con, phương thức chăn nuôi truyền thống có tính toán khẩu phần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Đó là với quy mô đàn 5 con, còn khi quy mô chăn nuôi tăng lên, chi phí cố định tính theo đầu con sẽ giảm đi và cán cân
so sánh sẽ có những biến đổi
Để xác định quy mô đàn tối thiểu mà tại đó phương thức nuôi TMR sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức nuôi truyền thống, chúng tôi đã xây dựng đồ thị mô tả mối quan hệ giữa quy
mô đàn vắt sữa và hiệu số tăng thu-tăng chi của lô 3 so với lô 1 và lô 2
ồ t 1 Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến hiệu quả kinh tế