Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả huy đông vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Nam, Quảng ninh (Trang 47 - 50)

Quảng Ninh

Kinh tế Việt Nam năm 2011, với sự hồi phục của kinh tế thế giới, đã bắt đầu có những nét khởi sắc. Tuy nhiên những dấu hiệu bất ổn, thách thức vẫn tiếp tục hiện diện, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá. Những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2010 đã ảnh hưởng đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và hoạt động ngân hàng nói chung. Từ tháng 10/ 2010 trước sức ép từ xu hướng lạm phát, thâm hụt thương mại và yêu cầu của chính phủ về việc rút tiền khỏi lưu thong đã khiến việc điều hành chính sách tiền tệ trở lên phức tạp hơn. Đông thời việc NHNN áp dụng thông tư 13,19 từ 01/10/2010, lãi thị trường liên ngân hàng cũng tăng mạnh từ giữa tháng 10, tỷ giá tiếp tục xu hướng tăng, hiện tượng hai giá diễn biến phức tạp.

Mặc dù chịu ảnh hưởng và tác động không nhỏ môi trường kinh tế xã hội, nhưng cũng với sự đồng thuận, nhất trí cao trong Ban lãnh đạo, sự nỗ lực và quyết tâm của toàn bộ cán bộ nhân viên,chi nhánh đã hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2011, tạo nền tảng cho việc triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2012.

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Tây Nam- Quảng Ninh trong năm 2009- 2011

( đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tuyệt đối Tăng so với 2009 Số tuyệt đối Tăng so với 2010 1. Huy động vốn 618,16 741,1 19,90% 1189 60,44% Nội tệ 577,14 701,57 21,60% 973,3 38,73% Ngoại tệ 41,02 39,53 6,40% 215,7 445,66% 2. Sử dụng vốn 718,14 835,12 16,30% 1260,2 50,90% Cho vay các doanh nghiệp 700,23 794,66 13,50% 1124,5 41,51% Cho vay cá nhân, hộ gia đình 17,91 40,45 125,90% 135,7 235,48%

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2009- 2011)

Do hiện nay BIDV đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Toàn bộ nguồn vốn cho vay đối với khách hàng là chi nhánh đi mua từ Hội sở chính và nguồn vốn huy động được từ khách hàng thì lại bán lại cho hội sở chính với giá mua bán đảm bảo có sự chênh lệch với lãi suất cho vay (cao hơn giá mua vốn) và lãi suất huy động (thấp hơn giá bán vốn cho HSC). Do vậy, Chi nhánh không cần quan tâm nhiều đến vấn đề thanh khoản. Do đặc thù của BIDV là đầu tư các dự án lơn nên thông thường, cho vay sẽ lớn hơn huy động vốn

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn Tây Nam Quảng Ninh, với phương hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chi nhánh BIDV Tây Nam- Quảng Ninh đã tích cực thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2011, nguồn vốn của chi nhánh không ngừng được tăng lên, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện theo hướng tích cực. Tính đến ngày 31/12/ 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 1189 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,35% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, tăng 60,44% so với năm trước. Trong đó thì VNĐ chiếm 82.7%, ngoại tệ chiếm 17.3% tổng nguồn vốn huy động.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể công tác huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt. Đạt được kết quả trên là do nghiệp vụ huy động vốn với các loại tiền gửi được áp dụng mức lãi xuất linh hoạt, hấp dẫn , thu hút được khách hàng. Công tác thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử nhanh, chính xác đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, ca nhân mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh. Bên cạnh đó còn do sự cố gắng phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ CNV trong toàn chi nhánh.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quyết định trong qua trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh BIDV Tây Nam- Quảng Ninh luôn nỗ lực trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của BIDV trung ương giữ tăng trương một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện và nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sang lọc, lựa chọn khách hàng kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo điều kiện tín dụng, tăng cường cho vay bán lẻ ( cho vay đối với khách hàng cá nhân hộ gia đình) nhằm phân tán rủi ro…

Hiện chi nhánh đnag áp dụng hệ thống định hạng tín dụng, thực hiện xếp hạng tín dụng theo điều 7 quyết định 493 của NHNN, việc định hạng tín dụng này đã gần sát với thông lệ quốc tế, đánh giá đúng chất lượng nợ. Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gồm dự phòng rủi

ro định kỳ hàng tháng/quý, đến thời điểm hiện tại Chi nhánh luôn trích đủ dự phòng rủi ro gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho toàn bộ dư nợ, điều này giảm mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh vì chi nhánh đã có đủ nguồn để bù đắp nếu rủi ro xảy ra.

Đến ngày 31/12/2011 dư nợ tín dụng đạt 1260.2 tỷ đồng, tăng 50.9% so với năm 2010. Trong đó năm 2010: dư nợ cho vay doanh nghiệp là 794.66 tỷ đồng, chiếm 95.15% tổng dư nợ, dư nợ cá nhân- hộ gia đình là 40.45 tỷ đồng, chiếm 4.85%. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã được cải thiện: dư nợ cho vay doanh nghiệp là 1124.5 tỷ đồng,chiếm 89,23% tổng dư nợ; dư nợ cá nhân- hộ gia đình là 135,7 tỷ đồng, chiếm 10.77% tăng 5.92% so với năm trước. Qua đây có thể cho thấy mức độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh ở mức độ hợp lý, thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, tỷ trọng dư nợ cá nhân- hộ gia đình có xu hướng tăng lên đây cũng phù hợp với định hướng chung của Chi nhánh và của BIDV Việt.

2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ

Trong năm qua, hoạt động dịch vụ ngân hàng không ngừng được mở rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao, mang lain tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy, thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình trong việc cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tiện ích hơn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả huy đông vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Nam, Quảng ninh (Trang 47 - 50)