PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThủy sản là một ngành có lịch sử lâu đời. Từ xưa đến nay, thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm khổng lồ có giá trị dinh dưỡng cao cho nhân loại.Thủy sản là loại hàng hóa có tính thương mại cao trên thế giới. Thu nhập xuất khẩu từ thủy sản là nguồn thu quan trọng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đứng thứ 4 trong số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Đến nay, Việt Nam nằm trong 10 nước dẫn đầu xuất khẩu thủy sản trên thế giới.Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật trong cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân, trực tiếp tham gia vào hai chương trình kinh tế lớn của Đảng. Đó là thực phẩm và hàng xuất khẩu với chức năng cụ thể là: cung cấp thực phẩm từ thủy hải sản cho đời sống nhân dân, bột cá, thức ăn cho gia súc, gia cầm và sản phẩm xuất khẩu.Nam Định là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có lợi thế phát triển thuỷ sản ở 3 vùng nước: vùng biển, vùng ven biển và vùng nội đồng. Trong những năm đổi mới vừa qua, ngành thuỷ sản Nam Định đang có cơ hội phát triển nhanh chóng, hội nhập để có vị trí xứng đáng trong nước và trên thị trường quốc tế. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nêu “Phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản, tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, nhất là nuôi tôm, theo hướng thâm canh, nâng cao năng lực đánh bắt đặc biệt là đánh bắt xa bờ và chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giữ gìn môi trường biển và sông nước đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” 9.Tuy nhiên, sự phát triển nghề cá và nhất là nuôi trồng thủy sản của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có, chưa thể hiện rõ nét là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, cũng như chưa đảm bảo cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thuỷ sản Nam Định đến 2015 là vấn đề cấp bách, đảm bảo vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sinh thái và công bằng xã hội. Để góp phần giải quyết đồng bộ và có hệ thống các vấn đề còn tồn tại, mở ra khả năng phát triển bền vững cho ngành thủy sản tỉnh Nam Định, tôi xin chọn đề tài “Ngành thủy sản ở Nam Định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
Trang 1BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
BCH TƯ : Ban chấp hành trung ương
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 2BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về ngành thủy sản 4
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát
1.2.1 Tiềm năng phát triển thủy sản của Việt Nam 12
1.2.2 Tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản của Nam Định 14
1.2.2.2 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 16
1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thủy sản một số địa
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh 171.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Thanh hóa 181.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Tiền Giang 19
1.3.2 Bài học rút ra cho Nam Định trong phát triển ngành
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở NAM
Trang 32.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh - tế xã hội ảnh hưởng đến phát
2.1.1.2 Địa hình và những biến động của địa hình 222.1.1.3 Sông ngòi và luồng lạch cửa sông 23
2.2 Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở Nam Định trong giai
2.2.1.3 Chế biến, xuất khẩu và dịch vụ thuỷ sản 39
2.2.2 Đánh giá tình hình phát triển ngành thủy
2.2.2.2 Những tồn tại trong phát triển thủy sản ở Nam Định và
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT
TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH TRONG ĐIỀU
3.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển thủy sản
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nam Định 51
3.1.1 Định hướng phát triển ngành thủy sản của Việt Nam 51
3.1.2 Quan điểm, phương hướng phát triển ngành thủy sản ở
Nam định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 52
3.1.2.2 Phương hướng phát triển thủy sản đến năm 2015 54
3.1.3 Mục tiêu phát triển ngành thủy sản ở Nam
Trang 43.1.3.2 Mục tiêu cụ thể 55
3.2 Giải pháp chủ yếu để phát triển ngành thủy sản ở Nam định
3.2.2 Giải pháp tạo vốn cho phát triển sản xuất thủy sản 57
3.2.4.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 59
3.2.5 Giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến ngư 60
3.2.6 Giải pháp về quản lý môi trường và bảo vệ
3.2.7 Giải pháp về xã hội và an ninh quốc phòng 65
3.2.8 Giải pháp về quản lý và chỉ đạo tổ chức sản xuất 66
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thủy sản là một ngành có lịch sử lâu đời Từ xưa đến nay, thủy sảncung cấp nguồn thực phẩm khổng lồ có giá trị dinh dưỡng cao cho nhân loại
Thủy sản là loại hàng hóa có tính thương mại cao trên thế giới Thunhập xuất khẩu từ thủy sản là nguồn thu quan trọng ở các nước đang pháttriển Ở Việt Nam, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đứng thứ 4trong số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Đến nay, Việt Nam nằm trong 10 nướcdẫn đầu xuất khẩu thủy sản trên thế giới
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật trong cơ cấu kinh tếchung của nền kinh tế quốc dân, trực tiếp tham gia vào hai chương trình kinh
tế lớn của Đảng Đó là thực phẩm và hàng xuất khẩu với chức năng cụ thể là:cung cấp thực phẩm từ thủy hải sản cho đời sống nhân dân, bột cá, thức ăncho gia súc, gia cầm và sản phẩm xuất khẩu
Nam Định là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có lợithế phát triển thuỷ sản ở 3 vùng nước: vùng biển, vùng ven biển và vùng nộiđồng Trong những năm đổi mới vừa qua, ngành thuỷ sản Nam Định đang có
cơ hội phát triển nhanh chóng, hội nhập để có vị trí xứng đáng trong nước và
trên thị trường quốc tế Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nêu “Phát huy lợi
thế của ngành thuỷ sản, tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, nhất là nuôi tôm, theo hướng thâm canh, nâng cao năng lực đánh bắt đặc biệt là đánh bắt xa bờ và chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế Giữ gìn môi trường biển và sông nước đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” [9].
Tuy nhiên, sự phát triển nghề cá và nhất là nuôi trồng thủy sản của tỉnhcòn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có, chưa thểhiện rõ nét là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, cũng như chưađảm bảo cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Xây dựng quy hoạch
Trang 6bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thuỷ sản Nam Định đến 2015
là vấn đề cấp bách, đảm bảo vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đểtăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sinh thái và công bằng xãhội Để góp phần giải quyết đồng bộ và có hệ thống các vấn đề còn tồn tại,
mở ra khả năng phát triển bền vững cho ngành thủy sản tỉnh Nam Định, tôi
xin chọn đề tài “Ngành thủy sản ở Nam Định trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xungquanh vấn đề này Cụ thể như:
- GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
- TS Nguyễn Tấn Trịnh: Hợp tác và hội nhập để phát triển, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2008
- Bộ Thủy sản, Báo cáo Hiện trạng môi trường nuôi trồng thủy sản của
Việt Nam năm 2001, 04/ 2002.
- Bộ Thủy sản, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm
2010, 09/ 2003.
- Hà Huy Thông, Cơ sở lý luận chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành
thủy sản, Nxb Nông nghiệp, 2000.
- Hà Huy Thông, Bàn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy
sản, Tài liệu hội thảo, Ban kinh tế Trung ương, 1998- Đồ Sơn.
- Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản, Quy hoạch Tổng thể phát triển
kinh tế xã hội ngành thủy sản đến năm 2010, 12/2002.
Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lýluận và thực tiễn liên quan đến phát triển ngành thủy sản trong bối cảnh tự dohóa thương mại Hầu hết các công trình đều đề cập đến những vấn đề pháttriển thủy sản trên phạm vi cả nước Tuy nhiên việc nghiên cứu đề tài này trên
Trang 7địa bàn tỉnh Nam Định không nhiều và cũng chưa có công trình nào đi sâuphân tích tiềm năng, lợi thế trong phát triển thủy sản ở Nam Định cũng nhưđánh giá thực trạng ngành này trong nhiều năm qua Vì vậy, đề tài tác giả lựachọn không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc pháttriển ngành thủy sản trong giai đoạn hiện nay, đề tài tập trung làm sáng tỏthực trạng phát triển ngành thủy sản ở Nam Định; từ đó đề xuất một số giảipháp, nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế trong thời kỳ hội nhập trên địa bàn tỉnh Nam Định
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho sựphát triển ngành thủy sản ở Nam Định
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản trên địa bàntỉnh Nam Định từ năm 2005 đến nay
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnhphát triển ngành thủy sản ở Nam Định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển của các ngành thủysản như : nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản và các dịch vụ thủy sảntại tỉnh Nam Định
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tình hình phát triển thủy sản ở Nam Định từ năm
2005 đến 2010, mục tiêu, giải pháp phát triển thủy sản đến năm 2015
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương phápđiều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, để làm sáng tỏ vấn đề
Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tintrong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnkết cấu gồm 3 chương, 8 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành thủy sản.
Chương 2:Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở Nam Định giai đoạn
hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Nam
Định từ nay đến 2015
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về ngành thủy sản
1.1.1 Khái niệm, phân loại ngành thủy sản
1.1.1.1 Khái niệm ngành thủy sản
Nền kinh tế bao gồm 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.Nông nghiệp bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủysản Ngành thủy sản là một ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo nghĩa rộng và cũng là một ngành trong cơ cấu kinh tế biển (bao gồmthủy sản, dầu khí, vận tải và du lịch biển)
Cho đến nay, khái niệm ngành thủy sản được hiểu thống nhất như sau:
« ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất và sản xuất kinh doanh dựa trên cơ
sở khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước để biến chúng thành những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người» [17].
1.1.1.2 Phân loại ngành thủy sản
Thủy sản là ngành sản xuất đặc thù, bao gồm 3 hoạt động cơ bản đó là:đánh bắt (khai thác thủy sản), nuôi trồng thủy sản, chế biến dịch vụ thủy sản.Tuy nhiên, nếu đứng trên quan điểm hệ thống về tổ chức sản xuất, ngành thủysản được chia ra thành nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảoquản, cơ khí, lưu thông hàng hóa và dịch vụ thủy sản tổng hợp Nếu xem mỗiphân ngành là một quá trình sản xuất độc lập thì nó đều có hai mặt: sản xuất
và lưu thông Còn nếu tiếp cận toàn bộ hệ thống ngành thủy sản với tư cách làmột quá trình sản xuất thống nhất thì nuôi trồng và khai thác là khâu sản xuấtnguyên liệu, chế biến là khâu bảo tồn và làm giá trị sản phẩm gia tăng, thươngmại là khâu thực hiện giá trị
Trang 10Như vậy, nội dung ngành thủy sản có thể phân thành các loại như sau:
Thứ nhất, sản xuất nguyên liệu, bao gồm khai thác và nuôi trồng thủy
sản Đây là khu vực gắn bó mật thiết với điều kiện tự nhiên
Thứ hai, chế biến thủy sản, là khu vực không những bị chi phối bởi các
điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế - kỹ thuật
Thứ ba, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản bao gồm cơ khí thủy
sản, các hoạt động cung ứng nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, thông tin tiếp thị, tưvấn và tài chính tín dụng, hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Từ xa xưa, nghề cá đã đem lại nguồn thực phẩm chính cho con người,
là nghề cung cấp nhiều công ăn việc làm và đem lại lợi ích kinh tế cho nhữngngười tham gia Sự giàu có của nguồn lợi thủy sản đã từng được coi là quàtặng không có giới hạn của tự nhiên cho con người Vai trò to lớn của thủy sảnđối với nền kinh tế được biểu hiện cụ thể:
- Thủy sản cung cấp dinh dưỡng cho con người.
Từ trước đến nay, thủy sản luôn cung cấp một lượng thực phẩm lớn và
ổn định cho mỗi bữa ăn của con người Sản phẩm thủy sản là thực phẩm giàu
đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi Sản phẩmthủy sản có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, trong đó lượng protit chiếm 65%,lipid chiếm 10%, glucid chiếm 13%, còn lại là chất khoáng và canxi Theothống kê, mức tiêu thụ khẩu phần thức ăn thủy sản bình quân toàn quốc đạt68,7gam/đầu người/ngày, chiếm tỷ trọng 8,3% tổng khẩu phần (đứng thứ basau lương thực và rau quả) Sản phẩm thủy sản rất phong phú, bao gồm cả sảnphẩm tươi, sản phẩm khô và sản phẩm đã qua chế biến Sản phẩm thủy sảnngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho con người còn có nhiều tác dụng trongviệc phòng bệnh như: tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, độtquỵ và tim mạch Không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, thủy sản còn là ngành cung
Trang 11cấp nguyên liệu cho sự phát triển của nhiều ngành khác và tạo thêm việc làmcho người lao động.
- Thủy sản góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước và địa phương.
Với lợi thế tự nhiên và tiềm năng về biển, sông ngòi, bãi triều và nguồnlợi thủy sinh, ngành thủy sản Việt Nam đã đóng một vai trò hết sức quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Cùng với nông nghiệp và lâm nghiệp, thựcphẩm đã cung cấp lượng lượng thực chủ yếu cho xã hội và góp phần tăngtrưởng kinh tế đất nước
Sau thời kỳ “đổi mới” đặc biệt từ năm 1999 đến nay, nền kinh tế ViệtNam phát triển mạnh mẽ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăngtrưởng đáng kể và đều đặn Bình quân giai đoạn 1999-2008, mỗi năm GDPtăng 7,46% Mặc dù tốc độ gia tăng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sảngiai đoạn 1999-2008 không cao và có xu hướng giảm (khủng hoảng tài chínhthế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 gây ra), bình quân hàngnăm tăng 3,92% Nhưng xét trong nội bộ ngành thì bình quân hàng năm giaiđoạn 1999-2009, mỗi năm ngành thủy sản tăng 9,2%
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, GDP từ ngành thuỷ
sản 9 tháng 2009 theo giá so sánh 1994 ước đạt 9.854 tỷ đồng tăng 2,6 so vớicùng kỳ 2008 và đóng góp 3,87% vào tổng GDP của Việt Nam Giá trị sảnxuất thuỷ sản đạt 38.789,3 tỷ đồng, tăng 3,3% so với giá trị thực hiện 9 thángđầu năm 2008 Trong đó, giá trị thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt lần lượt đạt25.590 tỷ đồng và 13.189,9 tỷ đồng, tăng 1,58 % và 6,8% so với cùng kỳ
2008 Sản lượng thuỷ sản 9 tháng ước tính đạt 3623,3 nghìn tấn, tăng 4,1% sovới cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu thủy sản trong nhiều năm luôn nằm trong nhóm hàng có tốc
độ phát triển cao nhất của kinh tế Việt Nam Kết quả cho thấy, trong nhữngnăm gần đây đã đưa thủy sản vào danh sách 3 mặt hàng xuất khẩu giá trị cao,đạt mức tăng trưởng trên 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản ViệtNam đứng thứ 6 trên thế giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Thái Lan)
Trang 12- Thủy sản thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thủy sản là một ngành kinh tế trong những năm gần đây được coi làmột trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước mà sự phát triển của
nó, xét cả về mặt số lượng đó là sự tăng trưởng, cũng như về mặt chất lượng,
đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội
Trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khoa học công nghệ tiên tiếnngày càng được ứng dụng phổ biến, trước hết là công nghệ sản xuất giống,thức ăn, bảo quản, chế biến… Các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới được ápdụng rộng rãi trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là cơ sở thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, việcphát triển mạnh các khu nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung, các khu chếbiến phong phú tiêu thụ và xuất khẩu mang tính công nghiệp cao là cơ sở đểtiến hành CNH- HĐH
Phát triển thủy sản đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongnông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực, từ ngành kinh tế sản xuất nhỏ,trình độ thấp kém sang ngành kinh tế với cơ cấu ngành nghề, vùng thích hợptheo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học– công nghệhiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người dân, pháttriển kết cấu hạ tầng và từng bước đô thị hóa nông thôn ven biển
Mặt khác, phát triển thủy sản trong những năm gần đây góp phần sử dụngcác nguồn lực đất đai, tài nguyên, lao động có hiệu quả lớn, làm thay đổi cơ cấunông nghiệp, nông thôn theo hướng hợp lý hơn Thu hút nhiều lao động và hộgia đình tham gia nuôi trồng thỷ sản tạo thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảmnghèo, cải thiện bộ mặt nông thôn của các địa phương trong đó có Nam Định
- Thủy sản góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Trong xu hướng số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng ở phạm vi
cả nước, thì việc mỗi ngày tự tạo ra việc làm và thu hút lao động vào ngành
Trang 13của mình không những làm tăng thu nhập cho ngành, cho đất nước mà cònlàm giảm sức ép của nạn dư thừa lao động.
Ngành thủy sản những năm gần đây có bước phát triển mạnh cả về sảnlượng, giá trị xuất khẩu Giá trị xuất khẩu thủy sản và thị trường (cả trong vàngoài nước) là động lực thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, là cơ sở để nhànước và nhân dân đầu tư các nguồn lực nhằm tạo ra sự phát triển nhanh hơn
và bền vững hơn Sự tăng nhanh của tàu thuyền khai thác hải sản, đặc biệt làkhai thác hải sản xa bờ, sự phát triển và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
đã tạo ra nguồn nguyên liệu ngày càng lớn cho công nghiệp chế biến Để phục
vụ cho việc phát triển nghề khai thác và nuôi trồng cần có một lực lượng hùnghậu đủ mạnh để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của sản xuất Sự phát triểncủa ngành thủy sản đã tạo ra hàng loạt chỗ làm việc và đã thu hút được đáng
kể lực lượng lao động tham gia vào các công đoạn sản xuất Theo thống kê,hàng năm ngành thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động
- Thủy sản góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm.
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp, được ưu đãi về điều kiện địa lý tự nhiên: có tiềm năng lớn về cả baloại hình mặt nước (mặn, lợ, ngọt), có bờ biển dài hơn 3.260 km nên ngànhthủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Với đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của mình, ngành thủy sản đã phát triểnrộng khắp và gần gũi với mọi người dân từ miền núi đến đồng bằng, ven biển.Ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng không những tạonguồn thu kim ngạch xuất khẩu có giá trị cho đất nước, cung cấp đạm độngvật cho con người mà còn là một trong những giải pháp hữu hiệu, đã đượcchỉnh phủ Việt Nam và nhiều tổ chức trong nước và quốc tế nghiên cứu, triểnkhai góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với phát triển của nuôi trồng, công táckhuyến ngư đã tập trung đào tạo kỹ thuật, hướng dẫn người nghèo nuôi trồng
Trang 14thủy sản Nhiều mô hình kinh tế hộ đã giải quyết công ăn việc làm cho ngườidân, góp phần phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Bên cạnh đó, ngành thủysản là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêudùng trực tiếp cho người dân, góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo
an ninh thực phẩm cho xã hội
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành thủy sản Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, môi trường.
Điều kiện tự nhiên, môi trường quyết định đến sinh tồn và phát triểncủa các loại thủy sản mà thủy vực là cơ sở chính nuôi dưỡng thủy sản Thủyvực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong ngành thủy sản, nókhông chỉ là “môi trường” mà còn là nguồn cung cấp thức ăn, dưỡng khí chođộng thực vật Thủy vực có thể là ao, hồ, đầm phá, lồng, vây… hoặc các cơ
sở thủy vực nhân tạo
Ngoài ra, các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh trong thủy vực như:nhiệt độ, nước, tỷ trọng nước, độ sâu mực nước, độ trong của nước, màunước, độ PH, độ mặn…cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển củathủy sản
Trong ngành thủy sản, đất đai là thủy vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.Mỗi loài thủy sản có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng phù hợp với thủyvực và các yếu tố tài nguyên thiên nhiên khác như: hệ sinh thái đất ngậpnước, môi trường tự nhiên…Vì vậy, đòi hỏi đất đai, thủy vực phải đảm bảomôi trường sinh thái trong sạch
Thứ hai, điều kiện kinh tế - kỹ thuật.
- Vốn sản xuất: Để phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân nói
chung và ngành thủy sản nói riêng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn Vốn là yếu
tố đầu vào được trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất cùng với các yếu tốkhác như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,… để tạo ra sảnphẩm Trong điều kiện năng suất lao động không đổi, thì việc tăng tổng số
Trang 15vốn kinh doanh sẽ làm tăng thêm sản lượng hoặc trong khi tổng số lao độngkhông đổi thì tăng vốn bình quân đầu tư trên đầu người lao động, chẳng hạnnhư tăng đầu tư cho đóng tàu công suất lớn, mua sắm ngư cụ, mở rộng diệntích nuôi,… cũng sẽ làm gia tăng sản lượng.Vốn có vai trò quan trọng ảnhhưởng đến đầu tư thâm canh, áp dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy môsản xuất Yêu cầu vốn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng mua sắm phươngtiện dụng cụ, máy móc thiết bị Vì vậy, huy động và sử dụng vốn hiệu quảquyết định đến phát triển ngành thủy sản.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tất yếu phải gắn với thịtrường Đối với ngành thủy sản, thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trìnhsản xuất, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất Thị trường là lựclượng hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người sản xuất thông qua các chỉtiêu như quy mô, cơ cấu, thị hiếu, giá cả,…Thị trường vừa là căn cứ, vừa làđối tượng để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủysản Bởi lẽ, doanh nghiệp trong kinh tế thị trường phải tuân thủ nguyên tắc
“nên bán những mặt hàng mà thị trường cần chứ không nên bán những thứ màmình có” để tồn tại và phát triển Vì vậy, phát triển ngành thủy sản phải gắnvới thị trường, thoát ly thị trường thì kế hoạch, mục tiêu của ngành thủy sản
sẽ khó thực hiện
- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách.
Ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và rất nhạy cảm trong bốicảnh tự do hóa thương mại nên chịu sự điều chỉnh mạnh mẽ của thể chế chínhsách và môi trường pháp lý của một quốc gia Thông qua cơ chế chính sách vàmôi trường pháp lý các cơ sở, tổ chức, cá nhân đánh bắt nuôi trồng thủy sản
có những hoạt động phù hợp Trong bối cảnh hiện nay, môi trường pháp lý và
cơ chế chính sách, đặc biệt là cấp địa phương hết sức quan trọng Địa phươngtạo ra môi trường pháp lý tốt, cơ chế chính sách hợp lý sẽ là động lực để các
Trang 16cơ sở an tâm đầu tư sản xuất, đáp ứng các yêu cầu, các tiêu chuẩn của thịtrường trong và ngoài nước đặt ra.
- Tiến bộ khoa học- công nghệ.
Với chủ trương phát triển ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóanên tiến bộ khoa học- công nghệ đóng vai trò quyết định Ứng dụng và chuyểngiao tiến bộ khoa học- công nghệ cho việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủysản là yêu cầu bức thiết, đặc biệt là công nghệ sinh học, sinh sản nhân tạo, laitạo, thuần chủng giống, sản xuất thức ăn, chăm sóc, phòng trừ bệnh dịch
Khoa học– công nghệ đã trở thành thước đo trình độ phát triển củangành thủy sản, là yếu tố đánh giá sức cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ thủysản của mỗi nước trên thị trường quốc tế Và năng suất lao động được dựatrên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học– công nghệ hiện đại là điều kiệnquyết định khả năng hội nhập của ngành thủy sản trong nước vào ngành thủysản thế giới Vì vậy, cần phải có kế hoạch và bước đi thích hợp trong việc ứngdụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và chế biến để nâng cao năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh của ngành thủy sản
Thứ ba, nguồn nhân lực.
Con người luôn là yếu tố trung tâm của mọi sự phát triển kinh tế - xãhội nói chung và của ngành thủy sản nói riêng Nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu phát triển ngành thủy sản trong quá trình hội nhập phải được trang bị tốtnhững hiểu biết chung, những kiến thức cơ bản về kỹ năng nghề nghiệp, nănglực kinh doanh, làm chủ khoa học – công nghệ, có đạo đức tốt
Việc xây dựng nguồn nhân lực cho ngành thủy sản đòi hỏi phải đượctiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp, gắn trách nhiệm với lợi ích củangười lao động
1.2 Tiềm năng phát triển thủy sản
1.2.1 Tiềm năng phát triển thủy sản của Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng tài nguyên biển rất phong phú như dầu khí, thủysản, dịch vụ hàng hải, du lịch, tài nguyên khoáng sản ven biển,… đặc biệt,
Trang 17thủy sản đã, đang và sẽ có vai trò, vị trí ngày càng quan trọng trong sự nghiệpphát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng một triệu km2,
bờ biển dài hơn 3.260 km, có nhiều đảo (hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ) tạo nênnhiều eo, vũng, vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường Biển nước ta được côngnhận là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc cao của thế giớivới khoảng 2100 loài hải sản, trong đó có 130 loài có giá trị khai thác với trữlượng hải sản gần 3 triệu tấn Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản cũngrất lớn với 1,7 triệu ha mặt nước nội địa; 300.000 ha bãi triều; 400.000 hồchứa, sông, suối; 600.000 ha ao, hồ nhỏ, ruộng trũng và hàng trăm nghìn habãi bồi ven biển có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản Theo Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn, có thể sử dụng 60% diện tích mặt nước để nuôi trồngthủy sản mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái Về chế biến thủy sản, hiện cảnước có trên 322 nhà máy chế biến đông lạnh, có khả năng sản xuất khoảng600.000 nghìn tấn sản phẩm xuất khẩu hàng năm Hàng chục cảng cá, bến cáđược xây dựng không chỉ ở ven biển, nơi có đông đảo ngư dân nghề cá nhưQuảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang, BàRịa – Vũng Tàu,… mà còn được xây dựng trên các đảo như: Bạch Long Vĩ,Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo,… đã hình thành nên các trung tâm dịch vụ hậucần nghề cá Những trung tâm này ngoài cầu cảng, bến neo đậu tàu thuyềncòn có các cơ sở dịch vụ khác như: Vật tư, ngư cụ, nước đá, cung ứng xăngdầu, chế biến thủy sản và chợ cá,…
Về tiềm năng lao động nghề cá, trên toàn quốc hiện có gần 5 triệungười hoạt động nghề cá, trong đó lao động khai thác trên 684.000 người; laođộng nuôi trồng thủy sản khoảng 2.500.000 người; lao động chế biến trên500.000 người; lao động thương mại và dịch vụ nghề cá khoảng 600.000nghìn người Trình độ lao động trong ngành thủy sản tuy được đào tạo cònthấp (10,1% lao động có trình độ đại học và trên đại học; trên 15% lao động
Trang 18có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật), nhưng phần lớn có đức tính cần
cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động
1.2.2 Tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản của Nam Định
1.2.2.1 Nguồn lợi thủy sản
Với 72 km bờ biển, Nam Ðịnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triểnkinh tế thủy sản ở cả 3 vùng: nước ngọt, nước lợ và nước mặn
+ Thực vật thuỷ sinh: Ngành tuyết thực vật khá phát triển trong nướcngọt như bèo dâu, bèo tấm, các loại bí tử như rong , cây rau mác, cây súngđều là các loại thức ăn cho các loại cá ăn thực vật
+ Động vật đáy có nhiều loại song có một số loài có tầm quan trọng đốivới cá như: giun đất, giun nhiều tơ là thức ăn cho nhiều loại thuỷ sản
- Vùng biển và vùng ven biển.
Số lượng cũng như thành phần loài các sinh vật phù du làm thức ăn chotôm cá ở vùng biển Nam Định khá phong phú với khoảng 65 loài thực vật nổi,
59 loài động vật nổi và giun nhiều tơ thuộc lớp động vật đáy Mặt nước và cáccửa sông có nhiều tảo như tảo trần, tảo vàng, tảo lục, khuê tảo cùng các loàithực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho cá, ốc, tôm, cua
Trang 19Thảm thực vật vùng triều có các loại cây mọc tự nhiên và cây trồnggồm: sú vẹt rễ lồi, đước, vôi mắm quản, cỏ ngạn, bầu chua các cây trồng cóphi lao, bạch đàn và các cây chịu mặn.
Động vật đáy và hải sản có tới gần 300 loài không xương sống và trong
đó có giáp xác, bộ tôm nhất là tôm rảo, tôm he chiếm tỷ lệ cao Ngoài ra còn
có cua, ngao vạng, sò huyết, sò lông và các loại ốc cũng là đối tượng đángquan tâm
Bờ biển Nam Định có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửaLạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa sông Đáy (sông Đáy) Hệ thống sôngHồng hàng năm đổ ra biển 122 tỉ m3 nước và hàng trăm triệu tấn phù sa, mùn
bã hữu cơ và nhiều sa khoáng làm thức ăn cho nhiều sinh vật phù du và sinhvật thuỷ sinh và là bãi bồi kiếm mồi của nhiều loài tôm, cua, cá, ngao vạng vàsinh vật biển
Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định hình thành nhiều bãi cá, bãitôm lớn của Vịnh Bắc Bộ như: Bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến HảiPhòng; Bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch ghép Thanh Hoá; Bãi tôm lớn
từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo Cát Bà - Hải Phòng
Nguồn lợi cá: Khu hệ cá trong vùng bao gồm có 233 loài của 71 họ
trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá bớp, cá đối,
cá dưa, cá nhệch, cá tráp chiếm tới 60- 70% số loài Tổng trữ lượng ướctính khoảng 157.500 tấn chiếm 20% tổng trữ lượng cá Vịnh Bắc Bộ, trong
đó điều tra bước đầu cho thấy: Cá nổi khoảng 95.150 tấn chiếm 24,4%;
Cá đáy khoảng 62.350 tấn chiếm 15,6% Nhưng khả năng cho phép khaithác khoảng 70.000 tấn, trong đó cá nổi 38.100 tấn (18.500 tấn ở độ sâu
30 m nước trở vào, 19.600 tấn ở độ sâu 30 m nước trở ra); cá đáy 31.900tấn (21.200 tấn ở độ sâu 30 m nước trở vào, 10.700 tấn ở độ sâu 30 mnước trở ra)
Trang 20Nguồn lợi tôm biển: Đã phát hiện 45 loài thuộc họ tôm he trong đó có 9
loài có giá trị kinh tế là tôm he mùa, tôm hộp, tôm sắt, tôm vàng, tôm rảo ở độsâu từ 5- 30 m nước tập trung ở khu vực Ba Lạt, Vịnh Miều (Hạ Long) ướctính khoảng 3000 tấn Khả năng cho phép khai thác khoảng 1000 tấn
Nguồn lợi mực: Hiện đã xác định được 20 loài, trong đó có 9 loài có giá
trị kinh tế, trữ lượng khoảng 2000 tấn và khả năng cho phép khai thác khoảng
660 tấn ở độ sâu 30 m nước trở vào và 310 tấn ở độ sâu 30 m nước trở ra
Như vậy, nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Nam Định nói riêng và vịnhBắc Bộ nói chung phong phú có thời gian sản xuất quanh năm Đây là điềukiện để phát triển mạnh ngành thủy sản
1.2.2.2 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Nam Định là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi vềtiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Nam Định có các vùng nuôi ở cả 3 loại mặtnước (mặn-lợ, ngọt) Các vùng nuôi này rất phong phú về mặt nước ao hồnhỏ, ruộng trũng, kênh mương, rừng ngập mặn, bãi bồi Tổng diện tích đấtngập nước tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản là 22.650 ha Diện tích nuôi trồngthuỷ sản nước ngọt là 13.500 ha
Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 8.500 ha,chiếm khoảng 73,4% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nóichung của 3 huyện Diện tích đã sử dụng là 6400ha Như vậy là còn tới2.100ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới, trong
đó có 230 ha ruộng muối, 680 ha vùng lúa có năng suất thấp và 1.500 ha vùngbãi bồi ngập mặn
Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 13.500 haphân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh Hiện tại diện tích mặt nước ngọt chonuôi cá chiếm tới 85%, diện tích có khả năng chuyển đổi từ trồng trọt sangnuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính chiếm 15%
Trang 211.3 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của một số địa phương
và bài học cho Nam Định
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thủy sản một số địa phương trong nước
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên diện
tích khoảng 48.655 ha Giai đoạn 2001-2010, đối tượng nuôi được xác địnhphù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên và thời tiết khí hậu ở Quảng Ninh làtôm sú, tôm he, tôm he trắng, tôm he Nhật Bản và tôm rảo Nuôi tôm ở QuảngNinh có thế thực hiện quanh năm Riêng tôm sú, vụ nuôi chính là xuân– hè.Các loại tôm khác nuôi vào vụ thu- đông
Về kỹ thuật nuôi tôm, cho đến nay ở Quảng Ninh vẫn lấy nuôi tômquảng canh cải tiến là phương thức nuôi chủ yếu (chiếm tới 96,6% tổng diệntích nuôi tôm sú toàn tỉnh) Diện tích nuôi tôm bán thâm canh mới chỉ có 24ha(chiếm 0,35%) Nuôi tôm công nghiệp mới thử nghiệm trên một vùng rấtnhỏ, chừng 0,05% tổng diện tích nuôi tôm do Công ty cổ phần nuôi trồng chếbiến, xuất khẩu thuỷ sản Hạ Long thực hiện
Con tôm sú đã khẳng định vị thế của nó trong nền kinh tế của Quảng Ninh
do sản lượng mỗi năm một cao Hiệu quả nuôi tôm sú cao vì nuôi quảng canh cảitiến có lãi từ 10- 20 triệu đồng/ha, nuôi bán thâm canh lãi từ 20- 40 triệu đồng/ha
Trong nghề nuôi, giống là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là tôm giống.Với quy mô nuôi khoảng 7000 ha và nuôi theo phương thức quảng canh cỉatiến là chủ yếu như hiện nay thì nhu cầu về giống tôm cỡ P15 của toàn tỉnh làkhoảng 210 triện con
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ và của Bộ Thuỷsản, Quảng Ninh đã xây dựng được 4 cơ sở nuôi tôm giống Để có tôm giống,Quảng Ninh phải mua tôm bố mẹ của nước ngoài
Trang 22Định hướng nuôi tôm của tỉnh trong những năm tới là hạn chế nuôiquảng canh cải tiến, quy hoạch các vùng nuôi tập trung theo phương thứcnuôi bán thâm canh và thâm canh, tiến tới nhân rộng mô hình nuôi côngnghiệp của Công ty Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản Hạ Long.
Để nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú ngày càng phát triển ởQuảng Ninh, ngoài mô hình nuôi, phương thức nuôi, chủng loại nuôi, nhu cầu
về giống, về thức ăn, nghề nuôi tôm ở Quảng Ninh cũng rất cần có một hệthống chính sách phù hợp của Nhà nước, đặc biệt là việc tăng mức đầu tư cho
cơ sở hạ tầng Hệ thống ngân hàng cũng nên xem xét ban hành cơ chế cho vayvốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các hộ nuôi tôm Công tác khuyến ngưphải được rà soát lại để hoàn thiện cơ sở 5 chương trình khuyến ngư trọngđiểm của Bộ Thuỷ sản giai đoạn 2001-2010
1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc Miền Trung, trong thập kỷ 90 Thanh Hóa đã
khai thác vùng đất ngập nước ven biển hàng ngàn ha, trong đó chủ yếu phục
vụ nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đã quy hoạch khai thác tổng thể vùng đấtngập nước ven biển những năm tiếp theo, trong đó nêu lên một số định hướng
cơ bản có thể tham khảo làm kinh nghiệm sau đây:
- Ưu tiên nuôi trồng thủy sản ở vùng đất ngập nước, chuyển diện tíchnông nghiệp nhiễm mặn, có năng suất thấp sang nuôi trồng thủy hải sản
- Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có quy mô lớn, cósản lượng hàng hóa cao, phục vụ cho chế biến, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
- Nuôi quảng canh cải tiến, từng bước chuyển dần lên bán thâm canh vàthâm canh, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nướctrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Khuyến khích đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến vào dịch cụ hậucần nuôi trồng thủy sản như trại sản xuất giống tôm, xí nghiệp sản xuất thức
ăn, trung tâm khuyến ngư…
Trang 23- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm cóhiệu quả như mô hình nuôi tôm, chân trắng tại xã Quảng Trung huyện QuảngXương, xã Trường Giang huyện Nông Cống, nuôi thâm canh cá quả…
1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Tiền Giang Tiền Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ coi phát triển thủy sản vùng ven
biển là một trong 5 chương trình phát triển kinh tế- xã hội được ưu tiên Vùngven biển miền Tiền Giang tuy có những khó khăn nhất định (giao thôngkhông thuận lợi, thiếu nước ngọt vào mùa khô, hệ thống lưới điện quốc giachưa đồng bộ) nhưng điều kiện tự nhiên, đồng thời khí hậu và nguồn nước lợrất thuận lợi để phát triển thủy sản Loại thủy sản chủ yếu ở đây là tôm sú, cuagạch và cá da trơn, 30% nuôi bán thâm canh và 70% diện tích quảng canh cảitiến Các hoạt động dịch vụ đầu vào đầu ra cho việc đánh bắt và nuôi trồngthủy sản được quan tâm giải quyết thỏa đáng và kịp thời
Các mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm có hiệu quả ở Tiền Giangnhư: mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh với tôm sú, đặc biệt, mô hình nàyrất thích hợp với vùng ven sông Vàm Cỏ, giáp ranh giữa Tiền Giang và Long
An Có thời gian nước ngọt kéo dài gần như quanh năm việc nuôi tôm càngxanh phát triển tốt, mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi, thay thế chotôm sú sau nhiều năm đã bị ô nhiễm nặng môi trường nước
1.3.2 Bài học rút ra cho Nam Định trong phát triển ngành thủy sản
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản phải dựa vào tiềmnăng đất ngập nước, một lợi thế đặc trưng của ngành Tuy nhiên, do trình độđánh bắt, nuôi trồng thủy sản còn thấp nên cần phải dựa vào khai thác nguồnlợi tự nhiên là chính
- Lựa chọn hình thức nuôi phù hợp, từng bước áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến, phát triển dần tỷ trọng diện tíchnuôi bán thâm canh và thâm canh, áp dụng các phương pháp nuôi trồng công
Trang 24nghiệp, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, tăng quy mô khối lượng hànghóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới trong bối cảnh tự dohóa thương mại là rất quan trọng.
- Phát triển ngành thủy sản theo quy hoạch gắn với đầu tư hoàn thành
hạ tầng cơ sở, triển khai thực hiện tốt hệ thống chính sách tín dụng, bảo hiểm
để khai thác tiềm năng của vùng một cách hiệu quả
- Phát triển ngành thủy sản phải gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩmtrong bối cảnh tự do hóa thương mại Đặc biệt, phải xác định được thị trườngmục tiêu, yêu cầu chất lượng sản phẩm và làm tốt công tác xúc tiến thươngmại Sản xuất theo hướng tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu, thị hiếucủa người tiêu dùng trong và ngoài nước
- Cần kết hợp 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhànông để phát triển ngành thủy sản hiệu quả và bền vững Tuy nhiên, cần phải
có chính sách và cơ chế hợp lý nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích củacác bên tham gia
Trang 25Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 90 km (theo quốc lộ 1A, qua Phủ Lý)
và cách Hải Phòng 80 km, Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp củatam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nam Định có mạnglưới giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, đường biển thuận lợi cho việcgiao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, cũng như trong cả nước Hà Nội, HảiPhòng đã, đang và sẽ là những thị trường tiêu thụ lớn, những trung tâm hỗ trợđầu tư kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin choNam Định
Sự xuất hiện thêm các cảng biển (ngoài cảng Hải Phòng, Cái Lân sẽxây dựng thêm các cảng Ninh Bình, Ninh Cơ, Nghi Sơn) và những thay đổi
về hướng vận chuyển trong vùng nhất là tuyến Đồng Văn - phà Yên Lệnh - thị
xã Hưng Yên nối về quốc lộ 5 đi Hải Phòng, cảng Cái Lân sẽ ảnh hưởng tớiphương hướng phát triển lâu dài của tỉnh Nam Định
Trang 262.1.1.2 Địa hình và những biến động của địa hình
* Địa hình: Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nên địa hình nhìn
chung bằng phẳng, ít phức tạp, đồi núi thấp (độ cao 70 -150m) Địa hình củatỉnh chia thành 2 vùng chính: Vùng đồng bằng thấp trũng (nội đồng) và vùngđồng bằng ven biển
- Vùng đồng bằng thấp trũng (nội đồng): Gồm các huyện: Ý Yên, VụBản, Mỹ Lộc, Trực Ninh, Xuân Trường và thành phố Nam Định Tổng diệntích của vùng khoảng 921km2 , chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh Độ nghiênggiảm từ tây bắc về đông nam
Đồng bằng có bề mặt tích tụ dày màu mỡ tạo nhiều khả năng phát triểnmột nền nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh và nuôi trồng thuỷ sảnnước ngọt, phát triển các ngành công nghiệp (dệt, may, chế biến), các nghềthủ công truyền thống và du lịch
- Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, GiaoThuỷ với tổng diện tích khoảng 748 km2 chiếm khoảng 44,8% diện tích toàn tỉnh
Đồng bằng được bồi phù sa bởi các trầm tích cửa sông, biển và hiệnnay vẫn được tiếp tục bồi phù sa (sau khi đắp đê thì vùng trong đê khôngđược bồi nữa) Các huyện Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng vẫn đang có xu hướng lấndần ra biển Tốc độ tiến ra biển hàng năm khoảng 100 - 120 m và cứ sau 5năm lại mở rộng thêm diện tích khoảng 1500 - 2000 ha
* Sự biến động của địa hình:
Sự biến đổi địa hình dải đất ven biển Nam Định do cấu trúc của sônghình phễu, với đặc điểm của chế độ triều ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảycủa sông nên quá trình bồi đắp phù sa ngày càng gia tăng, với sự hoạt độngmạnh mẽ của sông Hồng, sông Ninh cơ, sông Đáy hàng năm các sông này vậnchuyển ra biển122 tỷ m3 nước và hàng tăm triệu tấn phù sa, là tác nhân tạonên đặc trưng của vùng châu thổ Vùng triều cửa sông được bồi đắp, mở rộng
và nâng cao dần, bãi bồi cửa sông được chia cắt bởi các con lạch; các lạch cửa
Trang 27sông được tạo thành và có sự biến động liên tục, đan xen giữa lở và bồi tụ phù
sa Tình trạng bồi tụ gia tăng, trong thời gian không xa diện tích bãi bồi vùngngập mặn rộng lớn là nơi phát triển thuỷ hải sản ven bờ, là bãi giống tự nhiêncủa nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế như : tôm, cua, ngao, cá bớp
2.1.1.3 Sông ngòi và luồng lạch cửa sông
* Đặc điểm sông ngòi:
Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bao gồm các sông lớn làsông Nam Định (thường gọi là sông Đào), sông Ninh Cơ và sông Hồng Nhìnchung các sông đều chảy theo hướng tây bắc- đông nam và đổ ra biển Cácsông ở đây phần lớn đều thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng vàkhông sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông (tại cửa Ba Lạt đồngbằng đang lấn ra biển với tốc độ 100-120m/năm) Dòng chảy quanh co, uốnkhúc tạo hình móng ngựa tương đối rõ nét, tốc độ dòng chảy của sông chậm,
độ dốc lòng sông nhỏ Các sông này hàng năm đổ ra biển một lượng nước vàphù sa rất lớn Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độnước sông chia làm 2 mùa rõ rệt mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ từ tháng 6 đếntháng 10 chiếm 75% lượng nước chảy cả năm Lưu lượng nước các sông khálớn lại gặp vào lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nướcthì đồng bằng sẽ bị ngập lụt (về mùa lũ, mực nước sông Hồng cao hơn mặtđồng bằng Nam Định khoảng 10-12m) Vào mùa cạn, lượng nước sông giảmnhiều, các sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều khiến cho vùng cửa sông bịnhiễm mặn
* Luồng lạch cửa sông:
Với sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Nam Định có chiều dài 217 km,trong đó sông Hồng dài 60 km, sông Đào 30 km, sông Đáy 70 km và sôngNinh Cơ dài 57 km tạo thành các cửa sông (cửa Ba Lạt- sông Hồng, cửa Đáy-sông Đáy, cửa Lạch Giang- sông Ninh Cơ, cửa Hà Lan- sông Sò), mỗi nămđưa hàng trăm triệu tấn phù sa bồi lắng với tốc độ tiến ra biển hàng năm từ
Trang 2880- 120 m đã tạo nên 2 vùng bãi bồi lớn Cồn Lu, cồn Ngạn, cồn Xanh (huyện
Giao Thuỷ), còn Mờ, cồn Trời (huyện Nghĩa Hưng) với tổng diện tích 22.650
ha Đây là vùng đất đai màu mỡ có lợi thế đặc biệt cho nuôi trồng thuỷ hảisản Rừng ngập mặn đã được trồng khoảng 6000 ha ở vùng bãi triều ven biểnthuộc 2 huyện Giao Thuỷ (cồn Lu, cồn Ngạn), Nghĩa Hưng (cồn Mờ) Cáccửa sông là nơi qua lại của các phương tiện giao thông thuỷ, là các bến bãi đểgiao dịch, thương mại nội địa cũng như hậu cần dịch vụ thuỷ sản
2.1.1.4 Đặc trưng về khí hậu, thủy văn
* Về khí hậu, thời tiết:
Cũng như các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định
có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông khô lạnh và một mùa hạ ẩmướt, mưa nhiều
Nhiệt độ trung bình năm từ 230 - 240C, tổng lượng nhiệt hoạt độngtrung bình năm là 85000C Tháng lạnh nhất là tháng giêng 16,70C Thángnóng nhất là tháng 7 : 29,30C Biên độ nhiệt trung bình trong năm tương đốilớn khoảng 12,70C
Lượng mưa khá cao (từ 1200 - 2000 mm) và phân bố đều trên lãnh thổ.Mưa tập trung vào mùa hạ (nhất là các tháng 7, 8, 9), sáu tháng mùa mưachiếm 85% tổng lượng mưa trong năm Độ ẩm tương đối trung bình năm là84%, cực đại có thể lên tới trên 90%
Nhìn chung , khí hậu Nam Định có các chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng
và ít có sự phân hoá theo lãnh thổ Đặc điểm khí hậu như vậy thích hợp vớiviệc phát triển trồng trọt, chăn nuôi (trong đó có nuôi trồng thuỷ hải sản) vàcác hoạt động du lịch
Tuy nhiên, Nam Định cũng chịu nhiều yếu tố bất lợi nhất là bão và ápthấp nhiệt đới đổ bộ từ biển Đông vào, khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 đemtheo gió mạnh và mưa lớn Trung bình mỗi năm có khoảng 2 - 3 trận bão gâyảnh hưởng trực tiếp tới vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển cũng như gây ra
Trang 29những thiệt hại cho đời sống và hoạt động sản xuất nói chung của toàn bộvùng ven biển Ngoài ra còn có gió Tây khô nóng, sương mù và sương muối.
* Đặc trưng thuỷ văn:
Thuỷ triều, độ mặn, nhiệt độ là những yếu tố quan trọng đối với nuôitrồng và khai thác thuỷ sản
Về chế độ thuỷ triều, đây là khu vực có chế độ nhật triều Biên độ triềutrung bình 1,5-1,8 m cực đại tới 4,21m, chu kỳ 25 giờ Mỗi tháng có một lầntriều cường, một lần triều kém
Độ mặn và nhiệt độ nước biến đổi mạnh theo mùa trong năm Về mùamưa các chỉ số này và độ trong của nước đều giảm mạnh, không chỉ ở vùngcửa sông mà ở cả vùng triều và các đầm nuôi, ảnh hưởng rất lớn tới sự pháttriển của các quần xã sinh vật
Như vậy, với điều kiện khí hậu thuỷ văn như phân tích ở trên chúng tathấy Nam Định có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản Hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản (trong đó đặc biệt là nuôi tôm sú) có thể diễn ra thuận lợi
từ tháng 4 đến thàng 10 Tuy nhiên để phòng tránh bão lũ xảy ra trong tháng 8nên chọn nuôi tôm sú một vụ, còn vụ 2 nên nuôi các đối tượng có giá trị kinh
tế khác ngoài tôm sú
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Tỉnh có một thành phố và 9 huyện với 11 thị trấn, 15 phường và 200
xã, tổng diện tích là 1669,36 km2 bằng khoảng 0,5% diện tích tự nhiên toànquốc, đứng thứ 50 về diện tích trong 64 tỉnh, thành của cả nước
2.1.2.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục được chuyển dịch theo hướng hợp lý:nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng Trong đó, giá trị sản xuất nôngnghiệp tăng bình quân 4,98 %/năm Cơ cấu nông nghiệp xu hướng giảm tỷtrọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ Sản xuất nông nghiệp đãchủ động đối phó, khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, tiếp
Trang 30tục duy trì truyền thống và thành tích thâm canh lúa, đạt và vượt hầu hết các chỉtiêu kế hoạch.
2.1.2.2 Kết cấu hạ tầng
Hệ thống đường giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước đã đượcnâng cấp và có sự phát triển đáng kể, theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầuphát triển của tỉnh Về xây dựng, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch các xã, thị trấncủa 8 huyện Thẩm định thiết kế - dự toán, thiết kế cơ sở 300 công trình, hạngmục công trình với tổng giá trị 1.275/1.368 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,5% Duyệtquy hoạch tổng mặt bằng 26 hồ sơ với diện tích 59,7 ha
2.1.2.3 Về dân cư và nguồn lao động
Theo các kết quả điều tra, Nam Định là tỉnh có dân số đông và lựclượng lao động khá lớn Dân số Nam Định tính đến năm 2003 là 1.945.661người, bằng khoảng 2,5% dân số toàn quốc và đứng hàng thứ 8 về dân sốtrong 64 tỉnh thành của cả nước
Trong tổng số lao động, tỷ lệ nam thấp hơn so với nữ, nhưng ngược lại,
tỷ lệ lao động nữ không có chuyên môn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động
và so với nam giới Tỉ lệ lao động không có chuyên môn cao: 90%, cao hơnmức bình quân ở đồng bằng sông Hồng là 84% và cao hơn mức bình quân của
cả nước là 88,2% Do đó, trong quy hoạch, đào tạo lao động cần chú ý đào tạolao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trong cơ cấu lao động xã hội Nam Định, lao động nông nghiệp cònchiếm tỷ lệ lớn gần 80% và nếu tính nhóm ngành nông nghiệp thì tỷ lệ nàychiếm trên 80%) Nam Định là một trong những tỉnh có tỷ lệ cư dân thành thịthấp so với khu vực nông thôn
Hiện nay với dân số trên 1,995 triệu người, vốn cần cù, thông minh,giàu tài năng, nhưng GDP bình quân trên đầu người vẫn thấp so với các tỉnhtrong khu vực và trong cả nước
Trang 312.1.2.4 Văn hoá, xã hội
Về giáo dục: Nam Định từ lâu vốn được coi là quê hương có truyền
thống hiếu học và học giỏi 14 năm liền liên tục ngành giáo dục- đào tạo tỉnhNam Định được bộ GD – ĐT công nhận là một trong những đơn vị xuất sắcdẫn đầu toàn quốc
Toàn tỉnh hiện có 257 trường mầm non, 291 trường tiểu học và mộttrường dành cho trẻ khuyết tật; 245 trường THCS; 53 trường THPT; 229 trungtâm học tập cộng đồng được thành lập ở 229 xã, phường, thị trấn; 18 trườngchuyên nghiệp, trong đó có 3 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 6 trườngtrung học chuyên nghiệp; 2 trường trung cấp nghề và 1 trường đào tạo nghề.Ngoài ra, còn có hệ thống trung tâm tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho địaphương Nhờ đó mà đội ngũ lao động đã qua đào tạo có nghiệp vụ và tay nghềkhá, tuy nhiên nguồn lực này lại chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, cònkhu vực nông thôn là rất hiếm
Về y tế: Trong những năm gần đây, ngành y tế của Nam Định được quan
tâm và đầu tư khá lớn Các bệnh biện đa khoa, các trường đào tạo, các trạmchuyên khoa có nhà cửa khang trang, hầu hết các bệnh viện huyện và phòngkhám đa khoa khu vực đều được sửa chữa, nâng cấp, từng bước hiện đại hoátrang thiết bị, cơ sở hạ tầng Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn chocán bộ y tế cơ sở được quan tâm đúng mức Ngành y tế Nam Định thực hiện tốtcông tác khám chữa bệnh, tiêm chủng, phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻcho nhân dân Và đến nay, toàn tỉnh Nam Định có 191 trạm y tế xã, phường đạtchuẩn quốc gia Toàn tỉnh có 251 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện, 3.725giường bệnh, với 4826 cán bộ y tế và 1685 bác sỹ Với sự phát triển của ngành y
tế, sức khoẻ của người dân Nam Định ngày càng được cải thiện, điều này tácđộng quan trọng tới chất lượng nguồn lao động của tỉnh
Về đời sống nhân dân: Sau hơn 23 năm đổi mới, đời sống của cán bộ,
nhân dân tỉnh Nam Định đã được cải thiện rõ rệt: 100% số xã có đường giaothông liên xã; 100% số xã với 97,5% hộ có điện sinh hoạt; 95% số hộ có
Trang 32phương tiện nghe nhìn; 85% số hộ có xe máy; 75% số hộ có nhà kiên cố Tỷ
lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tỷ lệ hộ giàu ngày càng tăng Tính đến năm
2009, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 7%
2.2 Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở Nam Định trong giai đoạn 2005- 2010
2.2.1 Thực trạng phát triển một số ngành sản xuất thủy sản chính
Ngành thủy sản Nam Định trong những năm qua đã đạt được nhiều kếtquả trên cả 3 lĩnh vực chính: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ nghề
cá Chương trình phát triển thủy sản được triển khai với nhiều giải pháp tíchcực và đạt được một số kết quả quan trọng Sản lượng thủy sản liên tục tăngqua các năm với tốc độ tăng cao và tương đối ổn định (9,1%), năm 2005 sảnlượng thủy sản đạt 60.100 tấn, trong đó khai thác đạt 30.000 tấn chiếm 49,91%,khai thác đạt 30.100 tấn chiếm 50,09% thì đến năm 2009 sản lượng thủy sản đãđạt 89.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38.000 tấn, chiếm 42,7%; nuôitrồng thủy sản đạt 51.000 tấn, chiếm 57,3%; Đây là kết quả của chương trìnhphát triển thủy sản gắn với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh
Bảng 2.1: Sản lượng các ngành sản xuất thủy sản chính
Đơn vị tính: Tấn
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước
tính)
Tăng bình quân (%)
Tổng sản lượng
thủy sản 60.100 65.254 71.555 76.195 80.763 89.000 9,1Nuôi trồng thủy
Trang 33canh và bán thâm canh cho kết quả cao Diện tích nuôi trồng không ngừngđược mở rộng, năm 2005 là 6400 ha thì đến năm 2009 đã là 15.542 ha và dựkiến đến hết năm 2010 là 15.900 ha.
Công tác chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá được lãnh đạotỉnh và Sở NN và PTNT quan tâm chỉ đạo nên sản lượng tăng khá Giá trị chếbiến và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng tăng lên đáng kể, năm 2005 giá trị dịch
vụ mới đạt 20.100 triệu đồng, 2006 tăng lên 23.320 triệu đồng và năm 2009 là24.484 triệu đồng, dự kiến năm 2010 sẽ là 26.000 triệu đồng
Công tác quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản đã dần đi vào nềnếp Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp chặt chẽ với phòng NN vàPTNT các huyện, Thanh tra Sở bám sát địa bàn chủ động kiểm soát nguồngiống nhập về tỉnh Công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các trại giốngcác cơ sở kinh doanh thức ăn, hoá chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học đượctăng cường Công tác kiểm tra, phòng trừ dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ
Cùng với sản lượng thủy sản tăng đáng kể qua các năm, giá trị sản xuất ngànhthủy sản tỉnh Nam Định cũng không ngừng tăng lên với tốc độ tương đối cao
Bảng 2.2: Giá trị các ngành sản xuất thủy sản chính (theo giá cố định 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước
tính)
Tăng bình quân (%)
Tổng giá trị thủy
sản 560.000 578.549 655.809 717.445 780.153 904.600 8,72Giá trị nuôi trồng
Trang 34Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế thủy sản hàng năm - Sở nông nghiệp Nam Định.
Bảng 2.2 cho thấy, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản NamĐịnh giai đoạn 2005 – 2010 là 8,72%, trong đó, giá trị sản xuất ngành nuôitrồng có tốc độ tăng cao nhất (15%); giá trị sản xuất ngành khai thác tăng 9%
và ngành dịch vụ là 2,2%
Tuy sản lượng và giá trị toàn ngành đều tăng nhưng tốc độ tăng giá trị
và sản lượng khai thác thủy sản tăng chậm hơn so với nuôi trồng thủy sản.Điều này phù hợp với chiến lược của tỉnh và ngành thủy sản là giảm tỷ trọngkhai thác nguồn lợi và tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản và dịch vụ Mặc dùvậy, tỷ trọng ngành dịch vụ thủy sản tăng không đáng kể (2,2%) do kỹ thuậtchế biến còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành
Cụ thể, tình hình phát triển của một số ngành thủy sản chính ở NamĐịnh giai đoạn 2005 – 2010 như sau:
2.2.1.1 Về khai thác thủy sản
Hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Nam Định trong những năm qua
đã đạt được mức tăng trưởng khá, cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt đã có sựchuyển dịch sang khai thác giá trị cao và bền vững Cơ cấu công nghệ khaithác cũng được điều chỉnh theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả gắn vớibảo về và tái tạo nguồn lợi hải sản
Từ năm 1997 thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, nghề cáNam Định đã được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng ưu đãi 85,3 tỷ đồng,đóng mới đưa vào hoạt động 56 chiếc tàu ĐBHSXB và 2 tàu dịch vụ hậu cần.Các tàu ĐBHSXB đã góp phần rất lớn vào tăng sản lượng khai thác thuỷ sảncủa Tỉnh Tính đến năm 2003 đã đánh bắt được 64.663 tấn, trị giá 131.635triệu đồng; riêng năm 2003 đánh bắt được 14.450 tấn thuỷ sản, chiếm 45%sản lượng khai thác thuỷ sản toàn Tỉnh Năm 2005, đóng mới hàng chục tàuthuyền công suất từ 90 đến trên 120 CV bám biển để sản xuất Đến31/12/2006, toàn tỉnh có 1814 tàu thuyền đánh cá lắp máy với tổng công suất
Trang 35là 52.311 CV Trong đó nghề lưới kéo có 726 chiếc (chiếm 44 %), nghề lưới
rê có 561 chiếc (chiếm 34 %), còn lại là nghề câu và các nghề khác
Tính đến 31/12/2009, toàn tỉnh có 2600 tàu, thuyền đánh cá với tổngcông suất là 85.000 CV (Huyện Giao Thuỷ 991 chiếc, huyện Hải Hậu 906chiếc, huyện Nghĩa Hưng 610 chiếc, huyện Trực Ninh 44 chiếc) Trong đó tàukhai thác hải sản là 2393 tàu (tăng 421 chiếc so với năm 2007), còn lại là tàukhai thác cửa sông
Bảng 2.3: Tổng số tàu thuyền và công suất
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
Tăng bình quân (%)
Tổng số lượng tàu
thuyền Chiếc 1615 1814 1698 2456 2.600 13,4Công suất CV 49.320 52.311 53.237 78.565 85.000 15,87
Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế thủy sản hàng năm - Sở nông nghiệp Nam Định
Số lượng tàu có công suất lớn tuy chưa nhiều, số lượng tàu thuyền nhỏ,khai thác ven bờ vẫn chiếm tỉ lệ lớn (79,93%), các nghề lưới kéo, lưới rê gần
bờ vẫn là chính Loại có công suất nhỏ hơn 20 CV là 2.039 chiếc chiếm 79,93
%, loại từ 20 CV - < 50 CV là 138 chiếc chiếm 5,41 %, loại từ 50 CV - < 90
CV là 211 chiếc chiếm 8,27 %, loại từ 90 CV trở lên là 163 chiếc chiếm 6,39
% Tuy nhiên, đội tàu cá đã được trang bị công nghệ hiện đại như: máy dò cá,máy định vị vệ tinh và thông tin liên lạc tầm xa,… hoạt động ở các ngưtrường xa bờ với hiệu quả khai thác cao
Ngư trường hoạt động của các tàu cá trong tỉnh chủ yếu là ngư trườngVịnh Bắc Bộ, từ vĩ tuyến 17 trở lên Các tàu công suất từ 20 - 50 CV đánh bắt
ở độ sâu 25 m, cách bờ 20 - 30 hải lý đi về trong ngày Các tàu công suất từ50- 90 CV đánh bắt ở độ sâu từ 25 m – 35 m, cách bờ khoảng 30 - 40 hải lý,khai thác theo chuyến biển, mỗi chuyến 2 – 7 ngày Các tàu công suất trên 90
Trang 36CV khai thác tại tuyến khơi, độ sâu > 35 m, thường ở các ngư trường BạchLong Vĩ, ngư trường Hòn Mê – Hòn Mắt, vùng biển miền Trung (Nghệ An,Quảng Bình), một số tàu đã di chuyển ngư trường vào khai thác ở biển miềnNam như Nha Trang, Vũng Tàu
Khối tàu nhỏ công suất dưới 20CV hoạt động chủ yếu ở tuyến bờ, khaithác chủ yếu là cá nổi ven bờ như cá én, cá lâm, cá trích, cá nhụ, cá đù, cámối, cá khoai và một số loài giáp xác như: moi, ghẹ, cua biển, tôm, sam vàkhai thác sứa biển
Cơ cấu nghề nghiệp cũng có sự thay đổi, nhiều đơn vị, tàu thuyền đãchuyển đổi sang nghề rê hỗn hợp, chụp mực kết hợp ánh sáng mang lại hiệuquả kinh tế cao, nhất là các tàu rê, chụp mực của huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng.Một số đơn vị tổ chức sản xuất đạt kết quả khá, điển hình là tổ hợp tác nghềlưới rê, lưới rê kết hợp chụp mực của xã Hải Triều, Hải Chính (Hải Hậu), trừchi phí, mỗi chuyến biển có lãi từ 10- 15 triệu đồng, đặc biệt có tàu thu lãi từ30- 40 triệu/tháng, thu nhập bình quân đạt 2- 4 triệu đồng/người/ tháng
Đến nay toàn tỉnh có 41 tổ đội khai thác với 1057 tàu (chiếm 41% tổng
số tàu cá) và 2251 lao động trong đó huyện Giao Thuỷ có 28 tổ đội, huyệnHải Hậu có 10 tổ đội, huyện Nghĩa Hưng có 3 tổ đội Mô hình này đã pháthuy được tính ưu việt của hình thức quản lý cộng đồng trong nghề cá, cần tiếptục phát triển mở rộng trong cộng đồng ngư dân ven biển
Sản lượng đánh bắt thuỷ sản tăng nhanh: năm 2001 đạt 25.500 tấn, tăng8,5% so với năm 2000, năm 2002 mặc dù thời tiết không thuận lợi, nguồn lợi,ngư trường biến động, nhưng vẫn đạt 29.040 tấn, tăng 14% so với năm 2001;năm 2003 đạt sản lượng 32.300 tấn, tăng 11 % so với năm 2002 Sản lượngkhai thác năm 2005 đạt 30.000 tấn đạt 100 % kế hoạch Sản lượng khai tháchải sản năm 2006 đạt 31.683 tấn, bằng 100,7% kế hoạch Sản lượng khai tháchải sản năm 2007 là 34.008 tấn, đạt 100,9% kế hoạch
Trang 37Tuy có nhiều khó khăn về thời tiết, ngư trường, giá cả vật tư xăng dầutăng cao, nhưng nhờ có chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân theo Quyết định289/QĐ-TTg của Chính phủ nên sản lượng khai thác hải sản năm 2008 vẫnđạt và vượt kế hoạch Sản lượng khai thác: 36.513 tấn, bằng 107,2% KH, tăng6,8% so với năm 2007.
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản
Đơn vị: Tấn
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước
tính)
Tăng bình quân (%)
Kỹ thuật khai thác từng bước được nâng cao, việc cải tiến, thiết kế lưới rêhỗn hợp 3 tầng đã góp phần nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản được ngưdân các tỉnh bạn đến học tập Một số tàu thuyền đã có sáng kiến tổ chức sản xuấtkiêm nghề, tăng thời gian bám biển, giảm thời gian đi về góp phần nâng cao sảnlượng cũng như hiệu quả khai thác của chuyến biển Việc phát triển các hội nghề
và tổ chức tàu thuyền ngư dân đi khai thác theo đoàn đội, giữ vững thông tin liênlạc giữa các tàu với nhau và giữa tàu với đất liền là mô hình quản lý mới nhằmnâng hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai, bão, lốc xảy ra
2.2.1.2 Về nuôi trồng thủy sản
Phong trào nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh những năm qua phát triển rấtsôi động, mạnh mẽ và đều khắp Vì vậy, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đạtđược những thành tựu quan trọng và tăng trưởng nhanh cả về diện tích, năng
Trang 38suất và sản lượng Kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật của người nuôi đã tăng lênứng dụng nhiều giống mới và phương thức nuôi mới có hiệu quả.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục được mở rộng, năm 2003 là 6.400
ha (trong đó diện tích nuôi tôm là 4.500 ha) tăng 400 ha so với năm 2002, chủyếu do tận dụng đất đai, mặt nước và chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, cói,làm muối năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản (trong đó: lúa 130 ha, cói 130
ha, muối 140 ha) Đến năm 2005 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 6.400 ha Vụnuôi xuân hè 2006, toàn tỉnh nuôi thả 14.224 ha, trong đó: Nuôi mặn lợ : 6.102ha; Nuôi nước ngọt : 8122 ha Đến năm 2008, diện tích nuôi trồng đã là 15.315
ha bao gồm: nuôi mặn, lợ là: 6180 ha, trong đó: Tôm: 4.385 ha; Tôm Sú: 4.119ha; Chân Trắng: 266 ha; Ngao:1.050 ha; Các đối tượng khác:1.265 ha Diện tíchnuôi nước ngọt là: 9135 ha, trong đó: Rô phi đơn tính:100 ha; Tôm càng xanh:
80 ha; Lóc Bông: 50 ha; Cá các loại khác: 8270 ha Diện tích nuôi trồng thủy sảnnăm 2009 là: 15.542ha, tăng 0,19% so với năm 2008 Tính đến tháng 3/2010,diện tích nuôi trồng thủy sản: Đã cải tạo được 90% diện tích ao đầm để chuẩn bịthả giống cho vụ nuôi xuân hè Tiến độ xuống giống : Toàn tỉnh đã xuống được
30 triệu tôm sú giống trên 142 ha và 2 triệu tôm chân trắng trên 5 ha
Mặc dù diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ tăng qua các năm song tốc độtăng chậm hơn so với diện tích nước ngọt Điều này cho thấy nhân dân trongtỉnh đã tận dụng tốt các ao, hồ nước ngọt do vốn đầu tư ít hơn mà hiệu quảcao hơn so với đầu tư nuôi trồng nước mặn, lợ Hình thức nuôi trồng mặn, lợvốn đầu tư lớn mà hiệu quả lại không ổn định
Bảng 2.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản
Đơn vị: ha
2010 (ước tính)
Tăng bình quân (%)
Tổng số 6400 14224 15.21
3
15.315
15.442
15.900
7,18Nước ngọt 4135 8122 8289 9135 9390 9400 27,88Nước mặn, lợ 2265 6102 6284 6180 6152 6500 18